Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 190 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN HỮU HÀO

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƢƠNG - 2020

1


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN HỮU HÀO

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC


MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƢƠNG - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Hữu Hào, mã số học viên 188140114011 là học viên
lớp cao học quản lí giáo dục khóa 5, trƣờng đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dƣơng.
Tơi xin cam đoan: luận văn với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục phịng
tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Tất cả số liệu, kết quả thực hiện đƣợc trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc và chƣa đƣợc cơng bố ở những cơng trình nghiên cứu khác.
Nếu có sự gian dối, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm và bị xử lí theo quy định
của nhà trƣờng./.
Bình Dƣơng, ngày 30 tháng 06 năm 2020

NGUYỄN HỮU HÀO

i



LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngƣời viết luận văn đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ từ cán bộ quản lí, chuyên viên, giảng viên trƣờng Đại học Thủ
Dầu Một và Ban Giám hiệu của 03 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh Sơn,
tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của TS. Trần
Thị Tuyết Mai, giảng viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng.
Trong quá trình thực hiện, ngƣời viết luận văn gặp rất nhiều khó khăn về
những lý luận cơ sở đối với đề tài nghiên cứu; cách thức phân tích đề tài nghiên
cứu, đặc biệt là gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế bảng khảo sát sao cho
phù hợp với mục đích nghiên cứu,…Tuy nhiên, ngƣời viết đã nhận đƣợc sự hỗ
trợ rất tích cực từ các bạn học viên trong lớp; tiến hành trao đổi trực tiếp với
giảng viên hƣớng dẫn nên đã hồn thành luận văn đúng thời gian quy định.
Thơng qua luận văn, ngƣời viết xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến cán bộ
quản lí, chuyên viên, giảng viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một; Ban Giám hiệu,
giáo viên, học sinh, phụ huynh của 03 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận và TS. Trần Thị Tuyết Mai đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn. Chắc chắn luận văn chƣa đào sâu vấn đề,
chƣa trình bày đầy đủ hết những góc nhìn đa chiều về nội dung quan tâm nhƣng
đó chính là những kiến thức, những kết quả đạt đƣợc trong quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu về đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận”./.
Xin chân thành cám ơn.

NGUYỄN HỮU HÀO

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii
TĨM TẮT ....................................................................................................................... x
1/. Lí do thực hiện đề tài .............................................................................................. 1
2/. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4
3/. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 4
4/. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4
6/. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
8/. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................................. 8
9/. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 9
Chƣơng 1 ....................................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỊNG TRÁNH
XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG10
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 10
1.1.1.Nghiên cứu ở nƣớc ngoài .............................................................................. 10
1.1.2.Nghiên cứu trong nƣớc.................................................................................. 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ..................................................................... 18
1.2.1.Xâm hại tình dục, phịng tránh xâm hại tình dục .......................................... 18
1.2.2.Giáo dục, hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh . 19
1.2.3.Quản lí, quản lí trƣờng trung học phổ thơng ................................................ 21
1.2.4.Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT .......... 22
1.3. Lý luận về hoạt động phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở trƣờng
THPT ......................................................................................................................... 23
1.3.1.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT .............................................. 23
1.3.2.Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh ở trƣờng THPT ........................................................................................... 24
1.3.3. . Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho

học sinh ở trƣờng THPT .................................................................................... 25

iii


1.3.4. ... Phƣơng pháp và hình thức giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh ở trƣờng THPT ........................................................................................... 28
1.4. Lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh ở trƣờng THPT ................................................................................................... 30
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh ở trƣờng THPT.............................................................................. 30
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở
trƣờng THPT ...................................................................................................... 30
1.4.2.1. Quản lí mục tiêu giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
THPT .................................................................................................................. 31
1.4.2.2. Quản lí nội dung giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
THPT 31
1.4.2.3. Quản lí phƣơng pháp và hình thức giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh THPT ............................................................................................. 33
1.4.2.4. Quản lí các điều kiện giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh THPT 34
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm
hại tình dục cho học sinh ở trƣờng THPT ................................................................. 34
1.5.1.Yếu tố khách quan ......................................................................................... 34
1.5.2.Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 36
Chƣơng 2 ....................................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỊNG
TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN ....................................... 39
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội, giáo dục huyện Ninh

