Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.44 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
Gia đình là nền tảng của xã hội, được xác lập trên cơ sở tình yêu tự
nguyện từ hai phía. Đối với gia đình thì tình cảm, sự u thương gắn bó giữa vợ
chồng là một điều rất quan trọng, tuy nhiên, để có thể hướng tới một cuộc hơn
nhân ổn định, lâu dài, bền vững thì một vấn đề vơ cùng quan trọng cần phải
quan tâm đến đó chính là đời sống vật chất, kinh tế, tiền bạc, tài sản của vợ
chồng. Chính vì thế, chế định tài sản của vợ chồng luôn được các nhà nghiên
cứu luật pháp quan tâm, nghiên cứu, xây dựng thành một chế định riêng, cơ bản,
quan trọng nhất được quy định cứng trong Luật Hơn nhân và Gia đình qua tất cả
các thời kỳ, từ Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000 và
gần đây nhất là Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014. Chính vì vậy, em đã chọn
đề bài số 03 cho bài tập học kỳ của mình: “Đánh giá quy định về chế độ tài sản
của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”. Do kiến thức lí luận
và thực tiễn còn hạn chế nên dù rất cố gắng nhưng bài làm vẫn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài làm
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.
1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG
Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng

Kết hôn là sự kết hợp phát sinh một gia đình mà ở đó có sự chung sống của
hai vợ chồng con cái và một số thành viên khác. Trong cuộc sống chung vợ và
chồng sẽ phải thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu


tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra rất phổ biến trong
xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hơn nhân và gia đình, Bộ
luật dân sự và thường được gọi chung là chế độ tài sản của vợ chồng.
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. trong
xã hội có giai cấp, Nhà nước ln bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hơn
nhân và gia đình, xây dựng mơ hình (kiểu gia đình) phù hợp với thiết chế xã hội.
gia đình có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội. để cho gia đình tồn tại và phát trển, cần phải cs các điều kiện vật chất –
cơ sở kinh tế của gia đình, ni sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ
2


chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định
cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hơn nhân và gia đình.
Hiện nay pháp luật nước ta vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của
vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể. Tuy nhiên, trên cơ sở quy
định của hiến pháp, Bộ luật dân sự, luật hơn nhân và gia đình có thể hiểu một
cách cơ bản: Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh về tài sản của chồng bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường
hợp và nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật.
Trong bộ luật dân sự luật hơn nhân và gia đình thì chế độ tài sản của vợ
chồng được phân loại thành chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo
thỏa thuận.
Theo các tài liệu nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều quy định hai cách thức xác lập quan hệ tài sản nêu trên
trong trường hợp vợ chồng khơng có thoả thuận thì việc giải quyết quan hệ tài
sản của họ tuân theo pháp luật việc quy định chế độ thai sản như vậy trước hết
nhầm đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình
mặt khác điều này cịn cho phép vợ chồng có thể tự bảo tồn tồn khối tài sản

riêng của mình giảm tránh những xung đột về tài sản sau khi ly hôn.
2.

Đặc điểm chế độ tài sản của vợ chồng

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản của vợ chồng phải
có quan hệ hôn nhân hợp pháp là vợ chồng của nhau có đủ năng lực chủ thể
trong pháp luật dân sự và tuân thủ các điều kiện kết hôn trong pháp luật hơn
nhân và gia đình (các điều kiện về tuổi kết hôn, điều kiện về sự tự nguyện,
không vi phạm các quy định về cấm kết hôn)
Thứ hai, chế độ tài sản của vợ chồng gắn liền với quan hệ hôn nhân, tồn tại
trong thời kỳ hôn nhân, chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt và chế độ tài
sản của vợ chồng tồn tại như một tất yếu khách quan của quan hệ hơn nhân.
Trong đó, quy định căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào
điều kiện phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân là nguồn đảm bảo đối với cuộc sống vật chất và tinh thần
của gia đình. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, chế độ tài sản của vợ chồng lệ
thuộc vào sự tồn tại của hôn nhân và chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết trước,
hoặc có một bản án, quyết định của Tịa án cho vợ chồng ly hôn.
3


Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng được
xây dựng nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là bảo đảm quyền lợi của gia
đình, là cơ sở để vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản.
Đồng thời, các chủ thể có liên quan đến tài sản của vợ chồng phải nghiêm chỉnh
tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Thứ tư, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ
sở pháp lý để thực hiện quyền sở hữu và giao dịch giữa vợ, chồng và giữa họ với

các chủ thể khác (người thứ ba), qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của gia
đình trong đó có lợi ích của cá nhân vợ, chồng và người thứ ba có liên quan đến
tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Dù vợ chồng lựa chọn loại chế độ
tài sản nào cũng đều phải có nghĩa vu đóng góp tiền bạc, tài sản nhằm đảm bảo
đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, ni dưỡng
và giáo dục con cái.
Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có nhiều phát sinh các quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của vợ chồng. Do đó, cần phải xác định
được trong các giao dịch về tài sản của vợ chồng, trường hợp nào phải có sự
đồng ý thỏa thuận của vợ chồng, trường hợp nào được coi là đã có sự thỏa thuận
mặc nhiên của cả hai vợ chồng khi chỉ một bên vợ, chồng sử dụng, định đoạn tài
sản của vợ, chồng ký kết hợp đồng với người khác. Việc thỏa thuận mặc nhiên
như: vợ, chồng sử dụng tài sản, tiền bạc nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của
gia đình như ăn, ở, học hành, chữa bệnh,…Việc xác định này nhằm bảo đảm
quyền lợi và nghĩa vụ của vợ, chồng liên quan đến tài sản của mình và quyền lợi
của người thứ ba tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Thứ năm, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là
căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về
tài sản giữa vợ và chồng với nhau và với người khác có liên quan đến tài sản của
vợ chồng. Tịa án sẽ giải quyết phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng khi có yêu cầu và bảo đảm quyền lợi của vợ, chồng và người khác có liên
quan đến tài sản của vợ chồng.
3.

Vai trò của chế độ tài sản của vợ chồng

Chế độ tài sản của vợ chồng nhằm điều chỉnh các Quan hệ Tài sản tài sản của
vợ chồng, tạo điều kiện để vợ Trong thực hiện các giao dịch dân sự theo đúng
yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.


4


Hơn nhân và gia đình Điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ
Chồng, Giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Việc
thực hiện và áp dụng chế độ tài sản vợ chồng góp phần cùng cố , Bảo đảm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng Và giữa các thành viên của
gia đình với nhau. Chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định Quan
hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại.
Trong suốt thời kì hơn nhân, nhằm đáp ứng lợi ích cá nhân vợ, chồng, quyền
lợi của gia đình, vợ chồng thường phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với
nhiều người khác, nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng được pháp luật quy định
nên các giao dịch đó được bảo đảm thực hiện, quyền lợi của vợ chồng, của
người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng được bảo vệ.
Chế độ tài sản của vợ chồng quy định rõ về thành phần tài sản của vợ chồng;
quyền hạn, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản mà vợ chồng có được trước
hoặc trong thời kỳ hơn nhân; quyền sở hữu của vợ chồng đối với từng loại tài
sản chung hay tài sản riêng. Từ đó, khi vợ chồng thực hiện quyền sở hữu của
mình, vì lợi ích chung của cả gia đình, của cá nhân vợ chồng hay của người khác
được ổn định trong một trật tự pháp lý nhất định. Các ký kết, giao dịch liên quan
đến tài sản do vợ chồng thực hiện theo những mục đích cụ thể đối với từng loại
tài sản đều phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Trong đó, có quyền lợi của
người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng được
pháp luật bảo vệ.
Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng
Xác định được cụ thể thành phần tài sản của vợ chồng
4.

a.


Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình
có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ vợ chồng và gia đình.
Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ
chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng
lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản luật định luôn được
pháp luật quy định rõ.
b.

c.

Xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ
tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với
các loại tài sản của vợ chồng.
Là cơ sở để giải quyết tranh chấp về tài sản
Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để
giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những
5


người khác, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ
chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
II.
1.

NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY
ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Chế độ tài sản vợ chồng theo Luật định

Chế độ tài sản theo luật định quy định cụ thể về căn cứ xác định nguồn gốc,

thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia
tài sản chung của vợ chồng, phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ
chung hay riêng của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng
với người thứ ba.
Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa, tập
quán của mỗi quốc gia mã thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng cho phù
hợp, thông thường chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thiết lập theo
2 quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất, đời sống chung của vợ chồng đòi hỏi cần thiết phải có
khối tài sản cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng). Theo đó, chế độ tài sản của
vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng.
Quan niệm thứ hai, trong đời sống chung của vợ chồng không bắt buộc và
khơng cần thiết phải có một khối tài sản chung. Quan niệm này tôn trọng và bảo
vệ quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, tài sản của vợ, chồng phải được độc lập.
Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn phân sản
(khơng có tài sản chung của vợ chồng).
-

2.

Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng: Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn
cộng đồng bao gồm chế độ cộng đồng toàn sản; chế độ cộng đồng động
sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản .
Chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn khơng có cộng đồng tài sản
hay còn gọi là chế độ phân sản
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Trong nền kinh tế thị trường, ý thức độc lập và tự chủ ngày càng cao của
mỗi cá nhân về lợi ích tài sản trong xu thế sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh.

Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận cho phép vợ chồng tự quyết định quyền
sở hữu về tài sản trong gia đình, trong đó, vợ chồng tự giác thực hiện các nghĩa
vụ và quyền về tài sản đã thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận sẽ giúp cho cơ quan tư pháp thuận lợi trong công tác xét xử và thi hành án
6


nếu có tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản ước định là chế độ tài
sản vợ chồng được quyền xác định quan hệ tài sản của mình trên cơ sở tự thỏa
thuận. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó là hơn ước. Trước khi kết hơn, vợ
chồng hồn tồn có quyền tự do lập hôn ước để quy định chế độ tài sản của họ,
pháp luật chỉ can thiệp và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không lập
hôn ước.
Hôn ước là văn bản ghi nhận những thỏa thuận, giao ước tiền hôn nhân do
hai người nam và nữ thống nhất lập trước khi kết hôn về vấn đề điều chỉnh quan
hệ tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân và chi phát sinh hiệu lực trong thời kỳ
hôn nhân. Nội dung của hôn ước là sự thỏa thuận về vấn đề sở hữu tài sản, quy
định cách thức xác định tài sản chung, tài sản nêng của vợ chồng cũng như xác
định quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau hay trong trường
hợp có giao dịch với bên thứ ba. Thỏa thuận trong hôn ước không được trải với
trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Hôn ước chỉ dùng để thỏa thuận về vấn đề
tài sản và không thể thỏa thuận hay làm khác đi trong quan hệ nhân thân giữa vợ
và chồng hay các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật quy định. Hôn ước
tạo điều kiện cho vợ, chồng tự chủ hơn trong việc quản lý tài chính, hoạch định
tương lai. Hơn ước và chế độ tài sản ước định thực chất cũng là xuất phát từ lợi
ích chung của gia đình và có mục đích góp phần vào bền vững của hạnh phúc
gia đình. Hơn ước được lập bằng văn bản có chữ ký của nam và nữ chuẩn bị kết
hồn và phải được xác nhận tính hợp pháp bởi cơ quan tư pháp, cơ quan nhà
nước hoặc cơ quan công chứng (tùy vào quy định của pháp luật của từng quốc
gia). Khi muốn thay đổi hay chấm dứt hiệu lực của hôn ước phải theo một thể

thức nhất định và thường được tiến hành theo hình thức lập hơn ước.
III.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1. Thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng ở Việt Nam
Về chế độ tài sản theo luật định:
Thống kê số liệu về công tác thụ lý, giải quyết vụ việc về HN&GĐ trên cả
nước theo Báo cáo số 153/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ Tư pháp Tổng kết thi
hành Luật HN&GĐ năm 2000, như sau: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân
dân tối cao, từ ngày 30/9/2000 đến ngày 30/9/2011 Tòa án nhân dân các cấp đã
thụ lý 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính,
hơn nhân gia đình. Trong đó, số vụ việc về hơn nhân và gia đình là 875.282
(chiếm khoảng 30% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Qua số liệu thống kê cho
thấy, các vụ việc về hơn nhân và gia đình do Tịa án thụ lý ở cấp sơ thẩm có xu
hướng ngày càng tăng. Năm 2001, Tòa án thụ lý 55.082 vụ việc HN&GĐ, đến
7


năm 2005 thụ lý 65.238 vụ việc, đến năm 2011 thì tổng sốvụ việc HN&GĐ Tịa
án đã thụ lý lên tới121.848 (tăng gấp đôi so với năm 2005). Theo Báo cáo số
2158/BC-VP ngày 03/11/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Kết quả
công tác năm 2014, nhiệm vụ cơng tác năm 2015 của hai cấp Tịa án nhân dân
thành phố Hà Nội: Năm 2014, tổng số vụ việc của hai cấp Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội đã thụ lý là 26.705 vụ việc, đã giải quyết 25.811 vụ việc, tăng
672 vụ so với năm 2013. Trong đó, vụ việc về HN&GĐ đã thụ lý là 11.631 vụ
việc, đã giải quyết 11.445 vụ việc, tăng 618 vụ so với cùng kỳ năm trước, các vụ
việc HN&GĐ chiếm khoảng 44% trong tổng số vụ việc đã thụ lý, giải quyết. Tại
Báo cáo số 296/BC-TAND ngày 15/6/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Bình Tình hình cơng tác xét xử, giải quyết các loại án, giám đốc, kiểm tra, thi
hành án hình sự và cơng tác xây dựng Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình

trong 6 tháng đầu năm 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng 75 Bình đã thống kê
được trong 6 tháng đầu năm 2015, Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình đã
thụ lý 1.263 vụ việc các loại (so với cùng kỳ năm 2014, số lượng án trong 6
tháng đầu năm nay tăng 113 vụ, trong đó án HN&GĐ tăng 30 vụ). Qua các số
liệu nêu trên có thể thấy, các vụ việc về HN&GĐ có số lượng nhiều nhất, chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng số vụ việc mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết.
Hơn nữa, các vụ việc về HN&GĐ có xu hướng ngày càng tăng, đồng thời
cũng rất phức tạp. Đặc biệt là các vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ chồng khi vợ
chồng ly hơn, có trường hợp vụ án tranh chấp với giá trị tài sản lên đến tiền tỷ.
Thực tiễn xét xử các vụ việc HN&GĐ trong những năm qua nảy sinh khá nhiều
vấn đề vướng mắc, gây khó khăn cho Tịa án trong q trình áp dụng pháp luật
hoặc áp dụng theo đúng pháp luật nhưng khơng phù hợp với tình hình thực tế,
khơng đảm bảo sự công bằng cho các bên vợ, chồng, điển hình như: Việc xác
định tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung, nhưng chưa làm
các thủ tục nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thu Lan và Ơng Trần Huấn Dũng kết hôn năm 1980.
Năm 2014, ông bà quyết điṇh ly hôn . Khi phân chia tài sản ly hôn, tài sản
chung của vợ chồng ông bà đã thỏa thuận được, chỉ có căn nhà tập thể Viện 108,
số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội là tài sản đang tranh chấp. Nguồn gốc
ngôi nhà là do bà Trần Thị Tâm, mẹ ông Dũng được cơ quan cấp nhà tại tập thể
Viện 108, số 39, Trần Khánh Dư, Hà Nội, có diện tích 40,02m2. Theo ơng
Dũng, bà Tâm thì căn nhà trên là tài sản mà bà Tâm tặng cho riêng cho ông
Dũng vào năm 1982, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đứng tên ơng
Dũng. Sau đó, bà Lan và ơng Dũng đã đập tồn bộ tường, xây lại tồn bộ nội
thất trong căn hộ thành phịng ở chi phí sửa nhà hết 74.000.000 đồng. Cịn theo
8


bà Lan, mặc dù khơng có văn bản thỏa thuận nhập tài sản này vào khối tài sản
chung, nhưng thực tế ngôi nhà này đã được vợ 76 chồng ông bà sử dụng chung

hơn ba mươi năm, cùng nhau sửa chữa, tôn tạo lại. Điều này cho thấy ông Dũng
bằng hành động thực tế đã đồng ý nhập tài sản riêng này vào khối tài sản chung
của vợ chồng. Tại phiên tịa sơ th ẩm, Tồ án nhân dân quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội kết luâṇ: Công nhâṇ căn nhà tại tập thể Viện 108, số 39 Trần
Khánh Dư, thành phố Hà Nội là tài sản riêng của ông Dũng, được mẹ anh tăṇg
cho riêng . Bà Lan có cơng sức đóng góp trong việc sửa chữa nhà, do đó, ơng
Dũng phải hồn trả cho chị Lan 3/5 chi phí tiền sửa nhà = 44.400.000 đồng. Bà
Lan được lưu cư tại phòng thứ 3 thời hạn lưu cư 12 tháng. Sau đó, bà Lan kháng
cáo. Tồ Phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định giữ
nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Như vậy, trong vụ án nêu trên, cả Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đều xét xử
dựa trên quan điểm đối tài sản riêng của vợ, chồng đã và đang được đưa vào
quản lý và sử dụng chung mà khơng có văn bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào
khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng. Mặc dù
áp dụng đúng quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm và phúc thẩm lại không
phù hợp với thực tế, không đánh giá đúng bản chất của vụ án là việc tài sản
riêng đã được đưa vào sử dụng chung trong thời gian rất dài. Việc công nhận căn
nhà là tài sản riêng của ông Dũng thì không công bằng đối với bà Lan. Nhưng
nếu công nhận căn nhà nêu trên là tài sản chung của ơng Dũng bà Lan thì lại
khơng đúng quy định pháp luật.
Về chế độ tài sản theo thỏa thuận:
+ Thỏa thuận và sửa đổi, bổ sung về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi đăng
kí kết hơn:
• Trước thời điểm Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, cũng có
khơng ít các cặp đơi muốn tiến tới hơn nhân nhưng vẫn cịn lo ngại về khối tài
sản bản thân đang nắm giữ có được bảo vệ. Thời gian này, tuy không phù hợp
với những gì Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định nhưng vẫn có
nhiều cặp vợ chồng vận dụng bản chất của hợp đồng dân sự là tôn trọng sự
thỏa thuận của đôi bên mà lập ra các bản cam kết, qui ước, thỏa thuận, …
thậm chí là hợp đồng tiền hơn nhân, hợp đồng hơn nhân hay tự mình quản lí

