Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử việt nam trong chương trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.63 KB, 32 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường trung học phổ thông(THPT), các môn khoa học tự
nhiên như: Tốn, Lý, Hóa…, các mơn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, Giáo
dục cơng dân…có vai trị to to lớn trong việc hình thành tri thức và nhân cách
cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong q trình giảng dạy và học tập mơn lịch sử, sách giáo khoa – tài
liệu chính của thầy cơ và học sinh chỉ toàn là những kênh chữ, một vài bài có
cung cấp thêm hình ảnh minh họa. Lịch sử là những sự kiện, nhất là những sự
kiện về các cuộc kháng chiến, các cuộc khởi nghĩa có nhiều mốc thời gian ngày,
tháng, năm hoặc những số liệu về các lĩnh vực khó ghi nhớ, khơ khan. Trong các
tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa, truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý sử dụng
những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động.
Chương trình mơn lịch sử ở cấp THPT, kiến thức nặng về chiến tranh
cách mạng. Tuy nhiên ở phần lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10, đã
đề cập đến kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại… từ thời
Văn Lang - Âu Lạc đến nửa đầu thế kỉ XIX. Để truyền tải cho học sinh những
kiến thức lịch sử ở các lĩnh vực khác nhau, để những tri thức lịch sử khơng cịn
khơ khan địi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp dạy học
nhằm giúp học sinh chủ động, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực để việc
học trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Giáo viên(GV) có thể tích hợp mơn lịch sử
với các mơn học khác. Trong chương trình lịch sử lớp 10, một số bài có thể tích
hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên như bài 4:“ Các quốc gia cổ đại
phương Tây – Hi Lạp và Rơma”, vận dụng kiến thức mơn Hình học, Vật lí giúp
học sinh hiểu cụ thể hơn những đóng to lớn của các nhà khoa học Ta-lét, Pi- tago, Ác-si-mét… đối với toàn nhân loại. Giáo viên lịch sử phải sử dụng kiến thức
liên mơn trong nhóm khoa học xã hội như: môn Địa, Giáo dục công dân nhất là
Văn học trong giờ dạy lịch sử. Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng
khít. Khi thầy cơ đọc thơ, học sinh(HS) thích thú lắng nghe, những sự kiện lịch
sử sẽ sâu, lâu hơn trong kí ức, giờ học trở nên hiệu quả . Các áng thơ văn có tác
dụng minh họa, cụ thể hóa, khát quát hóa một giai đoạn lịch sử sẽ giúp HS hiểu


sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,
tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn,
hứng thú học tập của HS và sẽ làm bớt đi sự khơ khan của giờ học.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, tơi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Sử dụng tài liệu văn
1


học dân gian giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương
trình lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Lợi ”. Với việc nghiên cứu đề
tài này, tơi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên lịch sử có một giờ dạy học
hiệu quả, học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, chủ động, ngày càng u thích
mơn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu thực trạng vận dụng tài liệu văn học dân gian(VHDG) trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông.
2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng văn học dân gian, nhất là ca dao trong giảng
dạy lịch sử Việt Nam – chương trình lịch sử lớp 10 THPT, nhằm góp phần đổi
mới phương pháp dạy và học; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc dạy
học nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong các trường THPT nói chung,
trường THPT Lê Lợi nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “ Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh
hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường THPT Lê
Lợi ”, tôi sử dụng tài liệu VHDG trong một số bài giảng nhất định ở chương
trình lịch sử Việt Nam lớp 10. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài
này là lớp 10a1 và 10a2 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân
– Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp, nguyên tắc trong dạy học bộ môn

lịch sử.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10…
+ Sưu tầm các tài liệu văn học dân gian có liên quan.
+ Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, chọn lọc và sử dụng tài liệu văn học dân gian
trong học tập.
+ Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,
xử lý số liệu… Kiểm tra kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách
quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí
cách vận dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập chương trình
lịch sử Việt Nam lớp 10 khoa học và hiệu quả.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và học tập lịch sử Việt
Nam trong chương trình lịch sử 10 rất cần thiết .
2


Chỉ thị số 14/2000/CT-TT về đổi mới giáo dục nhấn mạnh mục tiêu của
chương trình đổi mới giáo dục là đổi mới cách dạy và học theo cách tích cực hóa
hoạt động, sử dụng những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và dạy
học liên mơn.
Để đổi mới phương pháp dạy học và tích cực sử dụng một số nguyên tắc
dạy học trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông như dạy học liên môn, dạy học
nêu vấn đề…, để nâng cao hiệu quả giờ học, người giáo viên lịch sử ở trường
phổ thông cần phải đáp ứng được những u cầu sau: có tư tưởng, tình cảm
đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lịng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế
giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần đào tạo thế hệ
trẻ theo mục tiêu của Đảng trong thời kì hội nhập. Giáo viên lịch sử khơng
ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ mơn, có phương pháp dạy tốt, khơng

ngừng hồn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ…
Giảng lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân
tộc, quá khứ của địa phương… Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với
hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử, giáo viên phải hướng HS
cách tư duy và tình cảm với những sự kiện, nhân vật lịch sử... rất gần gũi đó là
những con người thật những con người cụ thể chứ không phải là những con
người hư cấu, xa rời thực tế .
VHDG là một phần của sáng tác dân gian, phát triển trong đời sống của
nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể [1]. Nó khơng có thời gian cụ
thể nhưng là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, tác phẩm dân gian phản ánh và
biểu hiện đời sống nhân dân, thế giới tinh thần và tình cảm của nhân dân. Đó là
cuộc sống lao động, những sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh
của quần chúng nhân dân chống áp bức và cuộc chiến đấu của toàn dân chống
ngoại xâm. Hiện thực lịch sử đã được phản ánh trong tác phẩm VHDG như là bộ
bách khoa tồn thư về đời sống nhân dân. Vì lẽ đó, nó là “những hịn ngọc q”
[2]
, là vũ khí tinh thần mạnh mẽ của nhân dân. Việc sử dụng những câu ca dao,
truyền thuyết, truyện cổ tích,… trong một bài giảng sẽ làm tăng sự “cảm thụ lịch
sử” cho học sinh thêm phần tinh tế và sâu sắc hơn. Vì vậy sử dụng tài liệu
VHDG là một trong những phương pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng bài
giảng lịch sử Việt Nam chương trình lớp 10 trong cả q trình giảng dạy cả
chính khóa và ngoại khóa được tốt hơn.
2.2.Thực trạng dạy và học ở trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh
Hóa:
2.2.1. Thuận lợi:
3