Sơn, tỉnh Ninh Thuận................................................................................................. 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội ................................................. 39
2.1.2. Tình hình giáo dục ....................................................................................... 40
2.1.3. Sơ lƣợc về 03 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh Sơn .......................... 42
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình
dục và quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các
trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ...................................................... 44
2.2.1. Nội dung khảo sát......................................................................................... 44
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng.......................................................... 44
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................. 48
2.2.4. Qui ƣớc thang đo......................................................................................... 49

iv


2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh các trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận .......................... 50
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS về hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh ............................................................................ 50
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ........................................................... 57
2.3.3. Phƣơng pháp giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ...................................................................... 59
2.3.4. Hình thức giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ................................................................................ 61
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh các trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ............ 64
2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục
phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận.................................................................................................................. 65

2.4.2. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ................................................... 66
2.4.3. Thực trạng quản lí nội dung giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ................................................... 68
2.4.4. Thực trạng quản lí phƣơng pháp và hình thức giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ........................ 71
2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận .......... 74
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận................. 75
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận .............................. 78
2.6.1. Ƣu điểm ........................................................................................................ 78
2.6.2. Hạn chế ........................................................................................................ 78
2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 79
Chƣơng 3 ....................................................................................................................... 82
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI
TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN ............................................................... 82
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................... 82
3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................... 82
3.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho
học sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ................................................... 84
v


3.3.1. Tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền rộng rãi đến GV, HS,
CMHS về giáo dục phòng tránh XHTD ............................................................. 84
3.3.2. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức chính trị, đồn thể trong nhà trƣờng, phối
hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình

trong giáo dục phịng tránh XHTD cho học sinh. .............................................. 86
3.3.3. Tăng cƣờng tổ chức, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục phịng tránh
XHTD cho học sinh. ........................................................................................... 88
3.3.4. Tăng cƣờng cơng tác kiểm tra, giám sát của nhà trƣờng trong việc thực hiện
hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ....................... 90
3.3.5. Tăng cƣờng bố trí kinh phí, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức hoạt
động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh ............................................... 92
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 93
3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ......... 94
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 106
1/. Kết luận ............................................................................................................... 106
2/. Khuyến nghị........................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 111
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 111

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1

CBQL


Cán bộ quản lí

2

CMHS

Cha mẹ học sinh

3

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4

GV

Giáo viên

5

GVBM

Giáo viên bộ môn

6

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm

7

Hội LHTN

Hội Liên Hiệp Thanh Niên

8

HS

Học sinh

9

TB

Trung bình

10

TBC

Trung bình cộng

11

THPT


Trung học phổ thơng

12

XHTD

Xâm hại tình dục

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Bảng thống kê số lƣợng khảo sát .............................................................. 45
Bảng 2. 2: Đặc điểm CBQL và GV đƣợc khảo sát .................................................... 45
Bảng 2. 3: Đặc điểm cha mẹ học sinh đƣợc khảo sát ................................................ 46
Bảng 2. 4: Đặc điểm học sinh đƣợc khảo sát ............................................................. 47
Bảng 2. 5: Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo ............................................... 48
Bảng 2. 6: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo cơng tác quản lí ........................... 48
Bảng 2. 7: Quy ƣớc mức đánh giá, phân tích số liệu ................................................. 49
Bảng 2. 8: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về các hành vi XHTD .................. 50
Bảng 2. 9: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục phòng tránh XHTD cho học sinh ............................................................. 54
Bảng 2. 10: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về mục đích của hoạt động giáo dục
phịng tránh XHTD cho học sinh .................................................................... 56
Bảng 2. 11:Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về thực trạng thực hiện nội dung hoạt
động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT ................................. 58
Bảng 2. 12: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về thực trạng sử dụng phƣơng pháp
giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT .......................................... 60
Bảng 2. 13: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS về thực trạng triển khai các hình thức
hoạt động giáo dục phịng tránh XHTD cho học sinh THPT ......................... 62

Bảng 2. 14: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ
cho hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT................... 74
Bảng 2. 15: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến
quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh XHTD cho học sinh THPT ............. 76
Bảng 3. 1: Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất .................................................................................................................. 94
Bảng 3. 2: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp ”Tăng cƣờng
công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền rộng rãi đến GV, HS, CMHS về giáo
dục phòng tránh XHTD” ................................................................................. 95
Bảng 3. 3: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp” Đẩy mạnh vai
trò của các tổ chức chính trị, đồn thể trong nhà trƣờng, phối hợp chặt chẽ với
các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình trong giáo dục
phịng tránh XHTD cho học sinh.” ................................................................. 97
Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp“Tăng cƣờng tổ
chức, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục phòng tránh XHTD cho học
sinh” ................................................................................................................ 99
Bảng 3. 5: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp“Tăng cƣờng
công tác kiểm tra, giám sát của nhà trƣờng trong việc thực hiện hoạt động giáo
dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh” .......................................... 100
Bảng 3. 6: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp“Tăng cƣờng bố
trí kinh phí, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động giáo dục phòng
tránh XHTD cho học sinh” ........................................................................... 102

