Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.68 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TAØI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA “C” HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ ( Phần nghe – đọc ) PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Phân môn chính tả trong nhà trường tiểu học giúp học sinh tiểu học hình thành. năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là năng lực và thói quen vieát chuaån Tieáng Vieät. Vì vaäy, phaân moân chính taû coù vò trí quan troïng trong noäi dung chương trình môn Tiếng Việt ở phổ thông, nhất là ở Tiểu học. Gioáng nhö caùc phaân moân khaùc trong moân Tieáng Vieät, tính chaát cuûa phaân moân chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể rèn luyện các kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành luyện tập, trong phân môn này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng maø daïy loàng trong heä thoáng baøi taäp chính taû. Mặc dù được học tập chính tả dưới hình thức thực hành là chủ yếu, nhưng những năm qua, chúng ta thấy chất lượng học tập phân môn chính tả vẫn còn thấp. Các bài văn, bài kiểm tra đều có nhiều lỗi chính tả viết sai chính tả dẫn đến lệch nghĩa giáo viên đọc,chấm bài quá vất vả mới hiểu được học sinh muốn viết điều gì. Đây là một thực trạng đặt ra cho giáo viên dạy Tiểu học cần nổ lực tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm nâng dần chất lượng học chính tả, rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Hiện tượng viết sai chính tả ở trẻ em bậc Tiểu học khá phổ biến lỗi này do nhiều nguyên nhân như phát âm sai , thời gian thực hành luyện viết chính tả cho các em còn hạn chế như giáo viên chưa phân tích và sửa lỗi sai chính tả . Vì thế.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A 1 Trường Tiểu học Thuận Hòa C học tốt phân môn chính tả phần nghe đọc” sẽ góp phần giúp học sinh lớp 5A1 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung, bước đầu hình thành kỹ năng viết đúng chính tả trong giờ học chính tả và trong quá trình học tập, sử dụng chữ viết Tieáng Vieät trong giao tieáp. Ngoài ra còn bồi dưỡng tình yêu và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam . 2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng , khả năng viết chính tả của học sinh lớp 5A1 , từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả giúp các em giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt , từng bước hình thành nhân cách cuûa treû . 3. Đối tượng nghiên cứu : Những học sinh viết sai chính tả : Phát âm sai , không nắm quy tắc chính tả , không hiểu nghĩa từ,viết ẩu,... trình bày bài viết chưa khoa học , chưa có tính thaåm myõ , vieát hoa tuyø tieän … 4. Khách thể nghiên cứu : Tất cả học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu học Thuận Hòa C (2008 – 2009) và những học sinh của nhà trường có liên quan đến vấn đề chính tả vào những năm trước . 5.Phạm vi nghiên cứu : Học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu học Thuận Hòa C ,những em có liên quan đến vấn đề về rèn viết đúng chính tả. 6. Phương pháp nghiên cứu : - Phöông phaùp quan saùt.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phöông phaùp chính aâm - Phöông phaùp phaân tích - Phương pháp giải nghĩa từ - Caùc quy taéc chính taû vaø “meïo” chính taû. PHAÀN 2: PHAÀN NOÄI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN Con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ biểu hiện dưới hình thức nói hoặc viết. Những quy tắc về chữ viết để ghi tiếng nói được gọi là chính tả. Đối với học sinh tiểu học, việc học để nắm được quy tắc viết đúng chính tả có tầm quan trọng đặc biệt, vì khi bước chân vào nhà trường các em mới nói được tiếng mẹ đẻ song chưa biết ghi lại tiếng nói đó bằng chữ viết. Mục tiêu của môn Tiếng việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như : nghe , nói , đọc , viết để hoïc sinh hoïc taäp vaø giao tieáp trong cuoäc soáng . Thoâng qua vieäc daïy vaø hoïc tieáng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy , cung cấp cho học sinh những cơ bản về tiếng Việt và những kiến thức xã hội , tự nhiên và con người về văn hoá và vaên hoïc Vieät Nam . Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân , mục đích của nó làm phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết , bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết . Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyết đối , nó không cho phép vận dụng quy tắc một các linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhaân .. ( Theo Đại học Sư phạm Hà Nội I ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Dạy chính tả theo cách có ý thức xuất phát từ quan điểm việc hình thành kỹ năng viết đúng cho học sinh phải trên cơ sở cho các em nhận thức được theo quy tắc mà không phải ghi nhớ máy móc từng từ riêng lẻ. Dựa vào quy tắc đã nắm được, học sinh sẽ thông qua đối chiếu , so sánh, khái quát đế tìm cách viết đúng cho các trường hợp tương tự . Cách ghi nhận chính tả có ý thức còn có tác dụng rèn luyện khả năng tư duy hoïc sinh. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 5 là : - Viết được bài chính tả nghe – viết , nhớ – viết có độ dài khoảng 100 chữ trong 20 phuùt , khoâng maéc quaù 5 loãi . - Viết đúng từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu , vần , thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương , tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài - Biết cách tự phát hiện và sửa lỗi chính tả lập sổ tay chính tả . 1) Vò trí , tính chaát: - Chính tả rèn cho học sinh biết quy tắc và thói quen viết chữ, ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với tập viết, tập nói, tập đọc, giúp học sinh nắm được tiếng Việt văn hóa, công cụ để tư duy, học tập, giao tiếp. - Bài chính tả mang tính chất thực hành thông qua luyện tập viết và ôn tập các quy tắc chính tả, học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt chữ khoâng coù tieát hoïc quy taéc chính taû rieâng. 2) Nhieäm vuï : - Cung cấp cho học sinh các quy tắc và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả. - Rèn cho học sinh một số phẩm chất : Tính kỉ luật, khiếu thẩm mỹ đồng thời bồi dưỡng các em lòng yêu quý tiếng Việt, chữ viết ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Dạy chính tả, ngoài việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đúng tiếng Việt, giáo viên cần chú ý đến các mặt giáo dục khác : - Giáo dục thể chất : rèn luyện sức bền, chống cận thị, chống cong vẹo cột soáng. - Giáo dục thẩm mỹ : cách viết rõ, sạch đẹp trình bày sáng sủa. - Thông qua nội dung bày chính tả, giáo dục học sinh những đức tính tốt, năng cao năng khiếu thẩm mỹ, yêu quý và giữ gìn tiếng Việt, chữ Việt ... CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua những năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Thuận Hòa C. Tôi theo dõi gần đây thấy học sinh lớp tôi học yếu nhất là môn chính tả(nghe - đọc). Kết quả cụ thể nhö sau: Naêm hoïc. SS HS. Gioûi SL TL. Khaù SL TL. 2008-2009 24 6 25% 6 25% Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy:. TB SL. TL. 5. 20,83%. Yeáu SL TL. 7. 29,17%. - Naêm hoïc 2008-2009 chæ coù 50% hoïc sinh khaù-gioûi phaân moân chính taû, coøn 50% hoïc sinh hoïc chính taû trung bình yeáu. Nguyeân nhaân cuûa tình hình neâu treân laø do: - Về phía giáo viên đứng lớp. Trong giảng dạy giáo viên chưa thể hiện hết sự tận tụy trong nghề nghệp. Giáo viên chỉ cần dạy đủ chương trình chứ không tận tình chỉ dẫn , chưa chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp . - Veà phía hoïc sinh + Một phần do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, phát âm còn sai những từ có phụ âm đầu dễ lẫn như: r / g, ch/ tr, v/d/gi ; thanh hỏi / thanh ngã ; caùc aâm cuoái t/c ; n /ng ; i /y ….