Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.82 KB, 107 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VŨ THỊ HẢI YẾN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY NGÀNH
THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂNTHẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019


LỜI CAM KẾT

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
- Tên đề tài: “CácTRƯỜNG
nhân tố ảnh
hưởng
đếnTHỦ
độ tinDẦU
cậy của
báo cáo tài chính của
ĐẠI
HỌC
MỘT


các doanh nghiệp niêm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”.
- Giảng viên hướng dẫn: PGS.TSVÕ VĂN NHỊ

VŨ THỊ HẢI YẾN

- Tên học viên:Vũ Thị Hải Yến – 1693403010022
- Địa chỉ học viên: tỉnh Bình Dương
- Ngày nộp: / /2018
Lời cam kết: “Tơi xin cam kết bài viết này là cơng trình do chính tôi nghiên cứu
và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA
khơng
tríchCÁO
dẫn nguồn
Nếu có CỦA
bất kỳ một
sự vi
phạm nào,
xin hồn tồn
BÁO
TÀIgốc.
CHÍNH
CÁC
CƠNG
TYtơiNGÀNH
chịu trách THỰC
nhiệm”. PHẨM ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

VIỆTngày
NAM
Bình Dương,
tháng năm
2018
HỌC VIÊN

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

BÌNH DƯƠNG, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

- Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các
công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”.
- Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
- Tên học viên: Vũ Thị Hải Yến – 1693403010022
- Địa chỉ học viên: tỉnh Bình Dương
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Võ Văn Nhị. Các số liệu và kết quả được trình bày trong
luận văn là trung thực, khách quan, chưa được công bố trong bất cứ công trình nào
khác.

Bình Dương, ngày

tháng

năm 2019

HỌC VIÊN

Vũ Thị Hải Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu mơn kế tốn đào tạo Cao học chính
quy trường Đại học Thủ Dầu Một, em đã được rèn luyện bồi dưỡng kiến thức dưới
sự giúp đỡ nhiệt tâm vô cùng quý báu của thầy cô, các anh chị và các bạn, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô, các anh chị và các bạn đã hỗ trợ chỉ dẫn và
giúp đỡ em trong thời gian qua! Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thấy Võ Văn Nhị, người đã tận tâm chỉ bảo, nhiệt tình hướng dẫn em viết chủ đề
này một cách đầy đủ!
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, với em đây khơng
chỉ là nền tảng trong q trình nghiên cứu, mà đây cịn là cơ sở quý báu để em tiếp
tiếp tục sự nghiệp kế tốn trong cuộc sống.
Cuối cùng, em kính chúc cơ nhiều sức khoẻ, gặt hái nhiều thành công trên
con đường sự nghiệp giáo dục cao quý.

ii



MỤC LỤC
BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:............................................................................3
6. Bố cục luận văn ...............................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................5
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................5
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................10
1.3 Nhận xét các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu........................15
1.4 Đặc điểm các công ty ngành thực phẩm đồ uống:.......................................16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................19
2.1 Báo cáo tài chính, chất lượng BCTC và độ tin cậy BCTC ..........................19
2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính......................................................................19
2.1.2 Chất lượng thơng tin BCTC và độ tin cậy của thông tin BCTC .................20
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC .............................................27
2. 2.1 Các nhân tố bên trong ................................................................................27
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài ...............................................................................30
2.3. Lý thuyết nền.................................................................................................31
2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information).....................31

