Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.68 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOALUẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC
2015- 2016

XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI
HỌCTHỦ DẦU MỘT” LẦN IV NĂM 2016

ĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH
VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC
2015- 2016

XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌCTHỦ DẦU
MỘT” LẦN IV NĂM 2016
ĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Phương (sinh viên chiu trách nhiệm chính)
Trần Thanh Trang
Lê Thị Mỹ Tiên

Giới tính: Nữ

Lớp: D13LU06

Dân tộc: Kinh

Khoa: Luật
Năm thứ: 3/4
Ngành học: Luật học
Người hướng dẫn: Đào Thị
Nguyệt


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________

____________________


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Hình phạt tử hình trong Luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề
lý luận và thực tiễn.
- Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Mỹ Phương
Trần Thanh Trang
Lê Thị Mỹ Tiên
Giới tính: Nữ

Lớp:D13LU06

Dân tộc: Kinh

Khoa: Luật
Năm thứ: 3/4
Ngành học: Luật học
Người hướng dẫn: Đào Thị Nguyệt

2.Mụctiêu đề tài:
Xác định và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình.
Đưa ra quan điểm của nhóm Nghiên Cứu về vấn đề “duy trì hay loại bỏ hình phạt tử
hình”
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt tử hình.
3. Tính mới và sáng tạo
Bài nghiên cứu về “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của chúng tôi dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về hình
phạt tử hình, từ đó đưa ra ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung về điều kiện, phạm vi, đối
tượng áp dụng hình phạt tử hình, đồng thời kiến nghị về việc loại bỏ hình phạt tử hình

trong một số điều luật cụ thể.
4. Kết quả nghiên cứu:


Sau khi nghiên cứu về đề tài “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam – những
vấn đề lý luận và thực tiễn” nhóm nghiên cứu đã làm rõ được khái niệm, bản chất, đặc
điểm của hình phạt tử hình làm cơ sở để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hình phạt này.
Việc phân tích về hình phạt tử hình có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi
ích của người phạm tội, thể hiện được tính nhân đạo của Nhà nước trong xử phạt
người phạm tội, phù hợp với xu thế của Thế giới.
Trong q trình nghiên cứu phân tích, nhóm cũng thấy cũng một vấn đề bất cập trong
việc quy định về hình phạt tử hình, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện hơn
hình phạt này.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Thơng qua bài nghiên cứu về “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam – những
vấn đề lý luận và thực tiễn”, nhóm nghiên cứu chúng tơi có đưa ra một số đóng góp
nhằm hồn chỉnh hơn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam và làm tài liệu
tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề này như việc:
Bổ sung quy định phạm vi đối tượng không áp dụng hoặc không thi hành hình phạt tử
hình trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Loại bỏ hình phạt tử hình trong một số tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam.
Cần có văn bản hướng dẫn vấn đề người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường
hợp nào sẽ áp dụng hình phạt tử hình.
6.Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Bình Dương, ngày tháng năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề
tài:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

tháng

năm

Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)



UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Trần Thị Mỹ Phương
Sinh ngày:

10

tháng

04

năm 1995

Nơi sinh: Thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Lớp:

D13LU06


Khóa: 1

Khoa: Luật
Địa chỉ liên hệ: tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 01677759949

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: 2013 - 2014

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Trong q trình học tập có nhiều cố gắng, sôi nổi trong các hoạt động của
trường, lớp.
* Năm thứ 2:
Ngành học: 2014-2015

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Có cố gắng trong q trình học tập.
* Năm thứ 3:
Ngành học: 2015-2016

Khoa: Luật


Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ 1: Khá
Sơ lược thành tích: Có cố gắng trong q trình học tập
Ngày….. tháng ……. năm 2016
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Lớp, Khóa

1

Trần Thị Mỹ Phương

D13LU06

2

Trần Thanh Trang

D13LU06


3

Lê Thị Mỹ Tiên

D13LU06

Chữ ký


LỜI CẢM ƠN
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ cịn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này
khơng thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, chúng em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của thầy cơ để có thể hồn thành tốt hơn.
Trước tiên chúng em, xin được nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa
Luật của Trường Đại Học Thủ Dầu Một. Cảm ơn thầy cô đã truyền đạt kiến thức cần thiết,
giúp chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến cô Đào Thị Nguyệt đã hướng dẫn về nội dung lẫn hình thức trình bày trong suốt quá trình
chúng em làm bài nghiên cứu.
Cuối cùng chúng em xin chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác giảng
dạy và nghiên cứu.


