Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.46 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016
/XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2016

HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016
/XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2016

HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG YẾN


Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D13LU04 – Khoa Luật
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Luật

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Khánh Hùng


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa


Năm thứ/
Số năm
đào tạo

1

Nguyễn Hoàng Yến

1323801010217 D13LU04

Luật

3/4

2

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

1323801010206 D13LU04

Luật

3/4

3

Lê Phước Ý

1323801010215 D13LU04


Luật

3/4

- Người hướng dẫn: Nguyễn Khánh Hùng
2. Mục tiêu đề tài:
Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận cơ bản đối với hình phạt dành cho người
dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dưới
18 tuổi. Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xử
lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó, đề xuất những giải pháp làm giảm tình trạng
người dưới 18 tuổi phạm tội và việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người dưới
18 tuổi, áp dụng những vấn đề lý luận cơ bản này nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả
của pháp luật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ thuộc các cơ quan chức
năng, đặc biệt là của những người dưới 18 tuổi, nâng cao năng lực quản lý của nhà
nước.
Nghiên cứu giúp cơ quan chức năng có cái nhìn chính xác, sâu sắc về động cơ
dẫn tới hành vi vi pham hình sự của người dưới 18 tuổi từ đó đưa ra hướng giải quyết
nhanh, hợp lý và hiệu quả.
3. Tính mới và sáng tạo:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn
các vấn đề có liên quan đến hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bài
nghiên cứu có một số điểm mới sau:
Đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt


áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; nêu ra các mâu thuẫn, bất cập trong các
quy định hiện hành về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi; chỉ ra những
sai sót trong quá trình áp dụng các quy định của bộ luật hình sự hiện hành, tìm nguyên
nhân để khắc phục.
Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả như: nâng cao năng lực của cán bộ làm cơng

tác xét xử, kiến nghị hồn thiện các quy định của bộ luật hình sự 2015 về hình phạt áp
dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dựa trên sự nghiên cứu phân tích bộ luật
hình sự hiện hành.
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và tương đối tồn diện
về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình phạt áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội và nêu ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay. Ngồi ra bài nghiên cứu cịn có ý
nghĩa làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy mơn luật hình sự. Những kết
quả trong bài nghiên cứu này có thể được vận dụng trong cơng tác lập pháp và hoạt
động thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ các vấn đề về hình phạt của người dưới 18
tuổi phạm tội, qua đó nâng cao kiến thức pháp luật cho người dưới 18 tuổi.
Kết quả nghiên cứu tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền hiểu rõ hơn các
quy định của pháp luật về người dưới 18 tuổi để áp dụng một các đúng đắn các quy
định trên.
Nghiên cứu góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm
và đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp phù hợp với xã hội hiện nay của nước ta.
Nghiên cứu đã chỉ ra những thiếu sót về các quy định của pháp luật hình sự đối
với người dưới 18 tuổi và đưa ra các kiến nghị để hồn thiện hình phạt dành cho dưới
18 tuổi phạm tội.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Nghiên cứu đã góp phần làm hồn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự nói
chung và bộ luật hình sự 2015 nói riêng. Từ đó nâng cao tính khả thi, hiệu quả của
pháp luật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ thuộc các cơ quan chức năng,
đặc biệt là của những người dưới 18 tuổi, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước.



Đáp ứng u cầu của cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm và đảm bảo trật tự an
toàn xã hội.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Ngày

tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG YẾN
Sinh ngày: 5 tháng 6 năm 1995
Nơi sinh:

Thành phố Hồ Chí Minh

Lớp: D13LU04
Khoa:

Khóa: 2013 - 2017


Luật

Địa chỉ liên hệ: 3/12A Khu phố Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương.
Điện thoại:

0974 888 231

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Luật

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

Xếp loại rèn luyện: tốt

* Năm thứ 2:
Ngành học: Luật

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Xếp loại rèn luyện: tốt


* Năm thứ 3: (học kỳ 1)
Ngành học: Luật

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Xếp loại rèn luyện: tốt

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Nguyễn Hoàng Yến – Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Lê Phước Ý
(Ghi rõ họ tên sinh viên chịu trách nhiệm chính nếu đề tài do hai sinh viên
trở lên thực hiện, ghi đầu tiên và in đậm)
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: 3/12A Khu phố Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình
Dương.
Số điện thoại (cố định, di động): 0974 888 231
Địa chỉ email:

Tơi (chúng tơi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi) được
gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ
Đại học Thủ Dầu Một” năm 2016.
Tên đề tài : HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tơi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.s Nguyễn Khánh Hùng ; đề tài này chưa được trao bất kỳ một
giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt
nghiệp.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Người làm đơn
(Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
ký và ghi rõ họ tên)


