Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển loài sim (rhodomyrtus tomentosa (ait ) hassk) lấy quả tại huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG GIÁP

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOÀI SIM
(RHODOMYRTUS TOMENTOSA (AIT.) HASSK)
LẤY QUẢ TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGƢT.PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2019


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày..…tháng….năm……
Ngƣời cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy
giáo, cô giáo. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu nhà trƣờng, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa quản lý tài nguyên rừng và
môi trƣờng, quý thầy cô giáo cùng tồn thể cán bộ Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp.
Tơi xin đƣợc bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới NGƢT.PGS.TS. Trần
Ngọc Hải, Khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, ngƣời hƣớng dẫn
khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện và
hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các phịng, ban của UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình; Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch; Lãnh đạo UBND hai xã
Quảng Hợp, Quảng Tiến và ngƣời dân trong 2 xã đã giúp đỡ tôi trong việc
điều tra nghiên cứu thực tế để hồn thành luận văn này. Tơi vơ cùng biết ơn
sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, ngƣời thân và bạn bè đồng
nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu thực
hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và nội
dung nghiên cứu của đề tài cịn tƣơng đối rộng, nên khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn .

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Giáp


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ............................................................. 4
1.2. Tổng quan nghiên cứu về cây Sim ........................................................ 5
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tại khu vực nghiên cứu: .................................................................. 8
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP .... 9
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 9
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 9
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu............................................................... 9

2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 9
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 10
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa .................................................................... 10
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa thực hiện nội dung 1, 2................... 10


iv
2.5.3. Phƣơng pháp điều tra, nghiên cứu hình thái ................................... 12
2.5.4. Phƣơng pháp phẫu diện đất ........................................................... 13
2.5.5. Phƣơng pháp phỏng vấn thực hiện nội dung thứ 3, 4 ..................... 13
2.5.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................. 14
2.5.7. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................... 14
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 15
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ................................................. 15
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 15
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 22
3.1.3. Tài nguyên du lịch ....................................................................... 28
3.2. Đánh giá chung .................................................................................. 29
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 31
4.1. Đặc điểm lâm học loài Sim tại huyện Quảng Trạch ............................ 31
4.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 31
4.1.2. Đặc điểm vật hậu .......................................................................... 37
4.1.3. Phân bố sinh thái của loài Sim....................................................... 38
4.2. Đặc điểm sinh trƣởng và năng suất quả của lồi Sim .......................... 42
4.2.1. Đặc điểm hóa tính đất đai có phân bố Sim tại huyện Quảng Trạch . 42
4.2.2. Sinh trƣởng của loài Sim trồng ...................................................... 43
4.2.3. Kết quả điều tra mật độ, tình hình sinh trƣởng của Sim ngoài tự
nhiên tại Quảng Hợp............................................................................... 45
4.2.4. Năng suất của loài Sim.................................................................. 47
4.3. Tổng hợp kỹ thuật gây trồng tại địa phƣơng ....................................... 48

4.3.1. Kỹ thuật trồng thuần lồi Sim........................................................ 48
4.3.2. Kỹ thuật trồng dặm, khoanh ni, bảo vệ cây Sim ......................... 52
4.4. Thị trƣờng tiêu thụ, chế biến Sim ....................................................... 53
4.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc phát triển
cây Sim ở huyện Quảng Trạch .................................................................. 57


v
4.6. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Sim tại huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình ........................................................................................ 58
4.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng ................. 58
4.6.2. Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ......................... 59
4.6.3. Giải pháp công nghệ ..................................................................... 59
4.6.4. Giải pháp hỗ trợ sản xuất .............................................................. 60
4.6.5. Giải pháp thị trƣờng ...................................................................... 60
4.6.6. Giải pháp về kỹ thuật khai thác bền vững ...................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
1. Kết luận ................................................................................................. 62
2. Tồn tại trong nghiên cứu ....................................................................... 63
3. Kiến nghị .............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC .................................................................................................... 45


