Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Quản hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 203 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN QUANG KIỆT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - 2019


2

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN QUANG KIỆT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƯƠNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Quang Kiệt xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày

tháng

năm 2019

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Quang Kiệt


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy/ Cô trong
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dường đã hỗ trợ cho tơi trong q trình
tham gia học tập, cũng như thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Tuyết Mai, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và
hồn thiện luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý tại các Trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương bao

gồm: Trường TH Trần Quốc Tuấn, Tân Định, Võ Thị Sáu, An Điền, Duy Tân,
An Tây B đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực
hiện khảo sát thực trạng cho đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em bạn
bè đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Người nghiên cứu

Trần Quang Kiệt

ii


TĨM TẮT
Hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang có xu hướng gia tăng và
ngày càng diễn biến phức tạp. Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành
mối quan tâm lớn của mọi gia đình và tồn xã hội. Đặc biệt, đối với nạn nhân là
học sinh tiểu học, các em dễ bị tấn cơng tình dục do bản thân cịn nhỏ dại, trong
sáng và khơng có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại. Khi đã bị xâm hại nhiều học
sinh bị rơi vào mặc cảm tội lỗi, thấy mình khơng có giá trị, tự ti về bản thân nên
rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tiếp theo. Nghiêm trọng hơn khi lớn lên các
em không dám quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống, buông
xuôi cuộc đời phụ thuộc vào các chất gây nghiện, tệ nạn xã hội.
Từ diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của
nó để lại đã và đang đặt ra cho xã hội, gia đình và ngành giáo dục, đặc biệt là
trường tiểu học nhiệm vụ cấp bách trong việc dạy cho học sinh các kỹ năng để
nhận biết các tình huống và phịng chống xâm hại tình dục. Nhà trường phải có
những biện pháp hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng

chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học giúp các em nhận rõ được
giá trị của bản thân, thể hiện được lòng tự trọng và bản lĩnh của mình.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động
giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học cũng như
công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng này tại các trường tiểu học trên địa
bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu thực trạng về quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các
trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát đã chỉ ra được những hạn chế, thiếu
sót như:
- Một bộ phận CBQL, GV và CMHS chưa có sự hiểu biết đầy đủ và thấu
đáo về ý nghĩa, mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD
cho học sinh. Chưa thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục học sinh kỹ năng nhận
biết cảm giác an tồn và khơng an tồn, giáo dục học sinh kỹ năng xử lý các tình
huống mà học sinh có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hình thức thực hiện thơng
iii


qua lồng ghép vào các mơn học chính khóa trên lớp, hoạt động tư vấn, và câu lạc
bộ tuổi thơ hiếm khi được thực hiện;
- Các trường tiểu học chưa phối kết hợp hiệu quả với các cơ quan ban
ngành, gia đình để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, đạt được mục tiêu giáo dục
kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh;
- Các trường tiểu học chưa huy động hiệu quả các lực lượng ngoài nhà
trường như cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tham gia hoạt động giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu giảng dạy, tranh ảnh trong tổ chức các hoạt
động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa phục vụ
hiệu quả. Khả năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng
phịng chống xâm hại tình dục chưa thường xun và chưa mang lại kết quả cao;
- Các trường tiểu học chưa thực hiện hiệu quả trong việc chỉ đạo giáo viên

lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục trong các mơn học
như: Đạo đức, Thể dục. Công tác tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, chỉ
đạo giáo viên phụ trách tư vấn chia sẻ, tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho học
sinh những vấn đề liên quan tới giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phịng
chống xâm hại tình dục chưa mang lại hiệu quả. Các trường chưa thực hiện tốt
việc xây dựng và quản lý các câu lạc bộ tuổi thơ trong nhà trường tiểu học;
- Các trường chưa thực hiện việc chuẩn bị nguồn kinh phí, cơ sở vật chất
cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung, giáo dục kỹ năng phịng chống
xâm hại tình dục nói riêng hiệu quả. CBQL phối hợp với địa phương công an,
các tổ chức đoàn hội tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng cho học
sinh tiểu học về lĩnh vực phịng chống xâm hại tình dục cịn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế thiếu sót trên, người nghiên cứu đã đề xuất 5
biện pháp quản lý, bao gồm: Nâng cao nhận thức của giáo viên nhà trường, cha
mẹ và người giám hộ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phịng chống xâm
hại tình dục cho học sinh; Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục
giới tính và kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong
nhà trường; Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng phòng, chống
iv


xâm hại tình dục cho học sinh thơng qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép
các môn học; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh; Đẩy mạnh
kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh.
Các biện pháp được xác định là khả thi và cần thiết để khắc phục những
hạn chế, thiếu sót trong q trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường tiểu học ở thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
.............................................................................................................................. 10
1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 10
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 10
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 11
1.2. Một số khái niệm ........................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em ........................ 14
1.2.2. Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học ........................................ 17
1.2.3. Khái niệm kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục; hoạt động giáo
dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ................................................ 19
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho
học sinh ở trường tiểu học .................................................................................... 22
1.3.1. Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh tiểu học............................... 22
1.3.2. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơng tác phịng
chống xâm hại tình dục học sinh ở trường tiểu học .................................... 24
1.3.3. Mục tiêu giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học

sinh ở trường tiểu học .................................................................................. 27
1.3.4. Nội dung giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh ở trường tiểu học .................................................................................. 27
vi