Cùng với xã hội hóa giáo dục, sự quan tâm đầu tư giáo dục của nhà
nước ,trường THPT Lê Lợi có các trang thiết bị học tập hiện đại: máy chiếu,

phịng học bộ mơn… Ngày nay cơng nghệ thơng tin phát triển mạnh mẽ, người
giáo viên có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin – các tư liệu lịch sử phong
phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy học, giúp giờ học lịch
sử hiệu quả hơn. Giáo viên lịch sử trường THPT Lê Lợi có những thay đổi
phương pháp giảng dạy học và sử dụng một số nguyên tắc dạy học nêu vấn đề,
dạy học liên mơn để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong quá trình
giảng dạy, giáo viên tích cực sử dụng và khai thác triệt để đồ dùng và phương
tiện dạy như: tranh ảnh lịch sử, lược đồ, hiện vật…
Học sinh trường THPT Lê Lợi có ý thức học tập, một bộ phận HS theo
khối D, các em tích cực chuẩn bị bài ở nhà và lĩnh hội kiến thức mới.
2.2.2. Khó khăn:
Trường trung học phổ thơng Lê Lợi, học sinh chủ yếu theo ban khoa học
tự nhiên, nên trong nhận thức chung cịn xem nhẹ mơn lịch sử, xem mơn lịch sử
là mơn phụ, vì vậy đa số học sinh chưa thực sự ý thức học tập môn học này.
Môn học lịch sử là môn học gắn liền với các kiện lịch sử, nhiều số liệu khó nhớ,
khơ khan, làm mất hứng thú cho người học.
Do điều kiện vật chất cịn khó khăn, nên việc sử dụng các phương tiện
dạy hiện đại không thuận lợi, các tài liệu tham khảo, các đồ dùng trực quan, sơ
đồ, lược đồ không được đáp ứng đầy đủ. Nhiều khi giáo viên ngại sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại, vẫn thực hiện lối dạy chay.
Khi sử dụng các nguồn tài liệu VHDG trong dạy học một giờ lịch sử cịn
gặp nhiều khó khăn như sự khác nhau giữa các nguồn tài liệu trong cùng một
vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử…
2.3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong
chương trình lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi bằng tài liệu văn học dân gian:
2.3.1. Các tài liệu văn học thường dùng trong dạy học chương trình lịch sử
trung học phổ thông:
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay có vai trị to lớn đối với việc dạy
học lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới ở trường phổ thơng [3] . Văn học và
sử học có mối liên hệ khăng khít, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng

cụ thể đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của con người. Các tác
phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, tạo
hứng thú học tập của học sinh như các loại văn học chủ yếu sau:
+ Văn học dân gian ra đời rất sớm và rất phong phú, bao gồm các thể loại
như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, vè… Đây là những
4


tài liệu có giá trị, phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân
tộc. Nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường, chúng ta có thể tìm được những
yếu tố hiện thực của lịch sử trong VHDG. VHDG phản ánh về đời sống xã hội,
về cuộc đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kì dựng và giữ
nước của dân tộc ta.
+ Tác phẩm văn học:
- Nhiều tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử như: “Hịch tướng sĩ” của
Trần Hưng Đạo, “Cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi…
- Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng: phản ánh sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán…
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng tài liệu văn học
dân gian trong giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10.
Văn học dân gian là một bộ phận của văn học. Nó khơng chỉ là một sản
phẩm nghệ thuật dân gian mà nó thể hiện tâm tư, tình cảm... của nhân dân về
những hiện tượng lịch sử, xã hội nhất định. Văn học dân gian phản ánh trực tiếp
hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cung bậc khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên
khai thác các loại hình văn học dân gian, nhất là ca dao, truyền thuyết, vè...như
một nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho các bài giảng lịch dân tộc từ thời kì dựng
nước đến nửa đầu thế kỉ XIX.
2.3.2 Một số biện pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian trong giảng dạy và
học tập lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10

Trong một giờ học nội khóa mơn lịch sử việc sử dụng tài liệu văn học dân
gian phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị
văn học. Tài liệu đó phải sinh động về những sự kiện, những nhân vật lịch sử
của thời đại đang học, phải miêu tả bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ nội
dung, yêu cầu của từng bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Tài liệu đó khơng làm lỗng nội dung bài lịch sử, phân tán sự chú ý của học sinh
vào những vấn đề đang học. [4] Vì vậy giáo viên lịch sử có biện pháp hướng dẫn
học sinh tiếp nhận, sử dụng tài liệu văn học dân gian phải đảm bảo đúng nội
dung sách giáo khoa, phát huy tính cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học
tập. Sau đây, xin được đi sâu vào từng biện pháp cụ thể :
Thứ nhất: đưa một đoạn ca dao, kể một câu chuyện nhằm minh họa
những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học
thêm sinh động.
Dạy học lịch sử là tạo biểu tượng, tái hiện lại lịch sử để làm cho những sự
kiện khô khan trở thành những hình ảnh sinh động, thu hút trí tưởng tượng tư
5


duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi nhớ. Sử dụng những câu ca dao,
truyền thuyết phù hợp nội dung kiến thức lịch sử thực sự là những bức tranh về
ngôn ngữ hết sức sinh động mà không có ngơn từ hay đồ dùng dạy học nào thay
thế được, sự mềm mại uyển chuyển của văn học sẽ dễ dàng lôi cuốn và đi vào
cảm xúc của học sinh hơn những sự kiện lịch sử khô khan.
Trong quá trình giảng dạy lịch sử, giáo viên thực hiện biện pháp này sẽ
có hiệu quả và ý nghĩa to lớn trong việc làm cho nội dung bài học phong phú,
giờ học sinh động, khắc sâu kiến thức cơ bản và trọng tâm.
Ví dụ khi dạy bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Khi giảng về xuất hiện nhiều làng nghề thủ công trong cả nước, thầy cô
giáo minh họa các câu ca dao:

- Về làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
- Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc q anh thì về.
Vạn phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.
Hay:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái q anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.
Làng Mái là tên Nơm chỉ làng Đơng Hồ(Bắc Ninh) – nơi có nghề in tranh nổi
tiếng.
Thứ hai: Dùng tài liệu văn học dân gian để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra
một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự
kiện lịch sử.
Ví dụ khi dạy học bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, ở
phần 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. GV sử dụng truyện truyền thuyết về
Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh ra đời gần như đồng thời, phản ánh cuộc đấu
6


tranh của nhân dân ta trong buổi bình minh của lịch sử; vừa dựng nước vừa giữ
nước.

Thứ ba: Sử dụng tài liệu văn học dân gian để nêu quy luật, rút ra bài
học lịch sử
Trên cơ sở tạo biểu tượng lịch sử để hình thành khái niệm và cần tiến
hành nắm quy luật và rút ra bài học lịch sử. Bởi vì “nghiên cứu khoa học cũng
như học tập lịch sử phải đạt đến trình độ nắm quy luật và ý nghĩa thực tiễn của
việc học lịch sử là biết vận dụng những bài học của quá khứ trong cuộc sống
hiện tại. Công việc này cũng là một bộ phận quan trọng của việc phát triển tư
duy và năng lực thực hành của học sinh” [5].
Lịch sử Việt Nam có rất nhiều bài học sâu sắc, quý báu đã được tổng kết
và đúc rút ra, có sẵn hoặc khơng có trong sách giáo khoa Lịch sử. Tuy nhiên,
nhiệm vụ của người giáo viên không phải là thông báo cho học sinh những quy
luật, bài học lịch sử, mà “phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử,
những quy luật lịch sử qua các thời đại chứ không thể nói ba hoa về chính trị ở
đây” [6]. Điều quan trọng hơn GV hướng dẫn học sinh rút ra quy luật, bài học
lịch sử là một yêu cầu không thể thiếu. Song, khơng phải tài liệu VHDG nào
cũng có thể sử dụng để rút ra bài học lịch sử được. Điều này đòi hỏi giáo viên
việc lựa chọn tài liệu.
Ví dụ khi dạy học bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
thời phong kiến, ở phần 1: Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam,
để HS dễ dàng rút ra được bài học về sự đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu
tranh gian khổ, quyết liệt để dựng nước và giữ nước, GV dẫn truyện Con Rồng
cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, hay những câu ca dao như :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” [7].
Qua đây, GV giúp cho HS rút ra bài học đắt giá của cha ông để lại : muốn tồn tại
các thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam phải đoàn kết lại với nhau,

đùm bọc lẫn nhau, phải thực sự thương yêu nhau. Tình cảm yêu thương được
vun đắp từ những người con đối với cha mẹ, anh em ruột thịt đến láng giềng,
xóm làng và mở rộng lớn hơn, bao quát hơn – lịng u nước. Từ đó, HS hiểu
được bài học về cách đối xử các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội
[8]
.
7


Thứ tư: Sử dụng tài liệu văn học dân gian kết hợp với nêu câu hỏi và
bài tập nhận thức
Một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét
kiến thức, phát huy trí thơng minh, năng lực độc lập nhận thức của học sinh là
dạy học nêu vấn đề, tức là đặt ra ngay từ đầu nhiệm vụ để học sinh hình dung
trước những sự kiện và hiện tượng lịch sử cơ bản, then chốt của tiết học. Nhiệm
vụ nhận thức được GV nêu lên bằng một câu hỏi có tính chất bài học nhận thức
trước khi vào dạy bài mới để kích thích tư duy của HS, giúp các em suy nghĩ,
tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi. Cuối tiết học, HS trả lời được câu hỏi đó
là bài học đạt hiệu quả. Việc kết hợp sử dụng tài liệu VHDG với nêu câu hỏi, bài
tập nhận thức là một biện pháp cần thiết, góp phần làm cho bài giảng có tính
hiệu quả cao.
Ví dụ 1, khi dạy học bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam,
ở phần 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Khi cung cấp cho HS nội dung : công
cụ sản xuất bằng đồng thau đã trở nên phổ biến và bước đầu làm ra được cơng
cụ bằng sắt, GV tóm tắt ngắn gọn nội dung truyền thuyết Thánh Gióng và sử
dụng chi tiết Thánh Gióng yêu cầu với : “Sứ giả hãy mau về tâu với nhà vua đúc
cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt. Ta
sẽ đánh tan quân giặc”. GV đặt câu hỏi : Tại sao Thánh Gióng khơng u cầu sứ
giả đúc cho các loại vũ khí bằng cơng cụ khác mà phải bằng sắt? Sau khi HS trả
lời, GV bổ sung : vào thời Hùng Vương tương ứng với giai đoạn văn hóa Đơng

