Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý đất đô thị thủ dầu một tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH QUANG

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ
THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2008


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, Ngày 08 tháng 01 năm 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày 05 tháng 11 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH QUANG

Phái: Nam

Sinh ngày 08 tháng 08 năm 1972

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường

MSHV: 02605583

TÊN ĐỀ TÀI:

I.

Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý đất đô thị Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương.
II.


NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội
và môi trường, tiến hành phân tích hiện trạng sử dụng đất đô thị Thủ Dầu Một
tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp quản lý đất đô thị hiệu quả, hợp lý, đúng
mục đích sử dụng, giảm lãng phí đất, bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần
vào quá trình đô thị hóa thị xã Thủ Dầu Một.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VU:Ï 05 - 02 - 2007
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05 - 11 - 2007
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày
TRƯỞNG PHÒNG ĐT - SĐH

tháng năm 2008

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
[\

Trước tiên cho em gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý thầy cô giảng dạy
Cao học chuyên ngành Quản Lý Môi Trường khóa 2005.

Đặc biệt cảm ơn TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG đã hướng dẫn tận tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Quý thầy cô phòng Sau Đại Học đã nhiệt tình tổ
chức, theo dõi, động viên và tạo điều kiện để chương trình đào tạo Cao
học kết thúc tốt đẹp.
Cảm ơn tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ trong công việc,
cũng như động viên về mặt tinh thần để luận văn này được hoàn thành.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc những lời động viên và khuyến khích nhiệt
tình của gia đình để con đạt được những thành quả như hôm nay.
Lời cuối cùng xin được cảm ơn tất cả Quý thầy cô của trường Đại Học
Bách TP. Hồ Chí Minh, những người ít nhiều đã bỏ công sức để truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt quá trình học Cao học.
Vì thời gian có hạn và những kiến thức còn hạn chế, chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Tác giả

Nguyễn Thanh Quang


TÓM TẮT
Thị xã TDM là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh BD.
Với chính sách mời gọi đầu tư, thị xã TDM đang thu hút nhiều dự án trong nước
và nước ngoài vào các KCN, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân.
Đến nay, có một vài đề tài nghiên cứu về thị xã TDM. Đây là đề tài đầu
tiên tập trung “phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý đất đô thị
TDM”, góp phần vào công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi
trường hướng đến sự phát triển bền vững.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cùng với sự quan
tâm của lãnh đạo địa phương. Thị xã TDM đang đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở
hạ tầng, xây dựng các KDC, KCN, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi
cảnh quan môi trường phù hợp với kiến trúc đô thị.
Từ năm 2000 đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã TDM không
thay đổi là 8.787,89ha, nhưng từng loại đất có sự thay đổi lớn, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Diện tích đất nông
nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sang đất công nghiệp, đáp ứng
với quá trình đô thị hóa. Đặt công tác quản lý đất đô thị và bảo vệ môi trường
trước những thách thức lớn.
Đề tài đề xuất các giải pháp quản lý đất đô thị TDM, đóng góp một vài ý
kiến làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng và ban quản lý dự án về quy
hoạch phát triển đô thị có cách nhìn cụ thể hơn, sâu rộng hơn trong việc phân bố
qũy đất hợp lý, tiết kiệm, giảm lãng phí, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, bảo
vệ môi trường và tạo cảnh quan đô thị, góp phần vào sự phát triển bền vững.


ABSTRACT
TDM town is a cultural and social, political, economic center of BD
province. With the policies inviting the investment, TDM has attracting many
domestic and foreign projects into the industrial parks, to contribute the socioeconomic development, to create the job for the employees, to enhance the
spiritual and physical life for the people.
Until now, there are some projects to research about TDM town. This is the
first thesis to focus “to analyse the actuality and to propose the solution about the
urban land management in TDM”, to contribute the land use planning,
management and to preserve the environment to the substantial development.
With the advantage of the natural conditions, natural resourses together with
taking interest in local authorities. TDM has investing, upgrading, opening the
infrastructure, constructing residential area, industrial park, conversing the land
use purpose, changing environmental view suitable to the urban architecture.

