Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường trung học cơ sở tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 151 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ TỐ TÂM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

BÌNH DƯƠNG - 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ TỐ TÂM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ:8140114



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢO

BÌNH DƯƠNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Biện phápquảnlý hoạt động giáo dục
pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS tạiThị
Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Bình Dương, tháng 07 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Thị Tố Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ từ các nhà trường và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà
trường và cá nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa chức năng Trường
Đại học Thủ Dầu Một cùng tập thể giảng viên nhà trường đã tận tâm hướng dẫn

và hỗ trợ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành vàsâu sắc đếnTS. Nguyễn Thị Hảo–
giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn các Ban giám hiệu và các giáo viên bộ môn Giáo dục
công dân ở các trường THCS ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ tôi trong quá thực hiện đề tài.
Sau cùng, xin cảm ơn quý anh, chị, em đồng nghiệp, bạn bè và những
người thân trong gia đình đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Thị Tố Tâm

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... x
TĨM TẮT ............................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 12
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 12
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 13

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 14
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 14
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 15
7.1 Cách tiếp cận .............................................................................................. 15
7.1.1. Tiếp cận nội dung ....................................................................................... 15
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn ....................................................................................... 16
7.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................ 16
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 17
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin .................................................. 18
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................... 18
8.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 18
8.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 19
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA Ở
TRƯỜNG THCS.
........................................................................................... 20
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 20

iii


1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 20
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước ............................................................. 22
1.2 Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 24
1.2.1. Giáo dục pháp luật ................................................................................. 24
1.2.2. Hoạt động ngoại khoá ............................................................................ 25

1.2.3. Giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động ngoại khố ............................ 26
1.2.4. Quản lý giáo dục .................................................................................... 27
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động ngoại khố ở
trường THCS ........................................................................................................ 31
1.3 Giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khoá ở trường THCS ..................... 32
1.3.1 Mục tiêu giáo dục pháp luật ở trường THCS ......................................... 32
1.3.2 Nội dung giáo dục pháp luật ở trường THCS ......................................... 33
1.3.3 Phương pháp giáo dục pháp luật ở trường THCS .................................. 34
1.3.4 Hình thức giáo dục pháp luật ở trường THCS ........................................ 35
1.3.5. Chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật ................................................... 36
1.3.6. Chức năng giáo dục pháp luật................................................................ 36
1.3.7. Điều kiện thực hiện giáo dục pháp luật ................................................. 37
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục pháp luật ở trường THCS qua hoạt
động ngoại khoá ................................................................................................... 38
1.4.1 Lập kế hoạch GDPL qua hoạt động ngoại khóa ở trường THCS ........... 38
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch GDPL thông qua hoạt động ngoại khóa ở
trường THCS ........................................................................................................ 39
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động GDPL thơng qua hoạt động ngoại khóa ở THCS .... 40
1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động
ngoại khóa ở THCS .............................................................................................. 41
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật ở THCS .. 42
1.5.1 Các yếu tố khách quan ............................................................................ 42
1.5.2 Các yếu tố chủ quan ................................................................................ 42
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................ 47
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo tại thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 47


iv


2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................ 47
2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo ................................................. 48
2.1.3 Khái quát về các trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
.............................................................................................................................. 50
2.2 Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 50
2.2.1 Chọn mẫu khảo sát.................................................................................. 50
2.2.2 Thực hiện khảo sát .................................................................................. 51
2.2.3 Cách thức xử lý số liệu ........................................................................... 51
2.2.4 Kết quả và thống kê mẫu khảo sát .......................................................... 52
2.3Thực trạng hoạt động giáo pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ
sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ........................................................................ 55
2.3.1 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ................................... 55
2.3.2 Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ... 58
2.3.3 Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa .. 60
2.3.4 Cơng tác phối hợp triển khai giáo dục pháp luật .................................... 61
2.3.5 Kết quả giáo dục pháp luậtcho học sinh qua hoạt động ngoại khóa....... 62
2.4 Thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa
ở các trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.............................. 63
2.4.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại
khóa ...................................................................................................................... 63
2.4.2 Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại
khóa ...................................................................................................................... 68
2.4.3 Chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại
khóa ...................................................................................................................... 73
2.4.4 Kiểm tra đánh giá thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt
động ngoại khóa ................................................................................................... 78
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục

pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương ................................................................................................................... 82
2.6 Đánh giá cơng tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ....................................... 86
2.6.1 Ưu điểm, nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp
luật cho học sinh ................................................................................................... 86
2.6.2 Hạn chế, nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật
cho học sinh.......................................................................................................... 87

v


Tiểu kết chương 2................................................................................................. 89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................... 90
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................ 90
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 90
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo thực tiễn ............................................................... 90
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 91
3.1.4. Nguyên tắc đồng bộ ............................................................................... 91
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa
ở các trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.............................. 91
3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo
viên về tầm quan trọng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động
ngoại khóa ............................................................................................................ 91
3.2.2. Biện pháp 2: Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa ........................................................................................... 94
3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung, hình thức giáo dục pháp luật qua

hoạt động ngoại khóa ........................................................................................... 96
3.2.4. Biện pháp 4: Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn củacán
bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục pháp luật trong nhà trường ................... 99
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường xã hội hóa cơng tác giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa ......................................................................................... 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho
học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............. 103
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường trung học
cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ................................................................. 104
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 104
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 105
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm......................................................................... 105
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................. 105
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 106
Tiểu kết chương 3: ............................................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 110
1. Kết luận .......................................................................................................... 110

vi


2. Kiến nghị ........................................................................................................ 111
2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An .................................. 111
2.2.Với chính quyền địa phương ................................................................... 111
2.3. Đối với phụ huynh học sinh .................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

CHS

Cho học sinh

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hố

CSVC

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDPL

Giáo dục pháp luật


GV

Giáo viên

GVTA

Giáo viên tiếng Anh

HĐDH

Hoạt động dạy học

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

ITX

Ít thường xuyên

KT


Không tốt

KTX

Không thường xuyên

LLGD

Lực lượng giáo dục

RT

Rất tốt

RTX

Rất thường xuyên

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

TX

Thường xuyên


VPPL

Vi phạm pháp luật

XH

Xã hội

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách các trường THCS tại thị xã Dĩ An đến năm 2019 ............. 50
Bảng 2.2: Quy ước đánh giá điểm trung bình ...................................................... 52
Bảng 2.3: Sơ bộ thống kê đặc tính mẫu khảo sát ................................................. 53
Bảng 2.4: Vai trò của đối tượng trong tổ chức GDPL CHS qua HĐNK ............. 55
Bảng 2.5: Đánh giá mục tiêu GDPL CHS qua HĐNK tại trường ....................... 57
Bảng 2.6: Đánh giá hiệu quả hoạt động GDPL CHS qua HĐNK ....................... 57
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung GDPL CHS qua HĐNK tại trường ... 59
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện các hình thức GDPL CHS qua HĐNK................... 60
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các hình thức GDPL CHS qua HĐNK................... 61
Bảng 2.10: Mức độ thực hiện các hình thức GDPL CHS qua HĐNK................. 62
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch GDPL CHS qua
HĐNK .................................................................................................................. 64
Bảng 2.12: Đánh giá kết quả trong xây dựng kế hoạch GDPL CHS qua HĐNK 65
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ thực hiện GDPL CHS qua HĐNK ........................ 69
Bảng 2.14: Đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện GDPL CHS qua HĐNK 69
Bảng 2.15: Đánh giá mức độ chỉ đạo thực hiện GDPL CHS qua HĐNK ........... 74
Bảng 2.16: Đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện GDPL CHS qua HĐNK ............ 74

Bảng 2.17: Đánh giá mức độ kiểm tra GDPL CHS qua HĐNK .......................... 79
Bảng 2.18: Đánh giá kết quả thực hiện kiểm tra GDPL CHS qua HĐNK .......... 79
Bảng 2.19: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác quản lý GDPL CHS qua
HĐNK .................................................................................................................. 82
Bảng 2.20: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác quản lý GDPL CHS qua
HĐNK .................................................................................................................. 83
Bảng 3.1: Cách tính điểm trung bình của khảo sát tính cần thiết và khả thi...... 106
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính cần thiết .......................................................... 107
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tính khả thi ............................................................. 108
Bảng 3.4: Mối tương quan giữa hai nhóm Tính cần thiết và Tính khả thi......... 108