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ


NTFP

Non timber forest products (LSNG)

OTC

Ơ tiêu chuẩn

DTTN

Diện tích tự nhiên

NLTS

Nơng lâm thủy sản

CN – XD

Công nghiệp - xây dựng

PTNT

Phát triển nông thôn

SRDP

Dự án phát triển bền vững vì ngƣời nghèo

UBND


Ủy ban nhân dân

FAO

Tổ chức Nông lƣơng và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Trạch ............. 23
thời kỳ 2016 - 2018 ...................................................................................... 23
Bảng 3.2. Tình hình dân số, dân tộc tại 2 xã Quảng Tiến và Quảng Hợp ...... 24
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch ....................... 24
thời kỳ 2016- 2018 ....................................................................................... 24
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất của 2 xã

Quảng

Tiến, Quảng Hợp .......................................................................................... 25
Bảng 3.5. Tốc độ phát triển tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ...................... 27
huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 – 2018 ...................................................... 27
Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn ............................. 28
huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014- 2018 ....................................................... 28
Bảng 4.1. Kích thƣớc quả Sim theo loại quả tại Quảng Trạch....................... 35
Bảng 4.2. Đặc điểm vật hậu của cây Sim ...................................................... 37
Bảng 4.3. Thành phần thực vật nơi có lồi Sim phân bố ............................... 40
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu lý, hóa tính đất khu vực có Sim phân bố .............. 42
tại Quảng Trạch ............................................................................................ 42

Bảng 4.5 Thực trạng gây trồng Sim ở Quảng Trạch ...................................... 43
Bảng 4.6. Sinh trƣởng của mơ hình trồng Sim tại xã Quảng Tiến ................. 44
Bảng 4.7. Sinh trƣởng của loài Sim ngồi tự nhiên....................................... 46
Bảng 4.8. Năng suất quả ở mơ hình Sim trồng năm 2016 ............................. 47
Bảng 4.9. Lƣợng phân vơ cơ bón chăm sóc cho cây Sim qua các năm ......... 51


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Quảng Trạch. ........................................ 15
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ các vùng thu mẫu cây Sim tại huyện Quảng Trạch ............ 31
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ vùng trồng Sim xã Quảng Tiến .......................................... 44
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ các tuyến điều tra Sim tự nhiên xã Quảng Hợp .................. 46
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ kênh tiêu thụ quả Sim ........................................................ 55


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (AIT.) HASSK) ...................... 32
Hình 4.2. Lá cây Sim .................................................................................... 33
Hình 4.3. Cành mang hoa trên cây Sim. ....................................................... 34
Hình 4.4. Phân loại quả cây Sim................................................................... 36
Hình 4.5. Cây Sim bị xâm lấn và chết do nắng hạn ...................................... 45
Hình 4.6. Thu hái và sơ chế quả Sim ............................................................ 54
Hình 4.7. Đóng thùng chuyển đi ngoại tỉnh, phỏng vấn đại lý ...................... 57
thu mua Sim ................................................................................................. 57