Sơn nhân dân đã sử dụng được công cụ bằng sắt tuy mới ở “bước đầu”. Từ đó,
giúp HS nhận thức được rằng nhờ sử dụng cơng cụ mới nên người Việt cổ có
được một nền kinh tế phát triển mạnh để từ đây tạo nên những chuyển biến to
lớn về mặt xã hội, văn hóa. [9]
Ví dụ 2, khi dạy bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong
trào đấu tranh của nhân dân, ở mục 1, GV có thể đọc cho HS nghe câu ca dao :
“Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” [10].
Sau đó, đặt ra cho các em bài tập nhận thức : Câu ca dao trên phản ánh thực tế gì
của xã hội đương thời? HS dễ dàng nêu được : câu ca dao là lời mẹ dặn con nhớ
lấy cái thực tế phủ phàng và tội ác cướp bóc dã man của bọn quan lại phong
kiến, cung cấp một hình ảnh cụ thể : “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Nó
được chia làm hai vế đối nhau, các từ ngữ cũng đối nhau : “quan” đối với “giặc”
; “cướp ngày” đối với ‘cướp đêm”. Nghệ thuật đối đã đặt bọn quan lại phong
kiến ngang hàng với bọn giặc cướp. Tất cả đã nói lên bộ mặt xấu xa và tệ tham
quan ô lại của bọn được xem là “công bộc” cho dân [11] .
8


Ngồi ra, có thể ra bài tập về nhà bằng việc cho HS sưu tầm những tài liệu
VHDG về một giai đoạn hay một chủ đề lịch sử như truyền thống yêu nước của
dân tộc, các vị anh hùng dân tộc, đời sống của nhân dân trong xã hội phong
kiến, các làng nghề thủ cơng… Đặc biệt, khuyến khích các em sưu tầm những
vấn đề có tính chất địa phương giúp cho HS có những hiểu biết về q hương
mình nhằm bồi dưỡng lòng yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc. Làm được
điều này, chẳng những HS tự mình bổ sung thêm những hiểu biết về VHDG, về
lịch sử dân tộc mà còn giúp cho các em làm quen bước đầu với công tác nghiên
cứu khoa học.
Thứ năm: Sử dụng tài liệu văn học dân gian để kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong q trình dạy học có
tầm quan trọng đặc biệt. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về nội dung
cũng như hình thức địi hỏi người GV linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử
dụng tài liệu VHDG để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng là một
biện pháp cần thiết.
Ví dụ, để kiểm tra miệng hay viết, sau khi dạy xong bài 28: Truyền thống
yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, GV có thể cho HS kiểm tra
bằng câu hỏi: “Qua các huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh và Thánh Gióng, em
rút ra được bài học gì cho lịch sử dân tộc ta?”. HS sẽ nhớ lại hai truyện trên và
dễ dàng cho rằng, nhìn từ góc độ lịch sử và văn hóa, hình ảnh của Sơn Tinh (tức
Thánh Tản Viên) chính là hình ảnh phản ánh năng lực trị thủy của cư dân Việt
cổ. Nếu khơng có thực tiễn sinh động phản ánh năng lực trị thủy đó, thì khơng
thể có hình ảnh Sơn Tinh. Bởi vì, để có thể sinh sống dọc theo lưu vực những
con sông lớn dữ dội như sông Hồng và sông Mã, yêu cầu đầu tiên là phải biết trị
thủy. Và hơn hết, “trị thủy – nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của quá trình
chinh phục thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ thành cơng nếu khối đồn kết của cả xã
hội rộng lớn không được thường xuyên chăm lo vun đắp” [12]. Vì vậy chỉ có ý
thức xây dựng khối đồn kết mới có thể chinh phục thiên nhiên và tạo dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn truyện Thánh Gióng có giá trị như một khúc
tráng ca về lịch sử chống ngoại xâm. Từ khi lập nước đến nay, khi vận nước lâm
nguy, chiến thắng chỉ thuộc về những ai biết tập hợp, huy động sức mạnh cũng
như trí tuệ của toàn dân. Sự gắn kết của các thành viên trong cộng đồng Việt cổ
đã làm nên những chiến thắng với thiên nhiên, ngoại xâm, khắc sâu lòng yêu
nước của người Việt để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Qua
bài kiểm tra nếu đa số HS hiểu được như vậy, thì việc kết hợp biện pháp trên về
cơ bản đạt được hiệu quả như mong muốn.
9


Thứ sáu: Dùng tài liệu văn học để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại

khoá:
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học lịch
sử ở trường phổ thơng, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ
chức, được tiến hành trong suốt năm học, theo các chuyên đề nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu của chương trình mơn học. Ở trường THPT Lê Lợi, tổ chức
hoạt động ngoại khóa dưới hình thức kể chuyện với nội dung về cuộc khởi nghĩa
Lam Kinh và anh hùng dân tộc Lê Lợi. GV lịch sử hướng dẫn HS sưu tầm
những truyền thuyết, ca dao… ở địa phương phù hợp với nội dung trên.
2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu VHDG trong giảng dạy và học tập
lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10
Để phát huy hiệu quả của việc sử dụng tài liệu VHDG trong dạy học lịch
sử Việt Nam chương trình lớp 10 THPT, chúng ta phải thực hiện các nguyên tắc
sau:
+ Sưu tầm, lựa chọn tài liệu VHDG có phản ánh nội dung lịch sử.
+ Lựa chọn tài liệu VHDG tiêu biểu, phù hợp với các thời kỳ, sự kiện,
nhân vật lịch sử…, từng bài, từng phần tạo biểu tượng lịch sử góp phần làm hấp
dẫn, sinh động giờ học lịch sử. Nếu dẫn chứng sai lệch gây ra nhầm lẫn kiến
thức lịch sử cho học sinh.
+ Khi sử VHDG, nhất là thể loại truyền thuyết, phải gạt bỏ yếu tố thần
thánh, hoang đường… để thấy được lịch sử trong đó. Ví dụ như truyện Thánh
Gióng, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là
thời Hùng Vương thứ 6 (tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát
triển với vũ khí cơng cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt),
đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ
(cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu
tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất
rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng
nước và giữ nước [13].
+ Văn học dân gian phản ánh lịch sử chủ quan của nhân dân, có thể có cái
nhìn sai lệch làm cho học sinh hiểu sai lịch sử, vì vậy cần thận trọng khi sử