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS trong việc xác định đối tƣợng thực
hiện hành vi XHTD ......................................................................................... 52
Biểu đồ 2. 2: Ý kiến của CBQL, GV; CMHS; HS trong việc xác định đối tƣợng bị

XHTD .............................................................................................................. 53
Biểu đồ 2. 3: Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo
dục phịng tránh XHTD cho học sinh ............................................................. 66
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động
giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT .......................................... 67
Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lí nội dung hoạt động
giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT .......................................... 69
Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lí phƣơng pháp và hình
thức hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT ................. 72
Biểu đồ 3. 1: Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và khả thi của 05 biện pháp đề xuất104

ix


TĨM TẮT
Vấn đề XHTD trở thành chủ đề mang tính thời sự. Quốc hội đã dành hẳn một
ngày (27/05/2020) để thảo luận xung quanh đề tài này. Hồi chuông đã vang lên thúc
giục chúng ta hành động và thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm mang lại hiệu
quả trong việc hạn chế tình trạng XHTD đối với học sinh.
Làm thế nào để có thể giúp các em học sinh tự tin, vững bƣớc trên con đƣờng
phía trƣớc là trách nhiệm của nhà giáo dục. Mỗi nhà trƣờng cần hƣớng các em đến
những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, bảo vệ các em trƣớc những cám dỗ, trang bị
cho các em kiến thức, kỹ năng phát triển một cách tồn diện.
Đề tài Quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở
các trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận tập trung nghiên cứu, phân tích
cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung
học phổ thơng cũng nhƣ cơng tác quản lí hoạt động này. Những hạn chế, thiếu sót
trong q trình quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh XHTD cho học sinh ở các
trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận:
- Khi tiến hành tìm hiểu về nhận thức của các đối tƣợng khảo sát, kết quả đánh

giá với tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, nhà trƣờng chƣa thực hiện giáo dục học sinh
nhận biết các dấu hiệu bị XHTD một cách đầy đủ, chi tiết. Chƣa thể hiện rõ nội dung
giáo dục phòng tránh XHTD qua kế hoạch hoạt động năm học cũng nhƣ chƣa tập
trung vào nội dung XHTD khi triển khai. Nhà trƣờng chủ yếu thực hiện giáo dục giới
tính, giới và bình đẳng giới, tâm sinh lí lứa tuổi, tình u, tình bạn, hơn nhân, gia
đình. Nội dung giáo dục phòng tránh XHTD chỉ đƣợc đề cập thống qua và thƣờng
tích hợp, lồng ghép khi thực hiện giảng dạy trên lớp và lồng ghép vào các hoạt động
của Đoàn thanh niên.
- Nhà trƣờng đã triển khai một số phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật
nói chung, phịng tránh XHTD nói riêng song cịn đơn điệu, chƣa đa dạng, chƣa mang
lại hiệu quả cao.
- Công tác kiểm tra, đánh giá về mục tiêu giáo dục phòng tránh XHTD chƣa
đƣợc CBQL quan tâm. Bỏ ngõ công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nội dung,
phƣơng pháp, hình thức giáo dục phịng tránh XHTD. Đặc biệt, CBQL vẫn chƣa tiến
x


hành đánh giá, rút kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục phịng tránh XHTD cho
học sinh. Từ đó, CBQL chƣa cải tiến nội dung, cách thức thực hiện cho các năm học
kế tiếp.
- Chƣa phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đồn thể trong nhà trƣờng.
Thiếu sự phối hợp giữa các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng. Chƣa
thƣờng xuyên kết hợp với các trung tâm, các trƣờng đại học, chuyên gia để giáo dục
phịng tránh XHTD cho học sinh.
- Cơng tác bố trí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục phòng tránh
XHTD cho học sinh chƣa đƣợc đảm bảo. Mặc dù các trƣờng có tổ tƣ vấn tâm lí song
tổ chức, bố trí phịng tƣ vấn chƣa phù hợp. Tài liệu, tờ rơi cho công tác tuyên truyền
chƣa đƣợc bổ sung kịp thời. Công tác sữa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trên, tác giả đề xuất 05 biện pháp quản

lí (cần thiết và khả thi), bao gồm: Tăng cƣờng công tác giáo dục pháp luật, tuyên
truyền rộng rãi đến GV, HS, CMHS về giáo dục phòng tránh XHTD; Đẩy mạnh vai
trò của các tổ chức chính trị, đồn thể trong nhà trƣờng, phối hợp chặt chẽ với các lực
lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình trong giáo dục phịng tránh
XHTD cho học sinh; Tăng cƣờng tổ chức, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục
phịng tránh XHTD cho học sinh; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của nhà
trƣờng trong việc thực hiện hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh; Tăng cƣờng bố trí kinh phí, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động
giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh.
Các biện pháp đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực trạng khảo sát tại 03
trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Cả 05 biện pháp đều
thiết thực và có mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc, bổ sung cho nhau trong quá trình
thực hiện. Những biện pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phịng
tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận.