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Đa số học sinh chưa hiểu ích lợi của việc viết đúng chính tả, học sinh chưa có phương pháp học tập, một số học sinh còn lười học tập. + Coù thoùi quen vieát caåu thaû cho xong chuyeän . + Không biết trình bày bài viết cho đẹp mắt ( sử dụng chữ in hoa , để dấu thanh chưa đúng vị trí …) + Các em đã quên quy tắc chính tả đã học lớp dưới . + Không hiểu nghĩa của từ đó dẫn đến viết sai . + Mỗi tuần chỉ có 1 tiết chính tả do vậy thời gian thực hành , luyện tập còn ít - Veà phía phuï huynh hoïc sinh: + Trong lớp trên dưới 90% cha mẹ học sinh đều làm nghề nông, không có thời gian kèm cặp con cái học và chiếm một phần lớn phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học tập của con cái, gia đình chưa xác định đúng vai trò của việc học, gia đình cho con mình đi học miễn sao cho con em biết đọc và viết được là đủ rồi Từ thực trạng vừa nêu trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với lớp nhằm giúp học sinh lớp 5 của tôi học tốt phân môn chính tả (nghe - đọc). CHÖÔNG 3 :. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A1 TRƯỜNG TIEÅU HOÏC THUAÄN HOØA “C” HOÏC TOÁT PHAÂN MOÂN CHÍNH TAÛ ( Phần nghe – đọc ) Để học sinh viết tốt hơn phần chính tả nghe đọc, tôi lần lượt áp dụng các biện. phaùp sau: 1/ Chuaån bò cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.1 Chuaån bò cuûa giaùo vieân Trước khi dạy một bài chính tả mới. Tôi cần nắm vững kiến thức , nội dung bài dạy và có phương pháp dạy phù hợp để cung cấp kiến thức cho học sinh nhằm giúp học sinh dễ ghi nhớ mà viết đúng chính tả. Ngoài việc tôi cần đọc kỹ bài chính tả nhiều lần, tôi còn phải dự kiến các từ khó nếu học sinh chưa phát hiện ra khi chuẩn bị bài ở nhà , còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho phần bài viết và bài tập thực hành . 1.2 Chuaån bò cuûa hoïc sinh: Tôi yêu cầu từ đầu năm mỗi học sinh trong lớp đều có 2 quyển vở học chính tả, một quyển vở ở lớp và một quyển vở nhật ký , bảng con, phấn… Ngày hôm sau viết chính tả bài “Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ”. Trước đó tôi dặn học sinh về nhà viết trước bài đó vào vở chuẩn bị ở nhà . + Đọc bài từ 4-5 lần + Tìm các từ khó trong bài viết, dùng bút chì gạch chân các từ khó viết vào baûng con. + Những em học sinh yếu viết vào vở nháp 1 lần và tìm những câu hỏi thắc mắc cần cô giải đáp ( từ nào khó hiểu , vì sao từ đó viế hoa …) Làm như vậy nhằm giúp học sinh đọc hiểu nội dung bài chính tả, rèn luyện chữ viết và giúp học sinh viết chính tả nhanh và ít sai hơn. 2. Kết hợp dạy chính tả trong các môn học khác : 2.1 . Môn tập đọc : Khi dạy tập đọc không những giúp các em đọc tốt ( phát âm chính xác , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , thể hiện được tính diễn cảm ) mà giáo viên cần giúp học sinh viết đúng chính tả . Ví dụ : bài tập đọc : Kỳ diệu rừng xanh ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sau bài tiết tập đọc sẽ có tiết chính tả bài này , vì vậy khi dạy bài này học sinh luyện đọc tôi chú ý lắng nghe cách phát âm những từ : rọi xuống ( gọi xuống ) , rừng ( gừng ) ; con vượn bạc má ( con vượng bạt má ) ; len lách ( leng lách ) ; maûi mieát ( maûi mieác ) … Sau khi phát hiện những từ học sinh đọc sai , tôi ghi bảng cho nhiều em luyện đọc ( kết hợp giải nghĩa từ ) Như : + rọi xuống ( ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống .) + Con vượn bạc má (Một loài vượn có chòm lông trắng như bông ở má Giáo viên giúp học sinh phát âm những tiếng khó phân biệt bằng cách : - Khi đọc tiếng có thanh hỏi ( đọc hơi ngắn ) VD : nghỉ , vẻ , mải … - Khi đọc tiếng có thanh ngã ( đọc kéo dài hơn ) VD : nghĩ , vẽ , mãi … - Đọc tiếng có âm ch đứng trước : lưỡi cuốn chụm lại rồi bật nhẹ . - Đọc những tiếng âm tr đứng trước : Đầu lưỡi uốn mạnh vào vòm cứng , bật ra . 