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................. 48
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất............................................ 104
Biểu đồ 2.1: Đánh giá về sự cần thiết phải đưa nội dung GDPL CHS qua HĐNK
.............................................................................................................................. 56

x


TĨM TẮT
Để xây dựng nhà nước pháp quyền địi hỏi Đảng và Nhà nước vừa hoàn
thiện và giáo dục nhận thức pháp luật đến với nhân dân, nhất là lứa tuổi thanh
niên, học sinh, trong đó có học sinh THCS. Thời gian qua các trường, trong đó có
trường THCS đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật qua việc
lồng ghép vào nội dung một số môn học và mơn giáo dục cơng dân, qua đó góp
phần cao nhận thứcvề pháp luậtcho HS trong các nhà trường. Tuy nhiên, chương

trình chính khóa THCS hiện nay có lượng kiến thức rất lớn, cần thời lượng, nên
việc lồng ghép GDPL CHS chưa đa dạng về hình thức, nội dung và chưa gây
được sự hứng thú, tự nguyện trong HS. Vì vậy việc lồng ghép nội dung GDPL
CHS trong các hoạt động ngoại khóa là cần thiết và mang tính thực tiễn.
Nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng để đánh
giá những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của công tácquản lý
GDPL CHS qua HĐNK trong trường THCS. Cụ thể: Mặt thành công: Các trường
tuân thủ tốt các quy định, nhiệm vụ trong vấn đề phổ biến pháp luật trong nhà
trường do ngành giáo dục đề ra; bổ sung nhiều nội dung, hình thức GDPL CHS
qua HĐNK; Đội ngũ CBQL, GV, nhất là GV môn Giáo dục công dân các trường
ngày càng được chuẩn hóa; Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ HĐDH ngày
càng hoàn thiện. Mặt mặt hạn chế: Nhiều CBQL và GV không chú trọng đến
việc tích hợp GDPL CHS vào HĐNK; chưa quan tâm đúng mức trong xây dựng
được kế hoạch; chỉ chú trọng đến một số nội dung liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ
hoạt động dạy học; hình thức tập trung nội quy, quy chế nhà trường; chưa xây
dựng các quy trình tổ chức; tiêu chí kiểm tra, đánh giá chưa được thiết lập một
cách khoa học, đầy đủ; chưa thúc đẩy xã hội hóa cơng tác.
Căn cứ vào những thành cơng và hạn chế trên luận văn đã đề ra được 05
biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những thành cơng của các
trường THCS qua đó nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDPL CHS qua HĐNK
các trường THCS trên địa bàn thị xã DĩAn trong thời gian tới. Tất cả các biện
pháp đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi trong thực tế.

xi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và
toàn diện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu “Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời
phải thực hiện rất nhiều khâu quan trọng, trong đó xây dựng hồn thiện hệ thống
pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân, thanh niên là một
quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc.
Do đó, để pháp luật đi vào đời sống thực sự có hiệu quả cơng tác phổ biến,
giáo dục pháp luật đóng vai trị hết sức quan trọng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
thường xuyên quan tâm đến công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xuất phát từ nhu cầu đời sống xã hội và công
cuộc đổi mới đất nước, mỗi công dân cần phải “Sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật.” nên đòi hỏi cần phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước,
tăng cường pháp chế, bên cạnh đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức về pháp luật.
Nhất là trong lứa tuổi học sinh đã và đang ngồi ghế nhà trường.
Tuy nhiên, hình thức, nội dung tuyên truyền phổ biến nội dung giáo dục
pháp luật trong nhà trường chưa gây được sự hứng thú và tự nguyện trong học sinh.
Mặt khác, trong điều kiện tri thức bùng nổ, kiến thức của các mơn học q nhiều, có
nhiều môn học mới xuất hiện, chương trình mới và sách giáo khoa mới bắt buộc học
sinh phải tiếp thu một cách toàn diện một khối lượng đồ sộ về kiến thức - kỹ năng thái độ. Các tiết học trên lớp với số lượng thời gian hạn chế không thể thoả mãn nhu
cầu của học sinh và yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, việc tổ
chức hoạt động ngoại khố có lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật, đang trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết.
Với tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá
như vậy nên Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định thời gian dành cho hoạt động ngoài
giờ lên lớp THCS là khá lớn trong một năm học: mỗi tháng có 2 tiết hoạt động
ngồi giờ lên lớp. Trong chương trình giáo dục của các cấp học bậc học đã có
những hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động này.