MỤC LỤC
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HÌNH PHẠT TỬ
HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..............................................................1
1.1

Khái niệm tử hình.............................................................................................1

1.2


Bản chất, đặc điểm của hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam. . .2

1.2.1

Bản chất của hình phạt tử hình..................................................................2

1.2.2

Đặc điểm của hình phạt tử hình.................................................................2

1.3

Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tử hình..........................................................7

1.3.1

Mục đích của hình phạt tử hình.................................................................7

1.3.2

Ý nghĩa của hình phạt tử hình....................................................................8

1.4 Các quy định về hình phạt tử hình phạt tử hình trong pháp luật Hình Sự Việt
Nam 9
1.4.1 Các quy định về hình phạt tử hình phạt tử hình trong pháp luật Hình Sự
Việt Nam qua các thời kỳ.......................................................................................9
Chương 2 NHỮNG BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC...................................18
2.1


Những bất cập về quy định hình phạt tử hình trong Luật Hình Sự Việt Nam. 18

2.2 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình phạt
tử hình trong Luật Hình Sự Việt Nam......................................................................18
2.2.1

Bổ sung về điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình...........................19

2.2.2

Về phạm vi đối tượng được loại trừ áp dụng hình phạt tử hình...............20

2.2.3

Giảm một số điều luật về tội danh có quy định hình phạt tử hình............22

2.2.4

Một số giải pháp về đường lối xử lí nhằm thay thế cho hình phạt tử hình
…………………………………………………………………………...24

2.2.5 Những quy định về hình phạt tử hình cần có sự phối hợp chặt chẽ với hệ
thống pháp luật có liên quan.................................................................................24
2.2.6
hình

Tun truyền phổ biến, giáo dục những quy định pháp luật về hình phạt tử
…………………………………………………………………………...25



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ Luật Hình Sự



MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập cùng với nền kinh tế quốc tế, đi cùng với sự phát triển ấy lại nảy sinh nhiều
vấn đề tha hóa về mặt đạo đức trong xã hội, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng
phức tạp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Cụ thể như: giết người, cướp
tài sản, hiếp dâm, bn lậu, các nhóm tội phạm về ma túy…, xảy ra nhiều với tính chất
và mức độ nghiêm trọng, khơng những xâm hại tính mạng, sức khỏe của người dân,
lợi ích hợp pháp của Nhà Nước, tổ chức mà còn làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nước.
Trước tình hình trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã áp dụng các biện pháp có hiệu
quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi
phạm tội và người phạm tội. Trong đó phạt tử hình là loại chế tài mang tính chất
nghiêm khắc nhất được các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đối với loại tội phạm
rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc quy định về chế
tài hình phạt tử hình cũng đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc gây tranh cãi, đòi hỏi khoa
học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết như: phạm vi áp dụng hình phạt tử hình
cịn rộng, khái quát, chưa đưa ra nhiều tiêu chí quan trọng khác để xác định có áp dụng
hình phạt tử hình, vấn đề duy trì hay hủy bỏ hình phạt tử hình trong Luật Hình Sự Việt
Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Hình phạt trong Luật Hình Sự Việt Nam", mang
tính cấp thiết, khơng những về lý luận, mà cịn là đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả của việc áp dụng chế tài hình phạt tử hình ở Việt Nam.

Mục tiêu đề tài:
Xác định và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hình phạt tử
hình. Đưa ra quan điểm của nhóm Nghiên Cứu về vấn đề “duy trì hay loại bỏ hình
phạt tử hình”
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt tử hình.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài lànhững vấn đề lý luận về hình phạt tử hình.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Bộ Luật Hình Sự năm 2015.
Cách tiếp cận
Thơng qua sách, báo, Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và các văn bản
hướng dẫn có liên quan, các tài liệu tham khảo như trên mạng và các cơ sở chức năng
của Nhà nước Việt Nam (Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân, Cơng an nhân
dân ...)
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phịng chống tội phạm. Bài nghiên cứu
khơng những sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật đề tài còn sử dụng các
phương pháp so sánh, logic, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh kết hợp lý luận
với thực tiễn và một số phương pháp khác mà chúng tơi đã vận dụng để hồn thành bài
nghiên cứu này.


