Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Quản lý hoạt động xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 179 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THU THUẬN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
HỌC TẬP THÂN THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 140 114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƢƠNG – 2020


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THU THUẬN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
HỌC TẬP THÂN THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 140 114

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒNG MAI KHANH



BÌNH DƢƠNG – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản lý hoạt động xây dựng môi
trường học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Hoàng Mai Khanh. Các số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng
đƣợc cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Thuận

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động xây dựng
môi trường học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dương” tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của q thầy,
cơ giáo trƣờng Đại học Thủ Dầu Một để hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau đại học, Khoa Quản lý giáo dục – Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, quý
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Hoàng Mai Khanh – Ngƣời đã

trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phƣơng pháp để tơi hồn
thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
– Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục đào tạo Thị xã Bến Cát.
– Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trƣờng Tiểu học trên địa bàn Thị xã
Bến Cát.
– Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Bến Cát, ngày 15 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Thuận

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. x
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. xii
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 3

3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học. ................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
6.1. Về nội dung.............................................................................................................. 4
6.2. Về khách thể khảo sát ............................................................................................. 5
6.3. Về địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 5
6.4. Về thời gian ............................................................................................................. 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................... 5
7.2. Các phương pháp thực tiễn .................................................................................... 5
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................... 7
8. Bố cục của luận văn................................................................................................... 7

iii


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............ 8
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................................... 8
1.1.2. Trong nƣớc......................................................................................................... 13
1.1.3. Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................. 16
1.2. Hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học .... 18
1.2.1. Khái niệm Trƣờng học thân thiện ................................................................... 18
1.2.2. Khái niệm Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện..................................... 19
1.2.3. Những điều kiện thuận lợi trong xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện .............................................................................................................................. 20
1.2.4. Những điều kiện khó khăn trong xây dựng mơi trường học tập thân
thiện .............................................................................................................................. 22

1.2.5. Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện .............................................................................................................................. 23
1.2.6. Nội dung các công việc cơ bản nhất của xây dựng môi trường học tập
thân thiện ...................................................................................................................... 24
1.3. Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học ......................................................................................................................... 26
1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập
thân thiện cho học sinh tiểu học ................................................................................. 26
1.3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập
thân thiện ..................................................................................................................... 28
1.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ........ 29
1.3.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường học tập thân thiện ........... 31
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện ............................................................................................................... 32

iv


1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện cho học sinh tiểu học .......................................................................... 33
1.4.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 33
1.4.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục trên
địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ................................................................. 37
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 37
2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dƣơng ........................................................................................................................... 38
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập

thân thiện và quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho
học sinh tiểu học .......................................................................................................... 40
2.2.1. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 40
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ............................................................. 41
2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát ................................................................................ 42
2.2.4. Quy ƣớc thang đo .............................................................................................. 46
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học
sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ................................... 47
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học ...................................................... 47
2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục đích của hoạt động xây dựng mơi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học ...................................................... 48
2.3.3. Quan niệm về môi trƣờng học tập thân thiện tiểu học .................................. 50
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện tiểu học ................................................................................................ 52
2.3.5. Thuận lợi trong xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học ......................................................................................................................... 56

v


2.3.6. Khó khăn trong xây dựng mơi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học ......................................................................................................................... 58
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện
cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ..................... 60
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho
học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ............................ 60
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng .......................................................................................................... 62

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng .......................................................................................................... 63
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 65
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng .......................................................................................................... 67
2.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................. 67
2.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 69
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
học tập thân thiện của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 71
2.6.1. Ƣu điểm .............................................................................................................. 71
2.6.2. Hạn chế ............................................................................................................... 71
2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ........................................................................................ 72
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 74
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH
DƢƠNG ........................................................................................................................ 75
vi


3.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................ 75
3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trường học
tập thân thiện cho học sinh tiểu học ........................................................................... 75
3.1.2. Căn cứ vào cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động xây dựng môi trường học
tập thân thiện cho học sinh tiểu học ........................................................................... 75