LỜI TRI ÂN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, nhóm chúng em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa
Luật – Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong chương trình học, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với
môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Luật cũng như tất cả các
sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa Học xã hội khác. Đó là môn học “ Phương

Pháp Nghiên Cứu Khoa Học”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy trưởng khoa TS. Nguyễn Duy Hưng và
thầy Nguyễn Khánh Hùng đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp
cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của hai thầy thì em nghĩ bài thu hoạch
này của chúng em rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn hai thầy.
Bài nghiên cứu khoa học của nhóm chúng em được thực hiện trong vòng 5 tháng,
kinh nghiệm làm bài nghiên cứu của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do
vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để kiến thức của của chúng em trong
lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ trong Khoa Luật, Thầy trưởng khoa TS. Nguyễn Duy Hưng và thầy Nguyễn Khánh Hùng thật dồi dào sức khỏe, niềm tin
để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau. Trân trọng.
Bình Dương, ngày 31 tháng 1 năm 2016.
Nhóm sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

Lê Phước Ý

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Thị Thanh Tuyền


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁI TỪ VIẾT TẮT............................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................2
1.

Tổng quan nghiên cứu đề tài........................................................................2

2.

Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................4

3.

Mục đích nghiên cứu....................................................................................5

4.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6

5.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................6

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...........................................................7
1.1. Người dưới 18 tuổi........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi................................................................7
1.1.2. Đặc điểm tâm lí của người dưới 18 tuổi................................................8
1.1.3. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội..............................................11
1.2. Lý luận chung hình phạt trong Bộ luật Hình sự.......................................13
1.2.1. Khái niệm hình phạt.............................................................................13

1.2.2. Các loại hình phạt.................................................................................13
1.2.3. Các đặc điểm chung của hình phạt.....................................................16
1.2.4. Mục đích của hình phạt.......................................................................17
CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI...............19
2.1. Khái quát các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội qua các thời kỳ trước khi BLHS 2015 ban hành......................19
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước lúc
ban hành BLHS năm 1985...................................................................19
2.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi
ban hành BLHS năm 1999...................................................................20
2.1.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1999 đến trước khi
ban hành BLHS năm 2015...................................................................21
2.1.4. Cảnh cáo (Điều 34 BLHS 2015)...........................................................23
2.1.5. Phạt tiền (Điều 99 BLHS 2015)............................................................24
2.1.6. Cải tạo khơng giam giữ (Điều 100 BLHS 2015).................................24
2.1.7. Tù có thời hạn.......................................................................................25
2.2. Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội..........................................26
2.3. Tổng hợp hình phạt....................................................................................27


ii

2.3.1. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều
103 BLHS 2015)....................................................................................27
2.3.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 104 BLHS 2015).........28
2.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên ( Điều 105 BLHS 2015)............................29
2.5. Tha tù trước hạn có điều kiêṇ ( Điều 106 BLHS 2015)............................29
2.6. Xóa án tích (Điều 107 BLHS 2015)............................................................29
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT
HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ....................................31
3.1. Nhận xét về thực trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta
hiện nay........................................................................................................31
3.2. Một số bất cập về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở
nước ta hiện nay và phương hướng giải quyết của BLHS 2015..............34
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của bộ luật hình sự
2015 về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội............................43
3.4. Một số giải pháp đối với người dưới 18 tuổi.............................................45
3.4.1. Giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của
người dưới 18 tuổi................................................................................45
3.4.2. Giải pháp tương lai cho người dưới 18 tuổi sau khi chấp hành
án phạt tù..............................................................................................49
KẾT LUẬN

..........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................54


1

DANH MỤC CÁI TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

ĐH:

Đại học


TAND:

Tịa án nhân dân

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TP HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

SN:

Sinh năm


2

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến người chưa thành niên phạm tội và áp
dụng pháp luật hình sự về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội mà nay
trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01-7-2016 thì đã thay bằng người
dưới 18 tuổi. Mặc dù vậy, nhưng về cơ bản có thể nói người dưới 18 tuổi thì cũng là
người chưa thành niên và đối tượng này trong BLHS đã được một số nhà khoa học và
cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa học. Có
một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp
chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn đề này.