3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HÌNH PHẠT

TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm tử hình
Trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta từ trước tới nay, khái niệm hình phạt
lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 Bộ luật Hình sự 1999. Theo đó: “Hình phạt là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình Sự
Việt Nam năm 1999 và do Tòa án quyết định”.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam được chia làm hai loại là hình phạt chính và
hình phạt bổ sung. Hình phạt chính bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam
giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản
chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình
phạt chính; trục xuất khi khơng áp dụng là hình phạt chính. Tử hình là một trong
những hình phạt chính được quy định trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam hiện hành.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hình phạt tử hình. Theo từ điển Tiếng Việt
thì tử hình được hiểu là “tử” nghĩa là “chết”, “hình” là hình thức trừng trị người
phạm tội. Tử hình là hình thức trừng trị người phạm tội bằng cái chết.12
Tương tự như vậy, từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Tử hình là hình phạt phải chịu tội
chết”2 .
Sau khi tìm hiểu một số khái niệm hiện có, chúng tơi theo quan điểm : “Tử hình
là hình phạt đặc biệt, có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt vì đã tước bỏ quyền sống của người bị kết án, tử hình chỉ áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”3
Điều 35 Bộ Luật Hình sự quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

1Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001, Tr 1964
2 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn
ngữ, Hà Nội, tr.1053
3 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Trường đại học Luật TP.HCM



4

1.2 Bản chất, đặc điểm, điều kiện áp dụng của hình phạt tử hình trong pháp
luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Bản chất của hình phạt tử hình
Bản chất của pháp luật nói chung và hệ thống hình phạt nói riêng ở mỗi một
quốc gia sẽ tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội của quốc gia đó
Bản chất của hình phạt thể hiện tính giai cấp, tính xã hội.Bởi nó phụ thuộc vào
sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội, sự thay đồi trong quan điểm, chính sách
hình sự của giai cấp thống trị. Ngồi ra, hình phạt cũng do các điều kiện xã hội, quyền
và lợi ích kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của giai cấp thống trị quyết định, đồng
thời phải phù hợp với các lợi ích đó.
Nằm trong hệ thống hình phạt, tử hình thể hiện tính giai cấp ở chỗ nó là sự phản
ánh ý chí nhà nước, quan điểm của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực
nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình
một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó
được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật nói chung và hình phạt tứ hình cũng nằm
trong sổ những quy định đó. Nó bao giờ cũng xuất phát từ các quan điểm thống trị cơ
bản trong xã hội và phải phù hợp với các quyền và lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của
giai cấp thống trị.Hình phạt tử hình là một trong những biện pháp mà giai cấp thống trị
dùng để đấu tranh với tội phạm.
1.2.2 Đặc điểm của hình phạt tử hình

Từ khái niệm của hình phạt quy định tại Điều 26 Bộ luật Hình sự 1999 ta có thể
đưa ra một số đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước.Hình
phạt ln là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.đặc điểm này xuất
phát từ mối quan hệ tương xứng giữa tính nguy hiểm cho xã hội cửa vi phạm pháp luật

với tính nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế cần áp dụng đối với vi phạm đó.
Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chổ hình phạt ln là biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi ích của người phạm
tội như quyền tự do thân thể, quyền tài sản, quyền tự do đi lại và cư trú, một số quyền
chính trị, thậm chí cả quyền sống. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc hạ thấp nhân
cách hoặc đày đọa thể chất đối với người phạm tội.


5

Thứ hai, hình phạt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong luật hình
sự.Hình phạt là biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Việc quy định hình phạt trong pháp luật hình sự là một bảo đảm quan trọng để việc áp
dụng hình phạt đối với người phạm tội phải trong giới hạn cần thiết theo đúng sự chỉ
định chặt chẽ của pháp luật
Hình phạt được quy định trong Phần Chung và Phần Các tội phạm của Bộ luật Hình
sự. Phần Chung quy định những vấn đề chung về hình phạt. Phần Các tội phạm quy
định về loại và mức hình phạt đối với các tội phạm cụ thể dưới hình thức chế tài.
Thứ ba, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do Tịa án áp dụngHình phạt do Tịa
án áp dụng xuất phát từ chính tính chất của quan hệ pháp luật hình sự. Quan hệ pháp
luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Người phạm tội có hành vi
phá hoại điều kiện tồn tại của giai cấp thống trị thì họ phải chịu sự trừng phạt của Nhà
nước.
Tịa án áp dụng hình phạt đối với người phạm tội theo một trình tự tố tụng đặc
biệt được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và bằng một bản án kết tội. Quyền
của chủ tịch nước xét đơn ân giảm án tử hình của tử tù khơng phải là hoạt động áp
dụng hình phạt.
Thứ tư, hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.Hình phạt phải là
cơng cụ quyền lục của Nhà nước để đấu tranh chống tội phạm.Với ý nghĩa đó, hình
phạt chỉ thực sự phát huy hết khả năng khi nó được hướng đến trực tiếp chính người