3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng môi trường
học tập thân thiện cho học sinh tiểu học .................................................................... 76
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 76
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế ................................................................... 77
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...................................................................... 77
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 78
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................................... 78
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển .................................................................. 78
3.3. Các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 79
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao hiểu biết về môi trường học tập thân thiện cho
các đối tượng liên quan................................................................................................ 79
3.3.2. Biện pháp 2: Phân bổ và điều phối các nguồn lực về tài chính, nhân lực
một cách phù hợp ......................................................................................................... 81
3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã
hội.................................................................................................................................. 84
3.3.4. Biện pháp 4: Chú trọng công tác xây dựng và tổ chức hoạt động ngoại
khóa và ngoài giờ lên lớp cho học sinh ....................................................................... 86
3.3.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt
động xây dựng môi trường học tập thân thiện ........................................................... 90
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 93
3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 95

vii


3.5.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................... 95
3.5.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát ................................................................. 95
3.5.3. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 96

3.5.4. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 96
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 105
1. Kết luận .................................................................................................................. 105
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 108
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ CBQL .................. 2
PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH ....................................... 9
PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CHA MẸ HỌC SINH .................... 11
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI
CỦA CÁC BIỆN PHÁP .............................................................................................. 14
PHỤ LỤC 5: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CBQL, GV ................................................ 17
PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT PHIẾU PHỎNG VẤN ...................................................... 18
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS ..................................................................... 26
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ THAM GIA ................................ 43

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trong luận văn sử dụng các từ và cụm từ viết tắt nhƣ sau:
CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh

ĐCQG


Đạt chuẩn quốc gia

ĐTB

Điểm trung bình

GV

Giáo viên

GVBM

Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

KTXH

Kinh tế xã hội

PHHS

Phụ huynh học sinh


QL

Quản lý

TH

Tiểu học

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Nội dung

STT

Trang

Các bảng

3

Bảng 2.1. Quy mô trƣờng lớp của thị xã Bến Cát năm học
2019 – 2020
Bảng 2.2. Bảng thống kê quy mô trƣờng lớp, học sinh, giáo
viên, chất lƣợng giáo dục các trƣờng tiểu học cơng lập tại thị
xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
Bảng 2.3. Chất lƣợng giáo dục tiểu học qua các năm


4

Bảng 2.4. Thống kê số liệu các trƣờng khảo sát

42

5

Bảng 2.5. Đặc điểm cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc khảo sát

42

6

Bảng 2.6. Đặc điểm học sinh đƣợc khảo sát

45

7

Bảng 2.7. Đặc điểm phụ huynh học sinh đƣợc khảo sát

46

8

Bảng 2.8. Quy ƣớc thang đo

46


1

2

9
10
11
12

13

14

15

16
17

Bảng 2.9. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây
dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.10. Nhận thức về mục đích của hoạt động xây dựng
mơi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.11. Quan niệm về môi trƣờng học tập thân thiện tiểu
học của cán bộ quản lý, giáo viên
Bảng 2.12. Quan niệm về môi trƣờng học tập thân thiện tiểu
học của phụ huynh học sinh
Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện tiểu học đối với cán bộ quản lý,
giáo viên
Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây dựng

môi trƣờng học tập thân thiện tiểu học đối với học sinh
Bảng 2.15. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện tiểu học đối với phụ huynh học
sinh
Bảng 2.16. Thuận lợi trong xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.17. Khó khăn trong xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện cho học sinh tiểu học

x

38

38
39

47
48
50
51

53

54

55

56
58



24

Bảng 2.18. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.19. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.20. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động
xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học
Bảng 2.21. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học
sinh tiểu học
Bảng 2.22. Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động
xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học
Bảng 2.23. Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt
động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp

25

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

18
19
20

21

22
23


Bảng 3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
26 pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện
Các biểu đồ và sơ đồ
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về giới tính của giáo viên và cán
1
bộ quản lý tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng.
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về trình độ của giáo viên và cán
2
bộ quản lý tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về chức vụ của giáo viên và cán
3
bộ quản lý tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động
4
xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học
trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
5
thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng

xi

60

62
64

65

68
69
96
98
101

43

44

45

94

96


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trƣờng tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống trƣờng phổ thông, việc
xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực có ý nghĩa lớn lao khơng chỉ
đối với xã hội mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh. Việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện có ảnh hƣởng
quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Môi trƣờng học tập thân thiện chính
là mơi trƣờng học tập mà ở đó trẻ đƣợc tạo điều kiện để học tập có hiệu quả, đƣợc
an tồn trong sự bảo vệ, đƣợc cơng bằng và dân chủ, đƣợc phát triển sức khỏe thể