dụng.
+ Khi sử dụng tài liệu VHDG phải hài hòa, không nên lạm dụng quá mức.
2.3.4. Áp dụng tài liệu VHDG vào bài dạy trong phần lịch sử Việt Nam
chương trình lớp 10
Nội dung bài học
Những tài liệu văn học dân gian có thể áp dụng
10


sách giáo khoa
Bài 14: Các quốc + Khoảng thế kỉ VII trước công nguyên, người Việt cổ đã xây dựng
gia cổ đại trên đất nhà nước đầu tiên trong lịch sử - nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ III
nước Việt Nam
trước công nguyên quân Tần xâm chiếm nước ta. Nhân dân Văn Lang
đoàn kết với người Tây Âu tiến hành chống ngoại xâm. Lúc bấy giờ
vua Hùng đã già yếu, lại khơng có con trai nên thủ lĩnh người Tây Âu
là Thục Phán đã trở thành người chỉ huy tối cao. Nhà nước Âu Lạc ra
đời trên cơ sở sát nhập Tây Âu với Văn Lang. Thục Phán lên ngôi và
xưng là An Dương Vương. Để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, Thục
Phán cho xây dựng cột đá để đời đời thờ cúng vua Hùng. Tục giỗ tổ
Hùng Vương xuất phát từ đây. Nhân dân có nhiều câu ca:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10
Hay:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Các câu chuyên truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, “Sơn Tinh
Thủy Tinh”… Từ đây hình thành tình cảm biết ơn, tự hào đối với ông

cha.
+ Sau khi lên ngôi, An Dương Vương Thục Phán đã cho xây thành Cổ
Loa(Đông Anh, Hà Nội). Trên một nền đất có kết cấu địa chất khơng
vững, một tịa thành kiên cố, kiến trúc độc đáo gặp rất nhiều khó khăn
phải nổ lực rất lớn mới thành cơng. Trong truyền thuyết đã dựng lên
một bức màn huyền bí khi kể rắng An Dương Vương phải nhờ sự trợ
giúp của thần Kim quy thì mới chiến thắng được âm binh, ma quỷ phá
hoại thành mới được xây xong. Trong ca dao, dân gian đã cho cho rằng
chỉ có bậc thánh tiên mới xây được thành:
Cổ Loa là đất để kinh
Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.
Bài 15: Thời Bắc + Thuyền thuyết “Mị Châu Trọng Thủy”… Giáo viên sẽ giúp học sinh
thuộc và các cuộc nắm được hoàn cảnh, quá trình… nước ta rời vào thời Bắc thuộc.
đấu tranh giành
độc lập(Từ thế kỉ
II TCN đến đầu
11


thế kỉ X)
Bài 16: Thời Bắc
thuộc và các cuộc
đấu tranh giành
độc
lập
dân
tộc(Tiếp theo)

Bài 18: Công
cuộc xây dựng và

phát triển kinh tế
trong các thế kỉ X
– XV.

+ Trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta bền bỉ đấu tranh, kiên
cường, bất khuất để giành độc lập, chủ quyền từ tay các thế lực phong
kiến phương Bắc. Hình ảnh những anh hùng dân tộc đã được ca dao,
thuyền thuyết…nhắc đến rất nhiều với một tấm lòng yêu quý, biết ơn
sâu sắc. Chẳn hạn nói về người phụ nữ can trường, lẫm liệt Triệu Thị
Trinh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Ngơ đơ hộ ở thế kỉ III,
dân gian có thơ rằng:
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
+ Nói về nỗi thống khổ của dân vì nạn cống vải và cuộc khởi nghĩa của
Mai Thúc Loan, ca dao cũng phản ánh:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều.
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon…
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.
Hay câu ca:
Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta bước vào thời kì xây
dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ. Nước Đại Việt ổn định và
phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ X – XIV. Bước sang thế kỉ XV, dưới triều
đại Lê sơ, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao. Chính

trị ổn định, kinh tế văn hóa đều gặt hái được những thành tựu rực rỡ.
Dân gian đã có thơ ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị ấy như sau:
Đời Lê Thái Tổ, Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng, Trâu chẳng buồn ăn
Bò đen húc lẫn bị vàng
Hai con húc chắc đâm qng xuống sơng.
+ Ca ngợi cảnh phồn hoa, đô thị, sự phát triển thịnh đạt của nghề thủ
cơng dẫn đến sự hình thành các phường nghề ở Thăng Long xưa, dân
gian có thơ:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
12


Bài 19: Những
cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm
ở các thế kỉ X XV