From 2000 to now, the total natural land area of the TDM town is still
8.787,89 ha, but each kind of the land has been changed very much. Economic
structure moves in accordance with agriculture - industry - serviceï. Agricultural
land area decreases due to changing to the industrial land area, to satisfy with
urbanizing process. The urban land management and the environmental
preserving are meeting some challenges.
The thesis proposes the solutions about the urban land management in TDM,
to contribute ideas for organizations and the project management boards about
urban development to have a concrete view during distributing reasonable land,
to economise, to reduce waste, to use effect on land resources, to protect
environment and to create views, to contribute to the substantial development.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực thị xã TDM từ
năm 2003 - 2005 ................................................................................................. 18
Bảng 3.2 : Kết quả quan trắc tiếng ồn và lưu lượng xe tại khu vực thị xã TDM
từ năm 2003 - 2005.............................................................................................. 20
Bảng 3.3 : Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông sài gòn tại trạm bơm
thị xã TDM từ năm 2003 - 2005 .......................................................................... 21
Bảng 3.4 : Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất khu vực thị xã TDM
năm 2004 - 2005 .................................................................................................. 23
Bảng 3.5 : Kết quả quan trắc vùng đất khu vực thị xã.................................... 25
Bảng 3.6 : Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại thị xã năm 2005 ................ 27

Bảng 4.1 : Diện tích tự nhiên 12 xã, phường của thị xã TDM ........................ 35
Bảng 4.2 : Thực trạng sử dụng đất 12 xã, phường thị xã TDM....................... 37
Bảng 4.3 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thị xã TDM.......................... 38
Bảng 4.4 : Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp thị xã TDM.................... 43
Bảng 4.5 : Hiện trạng sử dụng đất thị xã TDM giai đoạn 2001 - 2005........... 44
Bảng 4.6 : Tình hình biến động đất thị xã TDM giai đoạn 2000 - 2005 ......... 50
Bảng 4.7 : Diện tích đất của các cấp thích nghi khu vực thị xã TDM ............ 52
Bảng 4.8 : Quy hoạch KDC, KĐT giai đoạn 2000 - 2010 địa bàn thị xã TDM54
Bảng 4.9 : Phương án quy hoạch sử dụng đất thị xã TDM đến năm 2010...... 60
Bảng 4.10 : Kế hoạch sử dụng đất từng năm từ 2006 - 2010 thị xã TDM ........ 66
Bảng 4.11 : Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công....................................... 67
Bảng 4.12 : Tiếng ồn do các loại phương tiện giao thông ................................ 68
Bảng 4.13 : Tải lượng ô nhiễm khi san lấp mặt bằng ....................................... 69


Bảng 4.14 : Tải lượng ô nhiễm do phương tiện thi công................................... 69
Bảng 4.15 : Hệ số ô nhiễm của xe hơi .............................................................. 70
Bảng 4.16 : Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe .............................................. 70
Bảng 4.17 : Hệ số ô nhiễm do sử dụng dầu DO................................................ 71
Bảng 4.18 : Hệ số ô nhiễm do sử dụng dầu FO ................................................ 71
Bảng 4.19 : Hệ số ô nhiễm khi đốt cháy GAS .................................................. 71
Bảng 4.20 : Khối lượng chất thải của mỗi người .............................................. 73
Bảng 4.21 : Nồng độ chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt .................................... 73
Bảng 4.22 : Thành phần nước mưa.................................................................... 74
Bảng 4.23 : Tải lượng ô nhiễm trung bình chất thải rắn ................................... 75
Bảng 4.24 : Thành phần rác sinh hoạt ở thị xã TDM........................................ 76
Bảng 5.1 : Số lượng cán bộ địa chính 12 xã, phường của thị xã TDM ........... 88
Bảng 5.2 : Biến động đất thị xã TDM giai đoạn 2000 - 2005 ......................... 91
Bảng 5.3 : Các dự án quy hoạch treo trên địa bàn thị xã................................ 92
Bảng 5.4 : Các đơn vị bị thu hồi theo quyết định UBND tỉnh BD .................. 93

Bảng 5.5 : Kết quả phỏng vấn 72 hộ dân thuộc khu vực quy hoạch xây dựng
KDC, KCN trên địa bàn thị xã TDM .................................................................. 95
Bảng 5.6 : Giá đất của 5 cơ quan theo khung giá thị trường ........................... 96
Bảng 5.7 : Diện tích cây xanh 12 xã, phường trên địa bàn thị xã TDM ........100
Bảng 5.8 : Bảng tổng hợp chi phí các hạng mục lớn thị xã TDM .................117
Bảng 5.9 : Dự kiến nguồn thu từ tiền giao đất, cho thuê đất khu vực thị xã
TDM giai đoạn 2006 - 2010 ..............................................................................119
Bảng 5.10 : Dự kiến chi tiền từ việc đền bù, giải tỏa đất khu vực thị xã TDM
giai đoạn 2006 - 2010 ........................................................................................120


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
---------------------------1.

BD

: Bình Dương.

2.

BVMT : Bảo vệ môi trường.

3.