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk) thuộc họ Sim
(Myrtaceae) có phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh của Việt Nam. Cây Sim là loài
cây tiên phong ƣa sáng, phân bố rộng ở Việt Nam có thể sống đƣợc ở những
nơi đất cằn cỗi, nhiều đá lộ đầu, tầng đất mỏng, đất chua phèn, hay khô hạn,
đất trống, trảng cây bụi, dƣới tán rừng trồng tạo thành tầng cây bụi, thảm tƣơi
có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mịn tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu
và thời tiết cực đoan. Sim có hoa đẹp màu tím vào mùa hoa nở tạo ra cảnh
quan rất đẹp nhƣ một bức tranh của thiên nhiên ban tặng. Vào mùa hoa nở và
quả chín tạo ra cảnh quan đẹp. Do đó, cây Sim đang là một trong những cây
Lâm sản ngồi gỗ có tiềm năng phát triển ở những vùng đất nghèo dinh
dƣỡng, chua, khơ hạn… vừa góp phần vào cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm, vừa tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập,
xóa đói giảm nghèo, vừa tăng giá trị sử dụng đất đồng thời giảm suy thoái đất
nhất là việc chống sa mạc hóa tài nguyên đất đai ở nƣớc ta.
Sim là loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng: quả khi chín màu tím, ăn
có vị ngọt hơi chát, mùi thơm nhẹ với hƣơng vị tự nhiên đặc biệt, có thể dùng
ăn tƣơi, ngâm si rô nhƣ quả Mơ lông hay quả Dâu, chế biến thành rƣợu vang
hoặc để ngâm với rƣợu uống; quả có chứa các flavon-glucosid, malvidin3glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đƣờng và acid hữu cơ; các bộ
phận của cây Sim còn đƣợc dùng làm thuốc, thân và lá có nhiều hợp chất
triterpen nhƣ betullin, acidbetulinic, taraxerol... trong đông y búp và lá và vỏ
cây Sim dùng chữa bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, ăn uống không tiêu, dạ
dày, sát trùng, cầm máu; rễ dùng chữa viêm khớp, đau xƣơng [1] [11].
Quả Sim hiện nay bán trên thị trƣờng chủ yếu là thu hái ngoài tự nhiên
ở một số vùng đồi núi, một số ít đƣợc trồng có số lƣợng phân tán khơng
nhiều. Hiện nay, quả Sim đƣợc coi là loại quả "sạch tuyệt đối" nên giá thu
mua tại một số đại lý tại Quảng Bình và Phú Quốc biến động từ 30.000-



2
50.000đ/kg quả tƣơi, nhu cầu của khách du lịch và ngƣời tiêu dùng tăng cao
nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng. Tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang quả đƣợc chế biến
thành mật Sim, vang chai để bán tại chỗ và phục vụ du khách với giá bán
350.000-450.000đ/ lít, đây đƣợc coi là đặc sản của Phú Quốc rất đƣợc ngƣời
tiêu dùng ƣa chuộng cần nghiên cứu phát triển. Điều đó đang mở ra tiềm năng
lớn trong chế biến và thị trƣờng đầu ra khi phát triển loài cây này.
Giá trị kinh tế có đƣợc từ việc trồng cây Sim đang góp phần giúp
ngƣời dân thốt nghèo. Đây là lồi cây lâm sản ngồi gỗ có thể chọn để giảm
nghèo và tận dụng đƣợc đất đai, góp phần bảo vệ rừng của ngƣời dân sống
gần rừng.
Về mặt xã hội, cây Sim đã giúp một số hộ ngƣời dân có cơng ăn việc
làm góp phần từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu thu nhập. Những năm trƣớc đây
cuộc sống của ngƣời dân vùng đồi núi phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ thu
hái lâm sản trên rừng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây lúa nhƣng
không bao giờ đủ ăn. Đất đai rộng nhƣng khơng phù hợp để phát triển các lồi
cây nơng nghiệp có giá trị, khi phát triển gây, trồng cây Sim kinh tế hộ sẽ
đƣợc cải thiện. Vì vậy, hiện nay ở nhiều nơi ngƣời dân rất mong muốn phát
triển loài Sim để cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng, thay đổi cơ cấu cây trồng
và tạo thu nhập ổn định trên những vùng đất khô chua nghèo dinh dƣỡng.
Quảng Trạch là huyện miền núi tỉnh Quảng Bình cách trung tâm tỉnh lỵ
khoảng 50 km về nằm về phía Bắc. Cây Sim có phân bố khá nhiều tại vùng
đồi núi của Quảng Trạch. Trƣớc đây, quả Sim chủ yếu đƣợc thu hái trong tự
nhiên để sử dụng trong địa phƣơng. Gần đây, do quả Sim đƣợc một số cơ sở
chế biến thu mua để chế biến thành nhiều loại sản phẩm với nhu cầu tiêu thụ
rất lớn, đã mang lại thu nhập cao cho ngƣời thu hái Sim ở địa phƣơng. Điều
này đã mở ra tiềm năng để phát triển một lồi lâm sản ngồi gỗ có giá trị cao,
vừa góp phần cung cấp ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến thực
phẩm, vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo



3
cho ngƣời trồng, ngƣời thu hái cũng nhƣ buôn bán, chế biến Sim. Đồng thời
góp phần tăng giá trị sử dụng đất, giảm suy thoái đất nhất là việc chống sa
mạc hóa tài nguyên đất đai ở huyện Quảng Trạch nói riêng, ở nƣớc ta nói
chung.
Cây Sim đã có từ lâu trên địa bàn huyện Quảng Trạch, chủ yếu là mọc
trên các đồi núi trọc và xen lẫn giữa rừng tự nhiên, hiện nay cây Sim đã đƣợc
một số ngƣời dân địa phƣơng đƣa về trồng đại trà mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Vì vậy, kết quả bƣớc đầu nghiên cứu về cây Sim ở huyện Quảng Trạch
sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản, làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát
huy tiềm năng, thế mạnh của cây Sim ở địa phƣơng là cần thiết, có ý nghĩa
thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát
triển loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk) lấy quả tại huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khơng kể gỗ,
cũng nhƣ những dịch vụ có đƣợc từ rừng và đất rừng (Dịch vụ trong định
nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa
và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO,
1995) [7].
LSNG bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn cơng nghiệp, gỗ
làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng
đƣợc dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tơn giáo, văn hóa hoặc xã

hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản
lý vùng đệm....thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng” (Wickens,1991) [3].
Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nƣớc vùng Châu Á, Thái
Bình Dƣơng họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua
định nghĩa về LSNG nhƣ sau:
LSNG (Non wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm cụ
thể, có thể tái tạo, ngồi gỗ củi và than. LSNG đƣợc khai thác từ rừng, đất
rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm nhƣ cát, đá, nƣớc, du lịch
sinh thái không phải là các LSNG (FAO, 1991) [13] [16].
LSNG theo de Beer, J. H. và Mc Dermott, M. J. (1989) là nguồn tài
nguyên sinh vật ngoài gỗ, đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ cho con ngƣời.
Chúng bao gồm: các bộ phận của cây (hoa, quả, hạt,…), nhựa, dầu, gôm, cây
làm thuốc, cây hƣơng liệu, cây làm cảnh, cây cho tanin, cây cho sợi, tre nứa,
song mây,… động vật hoang dã trong rừng [14].
J.H. de Beer (1993) : Lâm sản ngoài gỗ (NTFP-Non timber forest
products) bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ,
đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ con ngƣời. Chúng bao gồm thực phẩm,
thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động


5
vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên
liệu thô nhƣ tre nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi.
Theo Tổ chức FAO thông qua 1999 LSNG (NTFP hoặc NWFP) bao
gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, đƣợc khai thác từ
rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngồi rừng (FAO, 1999).
Lồi Sim thuộc nhóm cây lâm sản ngồi gỗ có nhiều cơng dụng khác
nhau nhƣ lá, thân và rễ dùng làm thuốc chữa bệnh; cành lá dùng làm chất
nhộm màu, hoa đẹp có thể dùng làm cảnh và đặc biệt quả dùng làm thực
phẩm để ăn tƣơi hay chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về cây Sim

