Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.06 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” (GDCD LỚP 10) A. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, đồng thời nó là một phạm trù phức tạp nhất, liên quan và quyết định nhiều nhất đến kết quả dạy học. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp với mỗi bài giảng là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình dạy học. Thực tế dạy học cho thấy, lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần "Công dân với đạo đức" GDCD10 là một việc rất khó khăn. Bởi vì, yêu cầu của việc giảng dạy phần "Công dân với đạo đức” là làm sao cho các em nắm được, hiểu được các phạm trù đạo đức cơ bản, tuân theo các chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, giúp các em tiếp cận với thực tế đang thường xuyên vận động, biến đổi không ngừng, để phát hiện ra bản chất, tính đặc thù, tính quy luật trong quá trình phát sinh, phát triển của đạo đức và thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khoa học của các giá trị đạo đức phổ biến trong điều kiện, lịch sử, xã hội khác nhau. Đồng thời qua đó giúp các em có ý thức tự giác suy nghĩ và hành động phù hợp trong mối quan hệ với thế giới xung quanh.Trong khi đó, đối tượng học sinh về mặt nhận thức, tư duy, hiểu biết và khả năng vận dụng những hiểu biết ấy vào hoạt động thực tiễn của bản thân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc dạy học phần “Công dân với đạo đức” cho học sinh phổ thông gặp không ít khó khăn. Để khắc phục những khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, yêu cầu của kiểu bài lên lớp. Lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp giáo viên có kỹ năng, kỹ xão trong qúa trình giảng dạy, đem lại hiệu quả cao hơn. Để đáp ứng, củng cố, bổ sung và định hướng cho việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cho cán bộ giáo viên đề tài này đáp ứng yêu cầu đó..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Đối với việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ở THPT, một trong những khó khăn đối với giáo viên là làm sao truyền thụ đầy đủ, chính xác, sâu sắc những tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, pháp luật…có tính phổ thông cho học sinh còn ít tuổi, ít vốn sống thực tiễn, khả năng tư duy, lập luận còn hạn chế. Để giải quyết khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự nổ lực trong việc thiết kế bài giảng, lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài lên lớp. Những bài giảng được thiết kế tốt, tổ chức tốt sẽ tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức vốn dĩ khô khan và có thái độ đúng đắn với tri thức mình tiếp nhận. Phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động hay thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí. Vì thế, thiết nghĩ phương pháp là yếu tố quyết định đến kết quả dạy học. Với đặc trưng về phạm trù cơ bản của đạo đức, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh. Giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp nêu vấn đề; thảo luận nhóm; tổ chức trò chơi; trực quan và thật sự thiếu sót nếu trong quá trình dạy học các phạm trù cơ bản về đạo đức, giáo viên không sử dụng văn học, nghệ thuật vào bài giảng của mình. Đồng thời kết hợp với các hình thức dạy học: Học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp…Phát huy tối đa các phương tiện dạy học: Sơ đồ, tranh ảnh, băng đĩa, máy chiếu… Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của bộ môn Giáo dục công dân đó là môn chủ chốt trực tiếp định hướng cho các môn khoa học khác, trong khi học sinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> vẫn xem nhẹ bộ môn khoa học này. Hơn ai hết chính bản thân giáo viên phải tích cực, chủ động đổi mới và không ngừng sáng tạo trong dạy học. Đồng thời phải hiểu rõ đặc điểm của từng phương pháp, để áp dụng phù hợp với kiểu bài lên lớp nhằm mục đích đạt kết quả cao trong quá trình dạy học. 2. Đặc điểm phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là một tổ hợp phức tạp giữa phương pháp dạy và phương pháp học. Sự tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh phụ thuộc vào tính chất của hoạt động dạy và hoạt động học. Phương pháp dạy học tích cực yêu cầu giáo viên phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển nhận thức, học sinh tích cực chủ động, sáng tạo hoạt động nhận thức. Giáo viên phải thoát khỏi tình trạng là người cung cấp sẵn tri thức mà chỉ đóng vai trò là người cung cấp tri thức cho học sinh dưới dạng gián tiếp qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện vào quá trình dạy học. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào chương trình môn Giáo dục công dân nói chung và vào phần “Công dân với đạo đức”nói riêng sẽ có những thuận lợi, song cũng có những khó khăn nhất định. *Thuận lợi: - Giáo viên phát huy được tính năng động trong quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. - Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện cho học sinh và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn có hiệu quả, giúp các em có kĩ năng sống tốt hơn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. - Một số phương pháp dễ sử dụng và hiệu quả dạy học cao… * Khó khăn: - Giáo viên chưa có đầy đủ kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp mới, đôi khi còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Chưa phát huy được ưu điểm tối đa của các phương pháp trong quá trình dạy học. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt yêu cầu của việc đổi mới và sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. - Một số phương pháp khó thực hiện. - Đối tượng học sinh còn xem nhẹ vai trò của bộ môn khoa học này… Để phát huy tối đa mặt tích cực, khắc phục những khó khăn gặp phải trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói trên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi xin đề cập đến một số phương pháp dạy học tích cực đã sử dụng thành công trong giảng dạy phần“Công dân với đạo đức” (ở phần II- Thực tiễn áp dụng). II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG Một số phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng thành công vào một số nội dung phần "Công dân với đạo đức” xin giới thiệu để đồng nghiệp cùng tham khảo. 1. Phương pháp nêu vấn đề Phương pháp nêu vấn đề là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên nêu vấn đề. Những vấn đề mà giáo viên nêu ra có thể dưới dạng một câu hỏi, một luận đề phải chứng minh hoặc bác bỏ hay một tình huống phải lý giải. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xem xét, đánh giá các vấn đề từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn đối với những vấn đề mình xem xét. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra phù hợp với khả năng trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Vấn đề có thể được giải quyết trong khi giáo viên giảng bài, có thể giải quyết trong khi học sinh tự nghiên cứu bài học và cũng có thể được giải quyết trong quá trình đàm thoại giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ1: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu nghĩa vụ của cá nhân đối với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội ( Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học- GDCD 10)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Gv: Nêu vấn đề bằng một tình huống. Tình huống: Trong việc quy hoạch đường giao thông và quy hoạch đô thị: Xã hội cần giải phóng mặt bằng, di chuyển các gia đình trong vùng quy hoạch đi nơi khác. Nhưng do nhận thức của một số cá nhân tính toán lợi ích riêng cho nên không chịu di chuyển. - Gv: Nêu vấn đề cần giải quyết. CH: Em có nhận xét gì về tình huống trên? Theo em điều gì sẽ xẩy ra? Tuỳ thuộc vào câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể nêu các câu hỏi gợi mở giúp các em giải quyết vấn đề tốt hơn, giáo viên nêu các câu hỏi như sau: CH1: Trong thực tế có phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội không? CH2: Điều gì sẽ xẩy ra khi nhu cầu, lợi ích của cá nhân và nhu cầu, lợi ích của xã hội không phù hợp với nhau? CH3: Khi mâu thuẫn xẩy ra thì trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn thuộc về ai? CH4: Nghĩa vụ đặt ra đối với cá nhân trong trường hợp trên là gì? CH5: Khi cần thiết xã hội yêu cầu cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình như thế nào? CH6: Nghĩa vụ đặt ra đối với xã hội là gì? CH7: Xã hội cần phải làm gì để đảm bảo hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên trong xã hội? - Hs: Giải quyết vấn đề. - Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh. Ví dụ2: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc ta ( Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). - Gv: Nêu vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Có quan niệm cho rằng: Tinh thần yêu nước chỉ phát huy tác dụng khi đất nước bị đe doạ bởi giặc ngoại xâm. - Gv: Nêu vấn đề cần giải quyết. CH1: Em có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao? CH2: Truyền thống yêu nước có vai trò, vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? CH3: Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc ta? CH4: Trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập hiện nay yêu nước thể hiện như thế nào? CH5: Là học sinh THPT- chủ nhân tương lai của đất nước các em phải thể hiện tinh thần yêu nước như thế nào? Để góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức của học sinh về nội dung của truyền thống yêu nước giáo viên có thể nêu câu hỏi: CH: Giữa những truyền thống yêu nước có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nét nổi bật của truyền thống yêu nước là gì? - Hs: Giải quyết vấn đề. - Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh. Phương pháp này có thể áp dụng vào tìm hiểu hầu hết các khái niệm và nội dung cơ bản của các bài ở phần "Công dân với đạo đức". Sử dụng phương pháp nêu vấn đề sẽ giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học. Phương pháp nêu vấn đề có ưu thế rất lớn để kích thích hoạt động tư duy của học sinh, giúp các em rèn luyện kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề một cách khoa học và sáng tạo. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững, nhạy bén với cách giải quyết vấn đề của học sinh và đồng thời phải nắm vững phương pháp mới có thể vận dụng trong thực tế dạy học có hiệu quả. 2. Phương pháp thảo luận nhóm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm. Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh, nhờ việc thảo luận nhóm mà nhận thức của các em sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, giúp các em chủ động vào quá trình học tập nhằm mục đích tạo cơ hội cho các em chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Đồng thời sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp kiến thức của các em sâu sắc hơn, nhạy bén hơn và đem lại hiệu qủa cao hơn. Trong phạm vi đề tài này xin nêu lên một số ví dụ đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào tìm hiểu các nội dung sau: Ví dụ1: Thảo luận nhóm tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng thông qua lòng nhân nghĩa của con người (Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học- GDCD lớp 10). - Gv: Chia lớp thành 4 nhóm theo số. - Gv: Giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm số 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của các hoạt động sau: - Trái tim cho em. - Tết vì người nghèo. - Ủng hộ nạn nhân chất độc màu gia cam. Nhóm số 2: Nhân nghĩa là gì? Cho ví dụ? Nhóm số 3: Nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào? Biểu hiện của nhân nghĩa? Nhóm số 4: Nét nổi bật thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam là gì? Để tạo niềm tin cho các em và giúp các em có thái độ đúng đắn đối với việc làm nhân nghĩa, giáo viên cho các em liên hệ bản thân và tự rút ra bài học trong cuộc sống, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi sau: CH1: Phát huy truyền thống nhân nghĩa mỗi công dân, học sinh cần phải làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CH2: Em hãy kể những việc làm nhân nghĩa mà em biết hoặc đã từng tham gia? CH3: Tại sao nhân nghĩa là một trong những chuẩn mực đạo đức quan trọng mà công dân hiện nay cần phải có? - Hs: Các nhóm thảo luận các nội dung đã phân công trong vòng 6 phút. - Hs: Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Hs: Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt lại những nội dung chính cần ghi nhớ cho học sinh. Ví dụ 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu những biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc ta ( Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc GDCD10). - Gv: Chia lớp thành 5 nhóm. - Gv: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ( nội dung thảo luận của các nhóm giáo viên có thể in trên giấy A4 và phát cho các nhóm). Nhóm 1: Trong bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Giang Nam có đoạn viết: “… Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm. Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi”. CH: Những câu thơ trên biểu hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước? Nhóm 2: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” của Lý Thương Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Hay trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm có đoạn viết: “…Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Những cánh đồng thơm mát Những ngã đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa…” CH: Bài thơ, đoạn thơ trên biểu hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước? Nhóm 3: Vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức giặc phải bị bắt. CH: Câu nói trên của Trần Hưng Đạo thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước? Nhóm 4: Bác Hồ đã nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. CH: Câu nói trên của Bác Hồ thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước? Nhóm 5: Trong Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông có hai câu thơ: “… Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. CH: Những câu thơ trên thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước? - Hs: Các nhóm thảo luận theo nội dung đã phân công trong vòng 5 phút. - Hs: Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Hs: Các nhóm nhận xét, bổ sung. Để khắc sâu kiến thức cho học sinh về truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo viên nêu lên các câu hỏi sau: CH1: Những biểu hiện của truyền thống yêu nước có mối quan hệ với nhau như thế nào? Biểu hiện nào thể hiện nét nổi bật của truyền thống yêu nước? CH2: Là học sinh, những công dân trẻ tuổi của đất nước cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc? - Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt lại những nội dung chính cần ghi nhớ cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phương pháp thảo luận nhóm có thể sử dụng vào tìm hiểu một số nội dung khác trong phần “Công dân với đạo đức” đó là: - Bài 10: Quan niệm về đạo đức. Mục 2: Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức. Mục 1- phần b: Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Mục 1- phần c: Một số điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên hiện nay. - Bài 13: Công dân với cộng đồng. Mục 2- phần b: Hoà nhập; phần c: Hợp tác. - Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Mục 1: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường… Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, bởi vì phương pháp này dễ sử dụng và tạo được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng và ý nghĩa của phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững, phải nỗ lực trong việc thiết kế bài giảng và phải có cách tổ chức tốt, không nên sử dụng phương pháp này hai lần trong một tiết học. Vì nếu làm như vậy sẽ không đảm bảo thời gian và dễ làm cháy giáo án. 3. Phương pháp trực quan Đây là phương pháp khá quan trọng và cần thiết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân. Sử dụng phương pháp trực quan sẽ làm cho bài giảng của giáo viên không đơn điệu, không khô cứng, làm tăng thêm tính chất quan trọng và hấp dẫn của môn học. Thực chất của phương pháp này là giáo viên sử dụng các giáo cụ trực quan, các phương tiện giảng dạy nội dung trong.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> chương trình. Với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân giáo viên có thể sử dụng các phương tiện như sau: -Máy chiếu, băng hình, tranh ảnh (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể để áp dụng). - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Bảng biểu, sơ đồ, phiếu học tập, tư liệu và các phương tiện vật chất khác… Với yêu cầu nội dung chương trình của phần "Công dân với đạo đức” xin giới thiệu một số phương tiện đã sử dụng hiệu quả trong việc giảng dạy nội dung ở các bài sau: Ví dụ 1: Dùng sơ đồ để giảng dạy các chức năng của gia đình ( Bài 12- Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình). Sơ đồ: Chức năng của gia đình: Chức năng của gia đình. Chức Chức năng năng nuôi tổ dưỡng chức , giáo đời dục sống con gia Dùng sơ đồ trên vào việc giảng dạy các chức cái năng của gia đình, giáo viên đình có thể tiến hành như sau: Chức năng duy trì nòi giống. Chức năng kinh tế. - Gv: Treo sơ đồ lên bảng hoặc chiếu sơ đồ trên máy chiếu. - Hs: Quan sát sơ đồ. - Gv: Nêu các câu hỏi đàm thoại. CH1: Em hiểu thế nào là chức năng duy trì nòi giống? CH2: Theo pháp lệnh dân số của nước ta hiện nay quy định mỗi gia đình được phép sinh mấy con? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CH3: Gia đình thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và xã hội? Cho ví dụ? CH4: Mục đích của việc thực hiện chức năng tổ chức đời sống gia đình là gì? CH5: Có ý kiến cho rằng: Việc giáo dục con cái là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? - Hs: Trả lời các câu hỏi giáo viên nêu trên. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn vai trò, chức năng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi người, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt hơn các chức nang của gia đình , giáo viên có thể nêu các câu hỏi như sau: CH1: Chức năng nào là chức năng đặc thù của gia đình? Vì sao? CH2: Chức năng nào là chức năng cơ bản của gia đình? Vì sao? CH3: Bản thân các em với tư cách là người con trong gia đình, các em phải làm gì để góp phần làm cho gia đình mình thêm hạnh phúc? - Hs: Trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra. - Gv: Chốt lại những nội dung cơ bản cần ghi nhớ cho học sinh. Ví dụ 2: Dùng sơ đồ để giảng về vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người (Bài 13: Công dân với cộng đồng- GDCD 10). Sơ đồ: Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Chăm lo cho cuộc sống của cá nhân.. Đảm bảo cho mỗi người có điều kiện để phát triển. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa quyền và nghĩa vụ. Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Gv: Treo sơ đồ lên bảng hoặc chiếu sơ đồ trên máy chiếu. - Hs: Quan sát sơ đồ. - Gv: Nêu các câu hỏi đàm thoại. CH1: Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Lấy ví dụ chứng minh vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người? CH2: Theo em điều gì sẽ xẩy ra nếu mỗi cá nhân sống tách khỏi cộng đồng? - Hs: Trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra. - Gv: Kết luận qua sơ đồ và cung cấp cho các em thông tin số phận của những em bé bị tách ra khỏi xã hội loài người ( phần thông tin, tư liệu ở sách giáo viên). Ví dụ 3: Dùng sơ đồ sau để tìm hiểu nguồn gốc của lòng yêu nước ( Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc- GDCD10). Nguồn gốc của lòng yêu nước. Tình yêu đối với gia đình, người thân. Tình yêu đối với làng xóm, quê hương.. - Gv: Dùng sơ đồ trên để tìm hiểu nguồn gốc của lòng yêu nước. - Gv: Treo sơ đồ lên bảng hoặc chiếu sơ đồ trên máy chiếu. - Hs: Quan sát sơ đồ. - Gv: Nêu các câu hỏi đàm thoại.. Tình yêu đối với đất nước, nhân loại..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> CH1: Lòng yêu nước có phải là sản phẩm riêng của dân tộc ta hay không? Vì sao? CH2: Lòng yêu nước của dân tộc ta được bắt nguồn từ đâu? CH3: Vì sao lòng yêu nước được bắt nguồn trước hết từ tình yêu đối với gia đình, người thân? - Hs: Quan sát sơ đồ và nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Nhận xét, bổ sung và khắc sâu kiến thức cơ bản cần ghi nhớ cho học sinh. Với việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiếp nhận tri thức của học sinh. Dùng phương pháp này giáo viên có thể cuốn hút và kích thích tính tò mò của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo và có cách nhìn nhận đánh giá, giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên quá trình sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý là phải khai thác tốt các sơ đồ sử dụng trong việc giảng dạy nội dung bài học và phải vận dụng sơ đồ phù hợp với kiểu bài lên lớp, có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. 4. Sử dụng văn học, nghệ thuật. Sẽ rất khiếm khuyết nếu trong quá trình giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” mà giáo viên không sử dụng phương pháp này. Bởi lẽ, khi dạy các phạm trù về đạo đức một yêu cầu không thể thiếu là giáo viên phải tác động đến tình cảm của các em, qua đó các em có thái độ đúng đắn đối với tri thức mình đã học. Tri thức đạo đức phải có tình cảm đạo đức. Thực tế dạy học cho thấy, việc sử dụng những đoạn văn, những câu thơ hay, những câu ca dao, tục ngữ… thực sự có khả năng tạo nên cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, xin nêu lên một số ví dụ về việc sử dụng văn học, nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình dạy học. Ví dụ1: Sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng khái niệm tình yêu. - Gv: Đọc, chiếu các câu ca dao, tục ngữ hoặc đoạn thơ sau lên máy chiếu: “ Nhớ ai bổi hổi bồi hồi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”. “Yêu nhau anh biết để đâu Để trong tay áo lâu lâu lại dòm”. Hay giáo viên cũng có thể đọc đoạn thơ sau: “…Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm biển biếc Để hát mãi bên ghềnh Mối tình chung không hết Để những khi bọt tung trắng xoá và gió về bay toả nơi nơi Như hôn mãi ngàn năm không thoả Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”. ( Biển - Xuân Diệu) - Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại. CH1: Tình yêu được biểu hiện như thế nào qua các câu ca dao và đoạn thơ trên? CH2: Hãy nêu một vài quan niệm về tình yêu mà em biết? CH3: Em có nhận xét gì khi có người cho rằng: Tình yêu là chuyện riêng tư của hai người, không liên quan gì đến xã hội? - HS: Trả lời câu hỏi . - Gv: Hướng dẫn các em hiểu đúng khái niệm tình yêu và khẳng định tính xã hội của tình yêu. Ví dụ 2: Khi giảng khái niệm hôn nhân, để các em tiếp cận với khái niệm một cách tự nhiên và hiệu quả hơn giáo viên tiến hành như sau: - Gv: Đọc hoặc chiếu lên máy chiếu các câu ca dao, tục ngữ hoặc đoạn thơ sau: “ Cùng nhau kết nghĩa tào khang Dù ăn hạt muối, lá lang cũng đành”. “ Đốn cây ai nở đứt chồi.