CTNH : Chất thải nguy hại.

4.

CTR


: Chất thải rắn.

5.

GDP

: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa.

6.

KCN

: Khu công nghiệp.

7.

KDC

: Khu dân cư.

8.

KĐT

: Khu đô thị.

9.

QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất.


10.

TDM

11.

UBND : Ủy ban nhân dân.

: Thủ Dầu Một.


MỤC LỤC
----CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề. ............................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 2
1.3.
Nội dung nghiên cứu của đề tài................................................................ 2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .......................................... 2
1.5.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài.......................................................... 3
1.6.
Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................ 4
1.7.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài................................................................. 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 5
2.1.
Những khái niệm về đất đai đô thị. .......................................................... 5

2.2.
Tổng quan tình hình quản lý, quy hoạch sử dụng đất............................... 7
2.2.1. Ở nước ngoài............................................................................................. 7
2.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................... 9
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT ................................................................................... 12
3.1.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường. ..... 12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................. 12
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................... 14
3.1.3. Hiện Trạng trạng môi trường.................................................................. 17
3.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..................................................... 26
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế. ................................................................. 26
3.2.2. Thực trạng xã hội.................................................................................... 27
3.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các KDC nông thôn. ............................. 28
3.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.......................... 28
3.2.5. Quốc phòng, an ninh. .............................................................................. 31
3.2.6. Phát triển kinh tế gây áp lực đối với đất đai và môi trường................... 32
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THỊ XÃ THỦ
DẦU MỘT........................................................................................................... 34
4.1.
Đánh giá tình hình quản lý đất đai thị xã TDM...................................... 34
4.1.1. Quản lý đất trước khi ban hành luật đất đai 2003. ................................. 34
4.1.2. Quản lý đất sau khi ban hành luật đất đai 2003. .................................... 34
4.2.
Phân tích hiện trạng sử dụng đất. ........................................................... 37
4.2.1. Đất nông nghiệp. .................................................................................... 37
4.2.2. Đất phi nông nghiệp. .............................................................................. 39

4.2.3. Đất chưa sử duïng. ................................................................................... 43


4.3.
Đánh giá biến động đất đai. ................................................................... 46
4.3.1. Biến động tổng quỹ đất đai. ................................................................... 46
4.3.2. Biến động các loại đất. ........................................................................... 46
4.4.
Đánh giá tiềm năng đất đai. ................................................................... 50
4.4.1. Xác định và lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai..................... 50
4.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng đất... 51
4.5.
Định hướng sử dụng đất đai. ................................................................... 55
4.5.1. Đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. ....... 55
4.5.2. Các quan điểm khai thác sử dụng đất thị xã TDM................................. 56
4.5.3. Định hướng sử dụng đất thị xã TDM đến năm 2010. ............................. 56
4.6.
Phương án QHSDĐ đai đến năm 2010. .................................................. 59
4.6.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội........................... 59
4.6.2. Phương án QHSDĐ đến năm 2010. ........................................................ 60
4.7.
Kế hoạch sử dụng đất từng năm từ 2006 đến 2010. ............................... 66
4.8.
Đánh giá tác động môi trường khi quy hoạch xây dựng các dự án. ....... 67
4.8.1. Nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. 67
4.8.2. Đánh giá tác động của dự án đến môi trường. ....................................... 77
4.8.3. Nguồn gây tác động khác. ...................................................................... 82
4.8.4. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với bảo vệ môi trường. ............. 83
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................... 84

5.1.
Giải pháp cải cách hành chính và nâng cao năng lực cán bộ. ............... 84
5.1.1. Cải cách hành chính thị xã TDM............................................................ 84
5.1.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ tại địa bàn thị xã TDM. ............... 85
5.1.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý tại địa bàn thị xã TDM....... 87
5.2.
Giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị.............. 90
5.2.1. Giải pháp đất đai..................................................................................... 90
5.2.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất. .......................................................... 94
5.2.3. Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc đô thị. ................................101
5.2.4. Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị. ..................................................102
5.3.
Giải pháp bảo vệ môi trường do quy hoạch sử dụng đất ở thị xã. ........103
5.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn triển khai xây dựng dự án..104
5.3.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm các thành phần môi trường..................104
5.3.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường khác..................................................114
5.4.
Giải pháp kinh tế - xã hội. .....................................................................117
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................123
6.1.
Kết luận. ................................................................................................123
6.2.
Kiến nghị. ..............................................................................................124