* Cụ thể có những công trình tiêu biểu sau đây:
Luận án thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Minh Khuê về “Quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội”;
Luận án tiến sĩ luật học của Tiến sĩ Nguyễn Sơn về “Các hình phạt chính trong
luật hình sự Việt Nam”;
Luận án thạc sĩ của Thạc sĩ Phan Thị Liên Châu về “Hình phạt và hệ thống
hình phạt, so sánh giữa luật hình sự của cộng hồ pháp với luật hình sự của cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;
Luận án thạc sĩ của thạc sĩ Nguyễn Xn Tỉnh về “Hình phạt tù có thời hạn”;
Luận án thạc sĩ của thạc sĩ Đỗ Thị Phượng “Thủ tục về vụ án mà bị can, bị cáo
là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” v.v…
* Một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả:
Trịnh Đình Thể: “Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối với người chưa
thành niên phạm tội”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/1997.
Đỗ Thị Phượng: “Sự cần thiết phải thành lập Tòa án Người chưa thành niên ở
Việt Nam”; Tạp chí Tòa án nhân dân số 21, 22-11/2009.
Cao Thị Oanh: Hồn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người
chưa thành niên phạm tội; Tạp chí Luật học số 10/2007.
Nguyễn Tất Viễn: “Tòa án người chưa thành niên”, Tạp chí Vì trẻ thơ, số
chuyên đề, năm 2000.
Đă ̣ng Thanh Nga: “Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần được chú ý
trong điều tra truy tố và xét xử”, Tạp chí Tâm lý học số 5/2002.


3

Dương Tuyết Miên: “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội”, Tạp chí Luật học số 4/2002.
Trần Văn Dũng: “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành
niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 5/2000.

Trịnh Đình Thể: “Một số ý kiến về áp dụng hình phạt tù đối với người chưa
thành niên phạm tội”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/1997.
Chương Minh Mạnh: “Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình
sự của người chưa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát số 8/2002.
Đinh Văn Quế: “Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm
tội, Tạp chí luật học”, Toà án nhân dân tối cao số 5/2003, v.v…
Pháp luật quốc tế về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài áp dụng đối với
nguời chưa thành niên phạm tội.
* Pháp luật quốc tế áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
CUQTE được thông qua và mở cho các quốc gia ký kết, phê chuẩn và gia nhập
theo Nghị quyết của đại hội đồng Liên hợp quốc số 44/25 ngày 20/10/1989;1
Bộ quy tắc về Tiêu chuẩn tối thiểu về Quản lý tư pháp người chưa thành niên,
được ban hành bởi đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1985 (thường gọi là Quy tắc Bắc
Kinh);2
Bộ quy tắc về Bảo vệ trẻ em bị tước tự do, được Đại hội đồng Liên hợp quốc
ban hành năm 1990 (thường gọi là Quy tắc Havana);3
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào phân tích sâu về các
hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Do vậy, để tiếp tục hoàn thiện
và phục vụ cho cơng tác áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả
cao, hơn nữa thì việc nghiên cứu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi tại
Việt Nam hiện nay đã đang có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc áp
dụng pháp luật hình sự vào đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm
được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi nói riêng. Đặc biệt là Bộ luật Hình sự năm 2015
vừa mới được Quốc hội thơng qua vẫn cịn nhiều quy định mới chưa được áp dụng
trong thực tiễn cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn.

1

Xem, < />United Nations (1985) Standard Minimum Rules for Administration of Juvenile Justice
< />3

United Nations (1990) United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived for their Liberty
< />2


4

2. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam luôn đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Có câu: “trẻ em là tương lai của đất nước” được toàn xã
hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công
ước về quyền trẻ em, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước được ban hành
quy định về các vấn đề liên quan đến trẻ em như vấn đề ni dưỡng, chăm sóc, giáo
dục, lao động…Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là sự phát triển của nền kinh tế
thị trường với những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
của trẻ, tình trạng trẻ em phạm tội đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã liên tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạy của nhà
trường đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho các em. Tuy nhiên, tình trạng
này cũng khơng ngừng tăng lên, loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng mà các em vi phạm cũng ngày một nhiều hơn, hành vi phạm tội cũng ngày một
tinh vi hơn. Việc xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng
này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bình thường và bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho các em, với những khiếm khuyết về tâm sinh lý của một
người đang phát triển và những tác động tiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội đã
dẫn các em đến với những chọn lựa sai lầm, không phù hợp với quy tắc xã hội và quy
định của pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến người dưới 18 tuổi phạm tội trước hết phải từ sự thiếu
quan tâm, giáo dục và quản lý của gia đình đối với con em mình… Thiếu sự phối hợp
trao đổi thơng tin giữa gia đình và nhà trường nên nhiều học sinh bỏ học đi lang thang

trong một thời gian dài mà gia đình khơng hay biết đã bị đối tượng xấu lợi dụng và trở
thành tội phạm. Chính vì vậy, pháp luật có chính sách xử lý dành riêng cho người dưới
18 tuổi phạm tội.
Thực trạng người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay ngày càng có chiều hướng gia
tăng về số lượng, đa dạng về loại tội, nghiêm trọng về tính chất và mức độ. Điều đáng
lo ngại là độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng thấp. Lứa tuổi thực hiện
hành vi tội phạm cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới
16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%, việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật của
người dưới 18 tuổi vẫn còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ, trong lĩnh vực hình sự việc xử
lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một vấn đề rất khó khăn bởi đặc thù
tâm sinh lí và khả năng nhận thức của đối tượng này có những vấn đề đặc thù riêng
biệt. Bên cạnh đó việc tồ án đã đưa ra xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội với mức án