1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 lồi, phân bố trong 130-150 chi,
chúng phân bố rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới và
nói chung rất phổ biến trong nhiều khu vực đa dạng của thế giới.
Cây Sim thuộc Chi Sim (Rhodomyrtus), mọc tự nhiên phổ biến ở vùng
Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, có nguồn gốc bản địa ở khu vực Nam và Đơng
Nam Á, từ Ấn Độ, về phía đơng đến miền Nam trung Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan và Philippines, về phía nam tới Malaysia và Sulawesi. Lồi cây này
thƣờng mọc ở các vùng ven biển, rừng tự nhiên, ven sông suối, các các vùng
đất ngập nƣớc, rừng ẩm ƣớt tại độ cao đến 2.400m so với mực nƣớc biển. Sau
đó cây Sim đƣợc du nhập vào các nƣớc Pháp, Mỹ và đƣợc coi nhƣ một loài
ngoại lai xâm hại.
Các nghiên cứu trên thế giới, cụ thể:
- Robert. W. Scherer: Cây cho ngƣời (Plants for man) (1972), Giới
thiệu cây Sim làm cây ăn quả có ích. [18].
- Tài ngun thực vật ở Đông Nam Á (Prosea 1992) (Plant resources of
South-East Asia Dye and Tannin producing plants), tập 3: Thực vật cho sản
phẩm nhuộm và tamin, giới thiệu cây Sim và cây tiểu Sim cho chất nhuộm [17].
- Trên thế giới, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sản phẩm


6
tự nhiên, Khoa Y học truyền thống, Khoa khoa học, Đại học Prince of
Songkla, Hat Yai, Songkhla 90112, Thái Lan (2009) thì lá của cây Sim
(Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) đƣợc nghiên cứu để chiết xuất tạo ra
Rhodomyrtone - chất kháng và chống nhiễm trùng, vấn đề này đƣợc đề cập
trong các tài liệu sau:
• Surasak Limsuwan, Erik N. Trip, Thijs R.H.M. Kouwen, Sjouke

Piersma, Asadhawut Hiranrat, Wilawan Mahabusarakam, Supayang P.
Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayser:” Phytomedicine”
(2009), tập 16, vấn đề 6, trang 645 - 651, giới thiệu chất Rhodomyrtone là
một thuốc kháng khuẩn tự nhiên từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton)
Hassk.) (2011) [19].
• Surasak Limsuwan, Anne Hesseling-Meinders, Supayan Piyawan
Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayse: “Phytomedicine”
(2011), tập 18, vấn đề 11, trang 934 -940, giới thiệu tác dụng kháng sinh và
chống nhiễm trùng của Rhodomyrtone từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa
(Aiton) Hassk.) trên vi khuẩn Streptococcus pyogenes [20].


Surasak

Limsuwan,

Oliver

Kayser,

Supayang

Piyawan

Voravuthikunchai: “Hoạt động kháng khuẩn của Rhodomyrtus tomentosa
(Aiton) Hassk. Chiết xuất lá đối với phân lập lâm sàng của Streptococcus
pyogenes”. (2012) [21].
- Nghiên cứu của Đại học Dƣợc Dayananda Sagar, Bangalore, Ấn Độ:
“Ảnh hƣởng chữa lành và chống oxi hóa của dịch chiết từ (Rhodomyrtus
tomentosa (Aiton) Hassk.) trên bệnh loét dạ dày mãn tính ở chuột” (2010)

[15]. cho thấy cây Sim đƣợc sử dụng chữa trị trong các rối loạn dạ dày nhƣ
đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, áp xe, xuất huyết, và là một chất khử trùng rửa
các vết thƣơng.
- Tại Mỹ, công ty Seacoast Natural Health đã sản xuất và bán các một
số chế phẩm từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.).
• “Rhodomyrtus tomentosa Liver”: Tăng sản xuất mật, và đƣợc sử
dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh gan, và viêm gan.


7
• “Rhodomyrtus tomentosa Fruit Benefits In Skin Care”: Giúp dƣỡng
ẩm da, cải thiện làn da, làm sạch da và để sử dụng cho da khô, da thô, và mùi
cơ thể.