iii



2.3.2 Lý thuyết ủy quyền (Agency theory) ........................................................32
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory).........................................................34
2.3.4 Lý thuyết thơng tin hữu ích (decision usefulness theory):..........................35
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................36
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................36
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................37
3.2.1 Nghiên cứu định tính:................................................................................37
3.2.2 Nghiên cứu định lượng .............................................................................38
3.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.........................................................38
3.4 Xây dựng thang đo các biến (Bảng 3.1) ......................................................41
3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................................45
3.6 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu........................................................45
3.6.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................................................45
3.6.2 Xử lý dữ liệu nghiên cứu.............................................................................46
3.7 Phương pháp ước lượng hồi quy..................................................................46
3.7.1 Phương pháp ước lượng hồi quy Pool Regression (OLS cho dữ liệu bảng).47
3.7.2 Phương pháp ước lượng hồi quy Random Effect Method (REM)..............47
3.7.3 Phương pháp ước lượng hồi quy Fixed Effect Method (FEM) ..................47
3.7.4 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ................................................48
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................50
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính: .......................................................................50
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng:....................................................................50
4.2.1 Thống kê mô tả các biến số định lượng ....................................................50
4.2.2 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến số ........................................52
4.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF ....................................................54
4.2.4 Kết quả ứơc lượng hồi quy........................................................................55
4.2.4.1Hồi quy theo mơ hình POLS..................................................................... 55
4.2.4.2Hồi quy theo mơ hình REM...................................................................... 56
iv



4.2.4.3Hồi quy theo mơ hình FEM ...................................................................... 57
4.2.4.4Kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình nghiên cứu .......... 58
4.3 Bàn luận: .......................................................................................................61
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ..........................................................63
5.1 Kết luận .........................................................................................................63
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................63
5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A, B, C

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
AAA: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiển tệ
BCTC: Báo cáo tài chính
CEO: Giám đốc điều hành
CL: Chất lượng
CLTT: Chất lượng thông tin
DN: Doanh nghiệp
EFA: Exploratory Factor Analysis – Phân tích thống kê
FASB: Ban các chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ
FEM: Mơ hình tác động cố định
HĐQT: Hội đồng quản trị
HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE: Sở giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh
IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
KT: Kế tốn
OLS: Ứơc lượng bình phương bé nhất
REM: Mơ hình tác động ngẫu nhiên
TTKT: Thơng tin kế tốn
VIF: Hệ số phóng đại phương sai

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới .........................................................................8

Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước .........................................................133
Bảng 3.1: Danh sách biến độc lập và phương pháp đo lường ...............................4444
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số định lượng .....................................................5050
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số ..................................................53
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hệ số nhân tử phóng đại phương sai ...........................54
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Pols ...................................55
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng REM .................................56
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng FEM ...Error! Bookmark not
defined.

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mơ
hình nghiên cứu: ...................................................................................................................588
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả hồi quy các biến độc lập theo FEM .............................6060

vii



DANH MỤC ĐỒ THỊ

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................................36

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ nghiên cứu đề xuất.....................................................................40

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế tốn, vừa là hình thức thể hiện
và chuyền tải thơng tin kế tốn tài chính đến những người sử dụng để ra các
quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản
lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên
ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn báo cáo
tài chính cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Từ
đó nhà đầu tư phân tích đánh giá và đề ra được các quyết định, cân nhắc đầu tư
phù hợp, hiệu quả.
Báo cáo tài chính cần phải được cơng bố chính xác, kịp thời và phải có độ
tin cậy cao, trong khi đó hiện nay vẫn cịn nhiều doanh nghiệp chưa công bố
đúng quy định. Thực tế thị trường đã chứng kiến nhiều câu chuyện về việc doanh
nghiệp bất ngờ phát hiện những sai lệch trọng yếu trong cơ cấu tài sản, hay phải
điều chỉnh, hồi tố lại báo cáo năm trước dù đã được kiểm toán, qua đó ảnh hưởng
nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư và cũng ảnh hưởng khơng ít đến quyết
định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Mặt khác, Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường có
sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng, được sự quan tâm rất lớn của các

nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng như người tiêu dùng.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, sản xuất, chế biến thực phẩm trong
9 tháng đầu năm 2017 tăng 6,6%, sản xuất đồ uống tăng 5% so với cùng kỳ năm
2016 và trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng
kỳ năm 2017. Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm và đồ uống
hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Khi thời điểm Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) sắp
đi đến ký kết chính thức, các doanh nghiệp đều đặt kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn

1


để thương hiệu Việt xuất hiện tại nhiều quốc gia hơn trên thế giới, đây sẽ là cơ
hội góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy
của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống sẽ đánh
giá được sự trung thực và hợp lý của BCTC từ đó giúp các đối tượng bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, kịp thời. Đây là lý do
tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của
các công ty ngành thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về BCTC, độ tin cậy của BCTC và các
nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính
của các cơng ty ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khốn
tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng mơ hình của Klai và cộng sự (2011).
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến độ tin cậy của báo

cáo tài chính của các cơng ty ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường
chứng khoán tại Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên trên, nội
dung của luận văn cần phải trả lời được hai câu hỏi:
Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của
các cơng ty ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán tại
Việt Nam hiện nay?
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến độ tin cậy của BCTC như thế
nào?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính.
2


3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Mẫu dữ liệu gồm 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ
uống niêm yết trên thị trường chứng khốn ở Việt Nam có báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn trong giai đoạn 8 năm 2010-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: thảo luận, nghiên cứu tình huống đối với các nhà
đầu tư, với các chuyên gia, các nhà quản lý, kế tốn, các giảng viên có kinh
nghiệm chun mơn về kế toán để xác định nhân tố tác động đến độ tin cậy của
thông tin trên BCTC.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đo lường độ tin cậy BCTC và các
nhân tố tác động đến độ tin cậy BCTC, thông qua các phương pháp kiểm định,
mơ hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm đo lường tác động của các nhân tố đến độ tin
cậy của BCTC. Nhằm đáp ứng điều kiện của mơ hình hồi quy là hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến độc lập không nghiêm trọng, nghiên cứu tiến hành kiểm
định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu cũng

thực hiện các kiểm định khác như: kiểm định sự tương quan giữa các biến số
nhằm xác định quan hệ tuyến tính giữa các cặp dữ liệu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 5 nhân tố tác động đến độ
tin cậy của thông tin trên BCTC của các công ty ngành thực phẩm, đồ uống, đây
là căn cứ có cơ sở đối với các đối tượng quan tâm đến chất lượng của BCTC để
có những quyết định đầu tư hay quyết định chính sách hiệu quả: như các nhà đầu
tư, nhà quản trị, cơ quan ban hành chính sách, các cơng ty kiểm toán…
Đồng thời hỗ trợ nhà quản lý các doanh nghiệp, các nhà đâu tư có biện
pháp ngăn chặn kịp thời các tổn thất có thể xảy ra; nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp trong một nền kinh tế ngày càng cạnh tranh “khốc liệt”; giúp
các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra các quyết
định đúng đắn và phù hợp hơn.
6. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu thì nội dung luận văn bao gồm 5 chương
3


Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu;
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

4


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
BCTC đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư, cổ đơng trong việc
ra các quyết định tài chính. Đồng thời cũng giúp DN tạo lập cũng như giữ được

uy tín của mình trên thị trường đâu tư đang ngày càng khó khăn và nhiều thách
thức.
Nghiên cứu về BCTC là một chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu cũng như nhà chuyên môn, và nhà hoạch định chính sách. Việc đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC giúp cho việc đánh giá được thực
trạng của BCTC của các công ty niêm yết là thực sự cần thiết. Qua đó giúp cho
các nhà hoạch định chính sách có điều chỉnh hợp lý.
Khơng những các nghiên cứu trước đây trên thế giới nghiên cứu về tiêu
thức đo lường chất lượng, độ tin cậy và tính kịp thời của BCTC, mà các nhà
nghiên cứu trên thế giới còn quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng,
độ tin cậy của BCTC. Đơn cử là một số nghiên cứu:
1.1

Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Surendra S. Singhvi và Harsha B. Desai (1971) nhằm xác