5

nghiêm là một trong những tiếng chuông cảnh báo về tính nghiêm minh của pháp luật,
nhưng đó chưa phải là giải pháp căn cơ.
Những năm gần đây, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng xảy ra
phổ biến, hơn nữa thủ đoạn ngày càng tinh vi dã man gây sự phẫn nộ cho dư luận.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là hết sức phức tạp bởi người dưới 18 tuổi
chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý; khả năng nhận thức còn
nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, thiếu
khả năng tự kiềm chế và dễ bị kích động, lơi kéo, dụ dỗ… Họ chưa đủ khả năng làm
chủ hành động của mình, hơn nữa phải đảm bảo tương lai phía trước cho họ trong việc
xử lý những hành vi và hậu quả mà họ đã thực hiện. Do đó khơng thể áp dụng các biện
pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội giống với những người đã thành niên.
Tuy nhiên, cũng phải cần cân nhắc trong mối tương quan với việc bảo đảm tính
hiệu quả của cơng tác giáo dục, phịng ngừa tội phạm nói chung, người dưới 18 tuổi
phạm tội nói riêng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình tội phạm do

người dưới 18 tuổi thực hiện đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về số
lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng, có những vụ trọng án do người dưới 18 tuổi
thực hiện đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng xã hội.
Hiện nay trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định xử lý riêng
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, những quy định này đã đem lại lợi ích cho những
người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng trong những năm gần đây số lượng người dưới 18
tuổi vi phạm hình sự khơng có dấu hiện giảm đi, vì thế cần nghiên cứu, đánh giá chính
xác hiệu quả của pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người dưới 18
tuổi để đề ra những quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa
làm giảm được vi phạm của người dưới 18 tuổi.
Bộ luật Hình sự đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh
thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
Thực tiễn địi hỏi chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc và tồn diện, có sự nghiên
cứu nghiêm túc, khách quan để tìm ra phương pháp giải quyết mang ý nghĩa chiến
lược từ cơ sở lý luận đến thực tiễn áp dụng. Chính vì vậy đề tài “Hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam” là một đề tài vô cùng
quan trọng, cấp thiết, có ý nghĩa to lớn trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội
phạm và hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự.
3. Mục đích nghiên cứu


6

Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận cơ bản đối với hình phạt dành cho người
dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dưới
18 tuổi. Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xử
lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó, đề xuất những giải pháp làm giảm tình trạng
người dưới 18 tuổi phạm tội và việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người dưới
18 tuổi, áp dụng những vấn đề lý luận cơ bản này nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả

của pháp luật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ thuộc các cơ quan chức
năng, đặc biệt là của những người dưới 18 tuổi, nâng cao năng lực quản lý của nhà
nước.
Nghiên cứu giúp cơ quan chức năng có cái nhìn chính xác, sâu sắc về động cơ
dẫn tới hành vi vi pham hình sự của người dưới 18 tuổi từ đó đưa ra hướng giải quyết
nhanh, hợp lý và hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài nhóm tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, ngồi ra cịn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác như phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến của chuyên gia...
Đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ pháp luật với
các học thuyết khoa học cũng như thực tế cuộc sống, thực tiễn áp dụng pháp luật. Cách
tiếp cận này sẽ cho phép đánh giá tính phù hợp, tính tương thích của quy định pháp
luật với lý luận và thực tiễn. Kết cấu các chương của đề tài nghiên cứu phản ánh
hướng tiếp cận này.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về khái niệm, quy định
pháp luật hình sự về hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi.
Bên cạnh đó, nêu lên những điểm nổi bật của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực
ngày 01-7-2016 với Bộ luật Hình sự hiện hành nhầm nêu ra những thành tựu và hạn
chế của quy pháp luật đối với người dưới 18 tuổi của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận và
thực tiễn về về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành, cùng với đó là việc tham khảo, đánh giá việc Tịa án áp dụng
quyết định hình phạt trong một số vụ án cụ thể.