chất và tinh thần. Để xây dựng một môi trƣờng học tập thân thiện đạt hiệu quả thì
cơng tác quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện đóng vai trị vơ
cùng quan trọng. Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở các
trƣờng tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết, nhằm giúp cho hoạt động xây
dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên, trƣớc thực tế cách làm giữa các trƣờng tiểu học, giữa các địa phƣơng
hiện nay tƣơng đối khác nhau do cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học
sinh chƣa hiểu rõ về hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học
sinh tiểu học. Do vậy, việc xây dựng trƣờng tiểu học thân thiện, học sinh tích cực
cần đƣợc quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn là hết sức cấp thiết
trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng nhƣ quá
trình hội nhập quốc tế.
Các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng đã và
đang tích cực trong việc xây dựng trƣờng học thân thiện, nhƣng cách thức xây
dựng trƣờng học thân thiện còn nhiều điểm khác nhau. Hơn nữa, thị xã Bến Cát
đã trở thành đô thị loại 3, vì vậy các trƣờng tiểu học cũng phải đáp ứng tiêu
chuẩn trƣờng chuẩn quốc gia. Sự đồng bộ trong phát triển kinh tế và phát triển
giáo dục là một yêu cầu bức thiết cho các nhà quản lý ở thị xã Bến Cát trong giai
đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy vai trò của ngƣời hiệu trƣởng là rất quan trọng
trong vấn đề quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện. Quản lý
nhƣ thế nào để hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện đạt hiệu quả?
Quản lý nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng môi trƣờng học
xii


tập thân thiện, phát huy vai trị tích cực của hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện với cơng tác dạy học và giáo dục học sinh. Chính vì vậy, hoạt động
xây dựng trƣờng học thân thiện cho học sinh tiểu học là vấn đề có ý nghĩa cấp
thiết ở thị xã Bến Cát.
Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý

luận và thực tiễn nhƣ phân tích, tổng hợp sách báo và các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài; phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng hỏi và phƣơng pháp
toán học thống kê nhằm đƣa ra những kết quả đáng tin cậy. Từ những kết quả
nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện tại
các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đã đề
xuất 5 biện pháp dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cũng nhƣ xuất phát từ
nhu cầu thực tế giáo dục hiện nay đối với các trƣờng tiểu học ở thị xã Bến Cát,
tỉnh Bình Dƣơng cụ thể nhƣ: Nâng cao hiểu biết cho học sinh về môi trƣờng học
tập thân thiện; Phân bổ và điều phối các nguồn lực về tài chính, nhân lực một
cách phù hợp; Tăng cƣờng sự phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội; Chú
trọng công tác xây dựng và tổ chức hoạt động ngoại khóa và ngồi giờ lên lớp
cho học sinh; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện.
Những biện pháp mà tác giả đề xuất đƣợc trƣng cầu ý kiến của tất cả các
phiếu hỏi đối với 150 cán bộ quản lý và giáo viên ở 8 trƣờng tiểu học tại thị xã
Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng đã chứng minh đƣợc tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu
học tại các trƣờng tiểu học của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng nói riêng và học
sinh tiểu học nói chung.

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trƣớc bối cảnh thế giới phát triển mạnh mẽ mơ hình dạy học theo hƣớng
tiếp cận năng lực, mơ hình này sớm đƣợc phát triển tại Mỹ vào những năm 1970
và trở nên phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trƣớc sự phát triển mạnh
mẽ của mơ hình dạy học theo tiếp cận năng lực, Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp

quốc (UNICEF) quan tâm đến việc xây dựng môi trƣờng học tập tƣơng thích với
mơ hình dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực với quan điểm ban đầu là xây
dựng trƣờng học thân thiện, mơ hình trƣờng do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) khởi xƣớng. Kết quả của sự khởi xƣớng này đã đƣợc áp dụng và triển
khai có kết quả tốt ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Chủ trƣơng xây dựng trƣờng học thân thiện của UNICEF đã dành đƣợc sự
quan tâm của ngành giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép làm thí
điểm ban đầu ở 50 trƣờng tiểu học ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Lào Cai, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai và Kon Tum sau
đó đƣợc triển khai trên cả nƣớc từ nhiều năm nay. Trƣớc những kết quả đạt đƣợc
từ q trình thí điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tiến hành đại trà trong
các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu năm học 2008-2009, sau đó đƣợc
phổ biến ở các trƣờng trung học phổ thông cho tới năm 2013. Điều này đƣợc cụ
thể hóa trong Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trƣờng học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thơng giai đoạn 2008-2013
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).
Thực chất quan điểm trƣờng học thân thiện học sinh tích cực đã đƣợc
ngành giáo dục sớm nhận thức vào những năm 60 của thế kỷ XX và đƣa vào thực
hiện trong các nhà trƣờng nhƣng chƣa thành chủ trƣơng rộng rãi, ban đầu đƣợc
quan niệm đời sống nhà trƣờng là cuộc sống thực của trẻ ngay từ ngày hôm nay,
từ lúc này chứ không chỉ là sự chuẩn bị cho tƣơng lai. Từ đó phƣơng châm mỗi
ngày đến trƣờng là một ngày vui đƣợc phổ biến và sớm đƣợc áp dụng ngay từ
những ngày đó. Một trong những trƣờng tiểu học sớm đƣa quan điểm này vào