tài sản riêng để tự do về tài sản.
• Sau thời điểm Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, việc thỏa
thuận về chế độ tài sản được vận dụng nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Các thỏa
thuận thường được vợ chồng lập sẵn, thực hiện việc chứng thực tại Ủy ban
nhân dân nơi một trong hai người cư trú trước khi đăng kí kết hơn.
+ Thỏa thuận của vợ chồng về tài sản trong thời kì hơn nhân:
9


Tài sản chung trong thời kì hơn nhân: Việc chia tài sản chung và thỏa thuận về
tài sản được tặng cho trong thời kì hơn nhân vẫn chưa thật sự phổ biến, các
cặp vợ chồng đã phân chia và thỏa thuận tài sản trong thời kì hơn nhân lại có
tỉ lệ ly hơn thấp hơn rất nhiều, rất ít bản án xử về ly hôn ghi nhận về trường
hợp này. Tuy nhiên, việc thỏa thuận giữa vợ chồng về tài sản trước và trong
khi nộp đơn xin ly hôn lại khá phổ biến, hầu hết do sợ tốn án phí và phí nên tự
thỏa thuận.
2. Một số kiến nghị hồn thiện chế độ tài sản của vợ chồng
2.1.
Về chế độ tài sản theo luật định
a. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về các căn cứ xác định tài
sản chung của vợ chồng tương đối cụ thể. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực
tế lại nảy sinh những quan điểm khác nhau, cụ thể:
- Về tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung, quan điểm thứ nhất cho
rằng, đối với những tài sản có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân do một người
đứng tên đã và đang được đưa vào quản lý và sử dụng chung mà khơng có văn
bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài
sản riêng của vợ, chồng; quan điểm thứ hai lại cho rằng, dù nguồn gốc tài sản là
tài sản riêng của vợ chồng, nhưng đã được đưa vào quản lý và sử dụng chung thì
sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng; Nếu căn cứ vào các quy định của pháp

luật hiện nay thì quan điểm thứ nhất hồn toàn phù hợp với quy định của pháp
luật. Điều này có nghĩa là tài sản riêng của vợ, chồng chỉ có thể trở thành tài sản
chung của vợ chồng khi hai vợ chồng thỏa thuận việc nhập tài sản riêng đó vào
khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quan điểm này lại khơng hợp tình,
khơng phản ánh đúng thực trạng của quan hệ tài sản của vợ chồng.
Theo em, Luâṭ HN&GĐ cần thiết quy điṇh thời hạn để tài sản
riêng của vợ chồng đã đươcc̣ đưa vào sƣƣ̉ duṇ g , quản lý chung trong thời gian
dài sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng, để đảm bảo quyền và lợi ích của cả
gia đình và đánh giá đúng thực trạng quan hệ tài sản của vợ chồng. Tương tự
như khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005.
- Liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng cịn có những
vướng mắc về việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời gian vợ
chồng ly thân. Trong xã hội ngày nay, ly thân là tình trạng diễn ra khơng ít
trong các gia đình, hầu hết các cặp vợ chồng trước khi ly hôn đã ly thân một thời
gian dài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau thời gian ly thân vợ chồng lại
trở về sống chung với nhau. Thực tế, khi thời gian ly thân kéo dài, vợ chồng có
thể tạo ra tài sản riêng của mình, trong trường hợp này, nếu vợ chồng ly hơn sẽ
gây khó khăn cho Tịa án trong việc xác định tài sản chung. Về mặt nguyên tắc,