xi


MỞ ĐẦU
1/. Lí do thực hiện đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo
dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học; học
đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực”.
Giáo dục với vai trò đầu tàu cho sự phát triển của đất nƣớc; giáo dục phát
triển thì xã hội phát triển và ngƣợc lại. Trong đó, con ngƣời là chủ thể của q
trình phát triển và là một mắt xích quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và phát

triển đất nƣớc. Từng nhân tố tác động đến quá trình đi lên của xã hội, mỗi cơng
dân phải đƣợc phát triển một cách tồn diện, đầy đủ nhất để góp phần vào thành
cơng chung của đất nƣớc.
Ngành giáo dục luôn chú trọng giáo dục phát triển tồn diện cho học sinh,
nội dung chƣơng trình tổng thể Bộ GD&ĐT vừa ban hành đƣợc xây dựng theo
định hƣớng phát triển 05 phẩm chất (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm) và 10 năng lực (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết
vấn đề và sáng tạo, ngơn ngữ, tính tốn, khoa học, công nghệ, tin học, nghệ thuật,
thể chất) cho ngƣời học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Qua đó, giúp ngƣời học
đủ đức, đủ tài, tích cực tham gia cống hiến, xây dựng đất nƣớc.
Giáo dục học sinh trung học phổ thông (THPT) phải hƣớng đến nền tảng
của xã hội, phải xây dựng một giá trị bền vững để có đƣợc những thế hệ cơng
dân tốt, hồn thành trọng trách gánh vác quê hƣơng. Giáo dục học sinh THPT
phát triển một cách đầy đủ, toàn diện là trách nhiệm của nhà giáo dục. Trong đó,
làm thế nào để các em có đƣợc một tâm thế tốt nhất để bƣớc vào đời là mục tiêu
đặt ra hàng đầu hiện nay.
Để giáo dục học sinh THPT phát triển tồn diện thì phải có những biện
pháp bảo vệ các em, hạn chế đến mức thấp nhất việc các em học sinh THPT bị
tổn thƣơng về mặt thể chất và tinh thần. Vấn đề xâm hại tình dục học sinh trở nên
1


nóng hơn và đƣợc đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Tại các diễn đàn chính
trị-xã hội, mọi ngƣời đã quan tâm nhiều hơn về vấn đề xâm hại tình dục. Mơi
trƣờng học đƣờng rất dễ dàng xảy ra tình trạng xâm hại tình dục do có sự tiếp
xúc thƣờng xuyên. Học sinh trung học phổ thông là đối tƣợng đang ở độ tuổi dậy
thì, tâm lí chƣa thật sự ổn định. Cho nên, việc định hình nhân cách trong thời
điểm này là hết sức quan trọng; tạo tiền đề cho việc phát triển cách nghĩ và cách
làm trong tƣơng lai của một công dân. Giáo dục các em học sinh thật tốt, tránh
đƣợc việc bị xâm hại sẽ giúp các em vững bƣớc trên con đƣờng tƣơng lai.

Gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục học sinh xảy ra và diễn biến có chiều
hƣớng gia tăng. Việc xâm hại không chỉ diễn ra ở những môi trƣờng phức tạp mà
còn khá phổ biến ở học đƣờng. Đa dạng về hành vi xâm hại, đa dạng về đối
tƣợng, lứa tuổi thực hiện xâm hại và việc bị xâm hại xảy ra đối với cả nữ lẫn nam
ở bất kỳ thời điểm nào, không gian nào. Học sinh trung học phổ thơng có thể bị
xâm hại tình dục từ chính thầy cô giáo trong nhà trƣờng thông qua những va
chạm vơ tình hay cố ý; sự gần gũi hằng ngày dễ dàng phát sinh tình cảm thầy trị
dẫn đến quan hệ thể xác ngồi ý muốn; trị trao đổi tình để đƣợc thầy cho điểm
cao; học sinh thƣờng hâm mộ thần tƣợng khơng kiểm sốt đƣợc bản thân; bị bạn
bè tò mò, trêu ghẹo hoặc tự khám phá bản thân, muốn làm ngƣời lớn…
Theo số liệu cổng thông tin điện tử của Quốc hội, từ năm 2005 đến tháng
6/2019 toàn quốc đã xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em. Riêng chỉ trong quý I năm
2019, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận hơn 300.000 cuộc gọi
đến, tƣ vấn cho gần 6.800 ca, can thiệp hơn 200 ca. Trong đó số trẻ em bị xâm
hại tình dục chiếm 30%. Theo số liệu của Bộ Cơng an, trong năm 2016 và 2017
có 28 tỉnh, thành phố có từ 30 đến 110 trẻ em bị xâm hại. (Lê Phƣơng, 2019)
“Qua phân tích, đối tƣợng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em ngày càng mở
rộng, từ những ngƣời lao động phổ thơng có trình độ dân trí thấp đến những
ngƣời có nghề nghiệp ổn định, có trình độ dân trí cao, tập trung chủ yếu ở nhóm
tuổi từ 18 trở lên...Một số trƣờng hợp xâm hại diễn ra trong một thời gian dài,
thậm chí kéo dài nhiều năm nhƣng nạn nhân im lặng hay có khơng ít trƣờng hợp
không cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Do đó, số trƣờng hợp trẻ em bị
2