định một số đặc điểm của các tập đồn tại Hoa kỳ có tác động đến của chất lượng
báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khảo sát ở 100 công ty đã niêm yết và 55 công
ty chưa niêm yết cho các năm tài chính kết thúc từ 1/4/1965-31/3/1966. Báo cáo
thường niên của các tổng công ty được chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên từ
500 Tổng công ty công nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ nằm trong danh mục của năm
trong danh mục của năm 1965. Báo cáo thường niên của các tập đoàn chưa niêm
yết được lựa chọn, sử dụng quy trình lấy mẫu có hệ thống, từ các trích dẫn của
800 cơng ty được xuất bản trong New York times. Trên cơ sở đó, một lá thư yêu
cầu báo cáo hàng năm đã được gửi đến 100 cơng ty như vậy nhưng chỉ có 55 tập
đồn đã hoàn thành yêu cầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng thông tin
tiết lộ là một trong những biến có ảnh hưởng đến giá của chứng khốn. Với thơng
tin đầy đủ và chính xác có sẵn, cơng chúng đầu tư sẽ có nhiều thơng tin hơn niềm
tin vào thị trường chứng khoán và số lượng nhà đầu tư có khả năng tăng. Nghiên
5



cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để xác định và đánh giá ảnh hưởng của 4
nhân tố đến chất lượng thơng tin: kích thước tài sản, số lượng cổ đơng, tình trạng
niêm yết, tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên.
Nghiên cứu Céline Michailesco (2000) sử dụng mơ hình hồi quy để đánh
giá ở 100 cơng ty tại Pháp giai đoạn (1991-1995) và khẳng định sự tác động của
các biến độc lập: cơ cấu sở hữu, đòn bẩy tài chính, niêm yết cổ phiếu trong nước
và nước ngồi, lợi nhuận đến thơng tin trong báo cáo của các công ty tại Pháp
giai đoạn năm 1991- 1995.
Laureen A. Maines và James M. Wahlen (2006). Khẳng định độ tin cậy là một

đặc tính thiết yếu để thơng tin kế tốn có ích cho việc ra quyết định. Độ tin cậy
thể hiện mức độ mà thông tin không thiên vị, khơng có lỗi và trung thành một
cách đại diện (FASB 1980). Mặc dù vai trò trung tâm của độ tin cậy, nó là một
cấu trúc phức tạp và khó nắm bắt của thơng tin kế tốn. Độ tin cậy rất khó để xác
định chính xác trong các tiêu chuẩn và thực hành kế tốn, và rất khó để kiểm tra
trực tiếp với nghiên cứu. Mục tiêu chính của bài viết này là để hiểu rõ hơn bản
chất của độ tin cậy thơng tin kế tốn bằng cách tổng hợp bằng chứng lưu trữ và
nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh khn khổ về tính hữu ích của thơng tin
kế tốn. Hiểu rõ hơn về tài liệu thực nghiệm về độ tin cậy của thơng tin kế tốn
sẽ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc thiết lập các chuẩn mực báo cáo tài chính,
người chuẩn bị và kiểm tốn viên trong việc thực hiện các tiêu chuẩn và người sử
dụng báo cáo tài chính trong việc đánh giá độ tin cậy của thơng tin kế tốn.
FASB 1980 nhấn mạnh ba đặc điểm của độ tin cậy – tính trung thực của
đại diện, tính xác minh và tính trung lập. Các khung khái niệm lưu ý thêm rằng
độ tin cậy là khơng phải một đặc tính tác cả hoặc khơng có gì của kế tốn thơng
tin; đúng hơn đó là vấn đề bằng cấp. Thơng tin kế tốn phải có một số mức
ngưỡng độ tin cậy sẽ có ích cho nhà đầu tư, tín dụng và người sử dụng BCTC.
Klai và cộng sự (2011) nghiên cứu về tác động của cơ chế quản lý đến

BCTC tại các công ty ở Tunisia. Thông qua tổng hợp từ các nghiên cứ trước đây,
nghiên cứu của Klai và các cộng sự (2011) đã đề xuất mơ hình hồi quy để kiểm
định tác động của cơ chế quản lý đến BCTC bao gồm các biến độc lập:
6


