Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ HIVAIDS CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.56 KB, 9 trang )

PHÒNG GD ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH
XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ HIV/AIDS CHO HỌC SINH.

NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH LÊ PHƯƠNG
TỔ: ANH VĂN - THỂ DỤC
NĂM HỌC: 2011 – 2012
CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC
VÀ HIV/AIDS CHO HỌC SINH.
Kính thưa các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô giáo là GVCN,
cùng các em học sinh thân mến!
Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12) các điạ phương trong cả
nước tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, ngành giáo dục cũng đã phát động
phong trào phòng chống HIV/AIDS trong học đường trong các trường học trên địa
bàn cả nước vì vậy thay mặt các thành viên tổ Anh Văn - Thể Dục, hôm nay
Thầy xin gởi đến các em chuyên đề : “Phòng tránh xâm hại tình dục và HIV/AIDS
trong học đường.”
Các em ạ!
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi vừa chuyển tiếp từ thiếu nhi sang tuổi dậy thì.
Các em có sự thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, bên cạnh đó môi
trường xã hội như phim ảnh, internet phát triển ào ạc gây ảnh hưởng không nhỏ tác
động đến các em nhưng các em ở độ tuổi này ít có kinh nghiệm sống dễ thay đổi
tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn một số em cũng đã nảy sinh tình cảm trai
gái lẫn nhau, hậu quả để lại cho các em gia đình và xã hội rất nặng nề. hôm nay cô
muốn nói với các em là hậu quả bị xâm hại tình dục
Không ít người xem chuyện xâm hại tình dục là khá xa vời vì “con tôi còn quá
nhỏ”! Cha mẹ trẻ nam còn thờ ơ hơn nữa: “Có con gái mới lo chứ con trai đâu có
gì phải sợ”.


Nhưng trong thực tế nhiều chuyện không ngờ đã xảy ra như cô học sinh lớp 5 bị
mang thai bốn tháng, hỏi ra mới biết do ba mẹ thường xuyên nhờ em đem cơm hộp
cho mấy chú thợ xây nhà. Cô bé lớp 4 bị chú của bạn hiếp dâm khi đến nhà bạn dự
sinh nhật. Cậu bé lớp 6 bị những gã bệnh hoạn tấn công khi học thêm về buổi tối…
Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 14 tuổi.
Nhiều em còn chưa đến tuổi đi học, thậm chí có em mới mấy tháng tuổi đã trở
thành nạn nhân của những con thú đội lốt người. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ
em cũng đủ loại : có kẻ mới 14-15 tuổi nhưng cũng có kẻ đã ngòai 68-70 tuổi.
Nguy hiểm hơn, phần lớn bọn chúng là có quan hệ quen biết với nạn nhân và gia
đình các em : hàng xóm, người làng, … Cả con trai lẫn con gái, cả những người
sống trên đường phố và những người sống với gia đình, cả người nghèo lẫn người
giàu, cả người lớn lẫn trẻ con … đều có thể bị xâm hại tình dục.
Vậy thế nào là xâm hại tình dục trẻ em ?
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), định nghĩa “xâm hại tình dục trẻ em là
sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ,
không có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ
hoặc vi phạm phạm luật hay các cấm kỵ của xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em là
hành vi giữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác (Karin Heissler 2001).
* Hậu quả của việc trẻ em bị xâm hại tình dục
. Hậu quả đối với bản thân trẻ em bị xâm hại tình dục:
Theo khảo sát là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai
(84,3%), sau đó là tổn thương về sức khoẻ thể chất (69,1%); trẻ dễ bị mặc cảm,
phát triển không bình thường (65,7%) Những hậu quả về mặt thể chất thường có
thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục như: Xâm hại tình dục khi các
em còn nhỏ gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục, nhất là ngay
sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Đặc biệt, những trường
hợp đi kèm với bạo lực, trẻ nhỏ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong.Nhiều nạn nhân
trẻ em bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Với các em nữ thì việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai
ngoài ý muốn. Việc mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh

sẽ rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ em phải
phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây tổn hại về
sức khoẻ, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau….
Ngoài ra, theo một số tài liệu y khoa, trong trường hợp trẻ bị xâm hại tình
dục, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số triệu chứng khác có thể thấy là: đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi
khẩu vị, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, đái dầm, ỉa đùn, toát mồ hôi (rối
loạn thần kinh thực vật), hay tự làm hại mình (gây đau cho cơ thể, ). Với trẻ nhỏ,
nỗi đau về tinh thần nhiều khi được bộc lộ bằng nỗi đau thể chất, đó là các bệnh
tâm thể.
Về mặt tinh thần:
Xâm hại tình dục có thể gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em cả
thời gian dài .Trẻ có thể có những cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình
ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại, tức giận bất thường và có các hành vi
hung tính (đập phá đồ đạc, đánh người xung quanh, ) ). Nhiều trường hợp trẻ tự
gây hại cho bản thân (chẳng hạn như việc trẻ tự làm đau mình, tự cắn mình hoặc
dùng dao rạch vào cơ thể, ). Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy
không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe doạ
nên các em không dám thổ lộ cùng ai. Vì thế nhiều em thấy bế tắc và tìm đến cái
chết
.Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các
em. Khi các em nam bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về
mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm
dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người
đồng tính luyến ái.
. Hậu quả đối với gia đình trẻ em bị xâm hại tình dục
- Những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau
đớn, u buồn, căng thẳng
- Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi bị sự coi

thường, khinh miệt. Thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống tương lai của các
anh chị em trong gia đình - Gia đình nạn nhân cùng bản thân nạn nhân phải chuyển
đổi nơi làm việc, chuyển chỗ ở và sống trong tình cảnh ức chế, căng thẳng. Đây là
biện pháp mà một số các bậc cha mẹ phải làm để bảo vệ con em mình sau khi tai
họa xảy ra (Lê Ngọc Hùng 1998). Như trường hợp cháu Ng., nêu trên, do quá khó
khăn trong việc thích ứng để tái hòa nhập lại cuộc sống nơi cư trú cũ, mẹ cháu đã
một thời gian phải cùng cháu tiếp tục tạm lánh tại một ngôi chùa và chuyển đến
định cư tại một tỉnh khác.
.Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội
- Xâm hại tình dục trẻ em là một loại tội phạm tác động lớn đến đạo đức xã hội,
đến luân thường đạo lý, đến truyền thống văn hóa nhân văn lâu đời của người Việt
Nam . Loại hình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏ khỏi xã hội.
Với những thực trạng trên cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, trong đó
biện pháp cấp thiết nhất là giúp các em có 1 số kỹ năng phòng tránh xâm hại tình
dục.
Các em biết không?
Trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày, từng người chúng ta có gặp những tiếp
xúc và những sự đụng chạm, có những sự đụng chạm làm chúng ta thấy thoải mái,
dễ chịu, cũng có những sự đụng chạm làm chúng ta thấy bối rối và cũng có những
sự đụng chạm làm chúng ta thấy tức giận.
Tình huống 1 : Buổi tối trước khi đi ngủ, bao giờ bố Phương cũng đến bên
giường vén lại chăn màn cho Phương và trò chuyện vói con gái giây lát. Cuối
cùng bao giờ bố cũng hôn lên trán Phương và chúc Phương ngủ ngon.

Tình huống 2 : Sau giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi và đợi mẹ
về. Anh Tôn, con bác hàng xóm, có một chiếc xe máy và thỉnh thoảng chở
Nam đi vài vòng quanh sân. Nam rất quý anh Tôn. Một hôm, chỉ có hai anh em
ở nhà một mình. Tôn nói muốn chơi một trò chơi. Tôn muốn Nam sờ vào chỗ
kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Tôn nói đây sẽ là một bí
mật đặc biệt giữa hai người.


Tình huống 3 : Tối qua, Dũng bị đau bụng dữ dội. Cả nhà phải đưa Dũng vào
bệnh viện cấp cứu. Khi đến phòng khám, cô bác sĩ yêu cầu tất cả người nhà
của Dũng ra ngoài và khám bệnh cho Dũng.