7


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Người dưới 18 tuổi
1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi
Hiện nay, khái niệm về người dưới 18 tuổi vẫn chưa được quy định hay định
nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Ở Việt Nam, độ tuổi người dưới
18 tuổi được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự sửa đổi
bổ sung năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Lao
động, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm
pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa
thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người
chưa thành niên4 trong từng lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, từ trước cho đến nay chúng ta thường sử dụng khái niệm người chưa
thành niên theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, cho đến Bộ
luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ này 01-7-2016 thì mới có thêm khái niệm người
dưới 18 tuổi. Có thể thấy rằng, khái niệm người dưới 18 tuổi bao hàm cả khái niệm trẻ
em, cho nên căn cứ vào Điều 90 Bộ luật Hình sự năm 2015 5 thì tác giả bài viết chỉ đề
cập đến người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi gọi chung là người dưới 18 tuổi theo như
quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Như vậy, ta có thể thấy cụm từ người chưa
thành niên quy định trong Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 và người dưới 18
tuổi theo quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là tương đồng với nhau.
Xuất phát từ đặc điểm về lứa tuổi người dưới 18 tuổi nên trong thực tế chúng ta
đều hiểu rằng người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và
tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm sốt được suy nghĩ, hành vi của mình. Do
đó, người dưới 18 tuổi dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi
thiếu suy nghĩ chưa chín chắn. Người dưới 18 tuổi là những người chưa hoàn toàn phát
triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người dưới 18 tuổi6.

4

Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục
trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
5
Điều 90 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này
không trái với quy định của Chương này.”
6
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (United Nations Convention on the rights of the child) – gọi tắt
là Công ước, là văn bản pháp lý quốc tế quy định các quyền cơ bản của trẻ em nói chung và người chưa thành
niên phạm tội nói riêng. Điều 1 Cơng ước xác định rõ: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.


8

Tóm lại, khái niệm người dưới 18 tuổi được xây dựng dựa trên sự phát triển về
mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong
các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Bên cạnh đó, người ta quy định những quyền
và nghĩa vụ cụ thể của người dưới 18 tuổi. Từ đó, chúng ta có thể hiểu khái niệm
người dưới 18 tuổi: “Người dưới 18 tuổi là chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên”.
1.1.2. Đặc điểm tâm lí của người dưới 18 tuổi
Nhà nước Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và
đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Với quan điểm
nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối
tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất là những trường hợp người chưa thành niên mà
theo Bộ luật Hình sự năm 2015 là dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này càng thể hiện mối
quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em. Hành vi phạm tội

của người dưới 18 tuổi luôn chịu sự chi phối của đời sống tâm lí, đặc điểm cá nhân
trong hồn cảnh xã hội của họ. Vậy với đặc điểm tâm lí nào của người dưới 18 tuổi là
nguyên nhân dẫn đối tượng này đến thực hiện hành vi phạm tội. Cần phải thấy rằng,
đối với con người, đặc trưng cơ bản là hoạt động có ý thức, có mục đích. Tội phạm
được thực hiện do cố ý hoặc vô ý nhưng vẫn là hành vi của một chủ thể là con người
có ý thức, do vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi này không chỉ phụ thuộc vào chủ thể
hành động với những kết cấu hết sức phức tạp về tâm sinh lí mà cịn phụ thuộc vào
những hồn cảnh xã hội mà họ trải nghiệm. Vì vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đặc biệt đến những chuyển biến tâm lý của những người dưới 18 tuổi để
kịp thời có những chính sách phù hợp đối với đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi
để phòng ngừa các tâm lý tiêu cực có thể khiến cho những người dưới 18 tuổi phạm
tội.
Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng có thể quyết định
tồn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ
cũng đại diện cho một sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn
nhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ em, bổ sung
và hoàn thiện dần về thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên và bắt đầu thực sự
đóng góp cho xã hội ở những giai đoạn sau đó.
 Thực tế cho thấy, mỗi người được hình thành từ tuổi ấu thơ về lối sống, đạo
đức cũng như nhân cách và sau đó định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên. Lứa tuổi hàm
chứa trong mình nó rất nhiều những yếu tố vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng
vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của con người trong giai
đoạn này rồi trở thành khuôn mẫu nhân cách của chính con người đó trong cuộc đời


9

sau này.
Đặc trưng cơ bản của nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến
đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý, tình cảm, nhận