12


Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa

thực sự hữu ích và thành cơng, ngồi vai trị của học sinh và giáo viên, thì các biện
pháp quản lí và tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động ngoại
khố bộ mơn là chìa khố quyết định sự thành cơng này.
Hơn nữa, trong những năm qua, cùng với việc quan tâm giáo dục tồn diện
cho học sinh phổ thơng nói chung, học sinh THCS nói riêng, các cấp, các ngành,
trực tiếp là ngành giáo dục thị xã Dĩ An đã tăng cường công tác quản lý, chủ động
xây dựng kế hoạch, quan tâm chỉ đạo đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các em. Các nhà trường đã coi trọng
giáo dục ý thức cơng dân, lịng u nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ, môi trường, dân số, rèn
luyện thể chất cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, giáo
dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dương cịn có những khuyết điểm dẫn đến sự hiểu biết về pháp
luật của học sinh cịn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn xảy ra với
tính chất và mức độ có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, quản lý giáo
dục pháp luật cho học sinh THCS ở Thị xã thường xuyên chịu sự tác động của yếu
tố: xã hội, môi trường sống, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ
chức chính trị - xã hội, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS;...
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện phápquảnlý hoạt
động giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường
THCS tạiThị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trạng và đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh thơng qua hoạt động
ngoại khóa ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục pháp luật của nhà trường.

13



3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu:
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật ở trường trung học cơ sở.
+ Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các
trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động
ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã đạt
được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật.Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh qua hoạt động ngoại khóacịn hạn chế trong cơng tác lập kế hoạch, chỉ đạo thực
hiện, tổ chức thực hiện,và kiểm tra, đánh giá.
Nếu nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trạng giáo dục
pháp luật thơng qua hoạt động ngoại khố tại các trường THCS trên địa bànthì sẽ đề
xuất được các biện phápquản lý hoạt động giáo dục pháp luật có tính cần thiết và
khả thi cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục pháp luật phù hợp với tâm lý lứa
tuổi, quy định của pháp luật để học sinh nâng cao ý thức, pháp luật.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:

14



Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại
khóa đối với người học như: về an tồn giao thơng, phịng chống ma túy, bảo vệ
môi trường, quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học
tập của cấp THCS.Chủ thể quản lý là hiệu trưởng nhà trường.
- Về không gian:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 4 trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ
An.
- THCS Tân Đông Hiệp
- THCS Võ Trường Toản
- THCS Tân Bình
- THCS Đơng Hồ
- Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu: Hai nămhọc 2017-2018 và 2018-2019.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận sau:
7.1.1. Tiếp cận nội dung
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các
trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương bao gồm các nội dung:
quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật; quản lý xây dựng nội
dung giáo dục pháp luật; quản lý phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật;
quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật; quản lý các điều kiện đảm
bảo cho hoạt động giáo dục pháp luật.
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa
tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương sẽ được mô tả và
đánh giá ở các nội dung nêu trên, từ đó đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý hoạt
động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn


15


thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Quản lý hoạt động hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa
tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương phải được xem xét
trong bối cảnh điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội thực tiễn của địa phương. Đặc
biệt, các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động
ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương phải
được xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt động giáo dục của thị xã Dĩ An nói chung
và quản lý hoạt động hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các
trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục pháp luật cho lứa tuổi học sinh THCS trên toàn địa bàn của
thị xã.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng và phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản:
- Mục đích: xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
- Cách thức tiến hành:
+ Phân tích, tổng hợp lý thuyết: các lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục
nói chung và quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các
trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói riêng.
+ Phân loại, hệ thống hóa: các lý thuyết nói trên theo phạm vi khơng gian
(trong nước, ngồi nước) và thời gian (từ trước đến nay) nhằm định hướng cho việc
thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.


16


7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, phương pháp này cịn sử dụng để hỏi ý kiến về
tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp được xây dựng.
* Nội dung: khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh
giá; khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại
khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương thông qua
các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.
* Đối tượng và công cụ khảo sát: xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát
dùng cho các đối tượng sau: (1) Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn GDCD…); (2) Học sinh
tham giahọc tập tại 4 trường THCS đã đề cập trên địa bàn thị xã Dĩ An.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
* Mục đích phỏng vấn: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Tìm
hiểu về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên
cứu thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
* Đối tượng phỏng vấn: cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo
viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm…) và Học sinh tham giahọc tập tại 4 trường