1

CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Đất đai là thực thể sống hình thành từ nhiều thiên niên kỷ, là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế
văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường việc khai thác đất đai càng có ý nghóa quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước nhất là đất đô thị. Đất đô thị được
xếp vào loại quý giá nhất của nguồn tài nguyên đất, nó mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội cao nhất. Việc khai thác sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất theo
đúng chức năng mà quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất đã đặt ra là nhiệm
vụ quan trọng trong công tác quản lý đất đô thị và bảo vệ môi trường. Trên thực
tế đất đai là giới hạn về số lượng, cố định về vị trí, không đồng nhất về chất
lượng, nên không thể thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu khác nhau của con người.
Bình Dương (BD) là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nổi
lên như một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Thị xã Thủ Dầu
Một (TDM) là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh, cần thiết
phải thực hiện tốt công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, làm đầu tàu
đưa tỉnh BD thành một tỉnh công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất của cả
nước, đưa thị xã TDM phát triển thành một thành phố trong tương lai.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, nên thị xã TDM thuận lợi cho
sự phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa. Hiện nay, TDM đang là địa bàn thu
hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp. Song
song với sự phát triển đó hàng loạt các vấn đề môi trường phát sinh làm gia tăng
TH: Nguyễn Thanh Quang


2
mức độ ô nhiễm, dẫn đến suy thoái môi trường. Vì vậy, rất cần thiết có một
nghiên cứu về phân tích hiện trạng sử dụng đất để từ đó đề xuất các giải pháp
cụ thể, thiết thực về công tác quản lý đất đô thị và bảo vệ môi trường trên địa

bàn thị xã TDM. Đây chính là trọng tâm mà đề tài nghiên cứu “Phân tích hiện
trạng và đề xuất giải pháp quản lý đất đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương”
hướng đến.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
+

Phân tích hiện trạng sử dụng đất đô thị, phân bố đất sử dụng cho các ngành,

các lónh vực khác nhau, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường, góp phần vào quá trình đô thị hóa thị xã TDM.
+

Đề xuất các giải pháp quản lý đất đô thị TDM hiệu quả, khoa học, tiết

kiệm, đúng mục đích, giảm thiểu lãng phí đất, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo
vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.
1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
+

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường

và tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực thị xã TDM.
+

Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tình hình quản lý đất, đánh giá

biến động đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất, xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động
môi trường khi quy hoạch sử dụng đất xây dựng các dự án KDC, KCN.
+


Đề xuất các giải pháp quản lý đất đô thị TDM như:
-

Giải pháp cải cách hành chính và nâng cao năng lực cán bộ.

-

Giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị.

-

Giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững.

-

Giải pháp kinh tế - xã hội.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
TH: Nguyễn Thanh Quang


3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng, đang được quản lý và quy hoạch chuyển đổi
mục đích thành đất ở; đất công nghiệp; đất xây dựng cơ sở hạ tầng; đất trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử
dụng vào mục đích công cộng; đất quốc phòng - an ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung vào phân tích hiện trạng sử dụng đất, công tác quản lý, quy
hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường trên toàn bộ địa bàn thị xã TDM hướng
đến phát triển bền vững.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.5.1. Phương pháp tổng hợp thông tin.
Tổng hợp số liệu về quy hoạch, kế hoạch và hiện trạng sử dụng đất, bảo vệ môi
trường tại địa phương, cũng như tổng hợp các thông tin qua các tài liệu chuyên
ngành, từ các tạp chí, báo đài đề cập đến đất đai và môi trường thị xã TDM.
1.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
Điều tra, khảo sát thực địa tại địa phương, để xem xét hiện trạng sử dụng đất,
công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường, để tìm nguyên
nhân gây lãng phí đất, sử dụng đất sai mục đích, gây tác động đến môi trường.
1.5.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu.
Thu thập số liệu từ điều tra, khảo sát thực địa tại các phòng địa chính xã,
phường, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã TDM, sở Tài nguyên và Môi
trường BD. Tiến hành phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tình hình biến
động đất, tiềm năng đất đai, quản lý đất và bảo vệ môi trường địa bàn TDM.
1.5.4. Phương pháp phân tích kinh tế.