• Sự tham gia của người nước ngoài: tỷ lệ phần trăm của giám đốc và cổ
đơng nước ngồi, việc tách các vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, và
sự hiện diện của giám đốc bên ngồi.
• Cổ đông lớn: mức độ sở hữu và mức độ kiểm sốt trong cơng ty của các
cổ đơng lớn.
• Sức mạnh gia đình trong HĐQT: tỷ lệ phần trăm của các cổ đông và nhà
quản lý là người đại diện cho gia đình và cổ phần của họ.
• Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước: tỷ lệ phần trăm của các cổ
đông là người đại diện cho Nhà nước và các tơ chức tài chính và cổ phần của họ.
Và các biến kiểm sốt bao gồm:
• Quy mơ DN: là logarit tự nhiên của tổng tài sản.
• Địn bẩy tài chính của DN: được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số nợ trên tổng
tài sản.
• MTB (Cơ hội tăng trưởng); được xác định bằng tỷ lệ giá trị thị trường
của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách.
Chalaki và các cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của
các thuộc tính quản trị DN lên chất lượng BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn
chứng khốn Tehran. Nhóm tác giả đã kiểm định các giả thuyết bằng cách sử
dụng mơ hình hồi quy bao gồm các biến độc lập:
• Kích thước HĐQT: số lượng thành viên hội đồng quản trị của cơng ty i
trong năm t.
• Mức độ độc lập của HĐQT: số lượng thành viên bên ngoài hội đồng
quản trị công ty i trong năm t chia cho tổng số thành viên hội đồng quản trị của
công ty i trong năm t.

• Quyền sở hữu của các tổ chức: tổng số cổ phần của công ty i trong năm t
thuộc về ngân hàng, bảo hiếm, tổ chức tài chính, các cơng ty tổ chức và tổ chức
chính phủ.
• Sự tập trung quyền sở hữu: Tổng tỷ lệ phần trăm của các cổ đơng có tối
thiểu 5 % cổ phần của công ty i trong năm t.
+ Và các biến kiểm soát bao gồm:
7


• Kích thước DN: logarit tự nhiên của cơng ty i trong năm t.
• Tuổi của DN: khoảng cách giữa thời điểm thành lập cơng ty đến giai
đoạn nghiên cứu.
• Quy mơ kiểm tốn: nếu một cơng ty được kiểm toán bởi tổ chức kiểm
toán của Iran, nhận kết quả là 1, nếu không là 0.
Đồng thời, biến phụ thuộc là chất lượng BCTC được đo bằng sự kết hợp
hai mơ hình của McNichols (2002) và Collins và Kothari (1989). Kết quả nghiên
cứu của nhóm tác giả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa các thuộc tính quản trị
DN bao gồm kích thước HĐQT, mức độ độc lập của HĐQT, tập trung quyền sở
hữu, quyền sở hữu của các tổ chức với biến phụ thuộc là chất lượng BCTC. Điều
này có nghĩa là, chất lượng BCTC của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn
Tehran khơng chịu ảnh hưởng bởi các thuộc tính quản trị DN. Nguyên nhân của
kết quả trên được nhóm tác giả giải thích là do khi xem xét trên nền kinh tế các
nước kém phát triển, lợi ích ích mang lại khi cải thiện quản trị DN nhỏ hơn chi
phí mà DN phải bỏ ra.
Đặc biệt, nghiên cứu Albert và Serban (2012) cho thấy tầm quan trọng của
kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của thông tin BCTC. Đây cũng là khẳng
định trong nghiên cứu của Maines and Wahlen (2006), nhóm tác giả cho rằng
một báo cáo kiểm tốn có ý kiến chấp nhận toàn phần là điều kiện cần thiết để
nhận biết thơng tin kế tốn tài chính đáng tin cậy hoặc được trình bày trung thực.
Nhìn chung, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến BCTC đã

được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm thực hiện đặc biệt là các nhân
tố bên trong công ty. Tùy thuộc vào đặc thù của từng mục tiêu nghiên cứu mà các
nhân tố được cân nhắc để đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới
Tác giả
Surendra S.

Tên và Mẫu

Phương

Nghiên Cứu

Pháp

An Empirical

Mơ hình

8

Các nhân tố ảnh hưởng
Kích thước tài sản


Tên và Mẫu

Phương

Nghiên Cứu


Pháp

Singhvi và

Analysis of the

hồi quy

Harsha B.