HCS đã đề cập trên địa bàn thị xã Dĩ An.
* Nội dung phỏng vấn: đánh giá về thực trạng quản lýgiáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình

17


Dương.Đồng thời, tìm hiểuđánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện
pháp, ý kiến và đề xuất một số biện pháp cụ thể.
* Công cụ: phiếu phỏng vấn chủ thể quản lý và học sinh.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
* Mục đích: xử lý thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
* Cách thức và công cụ tiến hành:
Đề tài sử dụng phương pháp xử lý thông tin định lượng và định tính như sau:
- Số liệu thu được sau khi khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi nhằm đánh giá thực trạng quản lý động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại
khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; khảo sát tính
cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất đổi mới quản lý hoạt
động giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng chương trình SPSS dùng trong môi
trường Window để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và
định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.Các thơng số và phép tốn
thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mơ tả và phân tích
thống kê suy luận.
- Ngồi ra, chúng tơi sử dụng phương pháp xử lý thơng tin định tính để phân
tích (giải thích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu (thông tin thu được từphương
pháp phỏng vấn) để khẳng định thông tin về thực trạng quản lý giáo dục pháp luật
qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương; khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất
đổi mới quản lý giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS

trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Tổng kết lý luận về công tác quản lý giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại
khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chỉ ra

18


nhữngthành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một
sốphương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này phù hợp với yêu cầu đổimới
giáo dục hiện nay.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho cơng tác quản lý giáo dục pháp
luật qua hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương và các trường THCS khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên tinh thần
triển khai thực hiện các nộidung của Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị
Trung ương 8 - Khóa XIvề “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
thì nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua
hoạt động ngoại khóa tại trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật qua hoạt
động ngoại khóa ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
Chương 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường trung

học cơ sở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

19


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG THCS.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa đã xuất hiện từ lâu, vào thế kỉ
XVI, thời kì Phục Hưng, Rabơle (Francois Rabelais (1494-1553), một nhà tư tưởng
người Pháp đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục ngồi giờ lên lớp như
ngồi việc ở lớp cịn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc
với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy và trị về sống ở
nơng thơn một ngày [42, tr. 986].
Isma’il Al-Qabbani (1898-1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong vĩ đại của
Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do John Dewey-người Mỹ-khởi xướng) đến
với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành cơng, đó là: sử dụng phương pháp
giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức,
phân tích và đánh giá. Phương pháp này ngược với phương pháp truyền thống:
“đọc, viết, nghe và đọc”. Phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định
hướng và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo” [4242].
Đến thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, A.S.Macarenco-nhà giáo dục nổi tiếng
người Nga đầu thế kỉ XX-đã bàn về tầm quan trọng của công tác này. Ơng phát
biểu: “Tơi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể
hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ
thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng
ta…” Nghĩa là “trong bất kì hồn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công

tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” [1, tr.225].
Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các hoạt động bên
ngoài lớp học trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ
lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt động.

20


E. K. Krupskaja bàn về cơng tác ngoại khóa tại trong Hội nghị giáo dục toàn
quốc nước Nga năm 1938: “Nên hiểu cho đến cùng: như thế nào là hạnh phúc của
con em. Vấn đề này hồn tồn khơng có nghĩa là phải chiều chuộng phục vụ, phục
vụ và phục vụ trẻ con như con em của một tên tư bản nào đó…Biết gây nhiều hứng
thú mới cho trẻ em, biết làm cho con em chúng ta phát triển toàn diện, đó là cần
thiết. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơng tác ngồi trường là làm cho đời
sống con em chúng thật sự trở thành đời sống có vănhóa, dạy các em sống theo kiểu
mới, sống tập thể. Nên để cho con em chúng ta được học tập hơn nhiều nữa, gần gũi
với đời sống nhiều hơn nữa” [20, tr.12].
Mặt khác, cơng trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ cho thấy
tác dụng to lớn của các hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngồi giờ
lên lớp nói chung và ngoại khố nói riêng sau đây đối với đời sống của học sinh: có
49% học sinh khơng tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý,
37% trong độ tuổi từ 13-19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ
1đến 4 giờ vào các hoạt động ngoại khố. 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại
khoá đạt được kết quả học tập cao. Những học sinh thường xuyên tham gia vào các
chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích
học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và
xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và khơng có các hiện tượng sử dụng ma t, bạo
lực...[50].
Các nhà giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động
ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá. Học sinh Nhật Bản dành khá nhiều thời

gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản là các trường bán
trú. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp này tập trung chủ yếu vào việc giáo
dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh như dạy các nghi thức giao tiếp
theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, nấu nướng, các nghề truyền thống
của Nhật Bản... Ngoại khố các mơn học chủ yếu tổ chức qua các cuộc thi, các trò
chơi ở trường và trên ti vi. Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản giảm bớt
thời lượng các giờ lên lớp để tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp
cho học sinh [49].