xâm hại và bạo lực có nhiều khả năng chƣa dừng lại nhƣ con số đã thống kê...”
(Võ Lê, 2019).
Những con số biết nói, tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Rất rất nhiều vụ xâm hại tình dục mà học sinh trung học phổ thơng là nạn nhân
nhƣng các em và gia đình muốn giữ im lặng, không tố cáo cũng nhƣ lên tiếng để

bảo vệ các em mà tìm cách tránh né sự việc. Nhiều địa phƣơng khơng có ghi
nhận số liệu những trƣờng hợp bị xâm hại tình dục hằng năm làm vấn đề trở nên
cấp bách và nóng hơn bao giờ hết. Nhiều đại biểu quốc hội cũng đã đƣa tình
trạng học sinh bị xâm hại tình dục vào nghị trƣờng để bàn bạc, tìm biện pháp
khắc phục cũng nhƣ ngăn chặn vấn nạn xâm hại tình dục học sinh.
Khi thảo luận về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức các hoạt
động giáo dục về tâm sinh lí, giáo dục giới tính nói chung, giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục nói riêng đối với học sinh trung học là một cách thức “vẽ đƣờng
cho hƣơu chạy” . Tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống, các em học sinh THPT rất tị
mị về giới tính, về những thay đổi của cơ thể, những cảm xúc tuổi mới lớn và
thậm chí các em chƣa hiểu rõ những hành vi nhƣ thế nào đƣợc xem là xâm hại
tình dục, một số em xem việc quan hệ tình dục đơn thuần chỉ là một trị
chơi,…Đó là những gì mà nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần phải suy ngẫm và
có những hành động cấp thiết và hiệu quả hơn giúp cho các em phịng tránh bị
xâm hại tình dục. Bởi vì, nếu để các em học sinh bị xâm hại tình dục sẽ ảnh
hƣởng rất lớn đến tinh thần và thể xác của các em, gây hậu quả nghiêm trọng đến
cuộc sống của các em ở hiện tại và tƣơng lai.
Hiện nay, chƣơng trình giáo dục THPT chƣa chú trọng nội dung giáo dục
phịng tránh xâm hại tình dục vì nhiều lí do khác nhau. Vấn đề đặt ra là, làm thế
nào để học sinh THPT có thể tiếp cận và có cách nhìn, cách hiểu đúng bản chất
của vấn đề xâm hại tình dục là trách nhiệm của thầy cơ giáo – những nhà giáo
dục. Song làm thế nào để các hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả là trách nhiệm của các nhà
quản lí, của hiệu trƣởng nhà trƣờng.

3


Trong thời gian qua, địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra
một số vụ xâm hại tình dục mà đối tƣợng bị xâm hại là trẻ vị thành niên. Trong

khi đó, hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục chƣa đƣợc các trƣờng
THPT trên địa bàn đề cập và chú trọng. Thực tế cho thấy, các trƣờng mới tập
trung quản lí hoạt động dạy học, quản lí nhân sự, quản lí cơ sở vật chất,… mà
chƣa chú trọng quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh. Trên địa bàn cũng chƣa có nghiên cứu nào về quản lí hoạt động giáo dục
phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với
công tác quản lí nhà trƣờng.
Với những lí do nêu trên, chúng tơi chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo
dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2/. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài khảo sát thực trạng quản lí hoạt
động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ đó, đề xuất các biện pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, góp phần vào việc giáo dục học
sinh phát triển toàn diện.
3/. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Quản lí hoạt động giáo dục học sinh trƣờng trung học phổ thơng
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các
trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
4/. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT trên
địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã đƣợc quan tâm. Cơng tác quản lí
nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục phịng tránh XHTD cho học sinh
THPT đã đƣợc triển khai thực hiện nhƣng kết quả chƣa cao. Công tác kiểm tra,
4