10


thời gian vợ chồng ly thân vẫn được coi là trong thờ i kỳ hôn nhân và tất cả
những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời gian này phải được coi là tài sản chung
của vợ chồng. Tuy nhiên nếu xét về mặt thực tế, nếu xác định đây là tài sản
chung của vợ chồng là không công bằng cho hai bên.
Như vậy, vấn đề ly thân đã được Tòa án nhân dân tối cao nhắc đến và
hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện ở những năm trước đây khi
chưa có Luật HN&GĐ năm 2000. Khi soạn thảo dự thảo Luật HN&GĐ năm

2000, chế định ly thân đã được đưa vào dự thảo Luật nhưng không được Quốc
hội chấp thuận. Vừa qua dự thảo Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đưa chế định ly
thân vào Luật nhưng vẫn không được Quốc hội thông qua. Từ những phân tích
nêu trên, cần thiết bổ sung chế điṇh ly thân vào Luật và quy định cu c̣thể chế đô
c̣tài sản của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng ly thân theo hướng ly thân là
tình trạng vợ chồng khơng có nghĩa vụ sống chung với nhau được cơ quan có
thẩm quyền công nhận theo yêu cầu của hai vợ chồng hoặc của vợ, chồng; ly
thân góp phần cơng khai, minh bạch về tình trạng hơn nhân của vợ chồng; bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con, các thành viên khác trong gia
đình và những người thứ ba. Tuy nhiên, cần nhấn maṇh rằng, quy điṇh về ly
thân khơng có nghĩa là bắt buộc các cặp vợ chồng muốn ly thân thì phải giải
quyết theo quy định của Luật, mà chỉ áp dụng khi vơ, chồng yêu c ầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cơng nhận ly thân. Về chế độ tài sản của vợ chồng, kể
từ ngày việc ly thân có hiệu lực, vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với những
tài sản mà mỗi bên có được và tự chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ mà mình
xác lập, thực hiện. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trước việc vợ
chồng ly thân và thanh toán tài sản, cần quy định các quyền, nghĩa vụ của vợ
chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, để khuyến khích vợ chồng quay trở về chung sống với nhau, cần
thiết quy định về chấm dứt ly thân và giải quyết chấm dứt ly thân theo hướng
đơn giản như vợ chồng có thỏa thuận chấm dứt ly thân và yêu cầu cơ quan đã
giải quyết ly thân công nhận. Khi chấm dứt ly thân, chế độ tài sản mà vợ chồng
áp dụng trước khi ly thân sẽ đương nhiên có hiệu lực.
- Về ngun tắc suy đốn tài sản chung, đây là mơṭ quy điṇ h có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong thực
tiễn. Trong trường hợp vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình hoặc
người thứ ba muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng để thực hiện nghĩa vụ, thì
phải chứng minh. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng tạo ra khơng ít trở ngại đối
với vợ, chồng và đặc biệt là với người thứ ba khi thực hiện việc chứng minh.
Trong khi đó, Luật HN&GĐ năm 2014 khơng quy định cu c̣thể về các loại bằng

11


chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp. Với việc bỏ ngỏ nghĩa vụ
chứng minh ở đó, sẽ được hiểu tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp
nhận, bao gồm bằng chứng viết, lời khai của nhân chứng, hóa đơn, chứng từ và
thâṃ chí c ả sự thừa nhận của bên còn lại trong tranh chấp (nếu có). Mặc dù
trong thực tiễn, Tịa án thường vận dụng nguyên tắc ưu tiên chứng cứ bằng văn
bản, sau đó mới đến chứng cứ khác. Tuy nhiên, việc không quy định cụ thể
trong luật về nguyên tắc áp dụng có thể sẽ gây ra sự tùy tiện trong việc sử dụng
chứng cứ; khó khăn cho trong việc xác định bằng chứng có tính chính xác và
thuyết phục cao, có thể dẫn đến phán quyết khơng cơng bằng. Hoặc có trường
hợp, Tịa án khơng chấp nhận chứng cứ khác ngoài chứng cứ bằng văn bản. Em
cho rằng nên quy định cụ thể về việc chứng minh tài sản riêng trong Luật
HN&GĐ trên cơ sở thực tiễn xét xử trong những năm qua, cũng như theo hướng
tiếp thu, vận dụng Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp.
b. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng
Khi bàn luận về tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng, một số
nhà nghiên cứu cho rằng quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ năm
2014 giải thích từ ngữ: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường
về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông
thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”.
Và khoản 1 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014: “tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc
sở hữu riêng của vợ, chồng”, không rõ như thế nào là “thiết yếu”. Vì:
Đối với những người, những gia đình với mức sống khác nhau thì khái
niệm đồ dùng thiết yếu sẽ là khơng giống nhau. Ví dụ đối với một người, gia
đình này thì chỉ các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như giày dép, mũ, áo…là đồ
dùng thiết yếu nhưng đối với những người khác, gia đình khác lại xem máy tính
cá nhân, xe máy…hay các vật dụng có giá trị khác là tài sản phục vụ cho nhu