TH: Nguyễn Thanh Quang


4
Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế khi thực hiện công tác quản lý, quy hoạch
sử dụng đất và bảo vệ môi trường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
và đất chưa sử dụng tại các xã, phường chuyển mục đích sang đất ở, đất công
nghiệp, đất xây dựng cơ quan hành chính, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất xây
dựng công trình công cộng.
1.5.5. Phương pháp bản đồ.
Dựa vào các bản đồ đã có như: bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng

sử dụng đất, bản đồ hành chính thị xã TDM, để đối chiếu, chỉnh lý biến động
đất, đáp ứng với yêu cầu thực tế.
1.6. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.6.1. Ý nghóa khoa học.
Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một vài ý kiến làm cơ sở khoa học cho các cơ
quan chức năng có liên quan và ban quản lý dự án về quy hoạch phát triển đô thị
có cách nhìn cụ thể hơn, sâu rộng hơn trong việc phân bố qũy đất hợp lý, giảm
lãng phí đất, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường đất và
tạo cảnh quan đô thị, góp phần vào sự phát triển bền vững.
1.6.2. Ý nghóa thực tiễn.
Đề tài đề xuất các giải pháp quản lý đất, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp
lý, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường,
đáp ứng với tiềm năng và biến động đất trong giai đoạn phát triển hiện nay.
1.7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích hiện trạng sử dụng đất và đề
xuất giải pháp quản lý đất, quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử
dụng, không gây lãng phí đất, góp phần bảo vệ môi trường mà chưa phân tích
chi tiết tính năng từng loại đất, kết cấu đất ở khu vực thị xã TDM.
TH: Nguyễn Thanh Quang


5

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Những khái niệm về đất đai đô thị.
2.1.1. Khái niệm về đất đai.
Đất đai là một diện tích cụ thể trên bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành
của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt. Nó bao gồm: khí hậu

bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng
với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, những kết quả của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại. (Nguồn: Kinh tế tài nguyên đất. Đại học Kinh tế quốc
dân. NXB Nông nghiệp. Hà nội 2000)
2.1.2. Khái niệm về đô thị.
Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao, là đầu mối giao thông,
trung tâm hàng hóa, trung tâm thông tin và tập trung giao lưu trong nước cũng
như quốc tế, có cơ sở hạ tầng thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại một vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đô thị gồm: thành phố, thị xã, thị
trấn. (Nguồn: Quản lý đô thị. Nguyễn Trọng Mạnh. NXB Xây dựng. Hà Nội. 2005)
2.1.3. Khái niệm về đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh
chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá
trình đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và không
gian kiến trúc, là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây
dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. (Nguồn: Quy hoạch xây dựng phát triển
đô thị. Nguyễn Thế Bá. NXB Xây dựng.Hà Nội. 2004)
2.1.4. Khái niệm về quản lý đô thị.
TH: Nguyễn Thanh Quang


6
Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều
khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và
phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản
lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng phát triển đô thị. Quản lý đô thị bao gồm
nhiều lónh vực, chủ yếu là sản phẩm kinh doanh, quy hoạch kiến trúc đô thị, sử
dụng đất đai, đầu tư phát triển nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, hành
chính, môi trường đô thị, an ninh trật tự và an toàn xã hội. (Nguồn: Quy hoạch
xây dựng phát triển đô thị. Nguyễn Thế Bá. NXB Xây dựng. Hà Nội. 2004)

2.1.5. Khái niệm về đất đô thị.
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở,
trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục
vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác. Đất ngoại
thành, ngoại thị được sử dụng và quản lý như các loại đất nông nghiệp, lâm
nghiệp hay đất chuyên dùng. Nếu như đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy
hoạch, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì
cũng được quản lý như đất đô thị. (Nguồn: Quản lý đô thị. Nguyễn Trọng Mạnh.
NXB Xây dựng. Hà Nội. 2005)
2.1.6. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế
của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học
và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bố quỹ đất đai và tổ chức sử dụng
đất như tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất đai và môi trường. (Nguồn: Cơ sở lý luận - Khoa học quy hoạch
sử dụng đất. Tổng cục địa chính - Viện điều tra quy hoạch đất đai. Hà Nội. 1998)
2.1.7. Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với đô thị.
Quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của Nhà nước
TH: Nguyeãn Thanh Quang


7
vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị, làm đô thị trở thành trung
tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế.
(Nguồn: Quản lý đô thị. Nguyễn Ngọc Châu. NXB Xây dựng. Hà Nội. 2001)
2.1.8. Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với đất đai.
Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tập hợp các hoạt động của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện vào việc bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về
đất đai. Đó là việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân bố và phân bố lại vốn
đất quy hoạch, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. (Nguồn: Quản lý đô thị.