phạm tội.Điều này rất quan trọng trong việc xác định đúng đối tượng có thể bị áp dụng
hình phạt.Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội không phụ thuộc vào
việc họ là người thực hành hay các đồng phạm khác, họ phạm tội vì lợi ích cá nhân
hay vì lợi ích của cơ quan, doanh nghiệp.Tuy nhiên không thể áp dụng hình phạt đối
với người khơng thực hiện phạm tội dù họ là người than thích, ruột thịt của người
phạm tội.
Tử hình là một trong những loại hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình
Sự Việt Nam với tư cách là một hình phạt đặc biệt, hình phạt tử hình khơng chỉ có
những đặc điểm chung của hình phạt mà cịn có một số đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt, nó tước đi quyền sống của người bị kết án.Tính nghiêm khắc của hình phạt này


6

thể hiện ở sự tước bỏ quyền được sống của người phạm tội nhằm loại trừ họ ra khỏi
đời sống xã hội vì xét thấy người phạm tội khơng cịn khả năng cải tạo, giáo dục và vì
sự cần thiết của việc phịng ngừa chung.
Tính nghiêm khắc của hình phạt tử hình cịn được thể hiện ở việc: các loại hình
phạt khác, khi đã được áp dụng, nếu người phạm tội có sự cải tạo tốt chúng ta có thể
giảm hình phạt cho họ hoặc nếu có sai sót xảy ra, chúng ta có thể sửa chữa được sai
lầm; đối với hình phạt tử hình, khi đã thi hành người phạm tội khơng có cơ hội sửa
chữa sai lầm để được giảm hình phạt, nếu có sai sót chúng ta khơng có cách nào khắc
phục được hậu quả.
Thứ hai, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng và trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Trong Bộ luật hình sự,
tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhà làm luật
có sự phân hố các loại hình phạt áp dụng đối với từng loại tội như: hình phạt
cảnh cáo và hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính) chỉ áp dụng đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng; hình phạt tù có thời hạn có thể áp dụng cho mọi loại tội

phạm… thì hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Chỉ khi hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người
phạm tội ở vào các trường hợp được Bộ Luật Hình Sự dự liệu trước, cùng với bản án
có hiệu lực của Tịa án, việc áp dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế. Và chỉ Tịa
án có thẩm quyền mới có quyền quyết định áp dụng hình phạt tử hình. Đây cũng chính
là địi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh của
pháp luật trong việc phịng ngừa tội phạm chung.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự: tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
Như vậy, khơng phải tất cả các tội phạm đặc biệt nghiêm trọngtrong Bộ luật
hình sự đều quy định hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối
với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trong trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng – trường hợp hành vi phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội,
người phạm tội khơng cịn khả năng cải tạo, giáo dục, nếu họ tồn tại sẽ tiếp tục là


7

nguồn nguy hiểm cho xã hội; và việc áp dụng các loại hình phạt khác đối với họ khơng
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khơng đảm bảo
được mục đích của hình phạt.
Tuy nhiên, quan điểm hiện nay của nhà nước ta là hạn chế áp dụng hình phạt tử
hình, ngay cả khi có đủ điều kiện để áp dụng hình phạt tử hình, thì việc lựa chọn hình
phạt tử hình phải là khả năng cuối cùng khi tịa án xét thấy khơng thể áp dụng loại
hình phạt khác được quy định trong chế tài vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội
phạm. Trong chế của các tội phạm, hình phạt tử hình ln được quy định trong chế tài
lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân.
Thứ ba, hình phạt tử hình được áp dụng và thi hành theo một thủ tục tố tụng

chặt chẽ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, chỉ có Tồ án nhân dân cấp
tỉnh và Tồ án qn sự cấp qn khu mới có quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
quy định hình phạt tử hình (Điều 170). Khi bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật,
hình phạt tử hình chưa được phép thi hành mà phải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa
án nhân dân Tối cao, gửi bản án lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để
xem xét việc ra quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm. Nếu Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
hoặc tuy có kháng nghị nhưng Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án
nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ ngun bản án tử
hình thì người bị kết án có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Trong trường
hợp này, bản án tử hình chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm
(Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự).
1.2.3 Điều kiện áp dụng của hình phạt tử hình
Điều 35 Bộ Luật Hình Sự hiện hành có quy định: “ Tử hình là hình phạt đặc
biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội dặc biệt nghiêm trọng. Khơng áp dụng hình
phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với người phụ nữ có thai
hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp người bị kết án tử
hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”.
Điều 52 Bộ Luật Hình Sự hiện hành có quy định: “ Đối với trường hợp chuẩn bị
phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất được áp dụng là