Tình huống 4 : Hôm nay nhà Vân có giỗ ở quê, bố mẹ bận làm cơm nên nhờ
chú Toản đến trường đón Vân về quê ăn giỗ. Trên ô tô đi về quê, chú Toản kể
nhiều chuyện vui cho Vân nghe làm Vân rất thích thú. Nhưng sau đó chú Toản
lại giả vờ ngủ gật để gục đầu vào ngực Vân.
Như vậy tình huống 2 và 4 cho ta thấy rõ ràng sự đụng chạm này không an
toàn
- Các sự đụng chạm không an toàn có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm
và ở bất cứ nơi đâu : ở nhà mình, nhà người khác, ở nơi công cộng, trên các
phương tiện giao thông công cộng….
- Nạn nhân có thể là em trẻ em trai hoặc trẻ em giá; thủ phạm có thể là
người lạ lẫn người quen.
-Trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi có những hành vi đụng chạm
không an toàn xảy ra
- Hãy phản đối và kể ngay với người tin cậy khi em cảm thấy bối rối hoặc
không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó.
Tình huống 5 : Lan là một nữ sinh lớp 8. Dạo này Lan thường bị một bạn
trai lớn hơn, học cùng trường đón đường trêu chọc và có hành vi đụng chạm
vào người Lan khiến em rất khó chịu …
Lan nên làm gì ?
Tình huống 6 : Hôm nay Phương bị hỏng xe, phải đi bộ từ trường về nhà.
Dọc đường có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy, cứ lẽo đẽo bám theo, gạ
gẫm rủ em lên xe để ông ta đèo về …
Phương có thể làm gì?
Tình huống 7 : Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ
cửa vào xin nước uống. Sau khi uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà,

người hàng xóm bèn giở trò gạ gẫm em.
Theo em, Hồng nên làm gì ?
Tình huống 8 : Mỗi kỳ nghỉ hè, Vân đến ở với chú thím ở thành phố. Khi
còn bé, Vân rất quý chú. Khi Vân 12 tuổi, một lần đang chơi, chú bắt đầu sờ
mó người cô một cách lạ lùng, làm cho cô bé thấy sợ hãi. Chú ấy nói đây là
điều bí mật, đừng nói cho người khác biết, và mùa hè ấy chú thường làm vậy
với Vân. Hềt hè, được về nhà, Vân mừng quá. Nhưng mùa hè năm nay lại sắp
đến làm cho Vân sợ. Cô bé nói với mẹ rằng cô không muốn đến ở nhà chú nữa,
nhưng không dám nói chuyện đã xảy ra. Mẹ Vân rất bực mình, mắng cô bé là
đỏng đảnh và vẫn bắt cô đến nhà chú thím khiến Vân rất tuyệt vọng.
Theo em, Vân phải làm gì ?
Chuyện của H
Tối chủ nhật, H sang nhà ngoại ở làng bên để trong nom bà bị mệt. Dọc đường,
cô gặp mấy trai làng vừa đi xem phim sex về. Sẵn trong người đang rậm rựt,
đường vắng vẻ, đám thanh niên choai choai liền lôi H xuống ruộng ngô ven
đường giở trò thú vật. mặc cho cô bé khóc lóc van xin. Chỉ đến khi có mấy
người đi đánh cá đêm về qua, chúng mới bỏ đi, để mặc H nằm bất tỉnh, tái
nhợt, trên người không còn một mảnh vài che thân …

Chuyện của T
T mới 13 tuổi là HS trường cấp 1-2 N.T thuộc tỉnh Nam Định. Hàng ngày đến
trường được ông G, một ông già 68 tuổi là bảo vệ của trường tỏ ra quan tâm,
lúc thì cho quà bánh, lúc thì cho 1000-2000d. T đã ngây thơ coi ông ta như một
người ông và không đề phòng gì. Không ngờ ông G đã lợi dụng sự ngây thơ đó
của ông T và cưỡng hiếp 4 lần ngay trong phòng bảo vệ của trường. Đến khi
mọi chuyện vỡ lở thì T đã có mang được 8 tháng. Giờ đây em phải nghỉ học,
suốt ngày đóng cửa ngồi khóc trong phòng. Bố mẹ em cũng rất bàng hoàng,
đau buồn và lo lắng cho tương lai của con gái.
Đôi khi sự đụng chạm này ở mức độ năng gây ra hiện tượng xâm hại tình dục
Ví dụ: Tình huống 5 : Lan là một nữ sinh lớp 8. Dạo này Lan thường bị

