Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dự thi 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.68 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
Thơng tin chung về sáng kiến
I. Điều kiện hồn cảnh tạo ra sáng kiến.................................................2
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.........................................3
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến........................................... 4
III. Nội dung
Chương 1
CƠ SỞ GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CHO HS THPT TRONG MÔN GDCD
1.1. Tầm quan trọng của giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học mơn
GDCD ở trường THPT ………………………………………………………..16
Chương 2
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG
GDCQBĐ TRONG MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Kế hoạch thực nghiệm…………………………………………………33
2.2. Giải pháp……………………………………………………………….60
IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................65
2. Hiệu quả xã hội....................................................................................65
V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền...........................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................67


Báo cáo sáng kiến
GIÁO DỤC Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO
HỌC SINH THPT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Giáo viên: Bùi Thị Hoa
Tổ: NN-Địa-Gdcd, trường THPT Nguyễn Huệ
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:


Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không
gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến
phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm
soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Biển đảo quê hương luôn là một phần máu
thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đơng
nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ
bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ
quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong
những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ
quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển
đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.
Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và máu xương để giữ gìn,
bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Gần 500 năm trước, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo chiến lược: “Biển Đông vạn dặm giăng tay
giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Và khi về thăm lực lượng Hải quân năm
1961, Bác Hồ kính yêu cũng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó”. Những lời dạy đó ln nhắc nhở chúng ta hơm nay phải ln ghi nhớ, trong
khi đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, không được một giây phút lơ là nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế,


khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện
tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đơng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn
ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.
Do đó, giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của

Tổ quốc là nhiệm vụ mang nhiều ý nghĩa. Hiện nay, vấn đề giáo dục chủ quyền
biển đảo trong trường trung học phổ thông được thực hiện thơng qua nhiều hoạt
động khác nhau, trong đó có vai trị quan trọng của mơn GDCD.
Với tâm huyết của một người làm nghề truyền đạt tri thức nhân loại, bản
thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để hun đúc, khơi dậy ý chí cách mạng đặc biệt là
tình u đối với bờ cõi giang sơn của Tổ Quốc cho những người học trị của mình
một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy tơi đã nghiên cứu đề tài : “ Giáo dục ý thức
trách nhiệm chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT trong môn GDCD”.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Nhiều học sinh ít hứng thú với mơn GDCD. Sở dĩ học sinh chưa tìm thấy niềm
vui, sự hứng thú trong học tập GDCD là do chưa được rèn luyện những kĩ năng,
cũng như khả năng vận dụng tri thức của GDCD vào trong đời sống hằng ngày.
* Học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền giáo dục
về quần đảo Hoàng Sa ở học đường. Tuy nhiên, việc chuyển hóa nhận thức đó
thành những hành động cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh còn mơ hồ
khi được hỏi về những kiến thức liên quan đến quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Thậm chí lúng túng khơng biết phân biệt khi xem được ở đâu đó (có thể là mạng
xã hội…) hay cịn không biết phản ứng ra sao khi thấy tấm bản đồ Tổ quốc ở đâu
đó vẽ thiếu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
Thơng qua dạy học mơn GDCD, GV tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền
biển đảo (GDCQBĐ) trong dạy học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Từ đó,
hình thành ở học sinh kiến thức, kĩ năng thực hành, xây dựng thái độ, ý thức đấu
tranh chống lại hành vi vi phạm Cơng ước Luật biển quốc tế, có thái độ đúng đắn
về tình yêu biển đảo và trách nhiệm cơng dân của mình (HS hiện tại và người cơng
dân - cán bộ công chức, viên chức, người lao động) tương lai của đất nước.
Đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, xây

dựng được thái độ, ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo
đức và pháp luật về chủ quyền biển đảo trong xã hội cho HS trường THPT .
Mặt khác, cho đến nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể về việc tích
hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo (GDCQBĐ) trong dạy học mơn GDCD
cho HS THPT. Do đó, sáng kiến sẽ cung cấp thêm các luận chứng khoa học cho
việc đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển một số kĩ năng như: tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực khám phá và xử lý tình huống cho học
sinh, do đó sẽ cung cấp thêm những tư liệu khoa học để GV dạy GDCD có thể
tham khảo trong dạy học bộ môn này.
3. Nội dung sáng kiến


Chương 1
CƠ SỞ GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CHO HS THPT TRONG MÔN GDCD
1.1. Tầm quan trọng của giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT
*/ KQ về biển đảo Việt Nam
Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á nhờ có vùng lãnh thổ
rộng lớn gồm phần đất liền rộng trên ba trăm ngàn kilomét vuông nằm dọc bờ Tây
Biển Đông theo hướng á kinh tuyến và phần biển rộng trên một triệu kilomét
vng, gấp ba lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, có các sơng lớn cỡ thế giới mà lưu vực nằm trên sáu nước đổ vào. Biển
Việt Nam giữ vai trị quan trọng về mơi trường, sinh thái Biển Đông và khu vực, là
vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật
và hàng hải. Theo vị trí và hình thái, biển Việt Nam có thể được chia thành các
vùng biển nửa kín (vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vịnh Thái Lan), các vùng
biển hở ven bờ (vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, vùng biển ven bờ phía đông
Nam Bộ) và vùng biển khơi (vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Vùng
bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km với 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm đổ ra
biển khoảng 847 tỷ m3 nước và 250 triệu tấn bùn cát, chủ yếu từ sông Mê Công và