1


thực hiện là trƣờng Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội do Hồ Ngọc Đại làm Giám
đốc, từ năm học 1992-1993. Nhƣng qua thời gian quan điểm mỗi ngày đến

trƣờng là một ngày vui ít đƣợc quan tâm hơn khi các trƣờng chú trọng vào dạy
chữ và chú trọng vào thi cử làm cho quan điểm, chủ trƣơng đó khơng cịn đƣợc
các trƣờng chú trọng. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục, quan điểm này
đã đƣợc khởi xƣớng trở lại và đƣợc các nhà trƣờng hƣởng ứng qua sự phát động
của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22 tháng 7 năm 2008 tại Trƣờng
Trung học cơ sở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Trên cơ sở khởi xƣớng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua
“xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, nhiều trƣờng tiểu học trên
cả nƣớc đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực và khá tồn diện về xây dựng môi
trƣờng, cảnh quan, về dạy và học, rèn kỹ năng sống cho học sinh, các hoạt động
trải nghiệm cũng nhƣ đƣa học sinh vào việc tìm hiểu lịch sử. Nhƣng các cách làm
rất khác nhau, và cũng do thiếu tiêu chí để đánh giá. Do Bộ Giáo dục đã đƣa chủ
trƣơng xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực nhƣng thiếu những tiêu
chuẩn để đánh giá cũng nhƣ cách thức quản lý việc xây dựng trƣờng học thân
thiện.
Trƣờng tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống trƣờng phổ thông, việc
xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực có ý nghĩa lớn lao khơng chỉ
đối với xã hội mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, trƣớc thực tế cách làm giữa các trƣờng tiểu
học, giữa các địa phƣơng hiện nay tƣơng đối khác nhau do thiếu những chỉ dẫn
khung cũng nhƣ các chỉ dẫn cụ thể về công tác quản lý. Do vậy, việc quản lý xây
dựng trƣờng tiểu học thân thiện, học sinh tích cực cần đƣợc quan tâm nghiên cứu
cả về mặt lý luận và thực tiễn là hết sức cấp thiết trong bối cảnh đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhƣ quá trình hội nhập quốc tế.
Các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng đã và
đang tích cực trong việc xây dựng trƣờng học thân thiện, nhƣng cách thức xây
dựng trƣờng học thân thiện còn nhiều điểm khác nhau. Hơn nữa, thị xã Bến Cát
đã trở thành đơ thị loại 3, vì vậy các trƣờng tiểu học cũng phải đáp ứng tiêu

2



chuẩn trƣờng chuẩn quốc gia. Sự đồng bộ trong phát triển kinh tế và phát triển
giáo dục là một yêu cầu bức thiết cho các nhà quản lý ở thị xã Bến Cát trong giai
đoạn hiện nay. Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP
về mơi trƣờng giáo dục an tồn, lành mạnh, phịng chống bạo lực học đƣờng.
Chính vì vậy, xây dựng trƣờng học thân thiện là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết ở thị
xã Bến Cát, nhƣng để thực hiện đƣợc phong trào xây dựng trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực, hoạt động phịng chống bạo lực học đƣờng, thì việc quản lý
phong trào và các hoạt động này đƣợc hiệu quả thì cơng tác quản lý càng trở nên
có ý nghĩa cấp thiết cho các trƣờng tiểu học ở thị xã Bến Cát.
Với tính cấp thiết nhƣ trên và những yêu cầu thực tiễn đặt ra cho giáo dục
tiểu học thị xã Bến Cát trong việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, học
sinh tích cực và để quản lý các hoạt động này có hiệu quả, chúng tơi đã lựa chọn
vấn đề “Quản lý hoạt động xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của
luận văn, chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập
thân thiện, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học nhằm
góp phần nâng cao kết quả dạy học và giáo dục học sinh tại các trƣờng tiểu học
trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý các hoạt động của nhà trƣờng Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.

