Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.14 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH 1TT Phố Châu- Hương Sơn Hà Tĩnh GV: Trần Thị Hương Giang.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ Năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012. Tập làm văn. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người Bài văn tả người thường có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: a/ Tả ngoại hình ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, …). b/ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, …). 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thứ Năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012. Tập làm văn. Luyện tập tả người (Tả hoạt động).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thứ Năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012. Tập làm văn : Luyện tập tả người. (Tả hoạt động) 1.Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở bên dưới:. Công nhân sửa đường. Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đó rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi. Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ: - Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy! Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Công nhân sửa đường. Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đó rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi. Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ:mùi - Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy! Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn măt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác.. Đoạn 1. Đoạn2. Đoạn3.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ Năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012. Tập làm văn. Luyện tập tả người (Tả hoạt động) Phiếu học tập Đọc bài văn Công nhân sửa đường và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu nội dung của từng đoạn Đoạn 1:……………………………………………………………………………… Đoạn 2:……………………………………………………………………………… Đoạn 3:………………………………………………………………………………. 2.Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác tâm trong bài văn. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Công nhân sửa đường. Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đó rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi. Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ:mùi - Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy! Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn măt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác.. Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.. Đoạn2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.. Đoạn3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. -. -. -. Gợi ý: Người đó có thể là người thân trong gia đình em, là cô giáo (thầy giáo), bạn bè hoặc một ca sĩ em yêu thích,… Em cần tả hoạt động của người đó qua công việc cụ thể. Ví dụ: tả mẹ đang nấu cơm, bố đọc báo, anh tập thể dục hoặc ca sĩ đang hát,… Nhớ lại các kết quả để đưa được vào đoạn văn những chi tiết chính xác về hoạt động của người mà em chọn để tả..
<span class='text_page_counter'>(9)</span>
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tả cô giáo đang chấm bài: Ngồi nghiêm túc trên chiếc ghế tựa , trước mặt là một chồng vở toán của lớp, cô… đang mở từng quyển vở ra chấm. Tay phải cầm chiếc bút bi đỏ, tay trái lật từng trang vở, cô đọc chăm chú đọc từng phép tính. Khuôn mặt của cô thay đổi theo nội dung của từng bài. Chấm bài làm đúng, trình bày sach đẹp khuôn mặt cô rạng rỡ, đôi mắt ánh lên niềm vui sướng. Hồ hởi cô đặt bút viết những chữ số 9, số 10 tròn trịa ngay ngắn lên trang giấy thơm. Nhưng khi gặp những bài viết cẩu thả, sai nhiều, trông cô buồn hẳn. Băn khoăn trăn trở, cô lật đi lật lại trang vở rồi cau mày ghi một chữ “xem” vào bài. Nhìn cách chấm bài cẩn thận và tỉ mỉ, chúng em cảm nhận sâu sắc sự tận tâm và lòng yêu nghề mến trẻ nơi cô. Em tự cảm thấy mình nên cố gắng để lúc nào cô cũng cười tươi mỗi khi chấm bài..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>
<span class='text_page_counter'>(13)</span>