giám sát còn hạn chế; các nguồn lực về nhân lực, vật lực và tài lực vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh.
Nếu khảo sát, đánh giá và phân tích khách quan, chính xác về cơng tác
quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trƣờng
THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận thì sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản
lí có tính cần thiết và khả thi cao đối với công tác giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh các trƣờng THPT tại địa phƣơng.
5/. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm
hại tình dục cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thơng.
- Tìm hiểu, xác định thực trạng cơng tác quản lí hoạt động giáo dục phịng
tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa
bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
6/. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình
dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận”, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau
đây:
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Tiến hành thu thập tài liệu, sách báo, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài; Thực hiện phân tích nội dung, số liệu từ nhiều nguồn khác
nhau để có cái nhìn tổng quan về vấn đề xâm hại tình dục đối với học sinh
THPT, về quản lí các hoạt động giáo dục trong trƣờng THPT để hình thành nên
cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp sau đây:


5


6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục phòng tránh xâm
hại tình dục và quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học
sinh các trƣờng THPT huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; tìm hiểu và thu thập
thông tin, dữ liệu để đánh giá một cách chi tiết, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp này để khảo nghiệm tính khả thi
và cần thiết của các biện pháp mà đề tài đề xuất thực hiện.
- Nội dung: Thực hiện thiết lập bảng khảo sát dành cho các đối tƣợng
CBQL, GV, HS, CMHS. Sau đó, tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận với số mẫu phù hợp (áp dụng công thức tính số mẫu
trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể).
- Cách thức tiến hành: Thiết lập 03 mẫu phiếu khảo sát thực trạng và 01
phiếu khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Đối tƣợng
khảo sát đƣợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên và khách quan.
+ 01 mẫu phiếu khảo sát thực trạng đối với 27/27 CBQL, 99/132
GV; 01 mẫu phiếu khảo sát thực trạng đối với 339/2235 CMHS; 01 mẫu
phiếu khảo sát thực trạng đối với 339/2235 HS của 03 trƣờng THPT trên
địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
+ 01 phiếu khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện
pháp đề xuất đối với CBQL, GV của 03 trƣờng THPT trên địa bàn huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thêm thông tin một cách trực tiếp; đối chiếu và so
sánh với kết quả khảo sát thực trạng qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Thu thập thêm ý kiến, thông tin cần thiết từ ngƣời đƣợc phỏng vấn mà khảo sát
qua phiếu hỏi chƣa đáp ứng đƣợc. Sử dụng ý kiến đóng góp của ngƣời đƣợc

phỏng vấn đối với đề tài nghiên cứu; tập hợp đƣợc những ý tƣởng mới, sáng tạo,
những biện pháp hay đối với việc quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm
hại tình dục cho học sinh.

6


- Nội dung: Trao đổi về những thuận lợi, khó khăn của nhà trƣờng trong
giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục và quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh. Đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn đánh giá về thực
trạng hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục và quản lí hoạt động
phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh tại đơn vị công tác (ƣu điểm và nhƣợc
điểm) cũng nhƣ nguyên nhân của ƣu nhƣợc điểm; các biện pháp đề xuất nhằm
nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục phịng
tránh xâm hại tình dục cho học sinh.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) một số
CBQL, HS, GV.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động quản lí phịng tránh xâm hại tình
dục tại 03 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
- Nội dung: Tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện quản lí hoạt động giáo
dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận; những nội dung đã đƣợc triển khai và hiệu quả mang lại
thông qua các hoạt động.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu, phân tích các hồ sơ quản lí
nhƣ: kế hoạch; biên bản, báo cáo sơ kết, tổng kết và các sản phẩm khác của cán
bộ quản lí, giáo viên và học sinh có liên quan đến hoạt động giáo dục phịng
tránh xâm hại tình dục.
6.3. Phƣơng pháp xử lí dữ liệu
- Mục đích: Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu, dữ liệu khảo

sát thực tế để đƣa ra những phân tích, nhận định phù hợp trên cơ sở kết quả thu
thập đƣợc.
- Nội dung: Tiến hành mã hóa các câu hỏi (định tính và định lƣợng) từ
bảng khảo sát; thiết lập thông tin và thực hiện các biện pháp tính tốn phù hợp
với nhu cầu cần phân tích của đề tài nghiên cứu. Xây dựng kết hợp các yếu tố khi
phân tích, nhận định vấn đề cần quan tâm.