4. Giả thuyết khoa học

3


Mơi trƣờng học tập có vai trị quan trọng góp phần trong việc giáo dục toàn
diện học sinh trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, môi trƣờng học tập cho học sinh ở
các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng cịn nhiều hạn
chế. Nếu phân tích rõ đƣợc lí luận về mơi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu
học, chỉ ra đƣợc thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện ở trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng thì có thể đề
xuất đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện phù hợp và tạo đƣợc môi trƣờng an toàn, lành mạnh, nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện cho học sinh trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện và quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh
tiểu học.
Khảo sát, đánh giá hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện và
thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học
sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng góp
phần nâng cao kết quả quản lý.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài giới hạn ở nội dung xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, lý luận
về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện và quản lý xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện.

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng theo các
chức năng quản lý của hiệu trƣởng.

4


6.2. Về khách thể khảo sát
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và đại diện
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Trong đó, khách
thể trả lời phiếu điều tra và khảo nghiệm là 72 cán bộ quản lý, giáo viên ở trƣờng
đã đạt chuẩn ở cả hai mức độ; 78 cán bộ quản lý, giáo viên ở trƣờng chƣa đạt
chuẩn.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Thị xã Bến Cát hiện đang là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của
tỉnh Bình Dƣơng. Cùng với việc chú trọng đầu tƣ và phát triển kinh tế - xã hội thì
giáo dục cũng là một trong những mũi nhọn đang đƣợc quan tâm. Chính vì vậy,
chúng tơi đã thực hiện khảo sát tại các trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị
xã Bến Cát cho việc nghiên cứu đề tài.
6.4. Về thời gian
Đề tài nghiên cứu trong năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp này dùng để phân tích, tổng hợp sách báo và các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý
luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện cho học sinh ở trƣờng tiểu học.
7.2. Các phương pháp thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện và quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho

học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng, chúng tơi sử
dụng phối hợp các phƣơng pháp sau:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra giáo dục là phƣơng pháp khảo sát một số lƣợng lớn các đối tƣợng
nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập
số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

5


Mục đích điều tra: ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng
bảng hỏi để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện và công tác quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
học tập thân thiện dƣới sự điều hành lãnh đạo của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu
học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Nội dung điều tra: Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện và thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện. Khảo nghiệm nhận thức của khách thể về mức độ
cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng mà đề tài đề xuất.
Cách thức điều tra: Xây dựng phiếu hỏi dành cho các đối tƣợng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở
quá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm bổ sung cho các kết quả thu đƣợc qua điều
tra bằng bảng hỏi.
Mục đích phỏng vấn: nhằm kh ng định những vấn đề đƣợc trả lời trong
phiếu điều tra và thu thập thêm thông tin cho những vấn đề còn chƣa đƣợc trả lời
rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp
điều tra bằng phiếu hỏi.

Nội dung phỏng vấn: Thuận lợi và khó khăn cũng nhƣ thực trạng xây dựng
mơi trƣờng học tập thân thiện và công tác quản lý hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến
Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Cách thức phỏng vấn: Chúng tơi tiến hành chọn mẫu và phỏng vấn một số
cán bộ quản lý, giáo viên ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng.
7.2.3. Phương pháp phân tích hồ sơ, tài liệu, sản phẩm hoạt động (các hồ
sơ quản lý, các nội quy, quy định, các kế hoạch, các báo cáo, văn bản pháp luật,
thông tƣ,...)

6


Thu thập thông tin về hoạt động môi trƣờng học tập thân thiện và quản lý
hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập thân cho học sinh tiểu học trên địa bàn
thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu định lƣợng: sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích
những dữ liệu thu thập đƣợc phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ đƣợc phân tích bằng
phƣơng pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này
đƣợc sử dụng phối hợp với dữ liệu định lƣợng để làm rõ hơn thực trạng nghiên
cứu.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện cho học sinh tiểu học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng học tập

thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng.
Chƣơng 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dƣơng.