cầu thiết yếu của bản thân. Việc pháp luật quy định như vậy phải chăng tạo nên
sự linh hoạt, linh động và đồng thời trao quyền tài phán cho cơ quan Tịa án
trong việc xem xét giải quyết dựa trên hồn cảnh, điều kiện cụ thể của từng gia
đình khi phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, việc quy định không rõ ràng lại gây
khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn hoặc việc áp dụng pháp luật không thống
nhất, không đảm bảo cơng bằng. Do đó, em hồn tồn nhất trí với quan điểm cần
thiết
phải
có hướng dẫn chi tiết về “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu” để viêcc̣ áp duṇg
pháp luật được thống nhất. Theo em, có thể hướng dẫn theo hướng định
lượng rõ giá trị của tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu, trừ trường hợp tài sản
phụ vụ nhu cầu khám, chữa bệnh.
12


Cụ thể: “Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu là những tài sản phục vụ nhu
cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập và nhu cầu sinh hoạt thông
thường khác không thể thiếu cho cuộc sống có giá trị dưới 05 triệu đồng và tài
sản để phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người, mỗi gia đình”
c. Quy điṇh hạn chế quyền tài sản riêng của vơ,,̣ chồng
Theo chúng tôi, trong quy định "vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi,
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định
đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ" [19, khoản 4 Điều 4] sử
dụng khái niệm “nguồn sống duy nhất” là chưa hợp lý, vì kể cả khi hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì
cũng khơng phải là nguồn sống duy nhất. Do đó, đề nghị xem xét, chỉnh sửa
cụm từ “nguồn sống duy nhất” thành “nguồn sống chủ yếu” của gia đình,
tương tự như quy định: “Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận
bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản đang là nguồn tạo ra
thu nhập chủ yếu của gia đình” [19, khoản 2 Điều 35].

d. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền
khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thờ i kỳ hơn nhân, nhưng lại
khơng có quy định người thứ ba cũng có quyền u cầu Tịa án chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân , chúng tôi cho rằng điều này là chưa phù
hợp với tình hình thực tế. Bởi lẽ, khoản 3 Điều 44 Luâṭ HN&GĐ năm 2014 quy
định: "nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng
của người đó". Tuy nhiên, có trường hợp vợ hoặc chồng khơng có tài sản riêng
hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản riêng của mình
nhưng
khơng
u cầu chia tài sản chung để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, pháp luật
khơng đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Vì vậy, thiết nghĩ pháp luật cần bổ sung quy định nếu người thứ ba có căn cứ
cho rằng, vợ chồng khơng u cầu Tịa án chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người thứ ba có
thể u cầu Tồ án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng
thời, pháp luật cũng cần quy định rõ các trường hợp hạn chế quyền yêu cầu chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, như: yêu cầu của người thứ
ba không đươcc̣ công nhận trong trườ ng hợp việc chia tài sản chung ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi ích gia đình hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài
sản riêng để thanh tốn các khoản nợ. Bên cạnh đó, Luật cũng khơng quy định về
người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân bị vô hiệu theo quy định tại Điều 42 và hậu quả pháp lý của việc Tòa
13


án tun bố vơ hiệu đó. Vì vậy, em cho rằng, cần xem xét bổ sung những quy
định
này.

e. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn
Về quy định tính đến yếu tố cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, thực tiễn xét xử phân chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn có nhiều vướng mắc. Cụ thể, khi xác định
cơng sức đóng góp trước hết phải xác định vợ, chồng có cơng sức hay khơng,
trong khi đó cơng sức có nhiều loại như công sức tạo lập tài sản; công sức bảo
quản tài sản; công sức tôn tạo, phát triển, làm tăng giá trị của tài sản; hoặc cơng
sức chăm sóc, ni dưỡng người để lại di sản… Ngồi ra, xác định cơng
sức đóng góp phải phân biệt với các chi phí. Chi phí là khoản tiền đã bỏ ra để
tơn tạo tài sản như thuê người, mua vật liệu sửa nhà; để chăm sóc, ni dưỡng
người để lại di sản như: tiền ăn, mặc, nước uống, thuốc…. Đối với các khoản
chi phí ln tính tốn được cụ thể và thường có hóa đơn để chứng minh. Cơng
sức là sức lực, là thời gian… mà con người bỏ ra để tôn tạo tài sản, quản lý,
giữ gìn tài sản hoặc chăm sóc người để lại di sản.... và cơng sức khơng tính
tốn được cụ thể. Như vậy, nếu chỉ có duy nhất một quy định là việc
phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn việc có tính đến yếu tố cơng
sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung thì khi áp dụng trong thực tiễn sẽ rất khó khăn trong việc xác định cơng
sức đóng góp của vợ, chồng. Do đó, thiết nghĩ nên ban hành quy định hướng
dẫn chi tiết về việc xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thực hiện như thế nào, căn cứ xác
định như thế nào.
2.2.
Về chế độ tài sản theo thỏa thuận
Trước hết, cần hoàn thiện những quy định của pháp luật về chế độ tài sản
theo thỏa thuận của vợ chồng.
Quy định thêm trường hợp một phần nội dung của thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng vơ hiệu.
• Đưa những điều luật quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận của
vợ chồng lên trước những điều luật về chế độ tài sản theo luật định.

Bởi pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của đương sự trong
việc xác lập chế độ tài sản, do đó nên quy định những điều luật về
chế độ tài sản theo thỏa thuận trước, rồi mới đến những điều luật về
chế độ tài sản theo luật định.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức của
người dân, giúp họ nhận thức được những ưu điểm của chế độ tài sản theo thỏa


14


thuận. Ngồi ra, cần nâng cao trình độ chun mơn cũng như tinh thần trách
nhiệm của những người thi hành pháp luật để từ đó nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng.
Như vậy, chế độ tài sản theo thỏa thuận được Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định rất rõ ràng, cụ thể, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc lựa
chọn chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Là một quy định
quan trọng, mang ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của vợ chồng, cần có những biện pháp để chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ
chồng phát huy được hiệu quả trên thực tế.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, em đã phần nào giải thích rõ hơn về vấn đề chế
độ tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay. Những quy định về chế độ tài sản
trong Luật HN&GĐ năm 2014 hiện hành đã bổ sung, khắc phục được rất nhiều
những mặt còn hạn chế so với Luật HN&GĐ cũ những năm 1959, 1986 và
2000. Đó là cả một q trình áp dụng pháp luật trên thực tế, quá trình nghiên
cứu, phân tích đánh giá của các nhà khoa học và nhà làm luật để đưa ra những
quy định như hiện nay. Tuy nhiên, với sự vận động không ngừng của cuộc sống,
sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ngày càng sâu tới mọi mặt của
đời sống con người, sinh hoạt hằng ngày của các gia đình Việt Nam khiến các

nhà làm luật không thể trù liệu hết được tất cả các khả năng có thể xảy ra trên
thực tế. Chính vì vậy, Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam sẽ cịn cần phải tiếp
tục phát triển hơn nữa, khơng ngừng bổ sung, chỉnh sửa để hồn thiện, phần nào
theo kịp nhu cầu, sự cần thiết của xã hội về vấn đề vô cùng phức tạp này. Đây
chính là một nhiệm vụ cấp bách của pháp luật Việt Nam, đòi hỏi sự quan tâm
nghiên cứu, theo dõi, đánh giá không chỉ các nhà làm luật mà cả những cơng
dân có ý thức pháp luật, am hiểu về pháp luật.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Văn

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Cừ chủ biên, NXB Công an nhân dân.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
Hiến pháp năm 2013.

Bộ Luật dân sự 2015.
Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ

9.

Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ , Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2014 quy định chi tiết

10.

một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014.
Thông tư liên tịch số 01/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 (các quy
định này đề cập đến các khía cạnh của chế độ tài sản thỏa thuận như: việc
xác lập chế độ tài sản , sửa đổi chế độ tài sản , tuyên bố vô hiệu và chấm dứt

11.

chế độ tài sản).


16



×