8

khơng q hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q một
phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Từ hai điều luật trên chúng ta có thể rút ra kết luận về điều kiện áp dụng của
hình phạt tử hình là:
Thứ nhất: Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm

trọng.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tôi phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đới với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình.
Thứ hai: Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ
có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Thứ ba: Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi
con dưới 36 tháng tuổi.
1.3 Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tử hình
1.3.1 Mục đích của hình phạt tử hình
Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà nhà nước đặt ra và
mong muốn đạt được khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối
với cá nhân người phạm tội đó.
Theo quy định Điều 27 Bộ luật hình sự Việt Nam: “Hình phạt khơng chỉ nhằm
trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ
phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm”.
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, riêng đối với hình phạt tử hình, trừng trị
là mục đích chính.Trừng trị người phạm tội “là bản chất, là nội dung, là thuộc tính tất
yếu”, là phương thức để thực hiện hình phạt.
Trừng trị phản ánh tính nghiêm khắc của hình phạt tử hình và là phương tiện để
đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung của hình phạt. Với ý nghĩa
đó, “trừng trị” nên được hiểu ở khía cạnh tước đoạt tính mạng của cá nhân người bị kết
án tử hình, răn đe, ngăn ngừa người khác phạm tội . Khi quy định và áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội, nó khơng chỉ tác động lên bản thân người phạm tội mà còn tác


9


động mạnh lên các thành viên khác trong xã hội, nhất là những người không “vững
vàng” trong cuộc sống, đang có ý định phạm tội để răn đe, ngăn ngừa họ phạm tội.
Hình phạt tử hình có tác dụng cảnh báo cho những người đang hoặc đã có ý định phạm
tội về hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu nếu thực hiện tội phạm, từ đó họ cần từ
bỏ ý định phạm tội hoặc phải thận trọng hơn trong xử sự để tránh sự trừng phạt của
nhà nước; buộc họ phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc là tôn trọng và tuân thủ pháp
luật; hoặc là phạm tội và có nhiều khả năng phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của
mình.
Ngồi ra, hình phạt tử hình cũng có mục đích giáo dục các thành viên khác
trong xã hội (chưa có ý định phạm tội) ý thức tơn trọng pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm. Đánh giá về hiệu quả phịng ngừa chung của hình phạt tử
hình, một số nghiên cứu gần đây cho thấy: “một trường hợp bị xử tử hình sẽ ngăn chặn
được 5 – 18 kẻ sát nhân tiềm năng gây án”. Nhưng Hình phạt tử hình khơng có mục
đích “cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống”. Bởi vì, hình phạt tử hình chỉ áp
dụng đối với người phạm tội mà nhà nước cho rằng họ không thể cải tạo, giáo dục
được, tử hình là một loại hình phạt đặc biệt, loại trừ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi
đời sống xã hội, nên nhà nước không thể đặt ra mục tiêu “cải tạo, giáo dục” một người
đã chết.
Có thể nói, trong tất cả các loại hình phạt được áp dụng, chỉ hình phạt tử hình
có hiệu quả ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới cao nhất, mang tính tuyệt đối. Bởi
vì một người đã chết khơng thể tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
1.3.2 Ý nghĩa của hình phạt tử hình

Trong tình hình diễn biến phức tạp của các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm
cao cho xã hội hiện nay, việc quy định hình phạt tử hình có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.Trong lĩnh vực luật hình sự, khi xem xét quyết định một loại hình phạt với người
phạm tội phải đảm bảo tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Có một số người phạm tội mà tính lưu manh, cơn đồ, ngoan cố đã trở thành bản chất,
sẵn sàng phạm tội khi có điều kiện thì khả năng cải tạo, giáo dục họ là khơng thề. Đối

với những tội phạm này, các loại hình phạt khác không đủ khả năng đảm bảo được
công lý, lập lại công bằng trong xã hội. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong những


