Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

viec tao hung thu cho cac em trong gio hoc Ngu Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, môn Ngữ văn là một trong những môn học chính ở các trường THCS, THPT và cũng là một trong những môn chính trong các kỳ thi tốt nghiệp. Còn đối với xã hội, môn Ngữ văn cũng góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, viết lách, giúp mọi người trau chuốt lời nói, lời văn của mình, bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp và hình thành nhân cách và hoàn thiện nhân cách của mình qua việc học môn Văn như Hoài Thanh đã nói: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.” ( Ý nghĩa văn chương trong Bình luận văn chương của Hoài Thanh). Còn trong nhà trường phổ thông môn Ngữ văn giúp các em học sinh rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình “ Văn học là nhân học” . Nhưng trong quá trình giảng dạy trong 03 năm qua ở trường THCS Bình Thạnh, tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nhận thức đuợc tầm quan trọng của môn học này. Hơn thế nữa, các em quá thờ ơ với môn Ngữ Văn . Vì vậy việc tạo hứng thú cho các em trong giờ học Ngữ Văn nhằm giúp cho các em học tốt hơn bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông là rất quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao chất lương GD và củng là trách nhiệm của giáo viên dạy văn. Song những vấn đề trong đề tài này chưa phải là tốt nhất, tôi rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học trường và quý đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu hơn giúp nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn ở trường THCS Bình Thạnh ngày càng tốt hơn . Bình Thạnh , ngày 12 tháng 02 năm 2011 Người nghiên cứu. Trần Thị Ngọc Hân. A. PHẦN MỞ ĐẦU.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SKKN [. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người phải có giao tiếp, giao tiếp để tìm hiểu mọi người xung quanh, giao tiếp để kết bạn, giao tiếp để sản xuất, kinh doanh… Muốn như thế thì mọi ngừơi cần có vốn kiến thức, lời nói phải lịch sự, trong sáng, đầy đủ ý nghĩa, đúng từ, tròn câu… Như vậy để thành công trong giao tiếp thì mọi người chúng ta phải học tập và việc học tập ấy phải bắt đầu từ khi còn ở ghế nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế thị trường, với nhịp sống công nghiệp hối hả, cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin đã ít nhiều làm vai trò của văn học dần bị mai một, bị xem nhẹ. Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh quan tâm nhiều đến những môn: Toán, Lý, Anh văn, Hóa… xem nhẹ môn văn, không thích học và học yếu môn văn. Như chúng ta đã biết, mục tiêu của nền Giáo dục (GD) Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và hội nhập. Chính vì vậy Giáo dục Việt Nam phải luôn đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong các năm gần đây đã có những đổi mới về chương trình, Sách giáo khoa (SGK), đổi mới kiểm tra đánh giá và điều cấp thiết là đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được những nhu cầu, phát triển xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn. Tuy vậy, chất lượng Giáo dục nói chung và chất lượng học tập của học sinh các trường phổ thông nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy học sinh (HS) ở trường THCS Bình Thạnh nói riêng và các trường phổ thông nói chung yêu thích và học tốt môn Ngữ văn nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng, không thích dẫn đến việc học yếu môn ngữ văn. Bởi thế trong những năm qua chất lượng học Ngữ văn của học sinh ở trường THCS Bình Thạnh còn thấp, chưa có học sinh giỏi văn các cấp. Có thể nói Văn học từ xa xưa với chức năng cao đẹp của nó trải qua lịch sử cả ngàn năm đã góp phần hun đúc bồi dưỡng, tình cảm, nhân cách, thẩm mỹ cho con người Việt Nam qua các thế hệ. Ngữ văn góp phần không nhỏ trong việc giao tiếp, hành văn, trau dồi kiến thức từ vựng, ngữ pháp, sử dụng từ, đặt câu… Đặc biệt là khả năng tự hoàn thiện nhân cách cho mình vì “ Văn học là nhân học”. Bởi những điều đó đã góp phần hình thành nên những con người yêu quê hương, đất nước, giàu lòng nhân ái, đề cao chính nghĩa, ghét gian tà! Môn Ngữ văn hiện nay còn là môn thi chính ở cấp học phổ thông, các kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học các khối C, D… và các kỳ thi trung học chuyên nghiệp hay học nghề … Chính vì vậy mà tôi muốn góp chút sức lực của mình với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ để làm thay đổi nhận thức của các em đối với môn Ngữ văn và làm cho các em yêu thích môn học này hơn, học tốt hơn, và trả lại cho môn Ngữ văn vị trí xứng đáng mà nó vốn có. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI, SKKN 1. Mục đích nghiên cứu: Giúp cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong việc học tập, thi cử hay giao tiếp ngoài xã hội, tạo điều kiện cho các em hứng thú học môn Ngữ văn, làm cho các em ngày một thêm say mê học tập và nghiên cứu văn chương góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Loại bỏ những quan niệm không đúng trong việc học tập bộ môn Ngữ Văn của các em đã tồn tại bấy lâu nay, nhất là thái độ, ý thức của các em trong học tập đặc biệt là đối với môn Ngữ Văn . 2. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp khảo sát; so sánh, đối chiếu; - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, lãnh đạo. III. PHẠM VI, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI, SKKN. Trong đề tài, Skkn này, tôi chỉ giới hạn tìm hiểu và thực hiện các giải pháp đối với học sinh 02 lớp 7a1, 7a2 của trường THCS Bình Thạnh. Tìm hiểu, đánh giá tình cảm của học sinh đối với môn Ngữ Văn, tình hình học tập môn Văn và tìm ra các cách làm, các giải pháp nhằm thu hút, tạo hứng thú, niềm vui cho học sinh trong giờ Văn, từ đó làm cho các em yêu thích và dần học tốt môn Văn trong năm học lớp 7 và các năm còn lại của bậc THCS. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong năm học 2010 – 2011 Tháng 9, 10: Tìm hiểu thực trạng dạy và học Ngữ Văn ở khối 7 đặc biệt là hai lớp phụ trách. Tháng 11, 12: Triển khai, áp dụng các giải pháp. Tháng 01: Sơ kết đánh giá hiệu quả, điều chỉnh giải pháp (nếu có). Tháng 2, 3, 4: Tiếp tục triển khai các giải pháp. Tháng 5: Tổng kết, báo cáo, rút kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG. I. Cơ sở lý luận. - Luật giáo dục nước ta có chỉ rõ “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên… - Chỉ thị 14/2001/ CT – TTg của Thủ tướng chính phủ khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình và SGK phổ thông là: “ Nâng cao chất lượng GD toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình…”. - Chủ đề năm học 2009 – 2010 của Ngành GD “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. - Chủ đề năm học 2010 – 2011 của Ngành là: “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. - Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong vài năm trở lại đây cũng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề: Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nhiều hội thảo cấp huyện, cấp xã đã được tổ chức điển hình “ Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Cao Lãnh ngày 14/08/2008”; “Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã Bình Thạnh ngày 29/08/2008”; “ Hội nghị sơ kết một năm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã Bình Thạnh ngày 26/08/2009” và mới đây là “ Hội thảo giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo năm học 2010 – 2011 ngày 13/10/2011 của huyện Cao Lãnh”. Tất cả đều nhằm tìm các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Thuận lợi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy. - Các lớp được phân công giảng dạy có nhiều học sinh học khá, giỏi. - Đa số học sinh có ý thức học tập khá tốt. - Hs có đủ SGK để học. - Đa số các em được sự quan tâm của cha, mẹ. Gia đình tạo điều kiện tốt cho các em yên tâm học tập (có mở được lớp học dạy bằng máy chiếu). 2. Khó khăn. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, thiếu thốn chưa tạo diều kiện tốt nhất cho việc dạy và học. - Học sinh yếu vẫn còn khá nhiều, tinh thần, ý thức học tập của một số học sinh chưa tốt. - Có khá nhiều học sinh không yêu thích môn Văn. - Nhận thức của PHHS và HS còn xem nhẹ môn Văn. - Là HS nông thôn nên việc đọc sách, báo, tài liệu học tập nhất là phân môn văn còn rất hạn chế. - Ngày nay văn hóa nghe, nhìn ngày càng lấn át văn hóa đọc. - Áp lực công việc của một giáo viên hiện nay khá lớn, thời gian rãnh rỗi của một giáo viên nói chung cũng như của bản thân rất ít. - Thời gian biểu học tập của bản thân học sinh quá nhiều như: học trên lớp, học bồi dưỡng, học thêm, học Vi tính, học Anh văn…nên có rât ít thời gian để nghiên cứu bài học đặc biệt là bài học môn Văn….. III. Thực trạng và những mâu thuẫn: Đầu năm tôi thử khảo sát HS ở các lớp mình dạy bằng một số câu hỏi. Để khách quan tôi photo sẵn những câu hỏi trắc nghiệm để HS dễ trả lời. Chẳng hạn: - Em có thích học môn Văn không? a. Có b. Không - Tình cảm của em đối với môn Văn như thế nào? a. Không thích. B. Bình thường. c. Thích. D. Rất thích. - Vì sao em không thích học môn Văn? a. Do môn Văn không đáp ứng được những yêu cầu thực tế; b. Học môn Văn không thi được vào những ngành kinh tế; c. Do bản thân không thích học môn Văn; d. Do gvbm dạy không hay, không hấp dẫn, nhàm chán; e. Vì môn Văn khó học, khó tiếp thu….. Qua khảo sát tôi có kết quả như sau: Không thích Bình thường Thích Rất thích Lớp TSHS Sl Tl Sl Tl Sl Tl Sl Tl 7A1 40 12 30% 14 35% 12 30% 02 5% 7A2 41 18 43,9% 12 29,3% 10 24,4% 01 2,4% Tc 81 30 37% 26 32,1% 22 27,2% 03 3,7%. - Kết quả khảo sát nguyên nhân của các em không thích môn Văn: Lớp TSHS Bản thân Môn văn khó Môn văn Gv dạy không.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> không học 7A1 7A2 Tc. 12 18 30. Sl 6 8 14. thích Tl 50% 44,4% 46,7%. học Sl 02 6 8. Tl 16,7% 33,3% 26,7%. không đáp ứng được nhu cầu thực tế Sl Tl 02 16,6% 03 16,7% 05 16,6%. hay, không hấp dẫn. Sl 02 01 03. Tl 16,7% 5,6% 10%. Tại sao lại có kết quả khá đông HS không thích học môn Văn như thế? Có thể ngoài những nguyên nhân tôi nêu ở phần lý do chọn đề tài còn có lý do thuộc về người dạy. Giáo viên dạy Văn nếu không chịu khó đầu tư tốt cho bài giảng, không chịu khó tìm tòi và đầu tư thời gian để thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác thì việc HS nhàm chán, cảm thụ không sâu các tác phẩm, không thấy gì hấp dẫn, thu hút thì dẫn đến HS không thích học, học yếu là điều tất nhiên. Qua việc tìm hiểu và điều tra xã hội học tình hình học tập môn Ngữ Văn của học sinh tại trường THCS Bình Thạnh, tôi nhận thấy khá đông các em học còn yếu, khả năng cảm nhận văn học chưa cao, niềm say mê chưa có, chưa có cảm xúc, ý tưởng chưa rõ ràng. Phần nhiều các em không có cảm hứng khi học Ngữ văn vì các em cho rằng môn Ngữ văn rất khó cảm thụ, không tìm được một cách học nào cho phù hợp và đễ cảm nhận cái hay về nội dung, cái đẹp về nghệ thuật trong các bài học . Trên lớp, các em chưa thật sự tập trung, chưa có tâm lý sẵn sàn cho một giờ học tập và nghiên cứu Ngữ văn. Các em ít phát biểu xây dựng bài - ngoại trừ các em say mê và học khá, giỏi. Có thể nói các em cảm nhận và tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chờ đợi các bạn phát biểu và giáo viên chốt lại nội dung thì các em mới ghi bài. Đó hoàn toàn là phương pháp học sai lệch, vì thế kết quả học tập bộ môn của các em còn hiều hạn chế, mặc dù số học sinh trung bình yếu môn Ngữ Văn ở khối lớp tôi phụ trách là số ít so với các khối lớp khác. Song đó là một thực trang cần phải quan tâm và xem xét: - Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo hiện nay, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động của học sinh, chưa tìm ra được một phương pháp thích hợp cho từ khối lớp, từng lứa tuổi nên chưa gợi mở và hướng dẫn học sinh thâm nhập vào tác phẩm để tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm, để hiểu được giá trị về nội dung về nghệ thuật tác phẩm một cách sâu sắc. - Mặt khác, có một số bài nội dung nhiều nhưng dung lượng thời gian ít, nội dung bài giảng nhiều nên có giáo viên đứng lớp chỉ chú tâm để ý đến các em khá, giỏi tránh mất thời gian và lạc ý của mình. Giáo viên không chú ý quan tâm đến học sinh yếu, kém, ít phát biểu vì sợ mất thời gian và rối ý mình, nên dần dần