Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận văn tốt nghiệp phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 164 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------š & ›-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN QUỐC NGHI

PHẠM THỊ THUÝ MUỘI
MSSV: 4076504
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 1-K33

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------š & ›-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO


Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN QUỐC NGHI

PHẠM THỊ THUÝ MUỘI
MSSV: 4076504
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 1-K33

Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM ƠN
@&?
Đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp” được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Nghi cùng với sự
giúp đỡ của các bạn trong nhóm tham gia phỏng vấn và sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt
tình của các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, đề tài
này sẽ khơng thực hiện được nếu khơng có sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của bà
con nơng dân, các thương lái, những cơ sở xay sát và những nhà bán lẻ được khảo
sát trên địa bàn. Những thông tin thu thập được từ những buổi trao đổi nhóm, khảo
sát trực tiếp cá nhân kết hợp với số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội trên
địa bàn nghiên cứu là những căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá và đề xuất
các giải pháp nâng cao cao giá trị chuỗi. Tất cả những căn cứ, sự giúp đỡ và hợp
tác ở trên đã góp phần làm cho đề tài nghiên cứu được hoàn thành.
Qua đây em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quốc Nghi người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt
nhất. Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân hai huyện Lấp Vị và Cao Lãnh

cùng các ban ngành đồn thể, các cấp ở tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện nghiên
cứu, cũng như cung cấp thơng tin, đóng góp ý kiến quý báu. Cảm ơn sự hợp tác,
giúp đỡ của các bạn trong nhóm tham gia thu thập số liệu và sự hợp tác, giúp đỡ
của những nông dân, thương lái, cơ sở xay sát, nhà bán lẻ được khảo sát đã cung
cấp thơng tin giúp em hồn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
thầy cô thuộc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức, chỉ
bảo tận tình trong thời gian em theo học tại trường.
Xin chúc sức khoẻ quý thầy cô!
Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thuý Muội

i


LỜI CAM ĐOAN
@&?

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh
Đồng Tháp” là do tôi thực hiện. Số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài
là trung thực, đề tài tôi nghiên cứu không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào đã được công bố trước đó.

Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2010
Người cam đoan

Phạm Thị Thuý Muội


ii


NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
Học vị: Thạc sĩ Kinh tế
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cơ quan công tác chuyên môn: Khoa kinh tế-QTKD, Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THÚY MUỘI
Mã số sinh viên: 4076504
Chuyên ngành: Kinh tế Nơng nghiệp 1-K33
Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Nội dung của đề tài rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo của tác giả
2. Về hình thức:
Hình thức trình bày của luận văn phù hợp với quy định của khoa. Luận văn
được trình bày cẩn thận, thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu của một nghiên cứu
khoa học.
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
Đề tài mang tính thực tiễn cao. Đây là chủ đề đang được ngành Nông nghiệp
và Nông hộ quan tâm, đặt biệt trong bối cảnh cả nước đang quan tâm đến đời
sống và việc làm cho nông hộ sản xuất lúa nhằm ổn định an ninh lương thực.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp, các số liệu được thu thập có độ
tin cậy tốt và đảm bảo được tính hiện đại của nghiên cứu.
5. Nội dung và các kết quả đạt được:
Nội dung của đề tài được trình bày cụ thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu giải
quyết được các mục tiêu và các câu hỏi được đặt ra.

6. Các nhận xét khác: Sinh viên rất nhiệt tình trong nghiên cứu.
7. Kết luận: Luận văn đạt yêu cầu
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2010
Người nhận xét
NGUYỄN QUỐC NGHI
iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ...............................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ....................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.4.1. Phạm vi về không gian ..............................................................................3
1.4.2. Phạm vi về thời gian .................................................................................4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................4
1.4.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................5
1.5.1. Tài liệu liên quan đến ngành hàng lúa gạo ...............................................5
1.5.2. Tài liệu liên quan đến chuỗi giá trị ...............................................................6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................8
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................8
2.1.1.1. Chuỗi giá trị ........................................................................................8

2.1.1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị ..............................................................................9
2.1.1.3. Người vận hành chuỗi giá trị ..............................................................9
2.1.1.4. Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ .....................9
2.1.1.5. Kênh phân phối ...................................................................................9
2.1.2. Phân tích chuỗi giá trị .............................................................................10
2.1.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị ..................................................................... 10
2.1.2.2. Lượng hố và mơ tả chi tiết chuỗi giá trị ........................................ 11
2.1.2.3. Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị ............................................. 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 11

iv


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ..............................................14
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP ..................14
3.1.1. Đôi nét chung về tỉnh Đồng Tháp ...........................................................14
3.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội .....................................................................15
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................16
3.1.4. Đặc điểm sinh thái ..................................................................................17
3.1.5. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................18
3.1.6. Đặc điểm tập quán ................................................................................. 19
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH
ĐỒNG THÁP .......................................................................................................20
3.2.1. Nhận định tình hình sản xuất lúa ĐBSCL ..............................................20
3.2.2. Tổng quan sản xuất lúa tỉnh Đồng Tháp .................................................22
3.2.3. Tổng quan thị trường tiêu thụ gạo ĐBSCL .............................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG

THÁP....................................................................................................................30
4.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG
CHUỖI SẢN PHẢM LÚA GẠO .........................................................................30
4.1.1 Nông dân trồng lúa ...................................................................................30
4.1.1.1. Thông tin chung ................................................................................30
4.1.1.2. Mùa vụ sản xuất ................................................................................32
4.1.1.3. Hoạt động sản xuất ...........................................................................33
4.1.1.4. Hoạt động tiêu thụ ........................................................................... 38
4.2.2. Phân tích thương lái/người bán bn ......................................................42
4.2.2.1. Thơng tin chung ................................................................................42
4.2.2.2. Hình thức kinh doanh .......................................................................43
4.2.2.3. Hoạt động mua .................................................................................44
4.2.2.4. Hoạt động bán ...................................................................................46
4.2.3. Phân tích cơ sở xay sát ........................................................................... 47
4.2.3.1. Đặc điểm của cơ sở xay sát ..............................................................47
4.2.3.2. Hoạt động đầu vào xay sát ............................................................... 49

v


4.2.3.3. Hoạt động bán ...................................................................................51
4.2.4. Phân tích đối tượng bán lẻ gạo .............................................................. 51
4.2.4.1. Thông tin chung ................................................................................51
4.2.4.2. Hoạt động mua .................................................................................53
4.2.4.3. Chi phí thu mua ................................................................................53
4.2.4.4. Hoạt động bán ...................................................................................54
4.2. SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO ...........................................................55
4.1.1. Lập sơ đồ chuỗi .......................................................................................55
4.2.2. Mô tả sơ đồ chuỗi ....................................................................................56
4.3. PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG

THÁP ....................................................................................................................57
4.3.1. Lợi nhuận chuỗi ......................................................................................58
4.3.2. So sánh lợi ích kinh tế giữa kênh tiêu thụ nội địa và kênh xuất khẩu ........ 62
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CHUỖI GIÁ
TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP .............................................. 66
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................... 66
5.1.1. Nhận định từ thực tế nghiên cứu ............................................................ 66
5.1.1.1. Nông dân ...........................................................................................66
5.1.1.2. Thương lái ........................................................................................66
5.1.1.3. Cơ sở xay sát ....................................................................................67
5.1.1.4. Người bán lẻ .....................................................................................67
5.1.1.5. Nhận định về khó khăn chung của ngành hàng ................................67
5.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp ..................68
5.1.3. Ý kiến của chuyên gia chuyên ngành về vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa
gạo ở ĐBSCL ...................................................................................................72
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH
ĐỒNG THÁP .......................................................................................................76
5.2.1. Đối với các tác nhân tham gia chuỗi .......................................................76
5.2.1.1. Đối với nông dân ..............................................................................76
5.2.1.2. Đối với thương lái .............................................................................77
5.2.1.3. Đối với cơ sở xay sát ........................................................................77
5.2.1.4. Đối với người bán lẻ .........................................................................77

vi


5.2.2. Giải pháp chung cho ngành hàng ............................................................77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................81
6.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................81
6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 82

6.2.1. Về phía các nhà hỗ trợ chuỗi sản phẩm lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp ............. 82
6.2.2. Về phía các tác nhân tham gia chuỗi lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp .................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................86

vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân phối mẫu và phương pháp phỏng vấn .........................................12
Bảng 3.1: Sản lượng lúa và xuất khẩu của ĐBSCL so với cả nước .....................21
Bảng 3.2: Tình hình sản suất lúa ở tỉnh Đồng Tháp (2005-2009) .......................22
Bảng 3.3: Diện tích và dân số ĐBSCL năm 2009 ............................................... 25
Bảng 3.4: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 .............................26
Bảng 4.1: Đặc điểm chung của nông hộ sản xuất lúa ......................................... 32
Bảng 4.2: Chọn giống cho các vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp ...............33
Bảng 4.3: Kiểu làm cỏ ruộng của nông dân tỉnh Đồng Tháp .............................. 35
Bảng 4.4: Chi phí 3 vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp năm 2009 .............. 37
Bảng 4.5: Sản lượng thu hoạch lúa của nông dân tỉnh Đồng Tháp ................... 38
Bảng 4.6: Nguyên nhân nông hộ bán lúa cho các đối tượng thu mua ................ 40
Bảng 4.7: Giá bán 3 vụ lúa của nông dân ở tỉnh Đồng Tháp .............................. 41
Bảng 4.8: Giá thành, sản lượng và lợi nhuận của nông dân tỉnh Đồng Tháp ....... 41
Bảng 4.9: Thông tin chung về thương lái ............................................................ 43
Bảng 4.10: Tài sản sử dụng để kinh doanh của thương lái ................................. 45
Bảng 4.11: Chi phí cho một ngày thu mua của thương lái .................................. 46
Bảng 4.12: Hình thức thanh tốn tiền bán gạo của thương lái .............................47
Bảng 4.13: Chi phí, sản lượng, lợi nhuận trong một ngày bán gạo của thương lái ...........47
Bảng 4.14: Đặc điểm của cơ sở xay sát .............................................................. 48
Bảng 4.15: Chi phí hoạt động của cơ sở xay sát ................................................. 50

Bảng 4.16: Những vấn đề trong việc sản xuất, kinh doanh của nhà máy ........... 50
Bảng 4.17: Thông tin chung về các đối tượng bán lẻ ......................................... 52
Bảng 4.18: Chi phí cho một tháng giao dịch ....................................................... 54
Bảng 4.19: Hình thức kinh doanh gạo của người bán lẻ ..................................... 54
Bảng 4.20: Giá cả, sản lượng, lợi nhuận một tháng ............................................ 55
Bảng 4.21: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận (GTGT thuần) cho 1 kg gạo qua từng
tác nhân trong kênh tiêu thụ nội địa .....................................................................60
Bảng 4.22: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận (GTGT thuần) cho 1 kg gạo qua từng
tác nhân trong kênh xuất khẩu ..............................................................................61

viii


Bảng 4.23: So sánh giá trị gia tăng, chi phí tăng thêm và lợi nhuận của 1 kg gạo
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu .............................................................................. 62
Bảng 5.1: Kế hoạch phát triển diện tích trồng lúa tỉnh Đồng Tháp năm 2011 ....70

ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp .....................................................14
Hình 3.2: Diện tích trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp qua 5 năm (2005-2009) ...........22
Hình 3.3: Năng suất lúa ở tỉnh Đồng Tháp qua 5 năm (2005-2009) .................. 23
Hình 3.4: Sản lượng lúa của Đồng Tháp qua 5 năm (2005-2009) ..................... 24
Hình 3.5: 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (7 tháng đầu năm 2010)......28

Hình 4.1: Nguồn học hỏi kinh nghiệm trồng lúa của nông dân ...........................30
Hình 4.2: Số vụ sản xuất lúa của nơng hộ được phỏng vấn ................................ 32

Hình 4.3: Tỷ lệ các đối tượng thu mua lúa ở ba vụ lúa của nơng dân ................ 39
Hình 4.4: Tỷ lệ thương lái có cửa hàng ............................................................... 43
Hình 4.5: Nguồn vốn kinh doanh của thương lái ................................................ 45
Hình 4.6: Đối tượng bán gạo của thương lái ....................................................... 46
Hình 4.7: Loại máy xay sát ................................................................................. 49
Hình 4.8: Đối tượng bán của cơ sở xay sát ......................................................... 51
Hình 4.9: Nguồn thơng tin giá gạo bán ra của người bán lẻ ............................... 52
Hình 4.10: Nguồn thu mua gạo đầu vào của người bán lẻ .................................. 53

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................ 9
Sơ đồ 4.1: Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Đồng Tháp ................................................ 55
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ nội địa .......................................................................... 59

Sơ đồ 4.3: Kênh xuất khẩu ......................................................................... 60
Sơ đồ 5.1: Liên kết 4 nhà nhằm nâng cao GTGT chuỗi sản phẩm lúa gạo 79

x


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

ANLT

An ninh lương thực


BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng Sơng Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT


Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

TGĐ

Tổng giám đốc

UBND

Ủy ban Nhân dân

VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

xi


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn,
khoảng 22% GDP được góp từ khu vực nơng nghiệp. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn
nghèo giai đoạn 2006-2010, cả nước có 14,70% hộ nghèo. Trong đó, nếu phân
loại ra, nơng thơn, nơng dân chiếm 90% của 14,70% hộ nghèo đó. Độ chênh lệch
giàu nghèo trong vùng cũng rất khác nhau. Số hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân
tộc thiểu số thật sự rất nghèo. Theo khảo sát của các cơ quan chun mơn thì
chênh lệch về thu nhập giữa nơng dân với các thành phần dân cư khác hiện cách
nhau từ 5-7 lần, cá biệt có nơi tới hàng chục lần. Sự chênh lệch quá xa về kinh tế,
đời sống sẽ dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, do u cầu cơng
nghiệp hố, đơ thị hố, nhà nước cần lấy đi một phần đất nơng nghiệp để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ
cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Các thống kê trước đây của Bộ Tài
nguyên Môi trường cho thấy, chỉ trong vịng 5 năm (2001-2005) diện tích đất
nơng nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích khác lên tới trên 366 nghìn ha,
chiếm 3,90% tổng đất nơng nghiệp đang sử dụng. Theo tổng khảo sát nông thôn,
nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 của Tổng cục Thống kê, qua 5 năm (từ
01/1/2002-01/1/2007) diện tích đất lúa giảm 206,81 nghìn ha, bình qn giảm 41
nghìn ha/năm, chỉ tính trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa của cả nước đã
giảm 125.000 ha. Dự tính nhu cầu cho phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp,
dịch vụ và đô thị từ năm 2009 đến 2020 cần khoảng 600.000 ha, trong đó phải sử
dụng đất trồng lúa khoảng 270.000 ha. Thêm vào đó, thảm hoạ biến đổi khí hậu
tồn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất cũng như diện tích đất
canh tác của nơng dân trong tương lai. Do đó, vấn đề làm thế nào để nâng cao thu
nhập cho các thành phần tham gia vào sản xuất nơng nhiệp trong điều kiện biến
đổi khí hậu phức tạp và trên phần đất nơng nghiệp cịn lại hiện nay đang là vấn
đề cấp thiết.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích khoảng 3,96 triệu
ha. Riêng diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 3,21 triệu ha, trong đó đất
Trang 1



Luận văn tốt nghiệp

trồng lúa chiếm 1,85 triệu ha, đất trồng cây ăn trái chiếm khoảng 0,22 triệu ha,
đất trồng cây công nghiệp hằng năm khoảng 0,22 triệu ha, đất dành cho nuôi
trồng thuỷ sản là 0,63 triệu ha, và khoảng 0,39 triệu ha rừng. Nhờ vào lợi thế của
điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa, nên cây lúa ở ĐBSCL vừa là cây chủ
lực vừa là cây an ninh lương thực của quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị
trường thế giới.
Tỉnh Đồng Tháp nằm trong khu vực ĐBSCL trù phú, cách thành phố Hồ
Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, với diện tích tự nhiên 3.374 km2 trong đó
diện tích đất trồng lúa là 450,8 nghìn ha (chiếm 24.37% diện tích đất trồng lúa ở
khu vực ĐBSCL) và là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam. Mỗi năm Đồng Tháp sản
xuất ra trên 2 triệu tấn lúa khơng chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực mà
cịn đóng góp lớn vào chỉ tiêu xuất khẩu gạo của cả nước góp phần đưa Việt Nam
lên vị trí là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng
đến nay, sản xuất nơng nghiệp ở vùng này cịn nhiều bất cập, nông dân gặp nhiều
rủi ro, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết
“4 nhà” còn yếu kém, khâu tiêu thụ cịn nhiều khó khăn,… khơng được hưởng lợi
một cách cơng bằng trong chuỗi giá trị lúa gạo nên đời sống của nông dân người trực tiếp làm ra hạt lúa - vẫn còn ở mức thấp.
Nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá và hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu tồn cầu,
chúng ta cần có những giải pháp phát triển sản xuất nơng nghiệp ổn định và bền
vững cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. Qua đó khơng
những sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho các thành phần tham gia vào sản xuất
nơng nhiệp mà cịn nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa. Với những mục
tiêu đó, chúng tơi đã tiến hành đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh
Đồng Tháp”.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

Sự phát triển của một ngành hàng gắn liền với quá trình tạo ra giá trị mới
nhiều hơn hay còn gọi là giá trị gia tăng. Trong quá trình phát triển của ngành
hàng, sự tạo ra giá trị mới, chia sẻ lợi ích giữa các chủ thể trong ngành hàng sẽ
quyết định chất lượng của mối quan hệ giữa các chủ thể và trình độ phát triển của
ngành hàng đó.
Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo có vai trị quan trọng trong việc phân tích chi
phí, giá trị tăng thêm và lợi ích của từng khâu trong chuỗi. Bên cạnh những lợi
ích về kinh tế là gia tăng giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho
ngành, chuỗi giá trị lúa gạo còn mang lại lợi ích về mặc xã hội cụ thể là tìm ra
biện pháp từng bước cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống của các thành phần
tham gia vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nông hộ trồng lúa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình hoạt động hiện nay của thị trường lúa gạo và phân
tích lợi ích - chi phí của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo ở
tỉnh Đồng Tháp nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, từ đó
thu nhập của các tác nhân trong chuỗi đặc biệt thu nhập của nông hộ trồng lúa
ở tỉnh Đồng Tháp được cải thiện hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng hoạt động ngành hàng lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp;
(2) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lúa gạo tại tỉnh Đồng Tháp;
(3) Đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng hoạt động ngành lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
(2) Các hoạt động trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh diễn ra như thế nào?