Quality of Corporate

tuyến tính

Desai

Financial Disclosure

(1971)

Nghiên cứu ở 100

Tác giả

Các nhân tố ảnh hưởng
Số lượng cổ đơng, tình trạng
niêm yết
Tỷ suất lợi nhuận


cơng ty đã niêm yết
và 55 công ty chưa

Và lợi nhuận biên

niêm yết tại Mĩ giai
đoạn từ 1965-1966.
The determinants of

Cơ cấu sở hữu

the quality of
accounting
Céline

information

Michailesco

disclosed by French

(2000)

listed companies
Nghiên cứu 100

Mơ hình

Địn bẩy tài chính


hồi quy
tuyến tính
đa biến

cơng ty tại Pháp giai

Niêm yết cổ phiếu trong nước và
nước ngoài
Lợi nhuận

đoạn 1991-1995
Laureen A.

Factors affecting the

Các chuẩn mực báo cáo tài chính

audit of revalued

Nghiên

James M.

non‐current assets:

cứu định

Wahlen

Initial public


tính

(2006)

offerings and source

Maines và

Kiểm tốn viên

reliability
Corporate goverance
Klai và

and financial

cộng sự

reporting quality:

(2011)

the case of Tunisian

Sự tham gia của người nước
Mơ hình
hồi quy dữ
liệu bảng


ngồi
Cổ đơng lớn
Sức mạnh gia đình trong HĐQT

9


Tác giả

Tên và Mẫu

Phương

Nghiên Cứu

Pháp

firms

Các nhân tố ảnh hưởng
Sức mạnh của các tổ chức đầu tư

22 công ty niêm yết

Nhà nước

tại Tunisia trong giai

Quy mơ DN


đoạn 1997-2007

Địn bẩy tài chính
Cơ hội tăng trưởng

Corporate

Kích thước HĐQT

governance
Mức độ độc lập của HĐQT

attributes and
Chalaki và
các cộng sự
(2012)

financial reporting
quality – empirical
evidence from Iran

Hồi quy
tuyến tính

Sự tập trung quyền sở hữu

bội

Các cơng ty niêm


Kích thước DN

yết trên sàn chứng
khoán Tehran giai

Tuổi của DN

đoạn 2003-2011

1.2

Quyền sở hữu của các tổ chức

Quy mơ kiểm tốn

Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam những năm trước đây, các nghiên cứu về BCTC chủ yếu tập

trung vào hoàn thiện hệ thống BCTC, phân tích đánh giá tình hình tài chính
thơng qua BCTC của các DN. Tuy nhiên, khi giá trị của thông tin BCTC ngày
càng gia tăng, gây ảnh hưởng khơng những đến nội bộ cơng ty mà cịn là cơ sở
quan trọng để các đối tượng sử dụng bên ngồi trong các quyết định tài chính và
đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, những năm gần đây các nhà nghiên
cứu đã chú trọng hơn trong nội dung nghiên cứu về BCTC và đặt biệt là các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng và tính kịp thời của BCTC. Độ tin cậy cũng được
các tác giả đề cập đến nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu cụ thể.

10



Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh
nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết ở sở giao giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh”, Cao Nguyễn
Lệ Thư (2014) đã kết luận ràng, có 3 nhân tố bên trong DN tác động đến chất
lượng TTKT trên BCTC. Đó là, quy mơ cơng ty, kết cấu vốn nhà nước, tỷ lệ
thành viên độc lập trong HĐQT. Kết quả này còn là bằng chứng củng cố thêm
cho các mơ hình nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của quản trị công
ty đến chất lượng BCTC.
Tác giả Trương Thị Kim Thủy (2016) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của quản trị công ty đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn TP Hồ Chí Minh”. Tác giả đã sử
dụng mơ hình chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) nhằm đo lượng
chất lượng TTKT trên BCTC. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan thuận
giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và độ tin cậy của BCTC; mối tương
quan nghịch giữa việc kiêm nhiệm đồng thời 2 chức danh chủ tịch HĐQT - tổng
giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản,
suất sinh lời trên tổng tải sản với độ tin cậy của BCTC.
Phạm Thanh Trung (2016) đã thực hiện đề tài: “Đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Hồ Chí Minh”. Trong nghiên cứu của
mình, tác giả đã sử dụng 9 thang đo dựa trên đặc tính chất lượng của FASB
(2010), IFASB (2010) và VAS để đo lường chất lượng thông tin BCTC. Qua
phân tích đề tài cho thấy có 7 nhân tố chính tác động đến độ tin cậy của BCTC
bao gồm: bộ máy kế toán, mục tiêu lập BCTC, nhà quản lý, thuế, hệ thống tài
khoản kế toán, và hệ thống chứng từ kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất
lượng BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngồi việc chịu ảnh
những nhân tố thuộc nhóm quản trị cơng ty đã được đề cập ở các nghiên cứu
trước đây, còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan đến hệ thống kế toán tại
mỗi doanh nhiệp.