7


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Công bố Sáng kiến giáo dục trong việc tạo môi trường học tập thân thiện
cho trẻ em đã cho rằng việc tạo ra môi trƣờng học tập thân thiện cần đƣợc thực
hiện trong mọi cấp học, nhƣng ngay từ những bậc học đầu tiên, trẻ em phải đƣợc
ƣu tiên, với những hình thức giáo dục phong phú, đa dạng. Nghiên cứu kh ng
định tạo cho trẻ môi trƣờng học tập qua trải nghiệm, qua thực tiễn cuộc sống vừa
tạo giúp trẻ có hứng thú học tập, vừa củng cố ở trẻ hệ thống hành vi, năng lực
thực tiễn, trẻ sẽ hứng thú học tập và học tập có chất lƣợng.
Năm 2007, tác giả Pigozzi cơng bố nghiên cứu Ý nghĩa của Công ước về
Quyền trẻ em đối với các hoạt động giáo dục dƣới sự tài trợ của UNICEF. Nội
dung của nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quyền trẻ em phải đƣợc đến trƣờng,
đƣợc học tập và học tập trong môi trƣờng nhà trƣờng thân thiện với cảnh quan
trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Hoạt động học tập của trẻ phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi giúp các em tự tin trong học tập. Ngoài ra, trẻ phải đƣợc rèn luyện
các kỹ năng sống, đƣợc giáo dục các hoạt động tập thể vui tƣơi lành mạnh và
phải đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu thực tế. Đặc biệt, UNICEF đƣa ra những khuyến
nghị cho giáo dục ở các nƣớc đang phát triển và các nƣớc chậm phát triển cần
hƣớng đến mơi trƣờng giáo dục an tồn, lành mạnh cho trẻ (Pigozzi, M, 1997)
Nghiên cứu Giáo dục, một quyền cơ bản của trẻ em của tác giả Torres,

trong nghiên cứu này mục tiêu hƣớng đến là việc xây dựng mơi trƣờng học tập
an tồn, thân thiện với trẻ, trong đó có trẻ mẫu giáo cũng nhƣ trẻ ở cấp tiểu học.
Trong nội dung dạy học, cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống phù hợp với lứa
tuổi. Thông qua các chƣơng trình giáo dục cho trẻ cách ứng xử với các tình
huống của cuộc sống, biết cách vui chơi và làm việc theo nhóm, đồng thời rèn
luyện và phát triển ở trẻ các năng khiếu nhƣ hát múa, kể chuyện. Song để đạt
đƣợc các mục tiêu này nghiên cứu không đề cập đến yếu tố quản lý trong nhà
trƣờng để phát triển các khả năng của trẻ. Vì vậy, môi trƣờng học tập thân thiện

8


là mục tiêu mà nghiên cứu hƣớng đến, nhƣng cần quan tâm và đƣa vấn đề quản
lý môi trƣờng học tập thân thiện vào quyền đƣợc giáo dục của trẻ em (Torres, R).
Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp quốc đã cho công bố
nghiên cứu Nắm bắt sự đa dạng: bộ công cụ để tạo mơi trường hịa nhập, thân
thiện với học tập. Mơi trƣờng hịa nhập, thân thiện góp phần ni dƣỡng và giáo
dục tất cả trẻ em bất kể giới tính, thể chất, trí tuệ, xã hội, cảm xúc, ngơn ngữ hoặc
các đặc điểm khác của chúng. Đặc biệt, với trẻ khuyết tật hoặc có năng khiếu, trẻ
em lang thang cơ nhỡ, trẻ em là ngƣời dân tộc ít ngƣời, trẻ em bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS hoặc trẻ em từ các khu vực hoặc nhóm bị thiệt thịi hoặc bị thiệt thịi
là đối tƣợng của nghiên cứu. Giáo viên cần hiểu, cảm thông và hƣớng đến việc
cải thiện môi trƣờng học cho trẻ em, nhất là những trẻ em không đƣợc đến
trƣờng. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa với các giáo viên đang làm việc trong các
trƣờng bắt đầu thay đổi sang môi trƣờng thân thiện với trẻ em, và bản thân giáo
viên có thể làm cầu nối giữa các tổ chức, trong đó có các tổ chức phi chính phủ
trong việc xã hội hóa giáo dục để xây dựng nhà trƣờng thân thiện (Educational
Scientific and Cultural Organization, 2018). Nhƣng cũng nhƣ nhiều nghiên cứu
khác, nghiên cứu này không chỉ ra cách thức để quản lý môi trƣờng nhà trƣờng
học tập thân thiện, đó cũng là hạn chế cần đƣợc đặt ra trong những nghiên cứu