Bài 21: Những
biến đổi của nhà
nước phong kiến
trong các các thế
kỉ XVI - XVIII

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
…………………
Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
+ Sông Bạch Đằng là một địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với những
chiến thắng hiển hách của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nam Hán (938), quân Tống (981) và quân Nguyên(1288). Con sông
này chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Ngun
(Hải Phịng) rồi đổ ra biển. Bình thường sơng hẹp, khi triều dân lịng
sơng rất rộng, thường xuất hiện những cơn sóng bạc đầu lớn nên gọi là
Bạch Đằng giang. Xưa kia hai bên bờ sông là rừng rậm ken dày do đó
dân gian cịn gọi là sơng Rừng. Cha ơng ta xưa đã từng dặn dị:
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sơng Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sơng
Đừng đánh chỗ cạn mắc chơng mà chìm.
Học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn, dễ nhớ những trận chiến gắn
liền với các nhân vật từ đó giáo dục tinh thần yêu nước, chống ngoại
xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ.
+ Triều Lê sơ suy sụp, Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc.
Nhưng cũng được mấy chục năm thì bị lực lượng phù Lê đánh bật khỏi
Thăng Long(1592). Một số người trong tôn thất nhà Mạc chạy lên Cao
Bằng, xây dựng thành lũy cát cứ ở đây, sau này bị tiêu diện hoàn tồn.
Kí ức dân gian về thời kì này được thể hiện trong câu ca:
Cái cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo, đưa chồng tiếng khoc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe.
+ Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy

yếu. Cảnh thái bình thịnh trị khơng cịn nữa. Đời sống nhân dân trở nên
13


khó khăn. Điều đó được phản ánh trong câu ca:
Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi
Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng buồn ăn
Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi
Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn
Vua Vĩnh Tộ - Lê Thần Tông, tên húy Lê Duy Kỳ, vị vua thứ 6 của
nhà Lê trung hưng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là một vị vua “
thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, đáng khen là
bậc vua giỏi.”. Ông ở ngôi vua hai lần, lần thứ nhất qua các niên hiệu
Vĩnh Tộ…
Cảnh Trị - Lê Huyền Tông, vị vua thứ 8 thời Lê trung hưng trong
lịch sử nước ta. Ơng lên ngơi tháng 10 năm Nhâm Dần(1662), khi mới
8 tuổi, hiệu là Cảnh Trị. Ở ngôi được 9 năm khi ông mất mới 17 tuổi.
+ Sau nội chiến Nam – Bắc triều, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
bùng nổ, kéo dài từ 1627 đến cuối năm 1672. Không phân thắng bại,
hai bên giảng hịa lấy sơng Gianh(Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất
nước làm hai. Quảng Bình lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh.
Nỗi đau của người dân nơi đây được thể hiện qua câu ca:
Sơng Gianh nước chảy đơi dịng
Đèn chong đơi ngọn biết trông ngọn nào?
+ Để ngăn chặn cuộc tiến công của chúa Trịnh ở mặt Bắc, theo mưu kế
của Đào Duy Từ, chúa Nguyễn Phúc Khoát xây dựng Lũy Trường
Dục(Định Bắc trường thành). Quân chúa Trịnh nhiều lần chủ động tiến
đánh nhưng không thể thắng được quân chúa Nguyễn. Về điều này,
dân gian có câu ca:
Lũy Thầy ai đắp mà cao

Sơng Gianh ai bới ai đào mà sâu.
Hay:
Có tài thì vượt sơng Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua.
Bài 22: Tình hình + Đến cuối thế kỉ XVII, các cuộc giao tranh kết thúc, chia đất nước
kinh tế ở các thế làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nền kinh tế dân tộc có điều kiện
kỉ XVI – XVIII.
ổn định và phát triển trở lại. Trong những thế kỉ XVII, XVIII ngành
kinh tế thủ công nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều làng
nghề thủ công trong cả nước.
- Về làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca:
Trên trời có đám mây xanh
14


Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
- Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc q anh thì về.
Vạn phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.
Hay:
Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này.
Quảng Nam có lụa Phú Bơng
Có khoai Trà Đảo, có sơng Thu Bồn.

Phú Bơng dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.
Về nghề làm giấy, in tranh:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái q anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.
Làng Mái là tên Nôm chỉ làng Đông Hồ(Bắc Ninh) – nơi có nghề in
tranh nổi tiếng.
- Về các làng nghề ở Thăng Long có câu:
Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định công, thợ đồng Ngũ Xã.
- Các làng nghề ở Hải Dương, Hưng Yên có câu:
Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đông Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Cho anh gửi một áo thâm hạt dầu
+ Thanh Hóa có các đặc sản:
Xây Hà Trung mạch phạn
Ngự lĩnh khê thang (Huế)
(Cơm nếp Hà Trung
15


Bài 23: Phong
trào Tây Sơn và
sự nghiệp thống
nhất đất nước,
bảo vệ Tổ quốc
cuối thế kỉ XVIII


Bài 24: Tình hình
văn hóa ở các thế
kỉ XVI - XVIII

Cháo gà núi Ngự)
Ai về nhớ vải Đình Hịa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ Dừa Quảng Hán, Lựu Khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê quán Lào.
+ Cuối thế kỉ XVII, sự suy đồi của chế độ phong kiến ngày càng
nghiêm trọng. Cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn do 3
anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Kí ức về sự
kiện lịch sử này cịn được dân gian ghi lại qua câu ca dao:
An Khê nổi tiếng Hịn Bình,
Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này.
An Khê, Hịn Bình là những địa danh gắn với ngày đầu dựng cờ khởi
nghĩa của 3 anh em Tây Sơn ở vùng Sơn Tây thượng đạo (Gia Lai
ngày này).
+ Về cuộc kháng chiến chống Thanh xuân Kỉ Dậu:
Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ mn đời cịn ghi
Một đời khí phách uy nghi
Đón xn khơng thẹn tu mi Lạc Hồng.
+ Thế kỉ XVI – XVIII, văn hóa dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Nho giáo từng bước suy thối, Phật giáo có điều kiện khơi phục, tiếp
tục ăn sâu, bám rể vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Chùa
– Phật trở thành chỗ dựa tinh thần cho con ngươi, nơi con người gửi
gắm ước nguyện khi cuộc sống gặp nhiều điều éo le, ngang trái:
Dẫu mà khơng lấy được em

Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu
Tu đâu cho em theo cùng
May ra thành Phật, thờ chung một chùa.
Trong dân gian, các quan niệm về chữ hiếu, chữ đức...thẫm đẫm tinh
thần Phật pháp:
Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành kiếp sau.
Đời cha tích đức làm giàu,
Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ.
Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ cơng phu chưa đền.
Tu đâu cho chí tu nhà.
16


Bài 26: Tình hình
xã hội ở nửa đầu
thế kỉ XIX và
phong trào đấu
tranh của nhân
dân.