sông Hồng lớn hàng thứ 9 và 14 trên thế giới. Dọc bờ biển có 12 đầm phá ở miền
Trung với tổng diện tích trên 400 km2 và 48 vũng vịnh với tổng diện tích trên
4.000 km2. Việt Nam có gần 3.000 hịn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.700 km2,
trong đó trên 70 đảo có khoảng 260 nghìn dân sinh sống, mang lại nhiều giá trị quý
giá như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển. Một
số đảo như Thổ Chu, Cồn Cỏ, v.v. có giá trị nối đường cơ sở để tính lãnh hải. Hai
quần đảo xa bờ Hồng Sa và Trường Sa mang lại lợi ích nhiều mặt và lâu dài cho
đất nước. Nhiều vũng vịnh, cửa sông và đầm phá là tâm điểm phát triển cơ sở hậu
cần khai thác biển, các khu chế xuất, mậu dịch tự do, đặc biệt là các cảng biển.
Nhiều vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, v.v. xứng đáng là các
kỳ quan thiên nhiên, có tiềm năng lớn phát triển du lịch-dịch vụ. Các bãi đẹp nổi
tiếng như Trà Cổ, Cửa Lị, Lăng Cơ, Nha Trang, Bãi Dài (Phú Quốc), v.v. và các


vịnh đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, v.v. đã góp phần thu hút mỗi năm
hàng triệu khách trong và ngồi nước đến du lịch biển, ước tính 70% tổng lượng
khách của cả nước.
Tài nguyên thiên nhiên biển truyền thống của Việt Nam được đánh giá
khách quan là đa dạng nhưng kém phong phú và đang có nguy cơ cạn kiệt, điển
hình là thuỷ sản và dầu khí mà sản lượng khai thác dự kiến trong những năm tới sẽ
giảm. Ngày nay, tài ngun thiên nhiên khơng cịn được hiểu theo tư duy truyền
thống là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục đích cụ thể
nào đó, mà được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức
khác nhau, hoặc khơng sử dụng nhưng sự tồn tại của nó mang lại lợi ích cho con
người. Để phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng bền vững nhằm thực hiện chiến
lược biển theo Nghị quyết TW 7, kỳ họp 4, Khố X của Đảng, ngồi sử dụng hợp
lý và quản lý tài nguyên truyền thống, rất cần thiết điều tra, đánh giá để khai thác,
sử dụng hiệu quả các dạng tài nguyên mới hoặc còn ít hiểu biết, trong đó có tài
nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái trên vùng biển đảo. Đây là các dạng tài
nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch

vụ ở vùng biển, ven biển và các đảo Việt Nam, mà việc khai thác sử dụng chúng có
hiệu quả có thể tạo nên sự bứt phá về kinh tế biển. Về khoa học, tài nguyên vị thế,
kỳ quan địa chất và sinh thái là vấn đề mới khơng chỉ đối với Việt Nam mà cịn đối
với nhiều nước trên thế giới. Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích to lớn, lớn hơn nhiều các tài
nguyên truyền thống. Đây là vấn đề rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ
tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ
chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ,
thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ bản chsất, giá trị và việc
điều tra, đánh giá toàn diện và hệ thống các tài nguyên này có thể tạo ra bước đột
phá đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, góp phần bảo vệ an ninh, chủ
quyền quốc gia vùng biển đảo; đồng thời cịn phát huy được các giá trị văn hố,
khoa học và giáo dục, làm tăng thên niềm tự hào và tình yêu đất nước đối với mỗi
người Việt Nam


*/ Về kinh tế, chính trị - xã hội:
Biển Đơng là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên
thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải).
Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới
5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Là tuyến
đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước
trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu,
Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; chuyên chở sản lượng
dầu thô và các sản phẩm toàn cầu. Với Mỹ: Là tuyến hoạt động chính của Hạm đội
7, có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông; Với Trung
Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua
Biển Đơng. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất
khẩu


chun

chở

qua

Biển

Đơng.

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đơng với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực. Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc
biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có
khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách
nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực
giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế
nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi hấp dẫn các thế lực đế quốc bành
trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong
đời sống chính trị thế giới.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí
đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có
triển vọng dầu khí và trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ
lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Hiện


nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác cơng
nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng

triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh.
Ngồi ra cịn có các khống sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan,
băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài
cá biển là nguồn lợi chính cịn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như:
tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài
khác
Các loại hải sản trong lòng biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú
cả về số lượng và chất lượng trong khu vực nhau, trong đó có trên 100 lồi có giá
trị kinh tế cao. Đến nay đã xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi
cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gị nổi ngồi khơi. Dọc ven biển cịn có
hơn 80 vạn hét-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để ni
trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong
câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi
trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tao ra nguồn xuất
khẩu



kim

ngạch

lớn



khả

năng


cạnh

tranh

cao.

Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó
một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở
khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn,
Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn
Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Riêng khu Vũng Tàu đến Hà Tiên do
biển nơng, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có
thể xây dựng cảng quy mơ vừa ở Hịn chơng, Phú Quốc hoặc cảng sơng Cần Thơ.
Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng
hàng hóa thơng qua hệ thống các cảng biển.


*/ Về quốc phòng - an ninh:
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí
thành tuyến phịng thủ liên hồn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có
tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển, đường sông để tấn công
xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường
sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm
938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sơng Như Nguyệt 1077; chiến
thắng Rạch Gầm - Xồi Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và
dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong
lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam
có vai trị quan trọng, làm tăng chiều sâu phịng thủ đất nước ra hướng biển. Do
đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam,
chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên
chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn
công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm
trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị cơng nghệ cao xuất phát từ hướng
biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ,
vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các
lực lượng khác thì biển đảo có vai trị quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ
hiệu quả cho đất nước.
Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ
XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt
và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an
ninh nước ta. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước


trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Cam-pu-chia và Thái Lan (Tây Nam),
Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đơ-nê-xi-a, Bru-nây (phía Đơng, Đơng Nam và Nam),
nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa
các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân
của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyền trên vùng, biển, đảo, thềm
lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ



an


ninh

đất

nước.

Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều
kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới ln
xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng
quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền
phát triển, chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi
thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an
ninh trên biển để tạo ra mơi trường hịa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên
các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt
Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.Tuy nhiên hiện nay tình hình biển đảo của
nước ta bị nhiều hành động của các nước chống phá.
*/Những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Xâm phạm là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang)
một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước
khác.
Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm phạm chủ
quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm phạm là việc sử dụng lực
lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc
của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn


lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh

các quốc gia khác. Hành động xâm phạm có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ,
tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính
trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314, nhằm định nghĩa về Xâm phạm của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm phạm là một sự kiện diễn ra giữa các quốc
gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không
được coi là các hành động xâm phạm.
Các bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng việc xâm phạm đã thường
xuyên xảy ra từ thời tiền sử. Trong thời cổ, trước khi có các phương tiện giao tiếp
bằng sóng vơ tuyến và các phương tiện vận tải nhanh, cách duy nhất để bảo đảm
bảo được sức mạnh cần thiết là di chuyển các đoàn người (đoàn quân) như
một lực lượng lớn. Do vậy, theo bản chất tự nhiên của nó đã dẫn tới chiến lược
xâm chiếm. Cùng với các cuộc xâm lược là việc mang đến những sự thay đổi văn
hóa, thay đổi về tôn giáo, triết học, và công nghệ đã hình thành nhiều nền văn
minh khác nhau của thế giới cổ.
Để tiện phân biệt, Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm phạm chủ
quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974 đã nêu khái quát về các hình
thức xâm phạm ở Điều 2 và các loại hình xâm lược một cách cụ thể ở Điều 3. Tuy
nhiên hành động xâm phạm không chỉ bao gồm những hành động trong điều 3 mà
còn những hành động khác.
Điều 2: Việc sử dụng lực lượng vũ trang trước của một quốc gia hay của
một liên minh các quốc gia mà vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc sẽ được viện
dẫn như một bằng chứng xác đáng của một hành vi xâm lược bất chấp Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, có thể kết luận là:
“việc xác định rằng một hành động xâm lược, mà hành động xâm lược đó đã được
thừa nhận là vi phạm Hiến chương, sẽ không được bào chữa bởi việc nhận thấy
những tình huống có liên quan, bao gồm thực tế rằng những hành động được quan
tâm hay những hậu quả của những hành động động được quan tâm này không ở
mức nghiêm trọng”.
Điều 3: Chiếu theo và viện dẫn Điều 2, bất kỳ những hành động sau đây



sẽ bị coi là xâm lược dù cho không tuyên bố chiến tranh.
Hành động xâm lấn hoặc tấn công được thực hiện bởi các lực lượng vũ
trang của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm vào một quốc hoặc một
liên minh các quốc gia khác hoặc là hành vi chiếm đóng quân, dù cho chỉ là tạm
thời hoặc là sau khi thực hiện hành vi xâm lấn hoặc tấn công hay bất kỳ sự sáp
nhập thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ hoặc một phần của lực
lượng tại chỗ của một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác được nói ở trên.
Hành vi bắn phá, pháo kích, cường kích hoặc ném bom được thực hiện
bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm
vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác hoặc việc sử
dụng bất kỳ loại vũ khí nào của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm
vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.
Hành vi phong tỏa các cảng hay bờ biển được của một quốc gia hoặc một
liên minh quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia khác
hoặc một liên minh quốc gia khác.
Việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh
các quốc gia mà lực lượng vũ trang này ở trong lãnh thổ của một quốc gia khác
hoặc một liên minh các quốc gia khác không dựa theo thỏa thuận của quốc gia
hoặc liên minh quốc gia tiếp nhận, bao gồm việc sử dụng lực lượng vũ trang này vi
phạm các điều khoản có trong thỏa thuận hoặc bất kỳ việc kéo dài sự hiện diện ở
những khu vực như trên vượt quá thời hạn có trong thỏa thuận.
Có thể thấy rằng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ được thực hiện trên 3 góc
độ khác nhau. Có thể là xâm phạm đất liền, biển, hoặc trên khơng. Qua đó, có thể
hiểu hành động được coi là xâm phạm chủ quyền biển đảo là những hành động
diễn ra trên phạm vi biển đảo của một hay nhiều quốc gia. Một cuộc tấn công trên
bờ, trên biển hoặc trên không của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia
được thực hiện bởi lực lượng vũ trang hoặc lực lượng không quân hoặc lực lượng
hải quân hoặc lực lượng không quân của hải quân của một quốc gia khác hoặc một
liên minh các quốc gia khác.Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982,