1.3.5. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh ở trường tiểu học ...................................................... 29
1.3.6. Kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng phòng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học ............................. 33
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh ở trường tiểu học ............................................................................. 33
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh ở trường tiểu học .................................................................... 34
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh ở trường tiểu học .................................................................... 34
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học ........................................ 36
1.4.4. Quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh ở trường tiểu học ............................................................. 37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học ................................................. 37
1.5.1. Các yếu tố khách quan....................................................................... 37
1.5.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................. 43
2.1. Khái qt tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương ................................................................................................................... 43

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát .......................................... 44
2.1.2. Giới thiệu về các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
..................................................................................................................... 45
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 47
2.2.1. Nội dung khảo sát .............................................................................. 47
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ................................................ 48
vii


2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát.................................................................. 49
2.2.4. Qui ước thang đo ............................................................................... 53
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại cho học sinh ở
trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................ 55
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt
động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục .............................. 55
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh ở trường tiểu học .................................................................... 60
2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh ở trường tiểu học ............................................................. 64
2.3.4. Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh ở trường tiểu học ............................................................. 66
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ờ trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 68
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh ở trường tiểu học .................................................................................. 68
2.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương ................................................................................................. 70

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................... 72
2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ................................................................. 76
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ
năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa
bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .......................................................... 80
viii


2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.................................................................................... 83
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 85
2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................. 85
2.6.2. Hạn chế .............................................................................................. 85
2.6.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 89
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................. 91
3.1. Các nguyên tắc đề xuất hệ thống các biện pháp ........................................... 91
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................... 91
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 91
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................................... 91
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ..................................................... 91

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 92
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường, cha mẹ và
người giám hộ về tầm quan trọng của kỹ năng phịng chống xâm hại tình
dục cho học sinh .......................................................................................... 92
3.2.2. Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục giới tính và kỹ
năng phịng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường
..................................................................................................................... 94
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng
ghép các môn học ........................................................................................ 96
ix


3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt
động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ......... 98
3.2.5. Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh .......................................................... 99
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 101
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh ở Trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương ........................................................................................................ 102
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 102
3.4.2 Phương pháp khảo nghiệm ............................................................... 102
3.4.3 Quy trình khảo nghiệm ..................................................................... 102
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 119

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CMHS

Cha mẹ học sinh

3

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4


GV

Giáo viên

5

HĐGD

Hoạt động giáo dục

6

HSTH

Học sinh tiểu học

7

QL

Quản lý

8

QLGD

Quản lý giáo dục

9


TH

Tiểu học

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

XHTD

Xâm hại tình dục

STT

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1

TÊN CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng và mã hóa tên người tham gia phỏng vấn
trong các trường tiểu học tại thị xã Bến Cát, Bình Dương


TRANG
49

2

Bảng 2.2. Thống kê số liệu các trường khảo sát

50

3

Bảng 2.3. Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát

51

4

Bảng 2.4. Đặc điểm cha mẹ học sinh được khảo sát

52

5

Bảng 2.5. Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát

54

Bảng 2.6. Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về ý nghĩa hoạt
6


động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học

56

sinh tiểu học
Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về mục đích hoạt
7

động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học

58

sinh tiểu học
Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL, GV, PHHS về thực trạng nội
8

dung giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho

61

học sinh
9

10

Bảng 2.9. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng phương
pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại cho học sinh
Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS về thực trạng hình
thức giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại cho học sinh


64

66

Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu
11

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát,

70

tỉnh Bình Dương
Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý nội
12

dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống XHTD cho
học sinh tại các trường tiểu học

xii

73


Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý
13

phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phịng, chống


76

xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường tiểu học
Bảng 2.14. Ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều
14

kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống

80

XHTD cho học sinh các trường tiểu học
Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt
15

động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho

83

học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, Bình dương
16

Bảng 3.1: Kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý

94

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của
17

biện pháp “Nâng cao nhận thức của giáo viên nhà trường, cha

mẹ và người giám hộ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng

104

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh”
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của
18

biện pháp “Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục
giới tính và kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho cán

106

bộ, giáo viên trong nhà trường”
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của
19

biện pháp “Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ
năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh thơng qua

108

các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học”
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của
20

biện pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện
hỗ trợ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại

109


tình dục cho học sinh”
21

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của
biện pháp “Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ

xiii

111


năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua
các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học”
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan
1

trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

69

phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

2

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả
thi của các biện pháp đề xuất

xiv

113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của
mọi gia đình và tồn xã hội. Những vụ án gần đây làm nóng dư luận xã hội chính
là sự cảnh báo đến các bậc cha mẹ, đòi hỏi cha mẹ có sự quan tâm nhiều hơn đến
con cái đồng thời cũng cần có đủ kiến thức, kỹ năng để bảo vệ con em mình.
Hiện nay, trên các trang báo liên tục xuất hiện những tin tức về xâm phạm tình
dục trẻ em xảy ra ở cả đối tượng bé trai và bé gái và đang có xu hướng gia tăng
và diễn biến phức tạp hơn. Xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề
đang gây phẫn nộ trong cộng đồng xã hội.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội), trong giai đoạn từ 2005 - 2007, đặc biệt là vào năm
2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng
đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần. Theo UNICEF, trong 5 năm qua,
có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, nghĩa là cứ 8 giờ trơi
qua lại có một bé bị xâm hại. Đau lòng hơn là hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi cũng trở
thành nạn nhân. Trong đó, thơng tin 5 tháng đầu năm 2018, có 735 trẻ em bị xâm
hại (Theo báo Tuổi Trẻ online ngày 28/7/2017). Tuy nhiên, những con số này
trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự
kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em.

Lứa tuổi học tiểu học là lứa tuổi dễ bị tấn cơng tình dục do bản thân các
em cịn nhỏ dại, trong sáng và khơng có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại, thậm chí
khi đã bị xâm hại nhiều trẻ cũng không biết. Đối tượng xấu có thể là hàng xóm,
là họ hàng người thân thường dụ dỗ các em bằng việc cho quà bánh, bằng hành
vi âu yếm khiến nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng con không thể bị đưa vào
“chuyện người lớn”. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về
thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ
và mức độ nguy hiểm của chúng. Trẻ em khi bị xâm hại phải chịu sang chấn tâm
lý mạnh mẽ, tật nguyền về tinh thần và đau đớn về thể xác. Các em bị rơi vào


mặc cảm tội lỗi, thấy mình khơng có giá trị, tự ti về bản thân nên rất dễ trở thành
nạn nhân của các vụ tiếp theo. Nghiêm trọng hơn khi lớn lên các em không dám
quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống, buông xuôi cuộc đời
phụ thuộc vào các chất gây nghiện (ma túy, sex) trở thành gái mại dâm…
Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của nó
để lại đã và đang đặt ra cho xã hội, gia đình và ngành giáo dục, đặc biệt là trường
tiểu học nhiệm vụ cấp bách trong việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết
các tình huống và phịng chống xâm hại tình dục. Học sinh trong độ tuổi tiểu học,
do khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống cũng như khả năng tự bảo vệ còn
nhiều hạn chế, nên công tác giáo dục kỹ năng này càng cần được chú trọng hơn.
Khi trẻ có kỹ năng nhận biết, phịng chống và xử trí khi bị xâm hại sẽ giúp các
em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lịng tự trọng và bản lĩnh của
mình.
Để tăng cường giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo
lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Số: 18/CT-TTg ngày 16 tháng 05 năm 2017 của
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực,
xâm hại trẻ em.
Công văn số 995/LĐTBXH-TE ngày 17/3/2017 của Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội V/v tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp
phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em số 25/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, trẻ dưới 6 tuổi
được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại
các cơ sở y tế công lập; Luật trẻ em số 102/2016/QH13 đã ban hành những quy
định: Theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi.
Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em. Phịng, chống
tai nạn, thương tích trẻ em. Tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật; Thông
báo số 117/TB-VPCP khẳng định: Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và có biện pháp quản lý, giám
2


sát, cơng khai hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại
trẻ em.
Thực hiện kế hoạch số 48 KH/HĐĐTW ngày 17/3/2017 của Hội đồng Đội
Trung ương về việc tổ chức chương trình “Hãy lên tiếng” phịng, chống xâm hại
tình dục trẻ em năm 2017; Chương trình cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi,
năm học 2016 – 2017. Ngày 26/4/2017, tại Hội trường Nhà Thiếu nhi tỉnh Bình
Dương, Ban Thường vụ Tỉnh đồn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng
tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em với sự tham gia của 236 đại
biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Đồng đội các huyện, thị, thành phố và giáo
viên làm Tổng phụ trách Đội của 231 Liên đội trên địa bàn tỉnh.
Bến Cát là một trong những huyện thị của tỉnh Bình Dương có tốc độ đơ
thị hóa cao với nhiều khu cơng nghiệp. Do đó, nhiều nhà trọ mọc lên, mở cửa
đón dân nhập cư từ khắp nơi đổ về sinh sống, đã khiến Bến Cát thành một mảnh
đất ẩn trú và phát sinh nhiều loại tội phạm. Trong đó, xâm hại tình dục (XHTD)
trẻ em đang trở thành vấn nạn.
Trước thực trạng đó, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa

phương, các cấp, ngành trong tỉnh nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng đã triển
khai nhiều hoạt động; trong đó tập trung tuyên truyền, cung cấp cho các em
những kiến thức về giới, hành vi xâm hại tình dục và kỹ năng ứng phó. Các đơn
vị trường học cũng đã tập trung tuyên truyền và tổ chức nhiều chuyên đề về kỹ
năng phịng ngừa, xử lý các hành vi, tình huống xâm hại tình dục cho các em về
mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố xâm hại cũng như cung cấp địa chỉ các
cơ quan có thể hỗ trợ, can thiệp…
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục trẻ em những kỹ năng nhận biết và
phòng chống sự xâm hại còn là một khoảng trống lớn, do chưa nhận thức được
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung, và cơng tác tun
truyền, phổ biến pháp luật về Quyền Trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức.
Tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, lãnh đạo
các trường thường chỉ tập trung vào các biện pháp và kế hoạch để nâng cao chất
lượng về chuyên môn, mà chưa tập trung cao vào công tác quản lý hoạt động
3


giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh chưa được chú trọng do những
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tơi chọn đề tài: "Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường
tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” để làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, đề tài phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học cơng lập
trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở
trường tiểu học công lập tại địa phương nhằm giúp các em có được những kỹ

năng phịng, chống xâm hại cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho
học sinh ở trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học.
4.2. Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương.
4


5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã được
quan tâm và thực hiện tương đối tốt nhưng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả.
Nếu nghiên cứu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục theo tiếp cận các chức năng quản lý và
phân tích đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương, thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hữu hiệu hoạt
động này một cách cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ

năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Về địa bàn
Các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
6.3. Về thời gian
Đề tài khảo sát thực trạng trong thời gian từ năm học 2017 – 2018; 2018 2019.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách tồn diện,
trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định
mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua
cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt
chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục với
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý các hoạt động sư phạm khác
5


ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp
người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công
lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương trong điều kiện về khơng gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ

thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài,
trình bày cơng trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của cơng tác quản lý của các trường tiểu học ở
địa phương, tìm ra những tồn tại, khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các cơ sở giáo dục
này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh phù hợp với thực tiễn.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung
lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chúng tơi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

6


Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng
nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập
số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống
xâm hại tình dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

tình dục ở trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chúng tơi cũng dùng
phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh
ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất.
Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
cát, tỉnh Bình Dương (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở 5 đối tượng: Ban giám
hiệu; Giáo viên chủ nghiệm; Giáo viên bộ môn; Học sinh và phụ huynh học
sinh).
Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm:
Phiếu 1: Dành cho cán bộ lãnh đạo (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ
trưởng, tổ phó chun mơn) và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của 6/15
trường nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh và thực trạng công tác quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu
học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Phiếu 2: Dành cho cha mẹ học sinh ở 6/15 trường. Nội dung câu hỏi về
nhận thức của các em và cha mẹ học sinh đối với việc giáo dục kỹ năng phòng,
chống xâm hại tình dục, sự cần thiết về giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại
tình dục, về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục…
Phiếu 3: Hỏi ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình
dục mà đề tài đề xuất.
7


7.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đề tài nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên,

học sinh liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình
dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục như:
Hồ sơ quản lý, kế hoạch, biên bản, báo cáo, sơ kết, tổng kết, giáo án, biên bản
kiểm tra đánh giá..., sản phẩm học tập của học sinh (vở ghi, tranh vẽ, bài kiểm
tra,...). Qua các sản phẩm đó thu thập thơng tin cho đề tài.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Phỏng vấn để
thu thập, đối chiếu các thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa
bàn thị xã Bến cát, tỉnh Bình Dương.
Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi với một số cán bộ quản lý (hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên về thuận lợi, khó khăn, về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục,
các chức năng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.
7.2.2.4. Phương pháp khảo nghiệm
Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên
địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Phương pháp được thực hiện thông qua bảng khảo sát để lấy ý kiến của
các giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác tại các trường tiểu học trên địa bàn
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, trong đó các nội dung khảo nghiệm là đánh giá
mức độ cần thiết và khả thi của 5 biện pháp đã được đề xuất.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

8



+ Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích
những dữ liệu về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại
tình dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương.
+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ được phân tích bằng
phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này
được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng nghiên
cứu.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh ở trường tiểu học.
Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học trên
địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại cho học sinh ở trường tiểu
học trên địa bàn.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.

9



×