2.2 Dạy chính tả trong môn toán : Để bài toán đạt điểm cao , các em không những biết các giải ( tính toán đúng ) mà phải biết trình bày bài toán sao cho khoa học như đầu câu viết hoa , cuối câu có dấu chấm , viết hoa tên riêng … thì mới đạt điểm tối đa , trong những lúc làm baøi toâi luoân giaùo duïc caùc em . Ví dụ : Bài tập 2 ( trang 132 ) SGK lớp 5 . Học sinh cần ghi lời giải đúng là : Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là : 3. Giúp học sinh viết và phân biệt đúng thanh hỏi , thanh ngã : Đối với học sinh Nam bộ khi đọc không phân biệt rõ thanh hỏi / thanh ngã vì vậy khi viết thường mắc lỗi này . Ví dụ : Có những từ :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + rong ruoåi ( Baøi : Haønh trình cuûa baày ong ) + lặng lẽ . ẩm ướt ( Bài : Mùa thảo quả ) + rạng rỡ ( Bài : Chuỗi ngọc lam ) Đây là những từ láy , vì thế khi dạy giáo viên nên áp dụng quy tắc ( huyền – ngã – nặng ; Sắc – hỏi - không ) hoặc một câu học sinh dễ nhớ ( Chị huyền mang naëng ngaõ ñau , anh saéc thaáy theá hoûi ñau khoâng naøo ). Caùch vieát hoûi /ngaõ trong từ láy theo luật thuận thanh có các trường hợp sau : + Ngã – huyền ( bẽ bàng ; buồn bã ; lờ lững , ngỡ ngàng …) Ngã – nặng ( rạng rỡ , lặng lẽ …) ngã – ngã : ( mãi mãi ; lững thững … ) + Hỏi – sắc ( ẩm ướt ..) . Hỏi – không ( rong ruổi ,…) . Hỏi – hỏi ( lủng củng , thỉnh thoảng ) … Để phân biệt thanh hỏi / thanh ngã tôi còn giải nghĩa của từ : + khi viết nghĩ : Vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được , rút ra nhận thực mới để có ý kiến , sự phán đoán . + khi viết nghỉ : Tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó . Hoặc trong bài : Mùa thảo quả . có từ nữa trong ( một năm sau nữa ) Tôi giải thích : nữa có nghĩa là (vẫn còn , chưa hết ), khác với nửa ( moät phaàn cuûa caùi gì chia ñoâi .) 4. Kết hợp nhiều phương pháp trong dạy chính tả Để dạy một tiết chính tả đạt kết quả tôi kết hợp nhiều phương pháp như : phương pháp trực quan ( học sinh nghe đúng để viết đúng ( chính âm ), trực quan bằng viết mẫu ) ; phương pháp phân tích ngôn ngữ ; phương pháp giải thích ; phöông phaùp so saùnh … 4.1 Giúp học sinh viết đúng bằng phương pháp trực quan : Có những từ khó mà học sinh được viết đi viết lại nhiều lần nhớ bằng thị giác trở thành thói quen viết đúng , ở phương pháp này thường áp dụng cho học.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> sinh lớp một , nhưng đối với chương trình lớp 5 có một số tên riêng nước ngoài khó nhớ tôi áp dụng : Ví dụ : Bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động . Có những từ : Chi-ca –gô , Niu Y-oóc , Ban – ti – mo , Pít –sbơ –nơ … Tôi nghi những từ này lên bảng , học sinh luyện viết vào bảng con 1-2 lần , lúc đó mới viết vào vở . Giúp học sinh nhớ bằng thính giác bằng cách giáo viên đọc thật chuẩn ,thông qua những tiết tập đọc vì chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm , nghĩa là giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau nhất là những tiếng khó phân biệt như ch/tr ; s/x … giáo viên cần đọc đúng . trên cơ sở đó các em sẽ nắm được các phát âm và viết đúng . 4.2 Giúp học sinh viết đúng bằng phương pháp giải nghĩa từ : Giáo viên giải nghĩa của từ bằng các đồ dùng trực quan , bằng lời , bằng từ cùng nghĩa ( hay nghĩa ) , đưa từ đó vào ngữ cảnh … Muốn học sinh viết đúng chính tả việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng , hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả .Ví dụ : giáo viên đọc là “za” thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này , nhưng nếu giáo viên đọc : gia đình hay da thịt hay ra vào thì học sinh dễ dàng viết đúng chính taû , Khi dạy bài : Buôn Chư Lênh đón cô giáo Có từ : gùi , phăng phắc … Tôi giải nghĩa từ cho các em hiểu : gùi ( đồ đan bằng mây , tre dùng ở một số địa phương miền núi để mang đồ đạc trên lưng ) , phăng phắc ( hoàn toàn không có tiếng động ) 4.3 Tăng cường viết đúng chính tả bằng phương pháp so sánh đối chiếu :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích , so sánh các từ phát âm dễ lẫn lộn để xác định cho cách viết đúng Ví duï : Khi daïy baøi : Moät chuyeân gia maùy xuùc ( TV 5) T 45 Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt và tìm từ khó viết. Học sinh nêu : buồng máy, cửa kính,gầu,... Cho học sinh đọc lại câu có chứa từ đã nêu để tìm nghĩa của