quốc gia ven biển có quyền xác định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội


thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc
gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Điều này thể
hiện rõ nội dung của nguyên tắc “đất thống trị biển”, theo đó lãnh thổ đất liền là
cơ sở để xác lập và mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Cần lưu ý rằng diện tích lãnh thổ khơng đóng vai trị quan trọng bởi chủ quyền
trên lãnh thổ đó mới là nền tảng quyết định việc mở rộng quyền lực quốc gia ra
phía biển.
Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện một loạt những hành động xâm
phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Có thể kể đến một số hoạt động như sau:
Một là, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc tại
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép từ năm
1974 đến nay. Đây khơng cịn là tranh chấp về mặt pháp lý nữa mà thực chất là sự
xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Hai là, tranh chấp chủ quyền giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc,
Philippin Đài Loan, Bru - Ney và Malaysia tại quần đảo Trường Sa.
Ba là, yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) một cách phi lý, bất hợp
pháp của Trung Quốc trên tồn Biển Đơng. Với âm mưu, ý đồ độc chiếm Biển
Đông, Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành ao nhà, thành sân sau của
mình. Là bàn đạp để tiến sâu vào Đông Nam Á và là cánh cửa để Bắc Kinh vươn
ra thế giới. Đặc biệt là những lợi ích về mặt kinh tế, bởi nơi đây chứa hàm lượng
dầu mỏ, khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, hơn nữa với sản lượng băng cháy chưa
được khai thác sẽ giải quyết vấn đề năng lượng với một quốc gia khát nhiên liệu
như Trung Quốc.
Bốn là, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông như: Xây dựng trái
phép căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh
chiếm trước đây; hay vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD – 981 vào vùng
lãnh hãi Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán

của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa….
Trên đây là một vài vấn đề đang gây căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.
Có thể nhận thấy, phần lớn các vấn đề này đều có sự góp mặt của phía Trung Quốc


như một dấu hiệu cho chúng ta thấy được tham vọng độc chiếm Biển Đông của
quốc gia này.
Cùng với những sự việc manh động gần đây của chính quyền Bắc Kinh,
chúng ta cần phải có những cách nhìn nhận đúng đắn, có những đánh giá chính xác
và những bước đi phù hợp với từng thời gian, hoàn cảnh đối với từng sự việc tại
Biển Đông.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học mơn
GDCD ở trường THPT
1.2.1. Sự cần thiết tích hợp GDCQBD trong dạy học GDCD ở trường
THPT hiện nay
*/ Đặc điểm của môn GDCD ở trường THPT
Môn GDCD là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Các tri thức
khoa học của bộ môn GDCD bao gồm phạm vi kiến thức rộng lớn, bao quát toàn
bộ đời sống xã hội có tính lý luận, tính khái qt cao về thuộc tính cơ bản của hiện
thực. Đó là các kiến thức về Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học,
Đạo đức học, pháp luật, mỹ học và các đường lối quan điểm của Đảng và Nhà
nước dưới dạng phổ thơng hóa, các kiến thức trên được sắp xếp phân bố theo
chương trình học từ lớp 10 đến lớp 12. Sự phân bố này tuân theo một hệ thống tri
thức khoa học, đảm bảo tính logic, hợp lý, vừa đảm bảo tính sư phạm, tính thực
tiễn, đảm bảo hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Với vị trí, chức năng mơn học, về phần mình mơn GDCD trực tiếp giáo dục tư
tưởng, chính trị, đạo đức, phong cách, chuẩn mực của con người lao động mới. Đó
là những con người vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính
trị tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vừa có trách nhiệm đối

với bản thân, gia đình và có ích đối với xã hội.