Bài 28: Truyền
thống yêu nước
của dân tộc Việt
Nam thời phong
kiến

Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Dù xây chín bậc phù đồ,
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người.
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh tiêu diệt hoàn vương triều Tây Sơn, lập ra
triều Nguyễn. Mặc dù có nhiều cố gắng phục hồi nền quân chủ và trật
tự phong kiến nhưng không cứu vãn được sự suy yếu ngày càng trầm
trọng của chế độ phong kiến Việt Nam. Phép nước không ngăn chặn
được sự phát triển của tệ tham quan ô lại, hà hiếp, nhũng nhiễu nhân
dân của các bậc phụ mẫu đã bị nhân dân lên án:
Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tơi.
+ Nhất là vào thời vua Tự Đức, đời sống nhân dân khốn khó nhưng
vua vẫn cho xây lăng Vạn Niên rất tốn kém nên dân gian có câu:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Hay cảnh khổ cực của nhân dân dưới thời Tự Đức:
Từ ngày Tự Đức lên ngơi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn.
+ Nửa đầu thế kỉ XIX, có tới hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại nhà
Nguyễn, tiêu biểu như khởi nghĩa của Phan Bá Vành. Dân gian có câu:
Trên trời có ơng sao Tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành.
+ Mọi người trong một đất nước phải đoàn kết lại với nhau, đùm bọc
lẫn nhau, phải thực sự thương yêu nhau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hay:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Hay:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
17


2.3.5 Vận dụng vào một bài dạy cụ thể(trình bày ở phần phụ lục)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đề tài này, tôi áp dụng ở lớp 10a1, 10a2 năm học 2017 – 2018. Lớp 10a9,
10a10 năm học 2016 – 2017 được chọn làm lớp đối chứng. Tôi đã thống kê số
liệu 4 lớp dạy môn lịch sử qua 2 năm học về học lực, kết quả thu được cụ thể
như sau:
+ Năm học 2016 -2017
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp
Sĩ số
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL
%

10a9 41
2
4,8 19
46,4 19
46,4
1
2,4 0
0
10a10 42
3
7,1 22
52,4 17
40,5
0
0
0
0
+ Năm học 2017 -2018
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL

%
10a1 41
8
19,5 22
53,7 11
26,8
0
0
0
0
10a2 42
10
23,8 23
54,8 9
21,4
0
0
0
0
Trong 2 bảng thống kê trên có:
- Lớp đối chứng là: Lớp 10a9, 10a10, lớp tôi dạy môn lịch sử năm học 20162017.
- Lớp thực nghiệm là:10a1, 10a2, lớp tôi dạy môn lịch sử năm học 2017- 2018.
Qua kiểm tra đánh giá tôi nhận thấy: sau khi áp dụng đề tài này, lớp 10a1
và 10a2, học sinh tích cực, hứng thú trong việc học tập, qua đó các em chủ động
tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử. Đồng thời
các em ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn nên có học lực tốt
hơn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Sau khi vận dụng đề tài “ Sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học

sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10 ở trường
trung học phổ thông Lê Lợi ”, tôi rút ra một số kết luận sau:
+ Thứ nhất: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ từng nội dung sách giáo khoa, để
chọn lọc tài liệu VHDG đưa vào phần nào một cách cụ thể và đưa dưới hình
thức nào, đạt mục gì. Bên cạnh sử dụng tài liệu VHDG trong bài giảng, GV phải
kết hợp các phương tiện dạy học khác như lược đồ, tranh ảnh, máy chiếu… để
góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng
cao hiệu quả giờ dạy.
18


+ Thứ hai: Khuyến khích HS sưu tầm, chọn lọc tài liệu VHDG, phù hợp
với yêu cầu của bài học về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. GV hướng dẫn
HS cách tìm kiếm và sử lí, sử dụng tài liệu VHDG đạt hiệu quả, tránh sa đà và
xuyên tạc lịch sử…
+ Thứ ba: Lựa chọn tài liệu VHDG tiêu biểu, phù hợp với các thời kỳ, sự
kiện, nhân vật lịch sử…, từng bài, từng phần tạo biểu tượng lịch sử góp phần
làm hấp dẫn, sinh động giờ học lịch sử. Nếu dẫn chứng sai lệch gây ra nhầm lẫn
kiến thức lịch sử cho học sinh. Khi sử dụng tài liệu VHDG phải hài hịa, khơng
nên lạm dụng q mức…
+ Thứ tư: Tích cực dạy học liên mơn, giữa lịch sử và văn học.
3.2. Kiến nghị
Hiện nay trong nhà trường thiết bị dạy học cịn thiếu. Vì vậy cần bổ sung
tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung nhân vật lịch
sử… GV nhóm bộ mơn Lịch sử cùng HS tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử
dụng đồ dùng dạy học. Tăng cường tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham
quan các di tích địa phương. Tăng cường triển khai dạy học liên môn trong nhà
trường.
Đề tài này, mục đích sử dụng tài liệu văn học dân gian giúp học sinh hứng
thú học tập lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10, từ đó nâng chất lượng

dạy và học bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Lê Lợi. Trên đây là
kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi, phần lớn dựa vào tình hình học tập của học
sinh trường THPT Lê Lợi nên khả năng áp dụng thực tiễn khơng rộng rãi và cịn
có nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý bổ sung của Ban giám
hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp để sáng kiến của
tơi có được các kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho các năm học sau.

Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Thị Hằng

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1] Hoàng Tiến Tựu (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr., 7.
[2] Hồ Chí Minh : Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.,
250
[3], [4] Phương pháp dạy học lịch sử - NXB Giáo dục, 2001, tr.,156
[5] Phan Ngọc Liên (Chủ biên) : Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội, 2002, tr., 215.
[6] Phạm Văn Đồng : Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sĩ

cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1989, tr.,
245.
[7] Kiều Thu Hoạch (Chủ biên) : Sđd, tr., 414.
[8], [9] Sử dụng tài liệu văn học dân gian phục vụ giảng dạy và học tập lịch sử
Việt Nam trong trường phổ thơng – Đặng Hồng Sang – Hội khoa học lịch sử
Đồng Tháp.
[10] Câu này theo cố nhà văn Vũ Ngọc Phan cịn có dị bản khác : “Con ơi, nhớ
lấy câu này ; Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Theo Vũ Ngọc Phan : Bộ
hai tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2003, tr., 583.
[11] Sử dụng tài liệu văn học dân gian phục vụ giảng dạy và học tập lịch sử Việt
Nam trong trường phổ thông – Đặng Hoàng Sang – Hội khoa học lịch sử Đồng
Tháp.
[12] Nguyễn Khắc Thuần : Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb
Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr., 97.
[13] Sử dụng tài liệu văn học dân gian …, Đặng Hoàng Sang – Hội khoa học
lịch sử Đồng Tháp.
Các từ viết tắt
1. Trung học phổ thông(THPT).
2. Văn học dân gian(VHDG).
3. Học sinh (HS).
4. Giáo viên(GV).

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Vũ Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT Lê Lợi.

Cấp
TT Tên đề tài SKKN

đánh

giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A,

B,

Năm học đánh giá
xếp loại

hoặc C)
Tên sáng kiến được xếp loại: Sở GD-ĐT
C

Quyết


Thiết kế và sử dụng sơ đồ hóa Thanh Hóa

743/QĐ – SGD và ĐT

kiến thức trong dạy học một

ngày 04/11/2013.

định

số bài Lịch sử lớp 10 ở
21

số:


2.

trường THPT.
Tên sáng kiến được xếp loại: Sở GD-ĐT

C

Quyết định số: 1112/

Vai trị của giáo viên chủ Thanh Hóa

QĐ – SGD và ĐT


nhiệm trong việc định hình

ngày 18/11/2017

học sinh lớp 10 sử dụng mạng
thơng tin máy tính tồn cầu
và điện thoại thông minh ở
trường THPT Lê Lợi.
----------------------------------------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ
HỌC TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI.

Người thực hiện: Vũ Thị Hằng
Chức vụ : Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi
22


SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
1.Mở đầu…………………………………………………………………………1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………...2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………2
2.2.Thực trạng dạy và học ở trường THPT Lê Lợi – Thọ Xuân – Thanh Hóa….4
2.2.1. Thuận lợi……………………………………………………………..........4
2.2.2. Khó khăn………………………………………………………………….4
2.3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam trong
chương trình lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi bằng tài liệu văn học dân gian……4
2.3.1 . Các tài liệu văn học thường dùng trong dạy học chương trình lịch sử
trung học phổ thông……………………………………………………………...4
2.3.2. Một số biện pháp sử dụng tài liệu Văn học dân gian trong giảng dạy và
học tập lịch sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10……...…………………..5
2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu VHDG trong giảng dạy và học tập lịch
sử Việt Nam chương trình lịch sử lớp 10………………………………………10
23


2.3.4. Áp dụng tài liệu VHDG vào bài dạy trong phần lịch sử Việt Nam chương
trình lớp 10……………………………………………………………………..11
2.3.5 Vận dụng vào một bài dạy cụ thể………………………………………...18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………….18
3. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………………..19
3.1. Kết luận………..…………………………………………………………..19
3.2. Kiến nghị ...………………………………………………………………..19

Tài liệu tham khảo...…………………………………………………………..20
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA
Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ CUỘC ĐẤU
TRANH CỦA NHÂN DÂN
Tiết: 32
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS thấy được vào đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được
thiết lập ở nước ta ngày càng gia tăng tính chuyên chế. Quan lại, địa chủ, cường
hào ra sức vơ vét bó lột nhân dân ta, đời sống của nhân dân cực khổ, lầm than,
mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên hết sức gay gắt.
- Phong trào nổi dậy của nhân dân diễn ra trong khắp cả nước để chống lại
chế độ phong kiến nhà Nguyễn, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của nông dân,
binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số, gây cho nhà Nguyễn rất nhiều khó khăn.
2. Thái độ: Thơng qua tìm hiểu bài học, học sinh thêm căm ghét bọn quan
lại bó lột nhân dân, cảm thơng, thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân nước
ta dưới vương triều nhà Nguyễn . Bồi dưỡng cho học sinh phải ln có ý thức
trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng
3. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như: phân tích, tổng
hợp, nhận xét đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Phát triển cho HS khả năng tự học, hợp tác, giao tiếp, giải
quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
24


- Năng lực chuyên biệt: giúp học sinh có khả năng tái hiện được tri thức lịch
sử của bài học; thực hành khai thác những tư liệu lịch sử có liên quan để phục
vụ cho bài học; HS biết liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch,

hiện tượng lịch sử...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Bản đồ Việt Nam xác định và thể hiện những địa danh diễn ra các cuộc
khởi nghĩa nông dân, binh lính, đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vào nửa đầu
thế kỉ XIX.
- Tìm hiểu, sử dụng một số câu thơ, ca dao nói về cuộc sống của nhân dân ta
dưới thời nhà Nguyễn.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu.
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI
THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu:
Sử dụng hình ảnh quần thể khu di tích lịch sử kinh thành Huế để gợi hứng
thú, sự tị mị tìm hiểu cho học sinh về những cơng trình kiến trúc tiêu biểu ở
nước ta dưới vương triều nhà Nguyễn. GV trình chiếu hình ảnh….

Ngọ mơn kinh thành Huế
2. Phương thức:

25


×