7


- Cách thức tiến hành:
+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn và những câu hỏi dạng
định tính sẽ đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp trích lọc nội dung theo từng phần
nghiên cứu. Các nội dung này đƣợc sử dụng phối hợp với dữ liệu định lƣợng để
làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
+ Đối với dữ liệu định lƣợng: Sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành
phân tích số liệu sau khi thực hiện khảo sát tại 03 trƣờng THPT trên địa bàn
huyện Ninh Sơn. Kết hợp với phần mềm bảng tính Microsoft Excel 2010 để thu
đƣợc bảng số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
7/. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận dƣới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng
nhà trƣờng.
- Khách thể khảo sát: CBQL, GV, HS, CMHS của 03 trƣờng THPT trên địa
bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
- Thời gian: Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh
xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trong 03 năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019
và 2019 – 2020.

8/. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
+ Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lí hoạt
động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT.
+ Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động giáo dục
phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt
động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trƣờng THPT
trên địa bàn.

8


9/. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình
dục cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thơng.
Chƣơng 2: Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Ninh Sơn, tỉnh
Ninh Thuận.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phịng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề xâm hại tình dục đối với ngƣời chƣa thành niên đƣợc tất cả các
nƣớc trên thế giới quan tâm vì những tác động to lớn của nó đối với xã hội nói
chung và đối với những nạn nhân bị xâm hại nói riêng. Trong tất cả các nghiên
cứu đều chỉ ra những mặt trái của vấn đề và đều nhất trí cho rằng cần phải giải
quyết vấn đề thông qua truyền thông, thông qua giáo dục để xây dựng nên một
bức tƣờng ngăn chặn những hành vi xâm hại tình dục đối với ngƣời chƣa thành
niên.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ báo cáo tỉ lệ bị
ép buộc quan hệ tình dục tại một số thời điểm trong cuộc sống lần lƣợt là 11%
đối với các nữ sinh và 4% đối với các nam sinh trung học. Một phân tích tổng
hợp đƣợc thực hiện trong năm 2009 đã phân tích 65 nghiên cứu tại 22 quốc gia
và ƣớc tính một con số quốc tế nói chung nhƣ sau:
 Ƣớc tính 7,9% nam giới và 19,7% nữ giới phải đối mặt với việc bị xâm
hại tình dục trƣớc 18 tuổi.
 Tỷ lệ bị xâm hại tình dục cao nhất là ở Châu Phi với tỉ lệ 34,4%.
 Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á có tỷ lệ xâm hại tình dục lần lƣợt là 9,2%,
10,1% và 23,9%.
 Nam Phi có tỷ lệ bị xâm hại tình dục cao nhất đối với cả nam giới (60,9%)
và nữ giới (43,7%). Jordan thể hiện tỉ lệ bị xâm hại tình dục cao thứ hai ở
nam giới với tỉ lệ 27%.
 Liên quan đến nữ giới, 07 quốc gia đã báo cáo tỷ lệ bị xâm hại tình dục là
hơn 20%; cụ thể là 37,8% ở Úc; 32,2% ở Costa Rica; 31% ở Tanzania,
30,7% ở Israel; 28,1% ở Thụy Điển; 25,3% ở Mỹ và 24,2% ở Thụy Sĩ.
(John Wihbey, 2011)
10