thức và mặt hành vi, cụ thể là :
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất
về thể chất trong cuộc đời của mỗi người. Trên bình diện y sinh học, đây là giai đoạn
chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh. Nếu trong giai
đoạn này diễn ra những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng
nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người dưới 18
tuổi. Sự phát triển không cân bằng của hệ tim và mạch. Tim phát triển nhanh hơn các
mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đơi khi cịn làm
rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch.
Do đó, tâm lý của người dưới 18 tuổi thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và
thích khẳng định mình. Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành
vi xấu của trẻ. Vì vậy, nếu chúng ta khơng kịp uốn nắn thì đấy có thể sẽ là ngun
nhân dẫn đến tới tội phạm. Rất ít các cơng trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên
của Việt Nam để ý tới nghiên cứu đánh giá những hành vi kém thích nghi và sự thiếu
hụt các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ thất bại
trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong
trường có thể bỏ nhà đi lang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm
bạn xấu… rồi trở thành tội phạm.
 Thứ hai, việc thay đổi nhanh chóng về tâm lý, tình cảm, nhận thức, mà trong
nhiều trường hợp, chính sự thay đổi cịn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này.
Các nhà tâm lý học7 cho rằng sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư, u
uất, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ ngang
bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai, khi ở vào tuổi vị
thành niên. Như vậy gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau trong việc tư vấn
cụ thể hơn nữa về tâm lý ở lứa tuổi này để tránh trường hợp những người dưới 18 tuổi
do chưa thích nghi với sự thay đổi về tâm lý mà có những biểu hiện tiêu cực mà ảnh
hưởng đến suy nghĩ cũng như hành động dẫn đến sa ngã. Có thể thấy nhà trường và
gia đình đa phần chỉ quan tâm đến giáo dục về mặt kiến thức mà cịn ít quan tâm đến
việc giáo dục giới tính về những thay đổi về mặt tâm sinh lý trong khi đó việc giáo dục
giới tính là rất cần thiết trong lứa tuổi này để người dưới 18 tuổi có thể thích nghi với

những thay đổi về tâm lý, tình cảm và nhận thức để có thể an tâm học tập và tránh xa
7

Trong kết quả điều tra của đại học Luật Hà Nội vào tháng 1 năm 2008, điều này cũng được khẳng định. Phần
lớn người chưa thành niên có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích (81,82%), giết người (75%) đều cho rằng,
việc các em phạm tội trong nhiều trường hợp là do nóng nảy, bị kích động và khơng kiềm chế được bản thân.


10

các tệ nạn xã hội ln rình rập. Do vậy, có thể nói rằng, tuổi vị thành niên cũng là giai
đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối sống và nhân
cách của mỗi người. Để rồi, sau khi vuợt qua lứa tuổi này, con người có thể bước vào
đời như những cơng dân tương lai với tất cả những gì được tạo dựng từ đó, những tốt
và xấu, trắng và đen, những đúng đắn và sai lệch đan xen nhau, đấu tranh với nhau
trong suốt quãng đường còn lại của đời người.
 Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức cho nên tuổi vị thành niên là
lứa tuổi có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi. Nó khiến cho bao giờ cũng
vậy, rất nhiều hành vi của nhóm tuổi này ln là khó hiểu và khó lường trước được đối
với những thế hệ khác, đặc biệt là những người lớn tuổi. Ở vào tuổi vị thành niên,
người ta dễ dàng hành động mà khơng cần có sự cân nhắc, tính tốn kĩ càng. Trẻ vị
thành niên có thể là những người vị tha, độ lượng có thể hy sinh thân mình để làm
những điều tốt đẹp, nhưng cũng có thể ngay sau đó lại bị lơi kéo vào những hành vi
xấu mà không nhận biết được. Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn xã hội
như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở vào tuổi vị thành niên để rồi khi
trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này.
 Thực tế ở nước ta, qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới cho thấy, sự
nâng cao bước đầu về đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là về mức sống đã khiến cho vị
thành niên ở nước ta có những sự phát triển mạnh về thể chất. Nhìn chung, sức khoẻ,
chiều cao, cân nặng của thế hệ vị thành niên những năm gần đây đã tăng lên so với

những thế hệ trước đó. Bên cạnh sự phát triển về thể chất, việc mở rộng các điều kiện
học tập sinh hoạt, vui chơi giải trí, giao lưu văn hoá...cũng khiến cho các thế hệ vị
thành niên hiện nay đã có được những sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức, tình cảm,
suy nghĩ và sức sáng tạo. Vị thành niên nước ta ngày càng chứng minh được trên thực
tế tiềm năng to lớn, vị trí, vai trị của họ đối với sự phát triển của đất nước trong tương
lai. Tuy nhiên, ở độ tuổi này đáng lẽ rất cần sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình
nhưng do cha mẹ là những người lớn tuổi trong gia đình và xã hội phần nhiều đều tập
trung vào những lo toan hằng ngày về kinh tế và đời sống nên ít quan tâm đến việc
giáo dục con cái mà cứ nghĩ việc giáo dục là do nhà trường, ngoài ra cuộc sống hằng
ngày lại phải chứng kiến những mặt trái của cơ chế thị trường, những tệ nạn xã hội,
nhóm vị thành niên đã sinh trưởng và lớn lên cùng với rất nhiều tâm tư, suy nghĩ. Sự
thay đổi q nhanh của xã hội khiến trẻ khơng kịp thích ứng, tâm lý trẻ trong giai đoạn
vị thành niên lại thiếu ổn định nên dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những
hành vi xấu, trong khi đó người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống con cái mà chạy
theo sự chuyển biến của xã hội. Nếu khơng kịp uốn nắn, đó chính là căn ngun tội
phạm.