Nguyễn Ngọc Châu. NXB Xây dựng. Hà Nội. 2001)
2.2. Tổng quan tình hình quản lý, quy hoạch sử dụng đất.
2.2.1. Ở nước ngoài.
Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, Chính phủ các nước có chung một mục tiêu là
quản lý, quy hoạch sử dụng đất tại đô thị, bảo vệ môi trường hướng đến quản lý
tài nguyên đất và môi trường bền vững.
Đến nay, nhiều nước trên thế giới đã hoàn thiện các quy phạm công tác điều tra,
đánh giá và quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế do nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của các nước ở các khu vực trên thế giới không đồng đều, nên
việc triển khai công tác quản lý, quy hoạch đất đai và bảo vệ môi trường không
thể tiến hành một cách đồng bộ.
Đất đai là tài sản đặc biệt, trước hết đặc biệt về cách chiếm hữu. Mặc dù sự
tuyên bố có khác nhau ở mỗi nước, nhưng quyền sở hữu về đất đai đều bị hạn
chế ở tất cả các nước. Dưới hình thức sở hữu nào, dù là công hữu hay tư hữu thì
đất đai đều do nhà nước thống nhất quản lý.
™

Australia: Đất đai ở Australia không thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống

nhất quản lý việc đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy hoạch. Chủ của các
thửa đất được xác định rõ ràng thông qua việc cấp “bằng khoán”. Chủ thửa đất
TH: Nguyễn Thanh Quang


8
là hộ gia đình, cá nhân, tập thể hay nhà nước. Nguồn: .
.
™

Pháp: Đất đai ở Pháp phần lớn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng Nhà nước quản


lý đất đai nói chung và thị trường bất động sản nói riêng rất chặt chẽ, thông qua
việc xây dựng hệ thống địa chính. Công tác địa chính ở đây rất phát triển và hệ
thống địa chính đảm bảo quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng đất đai, quản lý
quy hoạch sử dụng đất hiệu quả đáp ứng nhu cầu cộng đồng, tạo cơ sở xây dựng
một hệ thống thuế đất và bất động sản công bằng. Nguồn: .
.
™

Singapore: Đất đai ở Singpore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó

chấp nhận sở hữu tư nhân. Đất đai ở đây do nhà nước sở hữu chiếm tỷ trọng gần
90%, số còn lại thuộc sở hữu tư nhân, nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ quy
hoạch sử dụng đất do nhà nước phê duyệt. Chính phủ Singapore chú trọng xây
dựng chiến lược quản lý đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất dài hạn theo thứ tự
hợp lý và nhất quán từ định hướng đến chi tiết. Việc quy hoạch mang tính dân
chủ, công khai, đảm bảo mọi người dân và các cơ quan chức năng, các doanh
nghiệp được quyền tham gia và được thông tin đầy đủ trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Nhà nước đóng vai trò trung tâm và toàn quyền quyết định
mọi vấn đề trong quy hoạch đô thị và quy hoạch môi trường. Nguồn:
. .
™

Trung Quốc: Luật đất đai của Trung Quốc khẳng định đất đai là sở hữu của

toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật, chính sách tài chính, quy
hoạch, điều tiết giám sát, nhằm quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh
doanh bất động sản trong cả nước, tách quyền sử dụng và quyền sở hữu cải cách
theo hướng thị trường, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và
phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả tổng hợp của toàn xã hội.

TH: Nguyeãn Thanh Quang


9
Nguồn: . .
™

Malaysia: Đất đai ở Malaysia không thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống

nhất quản lý việc đăng ký quyền sử dụng đất. Chính phủ can thiệp vào quá trình
phát triển đất đai thông qua việc kiểm soát quy hoạch. Không ai có thể tiến
hành bất kỳ hình thức phát triển đất đai nào nếu không được sự cho phép của
chính quyền địa phương. Nguồn: . .
2.2.2. Ở Việt Nam.
Đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý
đất đai và bảo vệ môi trường như: Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Luật đất đai
2003, Luật bảo vệ môi trường 1994. Các hệ thống văn bản pháp luật này có tác
động nhất định vào thực tế, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Theo Luật đất đai 2003, đất đai thuộc quyền
sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý.
Thị xã TDM có một vai trò quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường của tỉnh BD. Trong những năm qua lãnh đạo tỉnh BD đã quan tâm
đặc biệt đến công tác quản lý, quy hoạch và bảo vệ môi trường khu vực thị xã
TDM, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thị xã TDM phát triển thành một thành
phố trong tương lai. Hàng năm tỉnh BD đã dành không ít kinh phí cho việc quản
lý, quy hoạch sử dụng đất, theo dõi tình hình biến động đất và bảo vệ môi trường
trên địa bàn TDM. Đến nay ở thị xã TDM và tỉnh BD đã có một số đề tài nghiên
cứu về công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất vào bảo vệ môi trường như:
+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã TDM giai đoạn 2000 - 2010 do sở
Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương chủ trì.