21


Như vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã làm nổi bật tầm quan trọng của
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và chỉ ra một số biện pháp
cần thiết cho người cán bộ quản lý (CBQL) các nhà trường phải làm gì để tổ chức
và quản lí tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp
luật thông qua hoạt động ngoại khóa.
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, đã nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phải chú ý
giáo dục nhiều mặt cho học sinh như đức, trí, thể, mĩ, lao động. Trong Thư gửi Hội
nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Trong lúc học cũng cần làm
cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà
trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học.” [21] Và trong chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam từ 2001 đến 2010 đã nêu rõ quan điểm giáo dục của Đảng
ta: “Phát triển con người tồn diện trên các mặt tình cảm, trí tuệ, tinh thần và thể
chất là lí tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng ta từng bước tiến tới.” [11].
Hơn nữa, xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường, từ yêu
cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo đưa
giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường; CBQL các cấp từ trung ương đến đơn
vị cơ sở phải được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật. Để thực hiện mục tiêu phát

triển toàn diện con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung khơng thể
thiếu trong chương trình giáo dục các cấp học nói chung, trong đó cấp THCS nói
riêng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong những năm gần đây đã có một số cơng
trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về giáo dục pháp luật, quản lý giáo dục
pháp luật cho các đối tượng khác nhau và ở phạm vi khác nhau, tiêu biểu như:
Tác giả Phạm Thị Mai Hồng[36] nghiên cứu "Biện pháp quản lý giáo dục
pháp luật cho học sinh ở các trường THCS quận Kiến An, thành phố Hải phòng",
(Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - 2010). Tác giả cho rằng, lứa tuổi học sinh
THCS có nhiều đột phá, biến chuyển tâm, sinh lý; đây là thời kỳ phát triển phong
phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình
thành nhân cách và trí tuệ của các em. Tác giả nhấn mạnh, trong quản lý giáo dục
pháp luật cần kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện nhất quán

22


quan hệ tình thươngvà trách nhiệm; thống nhất biện pháp xây dựng ý thức trách
nhiệm pháp luật cho học sinh đối với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà
trường;...
Về hướng này, tác giả Huỳnh Bọng[27] nghiên cứu về "Biện pháp quản lý
công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện
nay", (luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - 2012). Theo tác giả, việc sinh viên hiểu
và vận dụng pháp luật vào đời sống thực tế là một vấn đề hồn tồn khơng đơn
giản; hành vi pháp luật của sinh viên được hình thành, phát triển ngay trong thời
gian đào tạo tại trường; vì thế, nhà trường cần quan tâm quản lý giáo dục pháp luật
cho các "chủ nhân tương lai của đất nước".
Tác giả Phạm Nhật Quang [35] nghiên cứu đề tài "Quản lý hoạt động giáo
dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y 1 hiện nay" (Luận văn thạc sĩ quản lý
giáo dục - 2013). Cơng trình nghiên cứu của tác giả xác định phạm vi nghiên cứu là
quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên đào tạo trình độ trung cấp của

Trường Trung cấp Quân y 1. Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận
quản lý hoạt động giáo dục pháp luật và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục pháp luật; chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt
động giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y 1; tác giả đã đề xuất 5 biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y 1 hiện nay
và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đó với những số liệu,
nhận định, phân tích một cách khách quan, bảo đảm sự tin cậy về mặt khoa học.
Nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, sự cần
thiết phải quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho cơng dân nói chung, cho học
sinh nói riêng; cịn cơng tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà
trườngqua hoạt động ngoại khóa thì chưa được đề cập đến. Do đó, chúng tơi tập
trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh qua
hoạt động ngoại khóa tại các trường THCS tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhằm
đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THCS,
phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước và xu thế hội nhập Quốc tế.

23


×