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương” . “ Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm, xông hương mặc người”. - Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại. CH1: Các câu ca dao, câu thơ trên nói lên mối quan hệ gì? CH2: Mối quan hệ vợ chồng được đánh dấu bằng sự kiện gì? CH3: Tình yêu chân chính thường phát triển qua các giai đoạn nào? CH4: Hôn nhân là gì? CH5: Em có nhận xét gì khi có quan niệm cho rằng: Sau hôn nhân không cần tình yêu nữa? CH6: Tình yêu sau hôn nhân có gì khác so với tình yêu đôi lứa? - HS: Trả lời câu hỏi. - Gv: Nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung cần ghi nhớ cho học sinh. Ví dụ 3: Sử dụng các câu thơ, đoạn thơ sau để tìm hiểu về lòng yêu nước của dân tộc ta ( Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông. ( Sao chiến thắng - Chế Lan Viên ) - Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại. CH1: Qua đoạn thơ trên, em hiểu thế nào là lòng yêu nước? CH2: Em hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước? - Hs: Trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Chiếu lên máy chiếu lên máy chiếu một số tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước: Bác Hồ; Trần Phú; Nguyễn Thị Minh Khai; Lý Tự Trọng; Võ Thị Sáu; Nguyễn Văn Trổi… Để làm rõ hơn khái niệm về lòng yêu nước, đồng thời khắc họa thêm cho các em về tinh thần yêu nước của dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> giáo viên sử dụng các câu thơ, câu nói như: Đồng chí Trần Phú từng nói: Hãy giữ vững chí khí chiến đấu. Nhà thơ Tế Hanh từng viết: “…Trong thơ tôi có câu đầy nước mắt Nhưng tôi không chán nản đâu anh! Khi nửa nước trong tay lũ giặc Tôi cười vui dễ dãi sao đành…”. ( “ Tiếng Sóng” – Tế Hanh ) Hay như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã từng viết: “Ta đi hôm nay cũng không là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rồi Ta đi hôm nay cũng chưa là muộn Đất nước còn đánh giặc mãi chưa thôi”. (Mãi mãi tuổi 20- Nguyễn Văn Thạc) - Gv: Khẳng định thêm cho các em về lòng yêu nước của dân tộc ta qua mấy ngàn năm lịch sử. Khi cần thiết hi sinh tính mạng của mình vì lợi ích chung của Tổ quốc và ta không thể không kể đến tấm gương hy sinh vì nước, vì dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dấy lên tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của các cảm tử quân thủ đô năm xưa. Hay như những hành động dũng cảm hy sinh của các chiến sĩ năm xưa: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu Mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… Như vậy lòng yêu nước không đơn thuần là tình cảm gắn bó với quê hưong đất nước mà cao hơn thế đó là tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình để phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc, thậm chí là hy sinh tính mạng của mình. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “…Ta sẵn sàng xé nát tim ta Cho Tổ quốc và cho tất cả…”.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ( Việt Nam máu và hoa) Sử dụng văn học nghệ thuật vào giảng dạy, ngoài những nội dung đã giới thiệu ở trên, giáo viên cũng có thể vận dụng vào tìm hiểu một số nội dung khác trong các bài đó sau: - Bài 10: Quan niệm về đạo đức. Mục 1: Đạo đức là gì? - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Mục 1- phần b: Chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay. Mục 3- phần c: Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. - Bài 13: Công dân với cộng đồng. Mục 2- phần a: Nhân nghĩa; phần b: hoà nhập; phần c: hợp tác… Quá trình sử dụng văn học nghệ thuật vào bài giảng cần hướng đến nhận thức của các em đó là những giá trị đạo đức là hết sức cao đẹp nhưng cũng thật giản dị, gần gũi tự nhiên như cuộc sống đời thường mà mỗi chúng ta ai cũng có thể thực hiện được, nếu chúng ta nhận thức rõ giá trị và mong muốn đạt được. Đồng thời giáo viên cần vận dụng đúng lúc, đúng chổ, đảm bảo mối quan hệ lô gíc giữa nội dung bài học và những tài liệu mình sử dụng. Qua thực tế dạy học cho thấy, việc nêu gương đối với học sinh, việc sử dụng các hình tượng văn học vào giảng dạy phần “ Công dân với đạo đức” là rất cần thiết. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo hàng ngày đứng trên bục giảng phải không ngừng rèn luyện bản thân để luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo, làm theo. Bởi lẽ, không gì có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ và trực tiếp hơn khi lời nói của thầy, cô giáo đi đôi với việc làm của thầy cô giáo. Thầy cô chỉ có thể giáo dục đạo đức cho học sinh khi chính thầy cô là tấm gương đạo đức. Làm được như vậy thì việc sử dụng văn học, nghệ thuật hay việc nêu gương mới phát huy hết vai trò, tác dụng của nó trong quá trình giáo dục học sinh. Trên đây là một số phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng vào giảng dạy phần "Công dân với đạo đức". Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> trò, ý nghĩa của các phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng, kỹ xão trong quá trình vận dụng. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực giáo viên sẽ cuốn hút học sinh vào bài giảng và đạt kết quả tốt hơn. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2009 – 2010 không vận dụng các phương pháp này vào giảng dạy phần“ Công dân với đạo đức” kết quả thu được như sau: Tổng TT. Lớp. số. 1 2. HS 10A4 49 10A5 50. Giỏi SL %. Khá SL %. 2 3. 20 24. 4.1 6. Xếp loại TB SL %. 40.8 24 48 21. 49 42. Yếu SL %. Kém SL %. 3 2. 0 0. 6.1 4. 0 0. Năm học 2010 – 2011, sau khi trao đổi với đồng nghiệp đã vận dụng các phương pháp trên vào giảng dạy phần “ Công dân với đạo đức” kết quả thu được như sau: Tổng TT. Lớp. số. 1 2. HS 10A1 48 10A4 50. Giỏi SL % 8 7. Khá SL %. 16.7 28 14 29. Xếp loại TB SL %. 58.3 12 58 14. 25 28. Yếu SL %. Kém SL %. 0 0. 0 0. 0 0. 0 0. Như vậy, sau khi đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” kết quả thu được rất khả quan. Vì vậy xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến này để đồng nghiệp cùng tham khảo.. C. KẾT LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phần “Công dân với đạo đức” - Giáo dục công dân lớp 10 có ý nghĩa rất lớn. Qua thực tế dạy học cho thấy đối với bộ môn giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với đạo đức” nói riêng thì việc giáo dục lòng tin cho các em là yêu cầu hết sức khó khăn. Bởi vì, một tình trạng rất dể nhận thấy là trong xã hội bên cạnh những xu hướng tích cực còn có xu hướng tiêu cực và chính xu hướng này xoá bỏ một cánh không thương tiếc những nguyên lí, phạm trù mà các em được học trong nhà trường về các nguyên tắc đạo đức của xã hội ta. Giáo dục lòng tin, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là việc làm hết sức quan trọng đối với sự tồn vong của một dân tộc. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có thể tiến hành bằng nhiều hình thức và các phương pháp khác nhau, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giáo dục qua hình tượng văn học… Mỗi phương pháp đều có vị trí và vai trò nhất định đối với việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò, vị trí của môn học. Hơn thế với việc sử dụng phưong pháp dạy học tích cực đã tạo được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, các em được đặt trong một tình huống có vấn đề và thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao nhận thức, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Một thực tế không thể phủ nhận, muốn đem lại hiệu quả giáo dục cao đòi hỏi trong mỗi bài giảng giáo viên cần lựa chon, sử dụng các phương pháp dạy học để định hướng cho học sinh biết suy nghĩ, hành động theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, các em có thái độ đấu tranh quyết liệt, lên án mạnh mẽ với những hành vi vi phạm đạo đức. Có như vậy thì các phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng mới phát huy giá trị ứng dụng và hiệu quả tốt nhất đối với quá trình dạy và học môn Giáo dục công dân..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Với 10 năm trực tiếp đứng trên bục giảng, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với kiểu bài lên lớp. Từ thực tế dạy học bản thân đã đúc rút được một số kinh nghiệm đem lại hiệu quả dạy học rất khả quan khi giảng dạy phần “ Công dân với đạo đức” xin mạnh dạn đưa ra để trao đổi với bạn bè đồng nghiệp gần xa. Chắc chắn đề tài còn thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×