+ QHSDĐ tổng thể thị xã TDM giai đoạn 2000 - 2010 do sở Tài nguyên và Môi
trường Bình Dương chủ trì.
+

Quy hoạch không gian thị xã TDM giai đoạn 2000 - 2010 do sở Xây dựng

TH: Nguyễn Thanh Quang


10
Bình Dương chủ trì.
+

Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh BD giai đoạn 2000 - 2010 do sở Tài

nguyên và Môi trường Bình Dương chủ trì.
Đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào về “phân tích hiện trạng và đề xuất các
giải pháp quản lý đất đô thị Thủ Dầu Một” phục vụ công tác bảo vệ môi trường
hướng đến phát triển bền vững. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu đưa ra các giải
pháp quản lý đất đô thị một cách hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích sử dụng,
bảo vệ môi trường. Các giải pháp quản lý đất đưa ra góp thêm một vài ý kiến
làm cơ sở khoa học giúp các cơ quan chức năng, ban quan lý dự án về quản lý
đất đô thị có một cách nhìn cụ thể hơn, sâu rộng hơn, để từ đó lựa chọn được giải
pháp tối ưu trong việc quản lý đất đô thị mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi
trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
2.2.2.1. Giai đoạn trước 1975.
Ở Miền Bắc thành lập Bộ nông trường đã chỉ đạo cho các nông trường Quốc
Doanh tiến hành thành lập quy hoạch, bộ trí sản xuất, trong đó đề cập đến quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân bố đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Ở Miền Nam Việt Nam giai đoạn này liên kết với các chuyên gia trong nước và

nước ngoài tiến hành lập dự án quy hoạch sử dụng đất.
2.2.2.2. Giai đoạn 1975 - 1980.
Việt Nam tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ Tổ quốc.
Chính phủ đã lập ra ban phân vùng kinh tế trung ương và ủy ban phân vùng kinh
tế tỉnh, tập trung quy hoạch đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên,
nguồn tư liệu về quy hoạch giai đoạn này chưa cập nhật đầy đủ, kết quả điều tra
còn hạn chế, chưa đánh giá hết tiềm năng đất đai và bảo vệ môi trường.
2.2.2.3. Giai đoạn 1981 - 1986.
Chính phủ tiến hành công tác quy hoạch từ trung ương xuống cấp tỉnh. Riêng cấp
TH: Nguyễn Thanh Quang


11
huyện chỉ triển khai quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Giai đoạn này, đã quan
tâm tới nguồn nội lực và ngoại lực để phát triển đô thị, đối tượng chính là đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng.
2.2.2.4. Giai đoạn 1987 - 1992.
Nhà nước ban hành Luật đất đai đầu tiên 1988. Hiến pháp Việt Nam năm 1992
khẳng định "Đất là tài sản của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai, tổ chức và cá nhân được chuyển nhượng quyền sử
dụng đất đai theo quy định của pháp luật", và Hiến pháp quy định “Cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định
của nhà nước về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm
cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và làm hũy hoại môi trường”.
2.2.2.5. Giai đoạn 1993 - 2002.
Luật đất đai sửa đổi 1993 khẳng định rõ về quyền hạn, trách nhiệm trong công
tác thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch, đồng thời triển khai đồng bộ ở
4 cấp từ trung ương xuống địa phương. Đất được phân thành 5 nhóm: đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng.
Luật bảo vệ môi trường 1994 xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn

dân, các tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, nhằm bảo vệ sức khỏe mọi người và giữ gìn môi trường sống trong lành.
2.2.2.6. Giai đoạn 2003 đến nay.
Khi Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới Luật có hiệu lực, quy định chặt chẽ
nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quy hoạch sử dụng đất phân làm 4 cấp (Cả nước Tỉnh - Huyện - Xã). Giai đoạn này đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

TH: Nguyễn Thanh Quang


12

CHƯƠNG 3.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Thị xã TDM có diện tích tự nhiên 8.787,89 ha, nằm về phía Bắc của thành phố
Hồ Chí Minh, được bao bọc bởi con sông Sài Gòn ở phía Tây, có tọa độ địa lý là
110 20’40” ÷ 120 11’ 20” vó độâ Bắc và 106 0 24’00” ÷ 107 0 30’00” kinh độ Đông,
có ranh giới hành chính như sau: phía Bắc giáp huyện Bến Cát, phía Nam giáp
huyện Thuận An, phía Đông giáp huyện Tân Uyên và phía Tây giáp sông Sài
Gòn và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Thị xã TDM nằm ở vùng chuyển tiếp giữa địa hình cao nguyên và đồng bằng,