Qua các số liệu minh chứng cho chúng ta thấy rằng, vấn đề xâm hại tình
dục ở các quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Mỹ xảy ra với tỉ lệ ít hơn so với Châu Á
và Châu Phi. Điều này có thể lí giải đƣợc là do sự phát triển của kinh tế, giáo dục
đã tác động rất lớn đến vấn nạn này. Nếu ngƣời dân đƣợc giáo dục phòng tránh
sớm sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ bị xâm hại tình dục. Nền kinh tế nghèo
nàn, kém phát triển cũng chính là nguyên nhân của vấn đề xâm hại tình dục đối
với trẻ vị thành niên. Vấn đề có chiều hƣớng gia tăng tại các quốc gia Châu Phi,
nơi dễ diễn ra các hành vi xâm hại tình dục do nghèo đói và lạc hậu. Thực phẩm,
nƣớc sạch chính là sản phẩm giao dịch trong nhiều trƣờng hợp xâm hại tình dục.
Những kết quả nghiên cứu của Yi Song và cộng sự tại Trung Quốc, cho
thấy rằng trong số 5.215 đối tƣợng nghiên cứu, có 32,8% báo cáo đã từng bị xâm
hại tình dục. Tỷ lệ bị xâm hại tình dục ở trẻ em gái đƣợc báo cáo (40,9%) cao
hơn khoảng 1,4 lần so với trẻ em trai (29,5%). Tỷ lệ xảy ra cao nhất ở thanh thiếu
niên 15 tuổi (42,0%), đối với học sinh (36,9%) và thanh niên sống ở thành phố
hoặc những quận đang phát triển là 37,4%. (Yi Song và cộng sự, 2014)
Theo Tân Hoa Xã, ngày 23/12/2018 Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu
tăng cƣờng bảo vệ trẻ em khỏi bị tấn cơng tình dục. Bộ đã ban hành thơng tƣ kêu
gọi chính quyền và các trƣờng học ở địa phƣơng thúc đẩy giáo dục giới tính và
dạy cho các em phịng tránh tấn cơng tình dục thơng qua các tài liệu bỏ túi hoặc
bằng nhiều hình thức khác nhau. (Xinhua, 2018)
Xâm hại tình dục xảy ra khá phổ biến tại Trung Quốc, với định kiến trọng
nam khinh nữ nên hiện nay đất nƣớc này đang xảy ra tình trạng mất cân bằng về
giới tính một cách nghiêm trọng dẫn đến việc tỉ lệ nữ giới bị xâm hại tình dục
khá nhiều. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy rằng, nam
giới cũng bị xâm hại tình dục với tỉ lệ khá cao. Độ tuổi bị xâm hại tình dục với tỉ
lệ cao nhất là 15 tuổi. Cho nên, việc xây dựng và phát triển các chƣơng trình bảo
vệ là rất cần thiết đối với học sinh THPT. Mỗi thầy cô giáo, nhân viên y tế nhà
trƣờng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội phải cùng nhau chung tay
ngăn chặn vấn nạn xâm hại tình dục và cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho nạn
nhân.

11


Giáo dục phòng tránh XHTD trẻ chƣa thành niên đối với các bậc phụ
huynh, những ngƣời chăm sóc trẻ là cơ chế phòng ngừa hiệu quả để chống lại
khả năng trẻ bị xâm hại. Trẻ em, ngƣời lớn đều cần những thông tin, kỹ năng,
chiến lƣợc bảo vệ khỏi vấn nạn XHTD từ những ngƣời lạ, ngƣời địa phƣơng,
ngƣời nƣớc ngồi, bạn bè, các thành viên trong gia đình,…
Chƣơng trình giảng dạy phổ biến trong các lớp giáo dục giới tính của các
trƣờng học ở Mỹ bao gồm hƣớng dẫn về các chủ đề sức khỏe tình dục, phịng
ngừa HIV (Human immunodeficiency virus) hoặc bệnh lây truyền qua đƣờng
tình dục. Phòng ngừa mang thai thƣờng đƣợc yêu cầu ở trƣờng trung học phổ
thông hơn ở trƣờng trung học cơ sở hoặc tiểu học.
Theo truyền thống, các trƣờng đã bắt đầu dạy giáo dục giới tính ở lớp năm
và lớp sáu, tập trung chủ yếu vào giải phẫu sinh lý học, dậy thì và sinh sản. Giáo
dục giới tính ở các lớp này thƣờng đƣợc gọi là giáo dục tuổi dậy thì để phản ánh
việc chuẩn bị cho trẻ những thay đổi mà tất cả con ngƣời trải qua khi chúng phát
triển thành ngƣời lớn. Có ít dữ liệu về giáo dục giới tính đƣợc dạy ở tiểu học,
nhƣng ngày càng có nhiều trƣờng bắt đầu giáo dục giới tính từ mẫu giáo cho phù
hợp với tiêu chuẩn giáo dục giới tính quốc gia. (Wikipedia, 2020)
Các chƣơng trình phịng chống xâm hại trẻ em hiện nay ở các nƣớc tập
trung chủ yếu vào việc giáo dục trẻ mẫu giáo và tiểu học về cách nhận biết các
trƣờng hợp xâm hại và dạy chúng các kỹ năng an toàn cá nhân. Các chƣơng trình
cũng tập trung vào việc giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục
trong quá khứ hoặc đang diễn ra bằng cách khuyến khích các em tiết lộ những sự
cố đó cho cha mẹ hoặc những ngƣời lớn có trách nhiệm khác.
Theo tài liệu “International technical guidance on sexuality education”
(tạm dịch: “Hƣớng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính”) của tổ chức Giáo
dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hiệp Quốc cho rằng những chính sách và chƣơng
trình giảng dạy quốc gia có thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau để đề cập đến

giáo dục tồn diện về giới tính. Giáo dục tồn diện về giới tính bao gồm: giáo
dục phịng ngừa, giáo dục các mối quan hệ và tình dục, giáo dục đời sống gia

12


×