(3) Phân phối lợi ích và chi phí của các tác nhân trong chuỗi ra sao?
(4) Giải pháp nào nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Địa bàn được chọn để thực hiện nghiên cứu là hai huyện Cao Lãnh và
Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp là nơi có 2/3 diện tích tự nhiên
thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười - vựa lúa lớn nhất nước, mỗi năm Đồng
Tháp sản xuất ra khoảng 2,5-2,7 triệu tấn lúa (giai đoạn 2005-2008) chiếm
khoảng 13,3% tổng sản lượng lúa cả vùng ĐBSCL. Đồng Tháp đã góp phần
khơng nhỏ trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực quốc gia và chỉ
tiêu xuất khẩu gạo của cả nước.

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp là nơi có lợi thế về vị trí địa lý, giáp với
Sông Hậu thuận tiện đường sông để mua lúa từ khắp ba tỉnh giàu sản lượng nhất
vùng ĐBSCL là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nên có nhiều cơ sở xay sát
và thương lái trên địa bàn huyện. Cao Lãnh là huyện nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp.
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Luận văn sử dụng những thông tin và số liệu thống kê năm 2005-2010 để
viết về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, luận văn sử dụng số liệu
thống kê Kinh tế - xã hội ĐBSCL năm 2009, số liệu thống kê ở tỉnh Đồng Tháp
năm 2009-2010 và kết quả báo cáo nông nghiệp năm của Sở NN & PTNT tỉnh
Đồng Tháp.
- Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ 01/10/2010 đến
ngày 30/10/2010.

- Luận văn được thực hiện từ tháng 09/2010 đến hết tháng 11/2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Có nhiều đối tượng tham gia trong chuỗi sản phẩm lúa gạo tỉnh Đồng Tháp
nhưng do điều kiện về thời gian, nguồn lực nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu 4
đối tượng chính trong chuỗi: Nơng hộ (98 hộ), thương lái (15 thương lái), cơ sở
xay sát (13 cơ sở) và người bán lẻ gạo (47 đối tượng bán lẻ).
1.4.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân phối lợi ích và chi phí của chuỗi ngành
hàng lúa gạo tại tỉnh Đồng Tháp thơng qua việc phân tích chi phí, giá trị tăng
thêm và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi cụ thể các tác nhân trong chuỗi
là: Đại lý cung cấp vật tư đầu vào; Nông dân sản xuất lúa; Nhà bán buôn/Thương
lái; Cơ sở xay sát; Doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người bán lẻ gạo. Do thời gian
và nguồn lực có hạn nên tác giả khơng đi sâu khảo sát, phân tích đại lý cung cấp
vật tư đầu vào (vật tư đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..), và
doanh nghiệp xuất khẩu gạo, chỉ sử dụng số liệu sơ cấp, thứ cấp mà tác giả cập
nhật được thông qua khảo sát thực tế các đối tượng liên quan và những thông tin
được tác giả cập nhật trên các báo, tạp chí, internet... để phân tích lợi ích chi phí
của doanh nghiệp xuất khẩu.

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.5.1. Tài liệu liên quan đến ngành hàng lúa gạo
Nguyễn Ngọc Châu (2008), Phân tích chuỗi giá trị gạo của Thành phố
Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu các vấn đề: Phân tích các yếu tố chi phí đầu vào, giá
bán và thu nhập của khâu sản xuất lúa, từ đó xác định được đâu là lợi ích của
nơng dân và giá trị gia tăng của sản phẩm được tạo ra thế nào trong khâu sản