11

Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ công nghệ thông tin. Nhiều học
sinh, sinh viên bỏ học, bị các qn net lơi cuốn vào các trị chơi trên mạng. Bên cạnh
đó các trị chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh lại được phơ
trương tràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên. Đó chính là
ngun nhân gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi điện tử, thiếu tiền tiêu xài, hút
chích thì lập thành những nhóm cướp nhí để cùng nhau đi cướp giật tài sản. Trường
hợp này các bậc phụ huynh cần phải có sự quan tâm theo dõi con em của mình có dính
vào các trị chơi bạo lực để rồi tìm phương hướng giải quyết một cách mềm dẻo trách
các trường hợp xấu xảy ra.
Ở nước ta, việc sử dụng lao động trẻ em trong đó có lao động của lứa tuổi vị

thành niên là khá phổ biến. Ở nông thôn, có tới trên 90% số vị thành niên phải tham
gia lao động kiếm sống cùng với gia đình, trong đó nhiều em đã trở thành lực lượng
lao động chính. Nhiều em đã phải bán sức lao động, đi làm thuê, làm những công việc
nặng nhọc như đập đá, làm phu nề, kéo xe... để kiếm sống. Nhiều em gái phải ra thành
phố làm trong các quán ăn, nhà trọ, bị buộc phải trở thành gái mại dâm. Thực tế những
năm gần đây cũng đã cho thấy, trong sự di chuyển dân cư và lao động mạnh mẽ dưới
tác động của cơ chế thị trường, số lao động vị thành niên đã chiếm một tỷ lệ khá cao.
Trong điều kiện xa gia đình, xa người thân quen, khơng được chăm sóc, quản lý, giáo
dục đầy đủ, phải tự lập quá sớm lại thiếu kinh nghiệm sống, chưa đủ kiến thức và bản
lĩnh để ứng xử , các em rất dễ bị bóc lột, lừa gạt, lơi kéo, ép buộc, rơi vào cạm bẫy của
các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
1.1.3. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội là khái niệm được dùng trong khoa học pháp lý
hình sự với tư cách là chủ thể của tội phạm. Đó là những người dưới 18 tuổi đã thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Luật Hình sự quy định là tội phạm trong điều
kiện họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật hình sự.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Theo Luật Hình sự Việt Nam,
người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
và khơng thuộc trường hợp ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự,
nghĩa là khơng ở trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể kết luận người
dưới 18 tuổi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là: người chưa đủ 14


12


tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định trong Bộ luật
Hình sự.
Như vậy, tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra chỉ xuất hiện khi có đầy đủ ba
điều kiện sau đây:
Một là, có hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
Ba là, trong thực tiễn có thể phát sinh điều kiện người đó thực tế phải chịu trách
nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý
bằng hình sự mà khơng thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để
quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Tất cả các điều kiện trên cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định tội phạm
do người dưới 18 tuổi gây ra. So với tội phạm đã thành niên thì tội phạm do người
dưới 18 tuổi gây ra có những đặc điểm riêng biệt, đó là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội phạm do người
dưới 18 tuổi gây ra ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự
nhận định, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu trách
nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo một số
nghiên cứu khoa học, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội được xem là “cần thiết” khi hội đủ ba điều kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất, người dưới 18 tuổi phạm tội có nhân thân xấu.
Điều kiện thứ hai, tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng.
Điều kiện thứ ba, những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã,
phường, đưa vào trường giáo dưỡng khơng có hiệu quả để cải tạo người dưới 18 tuổi
phạm tội mà cần áp dụng hình phạt đối với họ.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: “Tội phạm do người dưới 18
tuổi gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo
phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng”. Từ đó có thể thấy theo quy định của Bộ luật

hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và độ
tuổi này được tính vào thời điểm người đó thực hiện tội phạm.
Qua phân tích khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm người dưới 18 tuổi ta
có thể rút ra khái niệm trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi như sau:


13

“Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi là trách nhiệm mà người dưới 18
tuổi phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình”.
1.2. Lý luận chung hình phạt trong Bộ luật Hình sự
Bộ luật hình sự năm 2015 gồm có 3 phần, 26 chương, 426 Điều, BLHS năm
1999 gồm có 2 phần, 24 chương, 344 điều. Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế
hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phịng ngừa
và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và đảm bảo thực thi các
quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp năm 2013. Hình phạt
được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11
năm 2015, cụ thể như sau:
1.2.1. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân
thương mại đó.8
1.2.2. Các loại hình phạt
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt được sắp xếp theo trật
tự nhất định tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Hình
phạt được phân loại thành 2 nhóm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội và được
Tòa án tuyên độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo;

phạt tiền; cải tạo khơng giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.
Cảnh cáo (Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt khiển trách cơng
khai của Nhà nước do Tòa án tuyên đối với người bị kết án. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ
nhất, người bị kết án cảnh cáo không bị mất đi quyền lợi thiết thân, tuy nhiên, họ chịu
sự tổn thất về tinh thần. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Phạt tiền (Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt có tính chất kinh tế,
nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền để
sung quỹ nhà nước. Hình phạt tiền áp dụng với những tội ít nghiêm trọng, được áp
dụng là hình phạt chính khi có điều luật quy định. Ngồi ra phạt tiền được áp dụng là
hình phạt bổ sung khi khơng áp dụng là hình phạt chính.
8

Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015


14

- Cải tạo không giam giữ (Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt
được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng do
Bộ luật Hình sự quy định, xét thấy khơng cần thiết phải cách ly khỏi xã hội mà giao họ
cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
thường trú để giám sát, giáo dục. Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng khi có đủ
các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, phạm
tội lần đầu, đã hối cải.
Thứ hai, Người bị kết án phải có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ
ràng mà xét thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ
trương chính sách pháp luật của Nhà nước; phải tích cực tham gia lao động, học tập,

sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỷ luật; 3 tháng một lần kiểm điểm việc cải tạo của
mình trước cơ quan giám sát, giáo dục. Nếu người bị kết án di chuyển chỗ ở hoặc nơi
làm việc phải báo cáo với Tòa án, báo cáo với cơ quan tổ chức đang giám sát giáo dục
biết. Người bị kết án bị khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập để sung cơng quỹ nhà nước.
Trong trường hợp đặc biệt, Tịa án có thể cho miễn khấu trừ thu nhập. Thời gian cải
tạo không giam giữ là từ 6 tháng đến 3 năm.
Trục xuất (Điều 37 Bộ luật Hình sự năm 2015) là buộc người nước ngoài phải
rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tịa án
áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Tù có thời hạn (Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt tước quyền tự
do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi cuộc sống xã hội trong một thời gian
nhất định. Người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam, phải tuân theo mọi
chế độ sinh hoạt, lao động cải tạo của trại. Tù có thời hạn có mức tối thiểu là 3 tháng,
tối đa là 20 năm.
Tù chung thân (Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt tù không thời
hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức
bị xử phạt tử hình. Theo nguyên tắc chung người bị kết án tù chung thân phải ở trại
giam cho đến khi chết, tuy vậy, nếu họ cải tạo tốt thì có thể được giảm thời hạn chấp
hành hình phạt. Khơng áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
Tử hình (Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015) chỉ được áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà xét thấy khơng cịn khả năng giáo dục họ trở thành
cơng dân có ích cho xã hội. Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18


15

tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người
đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Hình phạt bổ sung

Hình phạt bổ sung là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình
phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt
chính. Nếu như đối với mỗi tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chính đối với
hình phạt bổ sung có thể được áp dụng một hoặc nhiều chứ khơng chỉ có một. Khoản 2
Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 7 loại hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một
số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi khơng áp dụng hình phạt chính; trục
xuất, khi khơng áp dụng là hình phạt chính.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được
quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự năm 2015 là khơng cho người bị kết án giữ chức
vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, không cho họ làm công việc nhất
định nếu việc ấy bị họ lợi dụng để tiếp tục phạm tội thời hạn từ 1 năm đến 5 năm nếu
hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp
người bị kết án được hưởng án treo.
Cấm cư trú (Điều 42 Bộ luật hình sự năm 2015) là buộc người bị kết án sau khi
chấp hành xong hình phạt tù khơng được tạm trú và thường trú ở một số địa phương
nhất định, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
Quản chế (Điều 43 Bộ luật hình sự năm 2015) được áp dụng đối với người đã
chấp hành hình xong, buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm sốt và giáo dục của chính quyền và
nhân dân địa phương, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù. Trong thời gian quản chế, người bị kết án bị tước một số quyền công dân 9,
không được ra khỏi nơi cư trú và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia,
người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Tước một số quyền công dân (Điều 44 Bộ luật hình sự năm 2015) áp dụng đối
với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong
những trường hợp khác do pháp luật quy định như: quyền ứng cử đại biểu cơ quan
quyền lực Nhà nước; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ
trong lực lượng vũ trang nhân dân, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

Tịch thu tài sản (Điều 45 Bộ luật hình sự năm 2015) là tước một phần hoặc toàn
9

Theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Hình sự năm 2015


×