10

trường hợp đó chỉ có hình phạt tử hình, loại hình phạt nghiêm khắc nhất mới có khả
năng đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung. Việc quy định hình
phạt tử hình trong luật hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
sự an toàn, vững mạnh của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản cùa cơng dân.
Bên cạnh đó, trong điều kiện trình độ dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, tập
quán pháp luật trong xã hội ta chưa cao, nếu khơng có những biện pháp răn đe đủ
mạnh thỉ rất khó có thể ngăn ngừa, dập tắt những ý đồ phạm tội của một số phần tử
thối hóa, biến chất. Nó góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung, cán bộ
các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm
khắc nhất trong hoạt động điều tra, truy tổ, xét xử những vụ án phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Hơn nữa, tuy là hình phạt nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền sống của người phạm
tội nhưng khơng có nghĩa là hình phạt tử hình mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo.
Khía cạnh nhân đạo được thể hiện ở chỗ nó có tác dụng rất lớn trong việc phịng ngừa,
răn đe phạm tội, đàm bảo trật tự an toàn xã hội.
1.4 Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật Hình Sự của một số nước
hiện nay
1.4.1 Các quy định về hình phạt tử hình phạt tử hình trong pháp luật Hình Sự
Việt Nam qua các thời kỳ
1.4.1.1 Các quy định về hình phạt tử hình trước năm 1945
Từ trước năm 1945 pháp luật phong kiến cũng đã có những quy định tiến bộ về
thi hành hình phạt tử hình, như quy định hỗn “hành hình” đối với phụ nữ có thai hoặc
đang ni con nhỏ dưới 100 ngày; khơng được thi hành hình phạt tử hình vào những

dịp lễ tết… Tuy nhiên, vấn đề thi hành hình phạt tử hình lại khơng được pháp luật
phong kiến quy định cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, việc thi hành hình phạt tử hình trên thực
tế phụ thuộc rất nhiều vào các quan lại xét xử.Phần lớn, sau khi xét xử, hình phạt sẽ
được thi hành ngay. Thậm chí, sau khi tuyên án tử hình bằng miệng thì hình phạt tử
hình đã được thi hành. Đơi khi, thi hành án tử hình được thực hiện do một câu nói của
nhà vua mà không cần trải qua thủ tục điều tra, xét hỏi. Do đó, việc thi hành hình phạt
tử hình oan xảy ra rất nhiều. Việc thi hành hình phạt tử hình được thực hiện dưới nhiều


11

hình thức khác nhau, nhưng đa số đều rất tàn khốc, dã man, gây sự đau đớn về thể chất
và tinh thần khi thi hành đối với phạm nhân (như hoả thiêu, bỏ vạc dầu, lăng trì, voi
dày - ngựa xé, chém đầu, chém ngang lưng…). Như vậy, thi hành hình phạt tử hình ở
giai đoạn này cịn tuỳ tiện và thiếu khách quan.
Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ nhà Lý (1010 – 1225)
Trong thời kỳ phong kiến, hình phạt được quy định một cách phổ biến đối với
các hành vi vi phạm pháp luật dù đó là hình sự, dân sự, hành chính hay hơn nhân gia
đình. Thời Lý Thái Tơng để củng cố quyền lực của mình, ổn định tình hình xã hội,
năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư sảnh san định luật lệnh lập ra Hình thư - đây là
bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Hiện nay, bộ luật này khơng cịn vì khi nhà
Minh đơ hộ nước ta (1407 – 1427) đã thu nhiều sách quý, trong đó có bộ Hình thư
đem về Kim Lăng, Trung Quốc tiêu huỷ. Tuy nhiên, qua một số chiếu chỉ do các vua
Lý ban hành vào thời kỳ này chúng ta có thể thấy được một số quy định của triều đại
này về hình phạt tử hình: Nhà Lý xử nghiêm đối với các hành vi ảnh hưởng đến uy
quyền và sự tồn vong của Hoàng tộc như cấm bọn hoạn quan tự tiện vào trong cung, ai
phạm thì bị tội chết; nếu canh giữ không cẩn thận để cho người khác vào trong cung
cũng bị tội chết; kẻ nào vào trong hành lang chứa khí giới của đơ phụng quốc vệ thì bị
xử tử; lính phụng quốc vệ trong hành lang ấy khơng có chiếu chỉ mà tự tiện mang khí
giới đi q ra ngồi phía đầu hành lang thì bị xử tử… Cách thức thi hành hình phạt tử

hình của nhà Lý cũng tàn khốc: người phạm tội bị cắt thịt, róc xương ở chợ, hoặc bị
đưa lên “ngựa gồ” – tức là bị đóng vào một tấm ván đưa đi bêu chợ, sau đó mới đem
đi tùng xẻo hoặc bị chặt hết chân tay
Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ nhà Trần (1225 – 1400)
Thời Trần Thái Tơng có bộ “Quốc triều thơng chế” gồm 20 quyển, đến đời vua
Trần Dụ Tơng có bộ “Hình Thư”. Tuy nhiên, qua các chiếu do các vua Trần ban hành
chúng ta thấy hình luật triều Trần nghiêm khắc hơn hình luật triều Lý. Trong số các tội
thậpác, hình luật triều Trần quy định tội mưu phản phải chịu hình phạt nặng nhất là bị
giết hết thân tộc.