thuộc khu vực cuối cùng của đồi núi thấp. Địa hình ở đây tương đối phức tạp và
nghiêng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Bắc có độ cao thay đổi từ
20m ÷ 39m và thấp dần về phía sông Sài Gòn. Khu vực ở giữa tương đối bằng
phẳng độ cao từ 10m ÷ 15m, ven sông Sài Gòn có độ cao từ 0,6m ÷ 2,0m.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đã
tác động mạnh tới bề mặt địa hình và địa mạo của thị xã TDM. Sự hình thành
các KDC, KCN gắn liền với việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đã
làm cho bề mặt địa hình của thị xã mất đi đường nét tự nhiên, làm mất cân bằng
sinh thái và cảnh quan môi trường.
TH: Nguyeãn Thanh Quang


13
3.1.1.3. Địa chất.
Kết cấu địa chất của đất khu vực thị xã TDM trên nền phù sa cổ nên rất vững
chắc, phù hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cụm công nghiệp,
KDC, KCN các trung tâm thương mại và dịch vụ.
3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu thị xã TDM mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
được chia làm hai mùa rõ rêt là: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11.
™

Chế độ gió.

Thị xã TDM gió không thường xuyên, tốc độ gió không lớn, tần suất lặng gió
67,8%, mùa khô hướng gió chủ đạo là hướng Đông - Đông Bắc, mùa mưa hướng
gió chủ đạo là hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s. Tốc
độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây - Tây Nam. Ở đây, không
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão mà chỉ thường có lốc và gió xoáy.

™

Chế độ nắng.

Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.526 giờ và số giờ nắng trung bình hàng ngày
vào khoảng 5 - 8 giờ. Tháng ba có số giờ nắng cao nhất là 229,1 giờ, tháng mười
có số giờ nắng thấp nhất là 105,9 giờ.
™

Chế độ bức xạ.

Bức xạ mặt trời trung bình của khu vực thị xã TDM là 11,7 Kcal/cm2/tháng.
Tháng giêng có chế độ bức xạ mặt trời thấp nhất là 10,2 Kcal và tháng tháng tư
có chế độ bức xạ cao nhất là 14,2 Kcal/cm2/tháng.
™

Chế độ mưa.

Lượng mưa trung bình năm tại thị xã TDM có khuynh hướng giảm dần và phân
bố không đều trong các tháng của năm. Mưa ở đây bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc tháng 11. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm đến 92% lượng mưa cả
TH: Nguyễn Thanh Quang


14
năm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày. Lượng mưa trung bình
hàng năm 1.856 mm. Mưa nhiều nhất là tháng chín đo được 400 mm.
™

Chế độ bốc hơi.


Thị xã TDM nằm trong vùng có nhiệt độ không khí tương đối cao số giờ chiếu
sáng trong ngày lớn nên lượng nước bốc hơi cao. Lượng nước bốc hơi trung bình
hàng năm là từ 1300 - 1450 mm, trung bình ngày là 2,6 mm, cao nhất là 8 mm,
thấp nhất là 0,3 mm. Độ bốc hơi trung bình ngày cho tháng nóng nhất 136 mm
và độ bốc hơi trung bình ngày cho tháng lạnh nhất 70 mm.
™

Chế độ ẩm.

Độ ẩm của không khí ở đây tương đối cao, các tháng mùa mưa khoảng 85 ÷ 90%
và các tháng mùa khô khoảng 65 ÷ 80%. Độ ẩm thấp nhất khoảng 35 ÷ 45%.
™

Chế độ nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khu vực thị xã TDM là 26,9oC. Tháng tư có nhiệt
độ cao nhất là 28,7oC, tháng mười hai có nhiệt độ thấp nhất là 25,5oC.
3.1.1.5. Thủy văn.
Thị xã TDM có mạng lưới sông ngòi, ao hồ khá phong phú. Sông Sài Gòn chảy
qua địa bàn thị xã với lưu lượng 883 m3/s, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho
sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, và nuôi trồng thủy sản.
Biên độ mực nước trung bình của sông Sài Gòn vào mùa khô khoảng 1,8 ÷ 2,0m
và mùa mưa khoảng 2,0 ÷ 2,5m. Mực nước lũ lịch sử năm 1972 là hmax = 1,95m.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
3.1.2.1. Tài nguyên đất.
Đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng tạo ra sự
sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và an ninh
quốc phòng. Diện tích đất tự nhiên thị xã TDM là 8.787,89 ha.
(1). Phân loại đất:

TH: Nguyễn Thanh Quang


×