khác để giải quyết những vấn đề mà nghiên cứu này không đề cập đến.
Năm 2005, UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục của Thái Lan cho ấn bản
cuốn sách Các bước để trở thành một môi trường học tập thân thiện. Thực chất
trong nội dung các tác giả nhấn mạnh đến mối quan hệ tích cực giữa trẻ, gia đình,
nhà trƣờng và cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng với
cộng đồng có ý nghĩa quan trọng thể hiện mối quan hệ tích cực, gắn bó, vừa tạo
sự an tồn, vừa tạo tiền đề cho những kiến thức của trẻ sau khi tiếp thu đƣợc ở
nhà trƣờng tiếp tục đƣợc gia đình củng cố và đƣợc vận dụng trong các mối tƣơng
tác với xã hội (UNICEF, 1996). Song vấn đề quản lý mối quan hệ nhà trƣờng, gia
đình, xã hội trong việc xây dựng mơi trƣờng học tập thân thiện tích cực chƣa
đƣợc đặt ra một cách đầy đủ.

9


Nghiên cứu Tạo môi trường giảng dạy và học tập hiệu quả: Kết quả đầu
tiên từ khảo sát quốc tế về giảng dạy và học tập (Teaching and Learning
International Survey - TALIS) của OECD năm 2009 cung cấp quan điểm so sánh
quốc tế đầu tiên về các điều kiện dạy và học, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về
một số yếu tố ẩn sau sự khác biệt trong kết quả học tập mà Chƣơng trình đánh
giá học sinh quốc tế của OECD đã chỉ ra. Mục đích của nghiên cứu giúp các
quốc gia xem xét và phát triển các chính sách để làm cho nghề dạy học hấp dẫn
hơn và hiệu quả học tập tốt hơn. Với trọng tâm là giáo dục trung học cơ sở ở cả
khu vực công và tƣ, khảo sát về giảng dạy và học tập, kiểm tra các khía cạnh
quan trọng của phát triển nghề nghiệp; niềm tin, thái độ và thực hành của giáo
viên; đánh giá giáo viên và phản hồi, hƣớng đến sự thỏa mãn trong dạy và học ở
trƣờng trung học cơ sở, và làm thế nào để có thể tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho
ngƣời học. Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng chủ ý đi vào khai thác khía cạnh
quản lý môi trƣờng dạy học cũng nhƣ môi trƣờng học tập của học sinh (OECD,
2009).

Hai tác giả Sanchia Janita Prameswari và Cucuk Budiyanto thuộc đại học
Sebelas Maret, Inđônesia đã công bố bài báo Sự phát triển của môi trường học
tập hiệu quả bằng cách tạo ra một bài giảng hiệu quả trong lớp học (Siddiqui
Fakeha Salahuddin, 2017). Những thay đổi trong quản lý học tập thƣờng liên
quan đến việc giới thiệu các phƣơng pháp học thay thế khác nhau. Sự phát triển
của một trải nghiệm học tập hiệu quả địi hỏi phải sửa đổi cách học thơng thƣờng.
Dạy và học xây dựng đồng bộ hóa các hƣớng dẫn và đánh giá hƣớng tới kết quả
học tập mong muốn. Mặc dù có nhiều tài liệu về việc tạo ra học tập hiệu quả,
việc thiếu giải thích về mối quan hệ giữa giảng dạy hiệu quả và lớp học hiệu quả
nên ít có hƣớng dẫn rõ ràng về cách vận hành việc tạo ra việc học hiệu quả trong
cuộc sống thực. Nghiên cứu này đóng góp cho việc tích lũy kiến thức về thực
hành sƣ phạm trong sáng tạo học tập hiệu quả, hƣớng đến môi trƣờng học tập gần
gũi, thân thiện và một khung để vận hành việc học hiệu quả đƣợc đề xuất. Cũng
nhƣ các nghiên cứu khác, cách quản lý môi trƣờng học tập hiệu quả, cách vận
hành môi trƣờng học tập chƣa đƣợc chú trọng.

10


×