Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BAI TAP KIM LOAI DON GIANG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.64 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI TẬP TỔNG HỢP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ĐÓN GIÁNG SINH Các em học sinh thân mến ! thế là một năm cũ sắp đi qua và một mùa giáng sinh đang đến gần báo hiệu một năm mới sắp đên, trong không khí háo hức đón chào giáng sinh và năm mới thầy xin gửi tới các em học sinh lớp 12 yêu quí một số bài tập kim loại giúp các em ôn tập và đón giáng sinh an lành, có nhiều ý nghĩa. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin gửi về địa chỉ: ĐT: 0978553908. Câu 1: Cho phương trình phản ứng Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và số phân tử HNO3 đóng vai trò làm môi trường là A. 1:9 B. 1:4 C. 9:1 D. 4:1 Câu 2: Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn: - X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội. - Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH. - Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là A. Fe, Mg, Zn B. Zn, Mg, Al C. Fe, Mg, Al D. Fe, Al, Mg Câu 3 : Cho các quá trình hóa học : 1. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 2. Dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch Na2S 3. Hidrat hóa C2H4 4. Nhiệt phân CaOCl2 5. KF tác dụng với H2SO4 đặc, nóng 6. Điện phân dung dịch NaCl 7. Al4C3 tác dụng với dung dịch HCl 8. Ăn mòn gang, thép trong không khí ẩm Có bao nhiêu quá trình xẩy ra phản ứng oxi hóa – khử? A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 4: Tiến hành 5 thí nghiệm sau: - TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3. - TN2: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4. - TN3: Cho thanh sắt tiếp xúc với thanh đồng rồi nhúng vào dung dịch HCl. - TN4: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch NaOH. - TN5: Để một vật làm bằng thép trong không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 5: Dãy các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba B. Ca, Sr, Ba C. Mg, Ca, Ba D. Na, K, Mg Câu 6: Cho các nhận xét sau: 1. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xẩy ra sự oxi hoá nước. 2. Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 thì cơ bản Fe bị ăn mòn điện hoá. 3. Trong thực tế để loại bỏ NH3 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí Cl2 vào phòng 4. Khi cho một ít CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần. 5. Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. 6. Sục H2S vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 2 loại kết tủa. 7. Dung dịch FeCl3 không làm mất màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng Số nhận xét đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 7: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: NaAlO2, NaOH dư, Na2CO3, NaClO, C6H5ONa, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là: A. 7 B. 5 C. 6 D. 8. Câu 8: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là A. Ag và W. B. Al và Cu. C. Cu và Cr. D. Ag và Cr..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 9: Hợp chất M có dạng XY 3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40. Trong thành phần hạt nhân của X cũng như Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. X thuộc chu kì 3 bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức phân tử của M là A. AlF3. B. SO3. C. PH3. D. AlCl3. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 6,44gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 2,688 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là : A. 19,04 gam B. 20,54 gam C. 14,5 gam D. 17,96 gam Câu 11: Cho 18,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch B chứa HNO 3 2M và H2SO412M và đun nóng thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và SO 2, tỉ khối của D so với H2 là 23,5. Khối lượng của Al trong 18,2 gam A là: A. 2,7g. B. 5,4g. C. 8,1g. D. 10,8g. Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3, CuO. Lấy 46,7 gam X khử hóa hoàn toàn bằng H 2 thì thu được 9 gam H2O. Cũng lấy 46,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan thu được là A. 74,2 gam. B. 82,2 gam. C. 64,95 gam. D. 96,8 gam. Câu 13: Hoà tan m gam Al trong dung dịch HNO 3vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N 2O và N2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của m là A. 5,4 B. 2,7 C. 3,195 D. 6,21 Câu 14: Hấp thụ hết V lít CO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 2,0 M và Na2CO3 1,0 M thu được dung dịch A . Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với CaCl2 dư thu được b mol kết tủa . Phần 2 cho tác dụng với nước vôi trong dư thu được c mol kết tủa . Biết 3b = c . Giá trị của V là A. 4,480 lít B. 1,120 lít C. 2,688 lít D. 3,360 lít Câu 15: Nung hỗn hợp bột gồm 22,8 gam Cr 2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao trong bình đựng khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp bột ban đầu là A. 26,21% B. 37,19% C. 19,15% D. 32,14% Câu 16 : Cho 9,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng xẩy ra hoàn tòan, thấy còn 4 gam Cu không tan và dung dịch A Sục Cl2 dư vào dung dịch A, kết thúc phản ứng. cô cạn dung dịch thu được được bao nhiêu gam muối khan ? A. 12,45 B. 9,2 C. 10,32 D. 11,6 Câu 17 : Điện phân 2 lít dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 với điện cực trơ, có màng ngăn đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng lại. Tại catốt thu 1,28 gam kim loại đồng thời tại anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch sau điện phân là: A. 3 B. 12 C. 13 D. 2 Câu 18 : Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M trong bình điện phân với điện cực trơ, I=19,3A, sau một thời gian lấy catot ra cân lại thấy nó nặng thêm 3,584 gam (giả thiết rằng toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào catot). Tính thời gian điện phân? A. 1060 giây B. 960 giây C. 560 giây D. 500 giây Câu 19 : Cho 12 gam bột Mg vào 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 x mol/l và Cu(NO3)2 0,75x mol/l thu được dung dịch X và 32,16 gam hỗn hợp rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hết hỗn hợp Y vào dung dịch HNO3 loãng thu được V lít NO (đktc) và dung dịch chứa 96,66 gam muối (không có HNO3 dư). Giá trị của V là A. 6,72 B. 4,48 C. 2,80 D. 5,60 Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 8,4 gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO 3)2 1M và AgNO 3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 34,4 gam B. 49,6 gam C. 54,4 gam D. 50,6 gam Câu 21: Cho 18 gam hỗn hợp bột Mg và Cu có tỉ lệ mol 2:3 vào dung dịch chứa 500 ml Fe2(SO4)3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại . Giá trị của m là : A. 8. B. 11,2. C. 12,8 . D. 14,6. Câu 22: Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl và AgNO3 . Sau một thời gian điện phân thì thu được ở catot của bình 1 là 2,24lit khí (đktc). Khối lượng bạc bám trên catot của bình 2 và thể tích khí thoát ra ở anot bình 2 là : A. 10,8g; 0,56(l). B. 5,4g; 0,28(l). C. 21,6g; 1,12(l) D. 43,2g; 2,24(l). Câu 23: Cho dãy các chất : SO2, H2SO4, H2O2, HCHO, CH4, KMnO4, FeCl2, Fe3O4, Cl2, H2S. Số chất trong dãy vừa có tính oxi hoá ,vừa có tính khử là : A. 5. B. 6. C. 7. D.8 Câu 24: Tiến hành hai thí nghiệm sau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2 Câu 25: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Tính m? A. 2,7 gam B. 1,62 gam C. 2,16 gam D. 1,89 gam Câu 26: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là: A. 6,72 B. 8,96 C. 11,2 D. 13,44 Câu 27: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 28: Cho 4,48 lít CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng bé hơn 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và % thể tích CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt là: A. 5,6 gam; 40% B. 2,8 gam; 25% C. 5,6 gam; 50% D. 11,2 gam; 60%. Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,4 B. 1,2 C. 1,0 D. 1,6 Câu 30: Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít H 2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H 2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1:2). Tổng khối lượng muối được tạo ra là: A. 42,05 gam B. 20,65 gam C. 21,025 gam D. 14,97 gam Câu 31: Hòa tan hỗn hợp gồm FeS 2 0,24mol và Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dich X(chỉ chứa 2 muối sunfat) và V lít khí NO duy nhất (đktc).Giá trị của V là : A. 35,84 lít B. 34,048 lít C. 25,088 lít D. 39,424 lít Câu 32: Cho các chất: Zn, Cl2, NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 33: X và Y là kim loại trong số các kim loại sau : Al, Fe, Ag, Cu, Na, Ca, Zn. - X tan trong dung dịch HCl, dung dịch HNO3 đặc nguội, dd NaOH mà không tan trong H2O. - Y không tan trong dung dịch NaOH, dung dịch HCl, mà tan trong dung dịch AgNO 3, dung dịch HNO3 đặc nguội. X và Y lần lượt là A. Al và Cu B. Na và Mg C. Ca và Ag D. Zn và Cu Câu 34: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dd Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là: A. 12,8 gam B. 2,88 gam C. 9,92 gam D. 2,08 gam Câu 35: Cần phải trộn hai dung dịch H2SO4 0,02M và dung dịch KOH 0,035M theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch có pH = 2 A. 1:2 B. 2:1 C. 2:3 D. 3:2 Câu 36: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 chỉ thu được 0,02 mol N2 và dung dịch. Xác định khối lượng muối khan thu được nếu cô cạn dung dịch? A. Không xác định được. B. 23(g) C. 22,2(g) D. 23,2(g) Câu 37: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,8 gam. B. 4,32 gam. C. 4,64gam. D. 5,28 gam. Câu 38: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 32,50. B. 48,75. C. 29,25. D. 20,80. Câu 39: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H 2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là: A. 58,2% B. 41,48% C. 48,15% D. 51,85% Câu 40. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được 300 ml dung dịch X có pH = 13. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch HCl rồi cô cạn thì thu được 2,665 gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,6 B. 1,45 C. 2,1 D. 1,92 Câu 41: Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 18,0 gam. B. 6,9 gam. C. 13,8 gam. D. 9,0 gam. Câu 42: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO 3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là A. 0,60. B. 1,00. C. 1,20. D. 0,25. Câu 43: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al 2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm: A. Al2O3, FeO, CuO, Mg B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al2, Fe, Cu, MgO. Câu 44. Hấp thụ 0,07 mol CO 2 vào 250ml dung dịch NaOH0,32M thu được dung dịch G. Thêm 250ml dung dịch gồm BaCl20,16M, Ba(OH)2 xM vào dung dịch G thu được 7,88(g) kêt tủa. Giá trị của x là : A. 0,02 B. 0,03 C. 0,04 D. 0,06 Câu 45: Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)3 1M trong bình điện phân với điện cực trơ, I=19,3A, sau một thời gian lấy catot ra cân lại thấy nó nặng thêm 3,584 gam (giả thiết rằng toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào catot). Tính thời gian điện phân? A. 1060 giây B. 960 giây C. 560 giây D. 500 giây Câu 46: Cho 1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO 4. Sau khi kết thúc các phản ứng thấy có 1,1 gam chất rắn. Thành phần % số mol của Fe có trong hỗn hợp X là A. 24,75% B. 75,26% C. 72,38% D. 27,62% Câu 47: Nguyên tử vàng Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44.108cm và 197g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36. Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích trong tinh thể? A. 75,93% B. 79,35% C.75,39% D. 73,95% Câu 48: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,4 M và Cu(NO3)2 0,2 M. Lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m và V lần lượt là A. 12,80 gam và 0,896 lít B. 3,84 gam và 0,448 lít C. 9,13 gam và 2,24 lít D. 5,44 gam và 0,448 lít Câu 49: Hoà tan 84 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kì kế tiếp vào H 2O, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 11,2 lít khí H 2 (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch Z thì sau phản ứng chưa kết tủa hết ion Bari. Nếu thêm 0,21 mol Na 2SO4 vào dung dịch Z thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Hai kim loại kiềm là : A. K và Rb. B. Rb và Cs. C. Na và K. D. Li và Na. Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước được dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là A. 30 gam B. 36 gam C. 26 gam D. 40 gam ‘’CHÚC CÁC EM HỌC TỐT VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG’’.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×