các em này chán nản không hứng thú học Ngữ văn nữa. Trên đây , chưa hẵn đã hết những nguyên nhân , song những nguyên nhân trên cũng đã làm cho việc học tập và nghiên cứu Ngữ văn bị hạn chế đáng kể .. IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trước tình hình thực tế của HS các lớp giảng dạy, tôi bắt đầu thực hiện, suy nghĩ, dự tính của mình với phương châm: cả cô và trò đều say mê với văn bản, với tác phẩm văn chương, cùng khai thác, tìm hiểu, cảm thụ vẻ đẹp, giá trị của nó. - Bước đầu sau khi nhận lớp 7a1, 7a2 thì tôi tìm hiểu tình hình học tập của Hs đối với phân môn Văn như thế nào. Qua tìm hiểu tôi có kết quả như sau: GIỎI KHÁ TRUNG YẾU BÌNH Lớp TSHS Sl Tl Sl Tl Sl Tl Sl Tl 7A1 40 01 2,5% 7 17,5% 32 80% 00 00% 7A2 41 01 2,4% 8 19,5% 16 39% 16 39% TC 81 02 2,5% 15 18,5% 48 59,3% 16 19,7% Sau khi có kết quả với những thông tin, số liệu khá đầy đủ, tôi bắt đầu công việc của mình. - Là một giáo viên tôi thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo chuyên môn của đơn vị: tích cực đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá HS; tích cực làm đồ dùng dạy học khi lên lớp, ứng dụng CNTT vào giảng dạy để góp phần cải thiện tình hình học văn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. - Trong công việc soạn giảng tôi cố gắng soạn bài thật chu đáo, chịu khó tìm kiếm tài liệu, hình ảnh, các mẫu chuyện về tác giả, tác phẩm để làm bài giảng của mình thật đầy đủ về nội dung phong phú, đặc sắc về hình thức tạo sự chú ý, tạo hấp dẫn cho HS. - Thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành GD và đơn vị phát động. Đặc biệt là xây dựng thái độ chân tình, cởi mở, gần gũi với HS, tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giảng dạy nhiệt tình, hết lòng vì HS, làm mọi việc để các em tiến bộ, học tốt: động viên, khuyến khích HS học tập, hướng dẫn các em soạn bài, làm bài, phụ đạo các em học yếu kém… Đây là việc làm hết sức cần thiết tạo được tình cảm, niềm tin của học sinh đối với thầy cô, từ đó dần dần tạo tình yêu của các em đối với phân môn Văn do tôi giảng dạy, tích cực học tập hơn là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy của môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng. - Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng chịu khó tìm hiểu tâm lý HS, cố gắng thay đổi nhận thức về đối tượng HS hiện nay: hoạt bát hơn, hiểu biết hơn, hiếu động, tinh nghịch hơn, không thích bị áp đặt, gò bó…. Từ đó tôi chọn cách ứng xử thích hợp và điều chỉnh phương pháp trong quá trình dạy học: nghiêm khắc nhưng chân tình, mềm mõng đối với Hs vi phạm nội vi kỷ luật, khen nhiều hơn chê, khuyến khích các em phát biểu, nói lên những suy nghĩ của mình, nhẫn nại đối với những sai sót của HS… - Dạy học là một quá trình lao động sáng tạo. Nhà giáo phải là nhà nghệ sĩ của quá trình lao động sáng tạo, chứ không phải là cỗ máy lên lớp. Cùng một chủ đề, bài giảng nhưng ngày hôm sau có thể hay hơn ngày hôm trước, lớp này dạy hay hơn lớp kia. Sau mỗi tiết dạy, mỗi lớp dạy xong tôi đều tự rút ra cho mình những ưu, khuyết điểm, suy nghĩ tìm các phương án, thay đổi hệ thống câu hỏi…để làm sao dạy tốt hơn. - Xây dựng hình tượng đẹp về thày cô, ta phải hiện diện trước mặt học trò một cách trang nghiêm, trang phục đẹp, giản dị và nghiêm túc. Phải để lại.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ấn tượng tốt đẹp về phong thái của người giáo viên, để học trò dù học ta chỉ có một lần, nhưng mãi ghi nhớ về hình ảnh của ta. Phải biết tạo sinh khí cho lớp học bằng những lời lẽ ý vị, bằng những câu chuyện xúc động. Phải biết tạo không khí văn chương trong giờ học Văn cho HS: + Tôi cố gắng luyện tập giọng đọc của mình thật chuẩn, thật truyền cảm để có thể thu hút HS, truyền tải hết nội dung, tinh thần của một văn bản, một tác phẩm văn chương trong giờ học văn. + Mở đầu các tiết dạy văn, tôi đọc một câu hoặc một đoạn thơ hay mà nội dung liên quan đến bài dạy. Điều đó tạo nên không khí văn chương, hứng thú cho cả cô và trò sẵn sàng tâm thế tìm hiểu khám phá văn bản, tác phẩm văn chương. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn bản, tác phẩm văn chương, tình yêu đối với văn học cho HS: trong các bài dạy trên lớp, qua các buổi “ngoại khóa” về văn chương, tôi hướng dẫn HS tìm hiểu một vài câu thơ, câu văn hay, đặc sắc, hoặc phân tích một vài từ ngữ “đắt” “không thể thay thế” trong các tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi nói về tấm lòng của các bà mẹ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có một nhà văn viết như sau: “Cách mạng cần con trai tôi góp con trai...”. Tôi chỉ cho các em thấy được sự độc đáo của tác giả khi sử dụng từ để làm nên nét đặc sắc trong câu văn là từ “góp”. Đó là từ không thể thay thế. Tôi thử cho Hs thay thế từ này bằng một số từ khác như: cho, tặng, biếu, dâng… và cùng phân tích ý nghĩa của chúng: từ “cho” chẳng hạn, nó không thể thể hiện được sự tự giác, tự nguyện, nó không thể hiện được hệ tình cảm thiêng liêng “mẹ - con”, thiếu tính hợp lý và thiếu tính nhân văn (tình người). Như vậy, tất cả các từ trên, không phù hợp, không hay, không giàu ý nghĩa bằng từ “góp” mộc mạc, giản dị nhưng đặc sắc, nó thể hiện sự hy sinh cao cả của các bà mẹ Việt Nam, những người đã góp “khúc ruột” của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc…. Qua các buổi làm việc như vậy cô và trò sẽ gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn và HS sẽ yêu thích môn văn hơn. Đặc biệt là tôi dần hình thành cho HS thói quen tìm hiểu, cảm thụ văn chương, yếu tố quan trọng để HS yêu thích và học tiếp môn Văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. - Tôi còn tranh thủ qua các buổi phụ đạo trái buổi, dạy tăng tiết cho HS giúp HS tìm hiểu, phân tích cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, nhạc điệu với các biện pháp nghệ thuật điêu luyện đã diễn tả những cung bậc cảm xúc, tình cảm mà các loại hình khác không diễn tả nổi. Ví dụ. Tôi cùng HS phân tích, tìm hiểu bài thơ “ Mẹ” của Nguyễn Lê “Trưa về đến sau đồi Gọi con như mọi bận Mà không nghe trả lời Thì mẹ ơi đừng giận Nhìn vở bài toán đó Con làm còn dở dang Bỏ quên bên của sổ Đừng bảo con không ngoan Sân nhà đầy lá rụng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Mẹ đừng trách con lười Thấy áo con đẫm máu Đừng, đừng khóc mẹ ơi! Giặc Mỹ nó nhằm con Mà bắn vào tim mẹ Đừng khóc con mẹ nhé! Khóc sao hả căm thù.” Lời nói hồn nhiên của một em bé đã chết vì bom Mỹ rất đỗi chân thật. Em ngây thơ thì thầm với mẹ mà làm lòng chúng ta đau nhói. Một em bé ngoan ngoãn vô cùng. Lời thơ không trang hoàng mà giản dị như một lời nói thông thường nhưng xoáy sâu vào lòng người đọc, người nghe. Con không trả lời mẹ, “bài toán” còn “dở dang” vì con không còn nữa. Tác giả đối lập giữa cái bình thường với cái bất bình thường đã làm nên sức mạnh tố cáo của bài thơ. Đặc biệt là hai câu cuối: “ Giặc Mỹ nó nhằm con Mà bắn vào tim mẹ” Cách nói bình thường nhưng đặc sắc, chân chất như lời nói thường ngày nhưng diễn tả được nổi đau tan nát trái tim của người mẹ vì mất đứa con hồn nhiên, ngoan ngoãn ở tuổi còn thơ – tố cáo tội ác tày trời của giặc Mỹ xâm lược. Qua việc phân tích, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ (một bài thơ nói về một em bé (có thể đồng lứa tuổi với các em)), tôi giúp HS thấy được cái đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật diễn tả cảm xúc, tình cảm. Từ đó bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trước một bài thơ, văn hay. - Tôi còn tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi về Văn học: thi sưu tầm ca dao, tục ngữ, kể tên các tác giả, tác phẩm đã được học. Đội nào đọc nhiều hơn sẽ thắng và được nhận quà là một gói kẹo nhỏ hay một hộp bánh, thậm chí chỉ là những tràng pháo tay để khuyến khích, động viên…nhưng cũng làm cho các em thích thú hơn và thoải mái hơn. - Trong tiết học, tôi cố gắng sưu tầm nhiều tranh ảnh có liên quan đến nội dung của bài học, để các em luôn có tinh thần thoải mái và vui tươi học tập, tôi đã kể cho các em nghe những câu chuyện bổ ích, vui tươi khi thấy các em khó tập trung vào tiết học. - Tôi còn giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục về nhà sưu tầm các bài thơ hay, câu văn, danh ngôn hay…để làm tư