xuất. Phân tích doanh thu (giá bán), cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các
tác nhân còn lại trên chuỗi giá trị gạo (thương lái, nhà chế biến & phân phối, nhà
bán lẻ) để so sánh mức độ giá trị gia tăng được tạo ra, lợi ích của các tác nhân
trong chuỗi và hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi. Đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần kiểm sốt tốt hơn về các yếu tố chi phí đầu vào, doanh thu (giá
bán), góp phần cải thiện thu nhập cho người trồng lúa để hoạt động sản xuất lúa
ngày một hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và có giá thành cạnh tranh.
Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Ngọc Châu (2009), Gạo Việt Nam nhìn từ
chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Đề tài được
viết nhằm đánh giá quá trình vận hành của chuỗi giá trị lúa gạo như thế nào, cụ thể
là xác định các chức năng và tác nhân tham gia chuỗi cũng như phân tích kinh tế
chuỗi nhằm đưa ra các giải pháp vi mô và vĩ mô để năng cao giá trị gia tăng, lợi
thế cạnh tranh, lợi nghuận và thu nhập chuỗi cũng như phát triển ngành hành lúa
gạo ổn định hơn, đặc biệt là cải thiện sinh kế người trồng lúa.
Lưu Thanh Đức Hải (2005), Chi phí marketing và kênh phân phối lúa gạo
Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết khảo sát hệ thống marketing và kênh phân
phối lúa gạo ĐBSCL. Ở thị trường nội địa, thương lái gạo tư nhân giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp gạo cho người tiêu dùng trong vùng và các vùng
lân cận. Nhà máy xay sát và lau bóng có quy mơ lớn thì kiểm sốt hầu hết kênh
xuất khẩu gạo. Kênh phân phối nội địa được tổ chức khá hiệu quả, cung cấp đúng
loại, phẩm cấp gạo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương lái và hộ bán lẻ
gạo có kết quả kinh doanh hiệu quả nhất. Ngược lại, nhà máy xay sát và lau bóng
gạo thì kinh doanh kém hiệu quả hơn vì họ phải gánh chịu chi phí marketing khá
cao so với tổng biên tế marketing. Xu hướng tự do hố thị trường ở Việt Nam đã
tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi cho thương lái gạo tư nhân. Hệ thống

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp


thương mại quốc gia được tự do hố hồn tồn đã tạo ra cơ hội tốt để nâng cao
hiệu quả hệ thống marketing.
Lê Văn Gia Nhỏ (2005), Phân tích ngành hàng lúa gao thơm tỉnh Long An
và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích
hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham gia hàng lúa gạo, tác động chính sách
của chính phủ đến ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đồng thời đánh giá lợi thế so
sánh của 4 nhóm mặt hàng gạo xuất khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất lượng cao,
gạo chất lượng trung bình và gạo chất lượng thấp.
Nguyễn Văn Phúc, Trang Thị Tuyền Anh (2010), Phân tích chuỗi giá trị
lúa gạo tại tỉnh Trà Vinh, Đồng bằng Sông Cửu Long. Đề tài quan tâm đến vấn
đề phân phối thu nhập cho người trồng lúa trong chuỗi giá trị gạo thơng qua việc
phân tích giá bán, chi phí và lợi nhuận trong từng khâu, hiệu quả chung của các
khâu trong chuỗi giá trị gạo, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất, giá trị gia tăng và đặc biệt là vấn đề phân phối thu nhập của người
nông dân trong chuỗi.
Diệp Hoàng Sơn (2008), Hoạch định chiến lược marketing mặt hàng gạo
xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài hướng đến mục tiêu đánh giá hiện
trạng tình hình sản xuất và chế biến kinh doanh lúa gạo của khu vực ĐBSCL,
phân tích hiện trạng chế biến kinh doanh gạo của các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn và đánh giá các chính sách liên quan để tìm ra các ưu điểm nhằm phát huy
tốt hơn đồng thời xác định các mặt còn tồn tại yếu kém nhằm đưa ra các giải
pháp khắc phục. Cuối cùng, đề tài đề xuất một số giải pháp cho mặt hàng gạo
xuất khẩu của các doanh nghiệp ở ĐBSCL.
1.5.2. Tài liệu liên quan đến chuỗi giá trị
Nguyễn Văn Sánh (2010), Chuỗi giá trị ngành hàng cá thác lác cườm Hậu
Giang. Đề tài đã sử dụng khung lý thuyết “kết nối chuỗi giá trị - Value Links của
Eschoborn, GTZ (2007)” để đánh giá hoạt động thị trường của các tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị ngành hàng cá thác lác cườm ở tỉnh Hậu Giang, đánh giá
hiệu quả kinh tế và sự phân phối thu nhập của các tác nhân trong chuỗi ngành hàng

này từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm phát triển ngành hàng cá thác lác
cườm cho tỉnh Hậu Giang trong tương lai.