*/ Thực trạng nhận thức về ý thức trách nhiệm của học sinh THPT với
chủ quyền biển
Học sinh – thanh niên hiện nay được hưởng thành quả của gần 30 năm đổi
mới, điều kiện sống ( cả vật chất lẫn tinh thần ) tốt hơn, cơ hội học hành nhiều hơn,
được tiếp cận nhiều kênh thông tin. Và đặc biệt là 10 năm gần đây cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, họ được tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại.
Do vậy, họ có tri thức rộng, tư duy năng động, sáng tạo, ham mê tìm hiểu, khám
phá.
Tuy nhiên ,hiện nay ở nước ta đời sống xã hội có những biểu hiện coi nhẹ
những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là, "tệ
sùng bái” nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống
thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ngoài xã hội đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với thuần phong
mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã
hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị
đạo đức truyền thống. Nạn tham nhũng, bn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn
xã hội khác đang phát triển. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý
thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống. Đặc biệt trong những năm gần
đây, xã hội xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn
giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ. Họ đang lớn lên, đang vào đời và chuẩn bị
vào đời (thanh, thiếu niên) mà khơng biết tìm những điểm tựa tinh thần, tư tưởng,
những chuẩn mực đạo đức và lối sống ở đâu, với những tấm gương nào để noi
theo.
Thực trạng của sự biến đổi giá trị đạo đức như đã nêu trên là vấn đề đáng lo
ngại và cần báo động. Nó khơng chỉ là mối quan tâm của một số người, một số cơ
quan nghiên cứu, mà là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân. Nếu chúng ta khơng có sự

quan tâm đúng mức, khơng có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết và ngăn
chặn kịp thời những tiêu cực về mặt đạo đức đó, thì hậu quả của nó đối với đời
sống xã hội và sự phát triển của đất nước là hết sức nghiêm trọng, không thể lường


hết.
Đặc biệt trong vấn đề biển đảo- chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Có thể nói
Cả giáo viên, học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền
giáo dục về quần đảo Hoàng Sa ở học đường. Tuy nhiên, việc chuyển hóa nhận
thức đó thành những hành động cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh còn
mơ hồ khi được hỏi về những kiến thức liên quan đến quần đảo Trường Sa, Hồng
Sa. Ví dụ khi được hỏi những câu hỏi đơn giản như:
+ Em hãy cho biết vùng biển nước ta gồm mấy bộ phận?Kể tên.
+ Bờ biển Việt Nam có chiều dài khoảng bao nhiêu km?Có bao nhiêu Tỉnh
nước ta giáp biển.
+

Việt

Nam



chung

biển

Đơng

với


bao

nhiêu

quốc

gia?

+ Kể tên hai quần đảo xa bờ của nước ta và cho biết thuộc tỉnh nào?
+ Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?
+ Nước ta có khoảng bao nhiêu đảo lớn, nhỏ trên biển? Bao nhiêu Huyện
đảo?
+

Đảo

lớn

nhất

trong

hệ

thống

đảo

của


nước

ta

là?

+Việt Nam chính thức tham gia và là thành viên của Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển (1982) vào năm nào?
Nhiều học sinh THPT- chủ nhân tương lai của đất nước còn khơng biết về
những vấn đề cơ bản này, thậm chí nguy hại hơn cịn có những em khơng biết phản
ứng, đơi khi thờ ơ khi nhìn thấy tấm bản đồ Tổ quốc ở đâu đó vẽ thiếu các quần
đảo Hồng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
*/ Thực trạng dạy và học tích hợp nội dung chủ quyền biển đảo trong môn
GDCD
Thực sự vấn đề nhận thức về trách nhiệm biển đảo là rất đang lo ngại, đặc
biệt đối với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế GV lại rất ít đổi mới PPDH theo
hướng tích cực vào dạy học mơn GDCD nói chung và tích hợp nội dung
GDCQBĐ trong dạy học môn GDCD ở trường THPT cho HS nói riêng nhằm nâng


cao hiệu quả giáo dục cho HS.
Đi sâu tìm hiểu tơi nhận thấy mặc dù có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết
của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp nội dung GDCQBĐ cho
HS. Nhưng thực tế, GV lại chưa quan tâm đúng mức, đa số GV đều cho rằng họ
phải làm sao truyền tải được một lượng kiến thức khá lớn tới HS, họ còn lối tư duy
dạy sao cho đủ phân phối chương trình. Vì vậy, dạy học tích hợp GDCQBĐ đang
cịn là vấn đề khó, nội dung nhạy cảm, phương pháp tích hợp nội dung này chưa
thu hút được sự quan tâm đúng như tầm quan trọng của nó.
Đối với GV dạy học môn GDCD của trường THPT đã nhận thức được tầm

quan trọng, ý nghĩa của việc tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học môn
GDCD, đã thực hiện dạy học tích hợp theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở
GD&ĐT nhưng chưa thực sự hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn, tôi tiến hành điều tra
thực trạng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến, Nam Định
trên các khía cạnh sau:
* Kết quả phân tích dữ liệu điều tra từ GV
Để tìm hiểu thực trạng về việc tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học
mơn GDCD ở trường THPT tôi tiến hành điều tra HS và GV đang học tập và giảng
dạy tại trường. Qua khảo sát 4GV đang tham gia giảng dạy môn GDCD ở
trườngTHPT Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến, Nam Định và khảo sát 1050 HS
khối 10,11, 12 trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2018 – 2019, kết quả thu được
như sau:
Qua tìm hiểu tôi thấy các PPDH như: phương pháp nêu vấn đề; phương pháp
thảo luận nhóm; phương pháp dự án; phương pháp đóng vai các GV rất ít hoặc sử
dụng vẫn cịn khá dè dặt. Ngược lại, nhóm PPDH truyền thống như: phương pháp
thuyết trình; đàm thoại thì GV sử dụng khá thường xuyên.
Đối với HS: Qua thực tế khảo sát tôi thấy hiện nay nhận thức của một bộ phận
nhỏ HS chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân trong đấu tranh, phê phán các
hành vi xâm phạm CQBĐ, cũng như những hiểu biết cơ bản về biểu hiện của hành
vi đó.