11


Đặng Thị Kiều Hoa (2016), đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chứng thực nghiệm tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả thơng
qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA để kiểm định các nhân tố. Mơ hình và các giả thuyết được phân
tích bằng phương pháp hồi quy bội, tác giả đã đánh giá sự tác động của các nhân
tố đến chất lượng BCTC bao gồm: quy định về thuế, quy mô công ty, người lập
BCTC, tổ chức kiểm toán, quyết định của nhà quản trị, các quy định pháp lý về
kế tốn Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC bao
gồm: quy định về thuế, quy mô công ty, người lập BCTC, các quy định pháp lý
về kế toán.
Huỳnh Thị Minh Phương (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Bất động sản giai đoạn 20112015. Thông qua dữ liệu thu thập và các cơng cụ hỗ trợ, kết quả phân tích hồi
quy của tác giả cho thấy chất lượng BCTC đo lường theo QTLN của các công ty
thuộc mẫu nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu có mức trung bình là 10.35%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự biến động của các nhân tố quyền sở hữu
vốn của nhà đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu vốn của Nhà nước, quyền sở hữu
vốn của tổ chức, sự kiêm nhiệm chức danh TGĐ và chủ tịch HĐQT, tính độc lập
của HĐQT, loại cơng ty kiểm tốn (thuộc BIG4 hay khơng thuộc BIG4) có ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC đo lường theo quản trị lợi nhuận của các cơng ty
này.
Đỗ Hồng Anh Thư (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo
cáo tài chính: thực nghiệm tại các cơng ty niêm yết có vốn đầu tư nước ngồi trên
Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả dựa vào 332 quan
sát từ 166 cơng ty có vốn đầu từ nước ngoài niếm yết trên Sở GDCK tại Tp.HCM
với tỷ lệ sở sữu từ 5% trở lên trong thời gian năm 2016-2017, tác giả đã thu được
bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến độ tin cậy của BCTC

bao gồm: quy mô của công ty, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ sở
hữu cổ phần của nước ngoài và chất lượng cơng ty Kiểm tốn theo phương pháp

12


hồi quy và mơ hình hồi quy dự báo khả năng chính xác là 95,78% Dựa vào kết
quả hồi quy thu được, tác giả nhận thấy rằng mơ hình đã sử dụng giải thích được
79,39% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 20,61% là do sai số ngẫu nhiên
hoặc các nhân tố khác ngồi mơ hình. Ngồi ra, sự phù hợp của mơ hình đối với
tổng thể nghiên cứu đã được kiểm định với độ tin cậy 95%. Thêm vào đó, tác giả
nhận thấy rằng dấu của các biến độc lập X đều thống nhất với giả thuyết ban đầu
mà tác giả dự đoán và các nhân tố quy mô của công ty, doanh thu, lợi nhuận trên
mỗi cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nước ngồi và chất lượng cơng ty Kiểm
tốn có tác động đến độ tin cậy của BCTC của các công ty có vốn đầu từ nước
ngồi niếm yết trên Sở GDCK tại Tp.HCM với tỷ lệ sở sữu từ 5% trở lên. Trong
đó, các biến quy mơ cơng ty và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nắm giữ bởi nhà đầu tư
nước ngồi có tác động ngược chiều đến độ tin cậy của BCTC.
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước
Tác giả