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Xuân Hiền, luận văn tốt nghiệp (2008), Phân tích chuỗi giá trị tơm
càng xanh ở An Giang. Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị, lập sơ đồ
chuỗi và phương pháp phân tích chi phí - thu nhập nhằm để xác định quy mô và
đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến lưu thơng cũng như hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các thành viên tham gia vào chuỗi giá trị tôm càng xanh từ đó đề
xuất các giải pháp hỗ trợ q trình ni trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm
càng xanh ở tỉnh An Giang.
Huỳnh Thanh Trí, đề tài thạc sĩ (2010), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm
chỉ xơ dừa tại tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp: Thống
kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng về sự phát triển sản phẩm chỉ xơ dừa tại Bến
Tre và Trà Vinh; Phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận GTZ để mô tả chuỗi
giá trị sản phẩm chỉ xơ đừa; Phân tích lợi ích - chi phí nhằm làm rõ doanh thu,
chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân tham gia chuỗi; Phân tích SWOT và xây
dựng chiến lược nâng cấp chuỗi theo cách tiếp cận GTZ nhằm có những đề xuất
các giải pháp hỗ trợ q trình ni trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả
các phương trên nhằm mục tiêu chung làm tăng giá trị gia tăng và thu nhập chuỗi
cũng như tham gia cải thiện đời sống của hộ nghèo nông thôn.
v Nhận xét chung về lược khảo tài liệu
Các đề tài nghiên cứu trên đều có liên quan đến việc phân tích một ngành
hàng cụ thể (ngành hàng lúa gạo, ngành hàng cá thác lác cườm, ngành hàng tôm
càng xanh,…). Tuy nhiên, phần lớn những nội dung nghiên cứu của các đề tài là
nhằm phân tích thực trạng sản xuất - tiêu thụ, chi phí - lợi ích của từng tác nhân

tham gia chuỗi từ đó đề xuất các các giải pháp nhằm nâng cao giá trị ngành hàng.
Đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp” ngồi việc
phân tích thực trạng cũng như phân phối chi phí - lợi ích cho từng tác nhân thì đề
tài đã làm rõ được những vấn đề cơ bản mà hiện nay ngành hàng lúa gạo ở tỉnh
Đồng Tháp đang gặp phải. Từ việc xác định vấn đề, dựa vào định hướng phát
triển ngành hàng lúa gạo ở tỉnh kết hợp với việc tham khảo ý kiến của chuyên
gia, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm năng cao giá trị cho ngành hàng lúa gạo
ở tỉnh Đồng Tháp.

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Chuỗi giá trị
Theo Kaplinsky (1999); Kaplinsky và Morris (2000), chuỗi giá trị của một
sản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm (hoặc
một dịch vụ) bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thơng qua những giai đoạn sản
xuất khác nhau, cho tới khâu phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
Định nghĩa này có thể được giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.
- Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có
thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu
vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất cả
những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu

dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…) để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản
xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp
khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…
Chúng ta hiểu một cách đơn giản chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế, có
thể được mô tả như sau:
- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau từ khi
mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hồn
chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho tác nhân sau cùng;
- Các nhà vận hành thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà cung
cấp đầu vào, nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản
phẩm cụ thể. Các nhà vận hành này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt
Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

động kinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu
tới đối tượng sau cùng với sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ để tạo ra
sản phẩm cụ thể.
2.1.1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị
Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về
những cấp độ của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, sơ đồ giá trị bao
gồm một sơ đồ chức năng kèm với một sơ đồ về các chủ thể của chuỗi.

Đầu vào
cụ thể


Các nhà
cung cấp
đầu vào
cụ thể

Sản xuất

Chuyển đổi

Thương
lái
(thu gom)

Các nhà
sản
xuất sơ
cấp

Hoạt động
thương mại

Bán sỉ

Bán lẻ (Điểm
bán hàng
cuối cùng)

Bán lẻ


Người
tiêu
dùng
(Thị
trường)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị
2.1.1.3. Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các tác nhân thực hiện những chức năng cơ bản
của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nơng dân, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán bn và các
nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ
sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm
hay thành phẩm).
2.1.1.4. Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Những người hỗ trợ chuỗi giá trị là những người tạo điều kiện giúp chuỗi
phát triển như chính quyền địa phương các cấp, viện/trường và những dịch vụ hỗ
trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.
2.1.1.5. Kênh phân phối
Kênh phân phối được coi như là con đường đi của sản phẩm từ người sản
xuất đến người tiêu dùng hoặc đến người tiêu thụ cuối cùng. Kênh phân phối là
một dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau
trên thị trường.
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp với quy mơ phù hợp sẽ có kênh phân phối
khác nhau. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian cần dùng để đưa

sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy kênh phân phối là các hình thức di
chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người tiêu dùng quan niệm kênh
phân phối như có nhiều trung gian khác nhau, đứng giữa họ và người sản xuất
sản phẩm mà họ đang cần sử dụng.
2.1.2. Phân tích chuỗi giá trị
Là phân tích mối quan hệ tương tác của các tác nhân đang kinh doanh cùng
một loại sản phẩm trên một thị trường cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị mô tả hệ
thống kinh tế được tổ chức xoay quanh các thị trường sản phẩm cụ thể. Phân tích
chuỗi cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về các
thực tiễn kinh tế cụ thể. Kết quả của các phân tích này được sử dụng để chuẩn bị
cho các quyết định về mục tiêu và chiến lược. Dựa trên một phân tích chuỗi được
chia sẻ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một tầm nhìn chung và xác định các
chiến lược nâng cấp phối hợp. Các cơ quan chính phủ sử dụng phân tích chuỗi
giá trị để định dạng và lập kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ cũng như để giám sát
các tác động có thể xảy ra. Ngồi ra, phân tích chuỗi giá trị khơng chỉ được sử
dụng trong bối cảnh phát triển mà còn giúp các doanh nghiệp tư nhân đưa ra các
quyết định kinh doanh. Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:
2.1.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ
thống chuỗi giá trị. Các sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh
doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng
như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các sơ đồ chuỗi là cốt lõi
của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố khơng thể thiếu.
2.1.2.2. Lượng hố và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ
thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi. Tuỳ thuộc
vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía
cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các
điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc
khuyến khích phát triển chuỗi.

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

2.1.2.3. Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Trong phân tích kinh tế có
hai nội dung quan trọng là xác định giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của
chuỗi.
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị
được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh
thu) được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa
giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi
phí để mua những ngun liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công
đoạn trước cung cấp. Nói tóm lại, “giá trị mà được cộng thêm vào hàng hoá hay
dịch vụ tại mỗi khâu của q trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó”.

Giá trị gia tăng = Số lượng * Giá bán - Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng thuần (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - Chi phí tăng thêm
Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngồi chi phí dùng
để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao
động, chi phí vận chuyển, liên lạc, chi phí bán hàng,…
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
v Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các đề tài nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành
hàng lúa gạo trước đây đã được công bố;
- Website Sở NN & PTNN tỉnh Đồng Tháp;

- Các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, phịng nơng
nghiệp huyện Lấp Vị và huyện Cao Lãnh;
- Niên giám thống kê của tổng cục thống kê; cục thống kê tỉnh Đồng Tháp;
- Các website về kinh tế, về nơng nghiệp có liên quan đến ngành hàng.
v Số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tầng kết hợp với
ngẫu nhiên để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp. Tác giả đã tiến hành khảo sát
trực tiếp 173 tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp (số
tác nhân được phân phối như trong bảng 2.1) với các các phiếu khảo sát được
thiết kế phù hợp với từng tác nhân cụ thể.
Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

Phiếu khảo sát nông hộ trồng lúa: Thơng tin về hộ gia đình, chi phí sản xuất,
hoạt động bán cũng như doanh thu lợi nhuận của các vụ sản xuất lúa trong năm.
Các phiếu khảo sát thương lái thu gom lúa, cơ sơ xay sát gạo, người bán lẻ
có nội dung tương tự nhau như: Thơng tin tổng quan, đầu tư kinh doanh, hoạt
động thu mua, hoạt động bán, doanh thu lợi nhuận.
Bảng 2.1: Phân phối mẫu và phương pháp phỏng vấn
STT

Tác nhân trong chuỗi

Số mẫu

Phương pháp thu thập thông tin

1


Nông dân sản xuất lúa

98

Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát

2

Thương lái thu gom lúa

15

Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát

3

Cơ sở xay sát gạo

13

Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát

4

Người bán lẻ gạo

47

Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát


Tổng cộng

173
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả
thực trạng lao động, thu nhập, số lao động tham gia ngành nghề, thống kê giá
bán, sản lượng, thu nhập, lợi nhuận… của các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm
lúa gạo.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu thơ và lập bảng thống kê. Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu
thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận và đây là
bảng trình bày kết quả nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách
tiếp cận GTZ kết hợp với phương pháp phân tích lợi ích - chi phí.
v Phân tích chuỗi giá trị theo các tiếp cận GTZ (Deutsche Gesellschaftur
Technische Zusammenarbeit - Đức) gồm ba bước chính. Trong đó bước quan
trọng và cốt lõi nhất là lập bản đồ giá trị. Xây dựng trên một bản đồ giá trị, các
phân tích bổ sung có thể trở nên cần thiết tùy thuộc vào nhu cầu thông tin.

Trang 12


×