Qua các bài giảng trên lớp, bản thân tôi thấy HS có biết nhưng dành sự quan
tâm rất ít đến các vấn đề về biển đảo, vi phạm biển đảo, hoặc có chăng thì HS suy
nghĩ rất tiêu cực về các vấn đề đó, thậm chí có thái độ bàng quan với những vấn đề
đó. Đây là một thực tế đáng buồn địi hỏi phải có biện pháp góp phần tích cực
trong việc giáo dục đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động của HS hình thành thái độ ứng xử đúng đắn với
hành vi vi phạm CQBĐ.
* Kết quả phân tích dữ liệu về phía HS

Để tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng PPDH môn GDCD ở THPT Nguyễn
Huệ cũng như nhận thức về việc tích hợp nội dung GDCQBĐ cho HS. Tôi đã tiến
hành điều tra 1050 HS tại THPT Nguyễn Huệ như sau:
- Khi được hỏi những nguyên nhân sau, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất
lượng học tập môn GDCD
Kết quả thu được như sau:
+ Không hứng thú với môn học

916 HS = 87,2%

+ Hạn chế phương pháp học tập

821 HS = 78,2%

+ Nội dung môn học chưa hấp dẫn

972 HS = 92,6%

+ PPDH của GV chưa đổi mới

673 HS = 64,1%

+ GV chưa đổi mới khâu kiểm tra đánh giá

596 HS = 56,8%

Đánh giá chung về thực trạng:
Qua khảo sát thực tế, có thể khẳng định rằng tích hợp nội dung GDCQBĐ trong
dạy học môn GDCD theo PPDH truyền thống vẫn thường xuyên được GV sử
dụng, chủ yếu mang tính chất truyền đạt, chuyển tải nội dung đã được quy định

tích hợp, cung cấp những thơng tin mang tính lý thuyết. Mặt khác, việc đánh giá
chủ yếu theo nội dung dạy học, theo cách dạy, khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến
thức là chính. Khả năng HS biết vận dụng thực tiễn, sáng tạo những nội dung đã
học cịn có những hạn chế nhất định.


Nguyên nhân của thực trạng tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học môn
GDCD ở trường THPT chưa hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là ở PPDH của GV, thể hiện ở một số nội
dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, PPDH truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm
thoại cũng có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, khi vận dụng vào trong thực
tiễn bài dạy GV có sử dụng nhưng vận dụng khá đơn điệu mang tính hình thức vì
thế chưa phát huy được hiệu quả của tích hợp nội dung GDCQBĐ.
Thứ hai, thơng qua việc khảo sát giáo án của một số GV dạy học tại trường, tơi
nhận thấy GV cịn chuẩn bị PPDH nội dung tích hợp GDCQBĐ cịn sơ sài, chưa
đầu tư thời gian, cơng sức và tâm huyết cịn ít, mang tính lý luận chung chung,
chưa có nhiều tình huống vận dụng thực hành, luyện tập cho học sinh rèn luyện kĩ
năng tư duy và giải quyết vấn đề.
Thứ ba, thông qua việc khảo sát dự giờ của một số GV về tích hợp nội dung
GDCQBĐ tơi nhận thấy: về cấu trúc của giờ học, đa số GV đều làm theo một
khn khổ, trình tự đầy đủ các hoạt động nhất định. Với PPDH như vậy, làm cho
HS trước khi vào giờ học đã có tâm lý thụ động, thiếu hứng thú học tập, vì các em
khơng thấy điều gì mới lạ, mà điều mới lạ mới kích thích nhận thức, mới thu hút sự
chú ý của các em, hiệu quả mang lại rất thấp.
Những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức và rèn luyện
của HS. Do đó, làm giảm chất lượng học tập bộ mơn. Như vậy, cần thiết phải có
những thay đổi về PPDH mơn GDCD theo hướng tích cực hóa, nhằm nâng cao
hiệu qủa tích hợp nội dung GDCQBĐ cho HS.
Thứ tư, GV cịn gặp khó khăn trong việc sử dụng các trang mạng xã hội,

internet; hay việc tra cứu tìm địa chỉ tin cậy để tìm đúng các tranh ảnh, bảng biểu
hay các thơng tin sự kiện chính xác và khoa học. Nếu phương pháp không khéo
léo, các dẫn chứng khơng thời sự, chính xác có thể làm HS có cái nhìn tiêu cực vào
đất nước, vào các đường lối lãnh đạo và chủ quyền quốc gia. Nhất là các em HS
mới trải qua tuổi dậy thì, tâm sinh lý chưa ổn định, trải nghiệm sống cịn rất ít,
chưa có cái nhìn đa chiều, chưa biết cách tiếp nhận và xử lý thông tin.