liệu. Hàng tháng, tôi kiểm tra và chấm điểm cho các em. Tự tập sáng tác thơ trong khoảng thời gian qui định sau đó tôi thu bài chấm điểm cho các em, tuyên dương những HS làm tốt công việc được giao, khích lệ các em trong việc thi đua giữa các tổ…. - Trong các tiết học văn bản, với những văn bản có nhân vật, tôi tạo điều kiện cho các em nhập vai nhân vật khi đọc, trong những giờ hoạt động ngoại khóa, tôi cho các em diễn kịch sáng tạo theo ý các em, diễn lại các vai nhân vật có trong văn bản mà các em đã được học như văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh hoài… - Kích thích tư duy, phát huy tính sáng tạo, tích cực của các em, cho các em thể hiện chính mình ngay trong giờ học như: cho các em kể sáng tạo lại câu chuyện trong một bài thơ, một bài văn nào đó như: kể lại bài thơ Bài ca nhà tranh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng một câu chuyện ngắn theo ý của các em. Hay cho các em đọc diễn cảm các bài thơ, đoạn thơ, câu thơ…trong tiết học, giờ kiểm tra miệng cũng như khi các em trả lời đừng bao giờ bắt các em trả lời theo cách học thuộc lòng, học vẹt, hãy cho các em nói theo cách hiểu của mình, hãy lắng nghe các em nói (dù là các em nói sai) và nhận xét chân tình, các em sẽ thích hơn và từ đó các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. - Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học không mới nhưng nếu áp dụng hợp lý, đúng nghĩa thì đó là một giải pháp hữu hiệu trong việc gây hứng thú của HS trong tiết học. Ví dụ khi lớp thảo luận nhóm, tôi khuyến khích học sinh nêu ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo nếu ý đó hay,mới lạ và đúng thì giáo viên khen ngợi và phát huy trong các tiết tiếp theo, nhóm nào có kết quả tốt nhất, tôi cho điểm khuyến khích. Đây là cách tập trung các em lại trong giờ học, giờ thảo luận nhóm, các em sẽ phát huy hết khả năng của mình và bàn luận sôi nổi hơn để tìm ra câu trả lời đúng nhất mà hay nhất, và khi các nhóm trình bày thì các nhóm khác còn lại tập trung vào kết quả của nhóm bạn để nhận xét, bổ sung, như vậy vừa giúp các em tập trung vào giờ học vừa giúp các em phát huy được khả năng tư duy và hoàn thành tốt nội dung bài học. - Trong một số tiết học, tôi còn tổ chức cho các em tham gia trò chơi giải ô chữ hay lật tranh để đoán ra được những hình ảnh liên quan tới bài học, cho các em xem những bức tranh minh họa sinh động hơn trong các tiết học ( thực hiện nhiều ở lớp ứng dụng công nghệ thông tin). - Trong quá trình dạy, tôi cũng thường lấy ý kiến của các em qua các phiếu lấy ý kiến, đơn giản chỉ là một câu hỏi cho một lần thu thập ý kiến của các em thôi. Như: “ Hôm nay, cô trò ta dạy và học như thế nào?” hay “ Các em có đề nghị cô việc gì không?”. Các em sẽ nói lên hết những suy nghĩ của các em trong giờ học đó. Với những câu hỏi tương tự như vậy, tôi mới hiểu hết được tâm tư, nguyện vọng của các em trong giờ học. Và từ đó, tôi cố gắng tạo tiết học Văn trở nên hấp dẫn, thích thú hơn từ những câu chuyện, lời văn, câu giảng của tôi… V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG. Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi dự kiến sẽ đóng góp vào việc dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS Bình Thạnh một số vấn đề cơ bản như sau : a) Về phía tổ chuyên môn Làm cơ sở khi trao đổi chia sẽ với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giảng dạy tốt hơn trong giờ dạy học Ngữ văn. Làm tư liệu tham khảo chuyên môn cho giáo viên trong tổ khi cần thiết. Chia sẽ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho nhau . b) Về phía giáo viên Giáo viên bộ môn Ngữ văn phải làm cho Hs thấy rõ tầm quan trọng của môn Ngữ Văn rèn cho chúng ta có thêm vốn từ vựng, làm giàu thêm cho tình cảm của chúng ta, làm cho vốn tri thức của chúng ta ngày càng mở rộng…. Văn học góp phần vun đắp, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn ta thêm trong sáng như một vầng trăng, mượt mà như một làn điệu ca dao – dân ca … Người giáo viên phải biết khởi động và kích thích sự hứng thú học tập văn học của từng đối tượng học sinh mình phụ trách đặc biệt là phải tôn trọng quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học sinh phải chủ động tìm ra kiến thức và lĩnh hội nó..