Tên, Mẫu Nghiên

Phương

Cứu

Pháp

Các nhân tố ảnh hưởng

Bộ máy kế tốn

Ảnh hưởng của quản
trị cơng ty đến chất

Nhà quản lý

lượng TTKT trên
Trương Thị

báo cáo tài chính

Kim Thủy

của các doanh yết

(2016)

trên sàn chứng

Mục tiêu lập BCTC
Hồi quy
bội

Thuế
Hệ thống tài khoản kế tốn

khốn tp Hồ Chí
Minh ốn TP nghiệp


Hệ thống chứng từ kế toán

niêm
Phạm

Đo lường mức độ

Thanh

tác động của các

Trung

nhân tố đến chất

Hồi quy
bội

13

Bộ máy kế toán
Mục tiêu lập BCTC


Tác giả
(2016)

Tên, Mẫu Nghiên

Phương


Cứu

Pháp

Các nhân tố ảnh hưởng

lượng thông tin trình

Nhà quản lý

bày trên báo cáo tài
chính của các doanh

Thuế

nghiệp nhỏ và vừa ở
Hệ thống tài khoản kế toán

TP Hồ Chí Minh

Hệ thống chứng từ kế tốn
Nhà quản trị cơng ty
Lợi ích chi phí nhằm tăng giá trị
Các
hưởng

yếu

tố


đến

ảnh

cơng ty

chất

Trách nhiệm của nhân viên kế

lượng BCTC của các
Võ Thị Như doanh nghiệp niêm
Lệ (2016)

toán
Hồi quy

yết trên thị trường

bội

chứng khoán tại Việt

Thuế
Gia tăng giá trị công ty

Nam giai đoạn 2010
Rủi ro trong việc kiểm tốn


- 2014

BCTC của cơng ty kiểm tốn đối
với công ty niêm yết
Các nhân tố ảnh
Quy định về thuế

hưởng đến chất
lượng BCTC của
doanh nghiệp nhỏ và
vừa bằng chứng thực
Đặng Thị

nghiệm tại các

Kiều Hoa

doanh nghiệp nhỏ và

(2016)

vừa trên địa bàn

Hồi quy

Quy mô công ty

bội
Người lập BCTC


Các quy định pháp lý về kế tốn

thành phố Hồ Chí

14


Tác giả

Tên, Mẫu Nghiên

Phương

Cứu

Pháp

Các nhân tố ảnh hưởng

Minh
Quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư
Các nhân tố ảnh Hồi quy dữ
Huỳnh Thị
Minh
Phương
(2017)

hưởng

đến


chất

liệu bảng,

lượng BCTC của các

đo lường

doanh nghiệp niêm

thông tin

yết nhóm ngành Bất

theo chất

động sản giai đoạn

lượng lợi

2011-2015

nhuận

nước ngồi
Quyền sở hữu vốn của nhà nước
Quyền sở hữu vốn của tổ chức
Sự kiêm nhiệm chức danh TGĐ
và chủ tịch HĐQT

Tính độc lập của HĐQT
Loại cơng ty kiểm tốn

Đỗ Hồng
Anh Thư
(2018)

Các nhân tố ảnh Phương
Quy mô của công ty,
hưởng đến độ tin pháp hồi
cậy của báo cáo tài quy bội
Doanh thu
chính: thực nghiệm
tại các cơng ty niêm
yết có vốn đầu tư
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu,
nước ngoài trên Sở
Giao dịch chứng
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nước
khốn Thành phố
ngồi
Hồ Chí Minh
Chất lượng cơng ty Kiểm tốn

1.3

Nhận xét các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh

hưởng đến BCTC, tác giả nhận thấy đây là chủ đề đang ngày càng được quan

tâm và mở rộng nghiên cứu trên nhiều đối tượng ở trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trước đây, các tác giả chủ yếu dựa trên bối cảnh kinh tế
nghiên cứu và đặc điểm các quy định về kế toán tại thời điểm nghiên cứu để chọn
mơ hình phù hợp. Do đó, trong thời điểm các quy định về kế toán tại Việt Nam
và Quốc tế hiện nay đang có xu hướng hội tụ, tác giả nhận thấy cần xác định lại

15


×