một bạn trai lớn hơn, học cùng trường đón đường trêu chọc và có hành vi đụng
chạm vào người Lan khiến em rất khó chịu …
Lan nên làm gì ?
Tình huống : Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ cửa
vào xin nước uống. Sau khi uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà,
người hàng xóm bèn giở trò gạ gẫm em.
Theo em, Hồng nên làm gì ?
- Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm , hay xâm hại tình dục
em (dù là người lạ, người quen, hay người thân), em cần :
+ Đứng ngay dậy
+ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục
+ Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
+ Nói to/hét to và kiên quyết : Không !! Tôi không muốn ! Có thể nhắc lại lần
nữa, nếu thấy cần thiết
+ Bỏ đi ngay
+ Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể
với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho
đến lúc có người tin và giúp đỡ em.
+ Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục
- Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được
an toàn
Các em có thể chia sẻ, tâm sự, kể chuyện, kể cả khi em cảm thấy lo lắng sợ hãi
vì những sự đụng chạm không an toàn và cảm thấy gặp phải nguy cơ bị xâm
hại tình dục.
+ Các em có QUYỀN được hỗ trợ, giúp đỡ để cảm thấy được an tòan và được
bảo vệ đối với tình trạng xâm hại tình dục.
+ Các em cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người đáng tin
cậy : qua việc tâm sự, hỏi khi có thắc mắc, chia sẻ thổ lộ nỗi lo sợ. Các em cần
nhớ là không có gì phải ngại ngùng, xấu hổ.

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ là một kỹ năng sống rất quan trọng để giúp các em
được an toàn
+ Nếu im lặng, không tìm kiếm sự giúp đỡ, vấn đề có thể nghiêm trọng và
nguy hiểm hơn mà không ai biết để có thể giúp đỡ em.
+ Ích lợi của việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ :
- Em sẽ nhận được những lời khuyên đúng đắn để tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc của mình hoặc nhận được sự bảo vệ, chăm sóc cần thiết
- Có thể tự do giãi bày những khó khăn, những vấn đề bản thân đang phải
đương đầu mà không bị căn vặn, chê trách, phán xét.
- Việc lên tiếng và tố giác sẽ góp phần chặn đứng nguy cơ không tiếp tục xảy
ra.
- Khi tìm kiếm sự giúp đỡ, những bí mật của em sẽ được giữ kín, nếu em yêu
cầu.
Xung quanh chúng ta có những người các em có thể tin cậy, luôn sẵn sàng giúp
đỡ trong những lúc khó khăn.
CÁC ĐỊA CHỈ TIN CẬY CÓ THỂ HỖ TRỢ, GIÚP ĐỠ TRẺ EM KHỎI
BỊ QUẤY RỐI, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
- Cha mẹ
- Ngừơi thân trong gia đình
- Bạn bè
- Các thầy, cô giáo
- Cán bộ y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, phòng y tế nhà
trường
- Cán bộ tư vấn của các Trung tâm Dân số - Kế họach hóa gia đình, Trung tâm
tư vấn tâm lý
- Cán bộ các Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em của TƯ và các địa phương
- Ban biên tập các chuyên mục này trên các báo : Hoa học trò, Phụ nữ, Tiền
Phong, Pháp luật, Công an, An ninh, ….
Các em ạ!
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI- “thời đại chạy đua” vươn đến tầm cao nhất

của “văn hóa loài người”. Chính thời đại này đã cống hiến cho loài người những
gì tinh túy nhất của trí tuệ con người nhưng nó cũng lấy đi của con người nhiều
thứ thông qua “cánh tay trái” của nó, đó là những tệ nạn xã hội, những hiểm họa
mà cả thế giới đang phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ trong đó có cả AIDS.
Các em biết không?
HIV là loại vi rút khi nhiễm vào cơ thể sẽ gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở
người. Chính nó gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS. Vì sao HIV lại gây suy giảm hệ
thống miễn dịch ở cơ thể người?Vì HIV tấn công vào một bộ phận chủ chốt
của hệ thống miễn dịch là bạch cầu. Làm cho bạch cầu mất khả năng chiến đấu
chống lại các loại nấm, vi khuẩn, vi rút khác … khi chúng xâm nhập vào cơ
thể.
Một người bình thường có thể dễ dàng chiến thắng các loại nấm, ký sinh
trùng, vi khuẩn hay vi rút khác. Nhưng người nhiễm HIV thì không có khả
năng đó, bởi vì hệ thống miễn dịch của họ đã bị HIV phá hủy.
- Khi cơ thể không còn khả năng chiến thắng các bệnh này thì người đó
chuyển sang giai đoạn AIDS
Tên đầy đủ của AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS chính
là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng từ từ tấn
công và phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể (hay đơn giản hơn là cơ chế
phòng thủ của cơ thể), làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh ung thư.
Những nhiễm trùng này, hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn
đến tử vong.
. Các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là gì?
Sau khi vi rút HIV xâm nhập cơ thể người, người đó có thể không có dấu hiệu
và triệu chứng của AIDS trong vòng 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, cũng có thể có
một vài triệu chứng nhiễm trùng ban đầu như bị cúm nặng. Khi hệ thống miễn
dịch ở người bắt đầu suy giảm. các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS bắt đầu
phát triển. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là:
- Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể
- Sốt kéo dài hơn một tháng