1

Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ nhà Hồ (1400 – 1407)
Đến triều đại nhà Hồ, pháp luật hình sự hà khắc, nặng nề hơn các triều đại trước
đó rất nhiều. Để khơi phục kỷ cương và củng cố uy quyền, bảo vệ tiền giấy mới được
phát hành, nhà Hồ quy định: kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản bị tịch thu;
cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội
như làm tiền giả… Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng nhà Hồ đã thi hành
chính sách hình sự vơ cùng khắc nghiệt, hình phạt tử hình được áp dụng tràn lan, mang
tính trấn áp, “thị uy”, làm cho lịng dân ốn hận.
Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ nhà Lê (1428 – 1788)
Bộ luật quan trọng và sáng giá nhất của nhà Lê là “Quốc triều hình luật” được
biên soạn và ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tơng, niên hiệu Hồng Đức (năm 1470–
1497), vì vậy cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật được phỏng theo bộ luật
nhà Đường, nhưng có nhiều điểm độc đáo, tiến bộ hơn.
Trong Bộ luật Hồng Đức, Ngũ hình được quy định tại Điều 1 nhằm đề cao tính
răn đe. Ngũ hình là 5 hình phạt được sắp xếp theo thứ tự nặng dần bao gồm: hình phạt
xuy (đánh roi), hình phạt trượng (đánh bàng gậy), hình phạt đồ, hình phạt lưu (lưu đày
phạm nhân đi nơi xa) và nặng nhất là hình phạt tử (giết chết). Trong đó hình phạt tử

hình được chia làm ba loại từ nhẹ đến nặng là: giảo (thắt cổ) hay trảm (chém đầu);
trảm khiêu (chém bêu đầu) và lăng trì (tùng xẻo).
Hình phạt tử hình thường được quy định đối với các tội trong nhóm “thập ác” –
đó là các tội xâm phạm đến các quan hệ xã hội quan trọng nhất của chế độ phong kiến
như: 1. Mưu phản (mưu mô làm nguy đến xã tắc); 2. Mưu đại nghịch (mưu phá huỷ
tông miếu, lăng tẩm, cung điện của nhà vua); 3. Mưu chống đối (mưu phản nước theo
giặc); 4. Ác nghịch; 5.Bất đạo; 6.Đại bất kính; 7.Bất hiếu; 8.Bất mục; 9.Bất nghĩa;
10.Nội loạn.Qua đó ta thấy, bên cạnh việc bảo vệ nghiêm ngặt quyền thống trị của nhà
nước phong kiến tập quyền, pháp luật hình sự triều Lê cũng rất coi trọng việc bảo vệ
trật tự xã hội phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo.
Hình phạt tử cùng với đồ và lưu ln được coi là những hình phạt chính. Nó có
tác dụng vừa trừng trị tội phạm, vừa răn đe những kẻ khác. Theo quy định của Bộ luật
Hồng Đức, hình phạt tử có mục đích tước đoạt mạng sống của tội nhân đồng thời đánh
vào đời sổng tinh thần và tâm linh của con người ở những mức độ khác nhau.


2

Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1883)
Sau khi lên ngơi hồng đế, vua Gia Long đã điển chế lập pháp.Năm 1812, Bộ
“Hoàng Việt luật lệ” (hay còn gọi là Bộ luật Gia Long) được ban hành. Bộ Hoàng Việt
luật lệ gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển vẫn quy định hệ thống hình phạt “ngũ
hình”. Đối với hình phạt tử hình , Bộ luật Gia Long vẫn giữ ba hình thức tử hình là
chém hay thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì nhưng xử lý nghiêm khắc hơn so với hình
luật triều Lê. Ví như tội mưu phản, luật Hồng Đức chỉ quy định chém bêu đầu, trong
khi luật Gia Long quy định hình phạt lăng trì. So với Quốc triều hình luật thì Bộ luật
Gia Long mang tính khái qt cao hơn, mang tính trừng trị cao hơn so với Bộ luật
Hồng Đức.
Trong số 353 điều quy định về các tội phạm cụ thể, Hồng việt luật lệ có 122
điều quy định hình phạt cao nhất là tử hình.Như vậy số điều luật quy định có hình phạt