nó sau đó hướng dẫn học sinh so sánh,phân biệt từ. Chaúng haïn : buoàng maùy # buoàn chaùn cửa kính # kín đáo gaàu # raàu ró Và kết hợp giảng từ : gầu ( Là bộ phận của máy xúc dùng để xúc đất đá , bùn cát những vật liệu rời vụn ) Trong baøi : Nuùi non huøng vó : Taøy ñình # taøi tình (tày đình : ý trong bài muốn miêu tả cái bánh bao rất lớn ) 4.4 Giúp học sinh viết đúng bằng cách phân tích cấu tạo âm tiết : Loãi chính taû do hoïc sinh khoâng naém caáu truùc aâm tieát , cho neân hoïc sinh vieát thừa hoặc viết sai , để sửa loại lỗi này , học sinh cần hiểu mỗi tiếng ( chữ ) được cấu thành bởi mấy thành phần , là những thành phần nào , vị trí của những thành phần trong mỗi tiếng ( chữ ) Lỗi chính tả có thể xảy ra ở âm và vần trong tiếng việt. Vì vậy, tôi cho họcï sinh phân tích chữ viết để có tác dụng ghi nhớ chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Việc phân tích chữ viết này là phải để cho học sinh làm. Khi tiến hành phân tích chữ viết tôi buộc học sinh phải quan sát chữ viết một cách tường tận buộc học sinh phải viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi viết của học sinh sẽ giảm. Tôi đưa ra một biểu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> bảng giáo viên làm mẫu một từ, còn lại tôi lần lượt cho học sinh trung bình yếu laøm tieáp. Với phương pháp này, tôi yêu cầu mỗi học sinh tự tìm từ khó rồi phân tích theo mẫu cho sẵn. Như vậy mỗi học sinh có thể tự tìm và phân tích được nhiều từ. Ví dụ: Dạy bài” Luật Bảo vệ môi trường” TV5 – T 103 Từ hoặc. chữ. cụm từ. suy thoái. khai thaùc. Oâ nhieãm. Phuï aâm. Vaàn. Aâm đệm. đầu. Aâm chính. Thanh. Aâm cuoái. ñieäu. suy. s. u. y. thoái. th. o. a. i. saéc. kh. a. i. ngang. th. c. c. saéc. khai thaùc oâ. oâ. ngang. Ngang. nhieãm nh ieâ m Hoûi … … Hoặc có một số từ khó học sinh thường viết sai : quét sạch , quanh co , ngoằn ngheøo … ( vieát laø quyùet saïch ; qoanh co ; ngoaèn ngeøo …) toâi cho hoïc sinh phaân tích như bảng trên và giải thích thêm : khi đứng trước âm đệm u là q và ngh đứng trước i ,e , ê . * Cách đọc bài chính tả : - Số lần đọc : + Lần 1: Đọc bài để học sinh nắm nội dung văn sẽ viết . + Lần 2: Đọc từng câu để học sinh chép. + Lần 3: Đọc toàn bài để học sinh kiểm tra và tự sửa lỗi .. Ghi chuù.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Giọng đọc: Thong thả, rõ ràng và diễn cảm, phát âm chính xác. - Cách đọc: Khi đọc cho học sinh chép, tôi đọc mỗi câu một lần. Trường hợp câu dài , ngắt từng phần trọn nghĩa( một ngữ trọn vẹn ) hoặc nhắc toàn bộ câu lần thứ hai (Trường hợp học sinh viết chậm tôi sẽ đọc lại lần 3). + Đọc chậm với tốc độ vừa phải để học sinh có thể viết kịp, trách viết cẩu thả và các em đỡ mỏi mệt . Tôi dựa vào tốc của một học sinh bình thường để làm chỗ dựa cho việt đọc . + Sau khi đọc xong bài cần dành một ít thời gian để học sinh tự sửa sai sót. 5 . Giúp học sinh nhớ lại kiến thức lớp dưới : 5.1 : Viết hoa tên riêng Việt Nam và nước ngoài : - Đối với những bài chính tả có tên riêng ,tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ bài để nắm được nội dung bài cần viết và xác định tên riêng trong bài. Nhắc đến tên riêng là có liên quan đến vấn đề viết hoa. Ví duï : khi daïy baøi “Löông Ngoïc Quyeán” TV5 Hỏi : Em hãy nêu tên riêng trong bài ? Phân biệt từng loại tên riêng đó. Học sinh : Lương Ngọc Quyến,Lương Văn Can,Thái Nguyên,Đội Cấn,Trung Quoác,Phaùp + Tên người,tên địa lí Việt Nam : Lương Ngọc Quyến,Lương Văn Can,Thái Nguyên,Đội Cấn. + Tên riêng nước ngoài : Trung Quốc,Pháp (phiên âm theo âm Hán Việt) Hỏi : Nêu cách viết hoa những tên riêng trên Học sinh : + Khi viết tên người,tên địa lí Việt Nam ta viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. + Khi viết tên người,tên địa lí nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như tên người,tên địa lí Việt Nam. 5.2 . Viết hoa tên riêng nước ngoài :.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Khi viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng coù daáu gaïch noái. Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh viết nước ngoài,tôi yêu cầu học sinh xác định tên riêng đó cómấy bộ phận và nêu cách viết. Ví dụ : Khi dạy bài “Ai là thủy tổ loài người ?” TV5 tập II – T 70 + Từ A- đam, Ê – va , Bra - hma (có 1 bộ phận ). Cách viết : A- đam, EÂ – va , Bra - hma. + Từ vieát :. Sắc – lơ Đác – uyn. ( có 2 bộ phận : Sắc – lơ / Đác – uyn) . Cách. Sắc – lơ Đác – uyn. 5.3 . Nhắc lại quy tắc sử dụng k ,ngh , gh Trong tiết chính tả đầu tiên của chương trình lớp 5 , các em được củng cố. lại các quy tắc khi có k, gh ; ngh đứng trước . Để dạy bài này tôi tiến hành như sau : - Tổ chức cho cá nhân làm bài tập 2 (SGK trang 6 ) - Hoïc sinh trình baøy . Giaùo vieân ñöa ra heä thoáng caâu hoûi vaø ñieàn vaøo baûng : Bài tập trên các em nhận thấy viết là k khi đứng trước những âm nào ? Khi đứng trước các âm còn lại ta viết là …?. Âm đầu Đứng trước i,e,ê Âm “cờ” Vieát laø k Âm “gờ “ Vieát laø gh Âm “ ngờ “ Vieát laø ngh 6 Sử dụng một số mẹo khi dạy chính tả. Đứng trước các âm còn lại Vieát laø c Vieát laø g Vieát laø ng. Căn cứ vào nghĩa từ vựng ta có mẹo chính tả của cặp ch/tr Ch : + Chỉ đồ dùng trong nhà: chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chõng, chậu…. + Chỉ tên những người thân thuộc: cha, chú, chị, chồng, cháu,…..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sử dụng mẹo luật, quy tắc chính tả là giúp các em khi gặp các từ viết trên các em nhớ ngay ra chữ viết, không còn lúng túng phân vân khi viết chính tả. Ví duï : TV5 taäp 1 - T 115 a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau ? - sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán,... - saû, si, sung, sen, sim, saâm, saén, saáu, saäy, soài. Nếu thay đổi âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên,những tiếng naøo coù nghóa ? Từ bài tập trên học sinh có thể rút ra được quy luật là tên các con vật và cây cối thường bắt đầu bằng âm s nhiều hơn âm x . 7 Học sinh được luyện viết đúng chính tả thông qua một số bài tập : a. Giúp học sinh làm đúng bài tập phân biết s hay x VD : Khi daïy baøi “ Haønh trình cuûa baày ong” TV 5 taäp moät Baøi taäp 2 : Ñieàn vaøo choã troáng (T 126) s hay x ? Đàn bò vàng trên đồng cỏ ... anh .. anh . Gặm cả hoàng hôn gặm buổi chiều ..ót lại . - Tôi tổ chức cho học sinh tự làm việc cá nhân ( yêu cầu các em nhẩm trước câu sẽ điền để hiểu nghĩa từ cần điền trong câu và sau đó lựa chọn chữ thích hợp ñieàn vaøo choã troáng). - Sau đó gọi một số em làm và trình bày ý kiến của mình. - Nhận xét tuyên dương đối với học snh làm đúng. Qua bài tập thực hành này học sinh được tương học hỏi qua lại với nhau. b.Giúp học sinh nắm lại được quy tắc ghi dấu thanh qua bài tập phân tích cấu tạo vaàn . VD : Khi dạy bài “Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bài tập 1 : Chép các tiếng trong đoạn văn sau vào mô hình cấu tạo vần : Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược,năm 1949,ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta , lấy tên Việt là Phan Lăng. Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và chép các tiếng in đậm vào mô hình caáu taïo vaàn Hoïc sinh laøm nhö sau :. Vaàn Âm đệm AÂm chính AÂm cuoái ia nghóa ieâ n chieán Hỏi : Em hãy cho biết khi viết một tiếng dấu thanh được đặt ở đâu?. Tieáng. Học sinh: Khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ngay trên đầu ( bên dưới ) âm chính. - Dựa vào mô hình cấu tạo vần ở bài tập trên để rút ra quy tắc ghi dấu thanh .Tôi yêu cầu học sinh nêu cách ghi dấu thanh đối với những tiếng có chứa 2 aâm chính. - Gọi một số học sinh nêu. Sau đó giáo viên chốt ý : + Trong cấu tạo tiếng,dấu thanh nằm trên (hoặc dưới) âm chính. Như mẹ , maøo … + Trường hợp âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ nằm trên (hoặc dưới) chữ cái đầu nguyên âm đôi ( trường hợp vần không có âm cuối),nằm trên (hoặc dưới) chữ cái thứ hai nguyên âm đôi ( trường hợp vần có âm cuối). Như : vieäc laøm , chim chìa voâi .. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần với dạng bài tập lựa chọn thì tôi sẽ cho bài tập sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình lớp đang dạy . VD : Khi dạy bài “ Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà” TV 5 tập 1 Baøi taäp 3 :. Thi tìm thanh ..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a) Các từ láy âm đầu l M: Long lanh b) Các từ láy vần có âm cuối ng. M: Loùng ngoùng Với loại bài tập này tôi cho lớp thực hiện câu b. Tôi hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trước tiên học sinh nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập. Sau đó, tôi chia lớp thành 2 dãy (mỗi daõy choïn ra 5 em). Tôi chia bảng làm 2 cột có ghi sẳn bài điền, mời 2 dãy thi đua lên bảng điền đúng và nhanh nhất. Mỗi em điền một từ rồi chuyền phấn cho bạn. Hết thời gian qui định, các nhóm ngừng viết. - Cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương dãy làm đúng và nhanh. Tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh ham thích học chính tả, học sinh không những đọc đúng, viết đúng chính tả và còn mở rộng được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống. 8 Chấm và chữa bài 8.1 . Chaám baøi : - Để có một bài chính tả đạt điểm 10 cần đạt : + Nội dung : - Viết đúng chính tả ( không sai từ nào : 9 điểm ) + Hình thức : - Trình bày bài viết khoa học , đẹp mắt , không bôi xoá , ngay hàng , viết đúng mẫu chữ theo Quyết định số 31 /BGD-ĐT ( viết chữ hoa đúng mẫu , bỏ dấu thanh đúng vị trí . ( 1 đểm ) Nhờ vậy mà các em phấn đấu để giữ gìn quyển vở sạch sẽ . Sau khi được chấm , chữa lỗi , về nhà các em cần viết lại những chữ đã viết sai ở lớp vào quyển nhật ký và nộp lại để kiểm tra vào tiết học tiếp theo ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tôi chọn chấm tại lớp một số bài của học sinh . Đối tượng được chọn là những học sinh đến lượt chấm bài,những học sinh hay mắc lỗi – cần được chú ý rèn luyện.Trong lúc chấm bài tôi tạo điều kiện cho các em đổi vở để giúp nhau rà soát lỗi. Tôi yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời câu hỏi - Trong bài chính tả vừa qua em thường mắc các lỗi nào? - Những lỗi đó ở bộ phận nào của tiếng? - Khi học sinh đã có biết được lỗi của mình thường mắc, nếu gặp những chữ có “vấn đề chính tả” của mình thì các em sẽ thận trọng hơn khi viết chữ. Trong lúc soát lại bài viết, tôi đưa ra mẫu đúng ,yêu cầu học sinh phân tích chữ viết các em sẽ thấy được lỗi của mình và tự chữa. Tôi kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh. Qua bài chấm tôi giúp học sinh cả lớp biết sửa lỗi trong bài viết của mình. Với những lỗi sai phổ biến tôi kịp thời chấn chỉnh chung cho cả lớp.Với những lỗi không phổ biến thì có thể nhắc nhở,trao đổi riêng với từng em khi trả bài. - Tôi sẽ lựa chọn bài học sinh viết đúng chính tả, trình bày đúng và sạch đẹp, và tuyên dương trước lớp ( cho cả lớp quan sát). Đồng thời tuyên dương những bài vieát coù tieán boä. 8.2 . Chữa bài : Tôi đưa ra các lỗi sai , học sinh tự phát hiện lỗi rồi sửa : Ví dụ : Sau khi viết bài : Người mẹ của 51 đức con . Tôi đưa ra một đoạn viết của học sinh : Ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh quảng ngãi có một người phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người gọi bằng mẹ . suốt ba năm năm , bà thức khuya , dậy sớm , böôn traûi queân caû haïnh phuùc … Học sinh nêu các lỗi sai và chữa lại : - Quảng Ngãi ( danh từ riêng của một tỉnh phải viết hoa ).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Suốt ( đầu câu phải viế hoa ) - böôn chaûi ( khoâng phaûi laø böôn traûi ) - 35 naêm phaûi vieát baèng soá . Giáo viên nói thêm : trong bài có những con số , các em phải viết bằng chữ số với độ cao 2 đơn vị ( theo QĐ số 31 /BGD&ĐT ) Hoặc : tôi đưa ra một số từ sai , học sinh tự sửa : Ví dụ: Bài : Khuất phục tên cướp biển . Sai. Đúng. khaát phuïc. khuaát phuïc. chieán chanh. chieán tranh. Baøi : Haønh trình baày ong . guø gì. ruø rì. rừng hoan. rừng hoang. taøng phai. taøn phai.