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> c) Về phía học sinh - Có ý hơn, tích cực hơn, say mê, hứng thú hơn trong việc học tập, nghiên cứu bộ môn Ngữ Văn . - Nâng cao chất lựong học tập môn Ngữ Văn trong nhà trường. - Không còn tư tưởng học thiên, học lệch mà các em chủ động và tích cực hơn trong học tập . - Có phương pháp thích hợp trong việc học tập môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác của mình. - Nâng cao năng lực viết và sáng tạo văn học . KẾT QUẢ Qua thời gian áp dụng vào quá trình giảng dạy Ngữ văn 7 đã đạt được kết quả như sau: - Thái độ của các em đối với môn Ngữ văn: Không thích Bình thường Thích Rất thích Lớp TSHS Sl Tl Sl Tl Sl Tl Sl Tl 7A1 40 5 12,5% 7 17,5% 23 57,5% 05 12,5% 7A2 41 8 19,5% 8 19,5% 22 53,7% 03 7,3% Tc 81 13 16% 15 18,5% 45 55,6% 08 9,9% - Kết quả khảo sát nguyên nhân của các em không thích môn Văn và có thái độ bình thường với môn Văn: Môn văn Bản thân Gv dạy không Môn văn khó không đáp không thích hay, không học ứng được nhu Lớp TSHS học hấp dẫn. cầu thực tế SL TL SL TL SL TL SL TL 7A1 12 03 25 % 02 16,7 07 58,3 00 00% % % 7A2 18 05 27,8 03 16,7 10 55,5 00 00% % % % Tc 30 08 26,7 05 16,7 17 56,6 00 00% % % % - Tháng điểm thứ nhất trong HKI: GIỎI KHÁ TRUNG YẾU BÌNH Lớp TSHS Sl Tl Sl Tl Sl Tl Sl Tl 7A1 40 01 2,5% 7 17,5% 32 80% 00 00% 7A2 41 01 2,4% 8 19,5% 16 39% 16 39% TC 81 02 2,5% 15 18,5% 48 59,3% 16 19,7%. Lớp 7A1. - Tháng điểm thứ hai trong HKI: GIỎI KHÁ TSHS Sl Tl Sl Tl 40 02 5% 21 52,5%. TRUNG BÌNH Sl Tl 17 42,5%. YẾU Sl 00. Tl 00%.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 7A2 TC Lớp 7A1 7A2 TC Lớp 7A1 7A2 TC Lớp 7A1 7A2 TC. Lớp 7A1 7A2 TC. Lớp 7A1 7A2 TC. 41 00 00% 14 34,1% 81 02 2,5% 35 43,2% - Tháng điểm thứ ba trong HKI: GIỎI KHÁ TSHS Sl Tl Sl Tl 40 02 5% 29 72,5% 41 01 2,4% 15 36,6% 81 03 3,7% 44 54,3% - Kết quả HKI: GIỎI KHÁ TSHS Sl Tl Sl Tl 40 03 7,5% 18 45% 41 02 4,9% 3 7,3% 81 5 6,2% 21 25,9% - Tháng điểm thứ nhất trong HKII: GIỎI KHÁ TSHS Sl Tl Sl Tl 40 21 52,5% 14 35% 41 27 65,9% 8 19,5% 81 48 59,3% 22 27,2% - Kết quả của HKII : GIỎI TSHS Sl Tl 40 8 20% 41 1 2,4% 81 9 11,1% - Kết quả cả năm học: GIỎI TSHS Sl Tl 40 6 15% 41 00 00 81 6 7,4%. 5 5 YẾU. TRUNG BÌNH Sl Tl 19 47,5% 27 65,9% 46 56,8%. YẾU. TRUNG BÌNH Sl Tl 5 12,5% 6 14,6% 11 13,5%. YẾU. YẾU. Tl 75% 43,9% 59,3%. TRUNG BÌNH Sl Tl 2 5% 22 53,7% 24 29,6%. YẾU. Tl 70% 46,3% 58%. TRUNG BÌNH Sl Tl 6 15% 22 53,7% 28 34,6%. KHÁ Sl 28 19 47. 53,7% 48,1%. TRUNG BÌNH Sl Tl 9 42,5% 23 53,7% 32 39,5%. KHÁ Sl 30 18 48. 22 39. Sl 00 2 2. Sl 00 9 9. Sl 00 00 00. Sl 00 00 00. Sl 00 00 00. 12,2% 6,2%. Tl 00% 4,9% 2,5%. Tl 00% 22% 11,1%. Tl 00% 00% 00%. Tl 00 00 00%. Tl 00 00 00%. C. KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC. - Làm quen với việc viết sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện đề tài, bản thân đã ý thức được trách nhiệm của người giáo viên dạy môn Ngữ Văn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giảng dạy của bản thân, phát hiện ra những vấn đề mới cần giải quyết như tạo thêm niềm tin trong công tác giảng dạy. - Góp phần tạo nên thói quen đối với đồng nghiệp, phải chú trọng việc gây được hứng thú, tình cảm của học sinh đối với các môn học nói chung và môn Văn nói riêng. - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. - Tích lũy thêm một số kinh nghiệm trong công tác. - Chia sẽ, tiếp nhận được một số thông tin hữu ích từ học sinh, đồng nghiệp, lãnh đạo, giúp việc thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. - Đề tài được thực hiện với học sinh mà hàng ngày bản thân trực tiếp giảng dạy nên thuận lợi trong việc áp dụng, điều chỉnh kịp thời nên đạt kết quả khá tốt. - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân là tập hợp những công việc, giải pháp gần gũi dễ thực hiện và bất kì một giáo viên nào cũng có thể thực hiện nên khả năng áp dụng và nhân rộng là rất khả thi. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. HƯỚNG PHÁT TRIỂN Qua việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tự rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: - Tranh thủ được sự đồng tình và giúp đỡ của lãnh đạo Nhà trường, sự quan tâm hỗ trợ của CMHS. - Tạo được sự đồng thuận của tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp nhất là giáo viên dạy cùng bộ môn. - Kiên trì, nhẫn nại, đồng cảm với tâm tư, tình cảm HS, thông cảm, chia sẽ với những yếu kém, sai sót của HS. - Phải thật sự “thân thiện” với HS, tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, làm cho HS vừa cảm phục vừa yêu mến thầy cô. - Sự nhiệt tình, tâm huyết lòng yêu nghề của giáo viên. Đặc biệt là ý thức trách nhiệm đối với HS, hết lòng với HS. - Phải không ngừng học tập qua sách vở, tài liệu, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và không bao giờ bằng lòng với cái đã có mà phải luôn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm có thể tiếp tục phát triển trong thời gian sắp tới: - Qua kết quả ban đầu, tôi tiếp tục áp dụng vào các năm học tiếp theo và Tổ chỉ đạo giáo viên trong tổ vận dụng áp dụng vào công tác giảng dạy. - Chia sẽ một số kinh nghiệm cách làm với giáo viên các tổ chuyên môn khác. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: - Lãnh đạo nhà trường trang bị, bổ sung thêm sách, tài liệu tham khảo môn Ngữ Văn cho thư viện Nhà trường, đồ dùng dạy học chô môn Văn. - Khen thưởng các sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả. - Cải tạo đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác dạy và học: phòng học, bàn ghế, các phương tiện kĩ thuật. Kính thưa các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp! Các giải pháp, các công việc tôi đã làm và trình bày như trên chưa phải là những giải pháp hay, toàn diện và cũng không phải là duy nhất, theo tôi đó là.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> những việc mà bản thân mỗi giáo viên tâm huyết đều phải làm và nó cũng không phải là mới mẻ và độc đáo. Nhưng cái khó ở đây và điều mà bản thân tôi tâm đắc là cái tâm, lòng tự trọng của một người thầy trước thực trạng của Hs không yêu thích dẫn đến học yếu kém môn mình dạy, phụ trách. Phải làm việc gì đó, cách gì đó để giúp mình, giúp Hs! Tiếp theo là đầu tư thời gian, công sức cho việc thực hiện các giải pháp. Muốn đạt kết quả thì phải bỏ công sức, thời gian và phải kiên trì và kết quả đạt được là niềm khích lệ để chúng ta phấn đấu nhiều hơn. Qua thời gian hơn một học kì thực hiện các giải pháp, cái được, cái kết quả lớn nhất mà bản thân tôi có được là tình yêu của Hs đối với tôi, tình cảm của các em đối với bộ môn Ngữ văn và phân môn Văn nói riêng, các em đã yêu thích và học ngày một tiến bộ hơn. Cuối cùng, bản thân mong muốn quý đồng nghiệp ủng hộ và chia sẽ. Tôi mong rằng, mình sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để công việc giảng dạy của mình ngày được tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Bình Thạnh , ngày 25 tháng 02 năm 2011 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN. Xét duyệt của Tổ chuyên môn ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... Trần Thị Ngọc Hân Ý kiến của HĐKH trường : ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... Ý kiến nhận xét của HĐKH cấp trên. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục 2005 2. Tài liệu Hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục 2010, 2011 3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 7. 4. Tài liệu tham khảo một số giải pháp tích cực trong dạy học 2011. MỤC LỤC.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> PHẦN. Số trang. LỜI MỞ ĐẦU A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. PHẠM VI, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI SKKN IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN II. CƠ SỞ THỰC TIỄN III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ V. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG C. KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ D. TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC. 1 2 2 2 3 3 3 3 4 4 6 9 12 12 12 12 12 14 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×