Thứ năm, mơn GDCD tích hợp rất nhiều nội dung, do đó thời gian dành cho nội
dung tích hợp GDCQBĐ cịn có những hạn chế nhất định. Hơn nữa, GV còn nặng
nề trong việc dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT. Với
tư tưởng đó, nên GV cịn hời hợt, khơng quan tâm nhiều đến việc tích hợp các nội
dung vào bài dạy.
1.2.2. Yêu cầu khách quan của việc dạy học tích hợp GDCQBD trong dạy học
GDCD ở trường THPT
Trước thực trạng “xuống cấp” về đạo đức của một bộ phận thanh, thiếu niên
hiện nay, ngồi việc tìm ra ngun nhân của thực trạng, thì điều quan trọng hơn cả
là phải tìm ra được cách chữa trị cho những vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt.
Việc nhà trường tăng cường những biện pháp giáo dục tích cực như dạy học lồng
ghép giữa các môn học với dạy đạo đức, dạy pháp luật, giáo dục giới tính cho
HS…là một giải pháp quan trọng. Trong đó cần đặc biệt quan tâm tới mơn GDCD
bởi xuất phát từ nhiệm vụ của môn học này. Đặc biệt, việc dạy học môn GDCD
không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là phát triển năng
lực thực hành cho HS, để HS biến những tri thức được học thành hành động cụ thể,
phù hợp yêu cầu của xã hội. Qua các bài học GDCD giúp các em hiểu được những
chuẩn mực đạo đức của xã hội trong các mối quan hệ và hình thành nhu cầu thực
hiện theo những chuẩn mực đạo đức đó ở HS. Vì vậy, một định hướng đúng của
GV có ý nghĩa rất lớn đến hành vi của HS.
Nghiên cứu công tác giáo dục đào tạo, biển đảo của một số quốc gia cho
thấy, để nâng cao hiệu quả công tác GDCQBĐ nhiều nước trên thế giới và trong

khu vực đã đưa nội dung GDCQBĐ vào giáo dục trong các nhà trường, như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Philippin… Qua giáo dục đào tạo, biển đảo kiến
thức về GDCQBĐ cho cán bộ, công chức, SV, HS nhiều quốc gia đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong đấu tranh chống lại những hành vi xuyên tạc sự
thật, làm tổn hại đến an ninh và quốc phòng của quốc gia, nhất là cho cơng tác
GDCQBĐ.
Mơn GDCD tích hợp rất nhiều nội dung như: giáo dục kĩ năng sống, an toàn
giao thơng, giáo dục pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư duy phê phán, tư duy


sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…, đặc biệt là nội dung tích hợp về GDCQBĐ
là nội dung mới và khó, nhạy cảm. Thơng qua việc tích hợp nội dung GDCQBĐ
nhằm xây dựng đạo đức xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán
bộ, công chức, sinh viên, HS về GDCQBĐ, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu
tranh chống lại những hành vi gây mất đoàn kết dân tộc, xâm phạm chủ quyền
lãnh thổ quốc gia trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Tìm hiểu nhận thức của GV về sự cần thiết của việc tăng cường tích hợp nội
dung GDCQBĐ trong dạy học môn GDCD ở trường THPT cho HS thông qua đổi
mới PPDH, chúng tôi đã khảo sát 4 GV kết quả thu được như sau:
Bảng 1.3 Sự cần thiết của tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học môn
GDCD ở trường THPT cho HS thông qua đổi mới PPDH
Mức độ

Số GV

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết

4


100

Cần thiết

0

0

Bình thường

0

0

Khơng cần thiết

0

0

Như vậy, 100% GV đều cho rằng việc đổi mới PPDH vào dạy học mơn GDCD
nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT cho HS là rất cần thiết.
1.2.3. Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học mơn
GDCD ở trường THPT
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được
quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc
góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh.

*/ Mục đích của việc tích hợp
- Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về chủ quyền biển đảo
Vệt Nam
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh và thế hệ cha anh ; trở thành thói quen và nếp sống của HS.


- Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong
việc học tập và nhận thức trách nhiệm bảo vệ biển đảo .
- Góp phần giáo dục cho HS trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
*/ Nguyên tắc dạy học tích hợp nội dung GDCQBĐ trong dạy học mơn
GDCD ở trường THPT
Để dạy học tích hợp nội dung GDCQBĐ có hiệu quả, địi hỏi phải đảm bảo
các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo mục tiêu mơn học, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết
cho người học
- Đảm bảo được nguyên tắc tính Đảng
Một là: giữ vững và phát triển các quan điểm khoa học của học thuyết MácLênin trong quá trình dạy học.
Hai là: đảm bảo tính chiến đấu của học thuyết Mác – Lênin trong dạy học.
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa
với người học
- Đảm bảo ngun tắc tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học
kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững
- Tăng cường tính thực tiễn, quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa
phương
- Đảm bảo nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
*/ Nội dung tích hợp GDCQBĐ trong mơn GDCD cấp THPT
Cần phải thấy rõ rằng không phải bài nào trong chương trình mơn GDCD cấp