tử hình chiếm tới 35% tổng số điều luật quy định về tội phạm.
Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ Thuộc địa (1883 – 1945)
Ngày 01.09.1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu thời kỳ chiếm đóng
Việt Nam Trong giai đoạn này, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, chia
đất nước ta ra làm ba kỳ với ba chế độ chính trị, pháp luật khác nhau:
Nam Kỳ: Để bảo vệ chế độ thực dân và đàn áp phong trào cách mạng của nhân
dân Việt Nam, miền Nam áp dụng pháp luật hình sự của Pháp (Hình luật Canh cải)
quy định hình phạt tử hình và thi hành bằng cách chém đầu đối với tất cả các hành vi
chống lại thực dân Pháp (Điều 75 Bộ luật này quy định: những người thuộc địa của
Pháp quốc hay người bảo hộ của Pháp quốc mà cầm khí giới làm nghịch chống Pháp
quốc thì sẽ bị xử tử).
Bắc Kỳ: áp dụng Luật hình An Nam. Về hình phạt tử hình, Hình luật An Nam
ngồi việc quy định mọi hành vi chống lại thực dân Pháp đều bị xử tử hình cịn quy
định thêm: mọi sự biểu lộ ý định lơi kéo nhân dân hay xâm phạm tính mạng nhà vua
đều bị xử tử.
Trung Kỳ: Áp dụng Hoàng Việt Hình Luật, Bộ Hình Luật này được soạn thảo
trên cơ sở Bộ Luật Gia Long có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh mới được
áp dụng cho các tòa Nam án xét xử người bản xứ trên địa hạt Trung Kỳ. Ngay trong
Điều 1 của Bộ Hoàng Việt hình luật tự nhận rằng: “các thể lệ trong luật này đều là


3

trích lấy trong luật Gia Long và giữ theo những điều lưu truyền của nước Nam, chỉ
châm chước sửa lại”, nhưng nội dung thực chất sao chép lại Hình luật Canh cải.
Hình phạt tử hình được quy định trong hệ thống hình phạt chính, áp dụng đối với các
tội đại hình, nhất là các tội xâm phạm chế độ quân chủ và sự cai trị của thực dân Pháp.
1.4.1.2 Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam từ
cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi có Bộ Luật Hình Sự 1999
sửa đổi bổ sung năm 2009

Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ 1945 – đến trước khi có Bộ
Luật Hình sự năm 1985
Trong giai đoạn này, nước ta có nhiều biến động trong lịch sử dân tộc. Để kịp thời
điều chỉnh các quan hệ xã hội, ổn định tình hình, giữ gìn trật tự an ồn xã hội, chống
thù trong, giặc ngoài…, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự (sắc
luật, sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư…). Ta thấy trong các văn bản pháp luật hình sự đó,
hình phạt tử hình trong giai đoạn này chủ yếu được áp dụng đối với Việt gian, địa chủ
chống chính sách ruộng đất, các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điển hình:
 Ngày 31.10.1946, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 498-P4 quy định: “thi hành án
tử hình từ nay dùng súng thay thế cho máy chém”, hình thức này góp phần thể
hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối vởi tử tội, giảm thiểu những đau
đớn mà họ phải chịu khi thi hành án.
 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20.01.1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà về trừng trị bọn Việt gian phản động, quy định xử tử hình đối với
những người chủ mưu, tổ chức, chỉ huy các đảng phái, các tổ chức Việt gian
phản động, tuyên truyền lôi kéo nhân dân theo địch, hoặc hoạt động gián điệp
cho địch; tổ chức nhân dân chống sự thực hiện chủ trương, chính sách và những
cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận (như tổng động viên, thuế nông
nghiệp, dân công, sản xuất tiết kiệm, giảm tô, giảm tức…).
 Sắc lệnh 151/SL ngày 12.4.1953 của Chủ tịch nước trừng trị địa chủ chống
pháp luật ở những nơi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất: Địa chủ nào
phạm một trong những tội sau đây: 1. Câu kết với đế quốc, nguỵ quyền, gián
điệp, thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để
chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân,
cán bộ và nhân viên; 2. Câu kết với đế quốc, nguỵ quyền, thành lập hay cầm
đầu những tổ chức vũ trang để bạo động; 3. Đánh bị thương, đánh chết, ám sát


×