- Các bệnh bạch huyết
- ỉa chảy kéo dài hơn một tháng (thỉnh thoảng hoặc liên tục)
- Trầy xước da
- Mệt mỏi kéo dài
- Ra nhiều mồ hôi khi ngủ
- Ho khan kéo dài
Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi,
ỉa chảy và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ
hội. Người nhiễm thường chết vì các bệnh này.
Cái chết đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là không thể tránh khỏi. AIDS gây tử
vong cao: 90% số người mắc AIDS chết sau 5-10 năm. Hiện chưa có thuốc đặc trị,
chỉ có một số loại có khả năng giảm tốc độ phát triển của chúng nhưng giá thành
rất cao, trong số đó có AZT đã được đưa vào sử dụng trong điều trị.
Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180nghìn.312 người nhiễm HIV/AIDS,
trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS là 48.368
người.
Trên địa bàn tỉnh Quãng Nam, tính đến 30/6 năm 2010 có 581 trường hợp
nhiễm HIV, trong đó 282 trường hợp đã chuyển sang AIDS, có 243 trường hợp
chết . Hiện nay, ngành Y tế vẫn đang tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng
mạng lưới phòng chống nhiễm HIV/AIDS tuyến xã, phường.
Đường lây truyền HIV/AIDS:
HIV lây truyền qua 3 đường:
+ Đường tình dục.
+ Máu và các chế phẩm máu.
+ Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Cách phòng chống HIV/AIDS trong học đường
. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các
chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung
bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm
cứu
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là
30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
* HIV không lây truyền qua:
Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,
Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,
Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,
Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà,
chim,….Nhiễm HIV/AIDS là cú sốc lớn nhất đời người. Vì thế, họ cần sự chia sẻ,
cảm thông của chúng ta. AIDS không lây qua chén, dĩa, đũa, muỗng hay không khí
xung quanh họ. Virut HIV chỉ tồn tại trong máu. Như vậy, tiếp xúc bình thường
với họ sẽ chẳng nguy hiểm gì. Ít bạn trẻ hiểu được điều đó. Chính hành động xa
lánh, xua đuổi của họ làm cho những bệnh nhân AIDS cảm thấy tủi thân. Nhiều
trường hợp, họ sống xa lánh mọi người, khép kín tâm hồn. Số còn lại, vì sự đối xử
tệ bạc, họ trở thành “tội phạm” nguy hiểm. Họ phát tán virut HIV cho những người
họ gặp. Vì thế, đối xử với một người bị nhiễm AIDS quan trọng đến chừng nào.
Trên đây cô đã nêu những KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH
DỤC VÀ HIV/AIDS TRONG HỌC ĐƯỜNG đây là mối quan tâm của toàn xã
hội, gia đình và nhà trường. Tuy nhiên điều cốt lõi là ý thức của chính bản thân các
em.
Lứa tuổi THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì.
Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu các em biết
xác định hướng đi của mình sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định
hướng tốt, vững bền hướng tới chân – thiện – mỹ. Hay nói cách khác các em có ý
thức tốt ở độ tuổi từ 11-15 sẽ góp phần quyết định trong việc xây dựng thế hệ

công dân mẫu mực trong tương lai.
Các em phải biết cách phòng chống các tệ nạn trên không chỉ giúp tự bảo vệ mình,
sống có mục đích, có lý tưởng và trở thành một người công dân có ích cho gia đình
và xã hội.
Đại Đồng ngày 18/11/2011
Người viết:

Trịnh Lê Phương

×