THPT cũng tích hợp được nội dung GDCQBĐ mà nội dung đó cần được đưa vào
khéo léo, hợp lý ở một số bài cụ thể. Theo Tài liệu giáo dục nội dung CQBĐ
trong môn GDCD cấp THPT ban hành kèm theo Tài liệu hướng dẫn dạy học nội
dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ
thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2011. Bộ trưởng yêu cầu các


cơ quan ban ngành, đoàn thể, các trường THPT, tổ chuyên môn phối hợp với
nhau để xây dựng nên các nội dung tích hợp GDCQBĐ cho phù hợp. Theo đó,
nội dung tích hợp GDCQBĐ có thể giảng dạy ở các bài sau đây:
Địa chỉ
Lớp

Tên bài

10

Bài

7.

Thực

tích hợp
Tích

hợp

Nội dung tích hợp
Về kiến thức:


Ghi chú
Ví dụ:

vào phần 1

Nhận thức đúng đắn

Những hành vi

tiễn



“Nhận thức

về thực tiễn biển đảo

biểu tình thị uy

vai

trị

là gì?”

của Việt Nam.

về


của thực

Nhận thức đầy đủ

tiễn đối

về những hành vi xâm

với nhận

phạm chủ quyền biển

thức

đảo.
Về kĩ năng:
Phân biệt đúng đắn
hành vi xâm phạm chủ

chủ

quyền

biển đảo gây kích
động.
Những hành vi
này là sai trái và
làm tổn hại đến
chủ quyền quốc
gia.


quyền biển đảo và
hành vi bảo vệ chủ
quyền biển đảo
Về thái độ:
Đấu tranh chống lại
những hành động vi
phạm chủ quyền biển
đảo.
10

Bài

11.

Một

số

Tích

hợp

vào phần 1

Về kiến thức:

Ví dụ:

Hiểu được nghĩa vụ


Một số hành vi

của cơng dân, của

khơng quan tâm

đạo đức

thanh niên là gì đối

đến chủ quyền

cơ bản.

với sự nghiệp chính trị

biển đảo. Sống

phạm trù

“Nghĩa vụ”


nước nhà

theo kiểu “Đèn

Về kĩ năng:


nhà ai nhà nấy

Phân biệt và xác
định đúng đắn những
việc

được

làm



rạng”
Ví dụ:
Hậu quả của việc

khơng được làm đối

không

với chủ quyền lãnh

trách nhiệm của

thổ

học sinh đối với

Về thái độ:


vấn đề chủ quyền

Thực hiện đúng nghĩa
vụ và trách nhiệm của
bản thân đối với Tổ



biển đảo như (dễ
bị dụ dỗ lơi kéo,
bị kích động, hay
xun

quốc

nắm

thật)

tạc

sự

gây

ra

những sai lầm
trong cuộc sống.
10


Bài

13.

Tích

hợp

Cơng

vào mục c

dân với

phần 2 “Hợp

cộng

tác”

đồng

Về kiến thức:

Ví dụ: Giúp đỡ

Hiểu được trách nhiệm

các ngư dân, cán


đạo đức của công dân

bộ chiến sĩ những

trong mối quan hệ với

giá trị vật chất và

các chiến sĩ, các cán bộ

tinh thần. Động

và đồng bào đang hoạt

viên tạo nền

động trên

biển đảo

trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Về kĩ năng:
Yêu quý, tôn trọng
và giúp đỡ các đồng

tảng kinh tế, kĩ
thuật quân sự cho

họ.


bào vùng biển đảo
quốc gia.
Về thái độ:
Biết cư xử đúng đắn
và xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với đồng
bào trong cả nước.
10

Bài

14.

Tích hợp ở

Cơng

phần

dân với

“Lịng

Ví dụ: Cần phải

Về kiến thức:


1:

Biết được lịng u

u

nước là gì? Biểu hiện

sự

nước là gì?”

của lịng yêu nước đối

nghiệp

và phần 3 :

với chủ quyền biển

xây

“Trách

đảo là gì?

dựng và

nhiệm


bảo vệ tổ

vệ Tổ quốc”

quốc

bảo

đấu

tranh

với

những hành vi đi
ngược lại với lợi
ích quốc gia, vi
phạm chủ quyền
lãnh

Về kĩ năng:

thổ

Việt

Nam.
Hiểu

được


trách

nhiệm của công dân,
đặc biệt là của học
sinh đối với vấn đề
CQBĐ
Về thái độ:

Ví dụ: Cảnh giác
trước những hành
vi âm mưu chia
rẽ, xuyên tạc của
các thế lực thù
địch, những việc

Yêu quý, quê hương
đất nước, biển đảo
Có ý thức, trách
nhiệm trong cơng cuộc
xây dựng
và bảo vệ CQBĐ.

làm gây tổn hại
đến an ninh quốc
gia, xâm phạm
chủ quyền lãnh
thổ



×