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 6/ Kết hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi cần tìm hiểu chất lượng học chính tả của từng em để tôi định hướng giúp đỡ, uốn nắn cho những em viết yếu theo yêu cầu riêng. Tôi đến thăm từng gia đình học sinh, đặc biệt trao đổi với phụ huynh các em học yếu chính tả (Tiền,Lợi,Khiêm,Thành,Tuấn,Bảo,Hận), nêu nguyên nhân các em học yếu môn này, để trao đổi tìm hướng giúp em học tốt hơn Còn đối với các em lười học tập, tôi luôn kiểm tra, uốn nắn hàng ngày, thường xuyên phụ đạo đúng theo lịch quy định một tuần 2 buổi, củng cố lại kiến thức, luật chính tả để giúp các em học tốt hơn. Ngoài ra tôi còn kết hợp Ban giám hiệu và tổng phụ trách để nhắc nhở những em lười học nhằm giúp các em học tốt hơn.. PHAÀN 3: KEÁT QUAÛ Với các biện pháp đã đặt ra mà tôi nêu trên, tôi đã áp dụng trong suốt năm học,. thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua từng tháng, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều tiến bộ trong học tập môn chính tả nói chung và chính tả nghe đọc nói riêng. Các em viết ít sai lỗi hơn, về lỗi phụ âm đầu, lỗi về vần được giảm dần. Việc luyện đọc, viết ở nhà giúp các em viết đúng bài viết khi học trên lớp. Việc giải các bài tập, vận dụng các mẹo luật chính tả, đọc sách báo nhiều lần giúp các em viết các bài kiểm tra luôn ít sai chính tả. Kết quả thống kê ở giữa HKII năm 2008-2009 tôi nhận thấy chất lượng lớp tôi đã có sự chuyển biến như sau : Đầu năm. SSHS. 2008-2009 Giữa HKI Cuoái HKI Giữa HKI. Gioûi. 24 24 24 24. SL 6 7 8 8. TL 25% 29,17% 33,33% 33,33%. Khaù SL 6 8 8 8. TL 25% 33,33% 33,33% 33,33%. Yeáu. TB SL 5 5 6 7. TL 20,83% 20,83% 25% 29,17%. SL 7 4 2 1. TL 29,17% 20% 8,33% 4,17%.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Việc nghiên cứu các giải pháp trên, đã giúp chất lượng ở phân môn chính tả của lớp tôi đạt học sinh khá giỏi tăng và số học sinh trung bình-yếu giảm Đến cuối năm phấn đấu tỉ lệ học sinh viết chính tả yếu không còn.. KEÁT LUAÄN Qua thời gian tích cực, kiên trì thực hiện, chất lượng học phân môn chính tả(nghe. đọc) của học sinh lớp tôi có chuyển biến tốt. Để thực hiện kết quả trên người giáo vieân caàn chuù yù. _Xác định yêu cầu rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng chính tả là nhiệm vụ troïng taâm. -Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp giáo viên cần tìm hiểu chất lượng học chính tả của từng em. - Để giáo viên định hướng giúp đỡ , uốn nắn kịp thời cho từng em theo yêu cầu rieâng _ Giáo viên cần kiên trì, tích cực các việc dạy dỗ, kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị, luyện viết từ khó ở nhà cho học sinh _Sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, sử dụng mẹo luật chính tả giúp học sinh chủ động tự tìm ra kiến thức, thể hiện ý kiến suy nghĩ của mình một cách độc lập sáng tạo, nhằm cho học sinh ghi nhớ từ khó và học tốt bài chính tả trên lớp. _Tạo nhiều hứng thú trong học tập nhằm giúp học sinh ham thích học, say mê học chính tả hơn. Hàng tháng, tuần giáo viên cần tổng kết và biểu dương những tổ, cá nhân đã được nhiều bông hoa điểm 10 nhất ở phân môn chính tả. Đồng thời có kế.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> hoạch phụ đạo cho học sinh yếu chính tả để cung cấp lại những kiến thức mà các em chưa nắm bắt được. _Kết hợp Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách, phụ huynh học sinh để kiểm tra nhắc nhở, động viên đối với những em lười học tập. Đề tài này áp dụng ở lớp 5A 1 Trường Tiểu học Thuận Hòa C. Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trường Tiểu học Thuận Hòa C. Thời gian tới, tôi hy vọng rằng nếu là người giáo viên dạy lớp phải biết vận dụng các giải pháp một cách sáng tạo, hợp lý và đồng thời phải đựoc sự quan tâm của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà trường thì kết quả sẽ tốt hơn.. Thuận Hòa,ngày 12 tháng 03 năm 2009 Người viết. Lê Thị Cẩm Loan.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×