1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Sim mọc từ Bắc vào Nam, từ Quảng Ninh đến Phú
Quốc, tại Việt Nam, cây sim khơng phải là một lồi xâm hại mà là loài cây đa
tác dụng. Các nghiên cứu tại Việt Nam:
- Võ Văn Chi , năm 1996 trong cuốn “Tự điển cây thuốc Việt Nam” đã
giới thiệu kỹ cả 2 loài Sim Rhodomyrtus và Rhodamnia làm thuốc, đặc biệt
dùng để chế biến rƣợu Sim [4]. Năm 2004 xuất bản “Tự điển thực vật thông
dụng, tập 2” đã giới thiệu chi Rhodomyrtus và cây Sim làm thuốc và chế biến
rƣợu bổ [5].
- Đỗ Tất Lợi, năm 2004, cho ra đời “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” trong đó giới thiệu cây Sim làm thuốc và chế thành rƣợu ngon nhƣ
rƣợu Nho: Tại một vài vùng ở Việt Nam ngƣời ta dùng búp và lá Sim non sắc
uống chữa bệnh đi ngoài lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết thƣơng, vết loét.
Quả dùng để ăn. Một vài nơi dùng để chế rƣợu nhƣ rƣợu nho. Ngày uống 2030 búp hay lá non dƣới dạng thuốc sắc [11].
- Phạm Hoàng Hộ, năm 2000 xuất bản tập 2 cuốn “Cây cỏ Việt Nam”,
giới thiệu về họ Sim và mô tả các lồi Sim, trong đó có phân tích cơng dụng [9].

- Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngồi gỗ Việt Nam năm 2004
phần 2 đã có giới thiệu cây Sim trong nhóm cây ăn đƣợc. Trong tài liệu này
đã mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố, bộ phận sử dụng là quả, thân rễ và cành
lá và giá trị sử dụng của loài [8].
- Năm 2006 Viện Dƣợc Liệu “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, tập 2”, giới thiệu sơ bộ cây Sim về cách trồng, các bộ phận dụng, thành
phần hoá học và các bài thuốc trong đó có rƣợu Sim [1].
- Tại Phú Quốc có nhiều cơng trình nghiên cứu nhƣ của Võ Tịng Xn
(2008) đã xây dựng “Mơ hình bảo tồn, nghiên cứu phát triển cây Sim đảo Phú


8
Quốc”, chủ yếu để lập ra cho đƣợc một kiểu sử dụng đất rừng Phú Quốc, vừa
bảo vệ môi trƣờng, vừa để giúp dân xố đói giảm nghèo, vừa sản xuất ra đặc
sản Phú Quốc đem lại nguồn thu cho ngân sách”. Năm 2018, Tạ Xuân Tề,
Thái Thành Lƣợm có báo cáo “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất và đề xuất
biện pháp chống suy thoái một số hệ sinh thái rừng tại VQG Phú Quốc”.
- Nhóm tác giả Nguyễn Chí Thành, Trần Hợp, Lê Hữu Phú, 2013 trong
tài liệu" Cây Sim ở Vƣờn Quốc gia Phú Quốc" đã mô tả đặc điểm sinh cảnh
nơi phân bố của loài Sim và đã đề cập tới đặc điểm điểm đất theo sinh cảnh,
sản lƣợng Sim, đề xuất nhân giống để bảo tồn loài Sim tại Phú Quốc.
- Doanh nghiệp tƣ nhân Đảo Sim Phú Quốc (Vƣờn Sim Thành Long)
đóng tại huyện đảo Phú Quốc hàng năm đã thu mua hàng trăm tấn quả Sim từ
nhiều nơi để chế biến thành các sản phẩm nhƣ rƣợu sim, mứt sim, socola sim,
kẹo gôm sim...cung cấp ra thị trƣờng và đƣợc ngƣời tiêu dùng, khách du lịch
rất ƣa chng. Điều đó mở ra cơ hội tốt để phát triển loài cây này.

1.2.3. Tại khu vực nghiên cứu:
Trong những năm gần đây ngồi chăn ni, trồng trọt, việc phát triển
lâm nghiệp theo hƣớng lâm sản ngồi gỗ có dấu hiệu gia tăng, ngƣời dân đã

có nhận thức đƣợc các nguồn lợi mà lâm sản ngoài gỗ mang lại, đặc biệt là
cây Sim. Đây là loại cây rất chịu hạn, chịu mƣa lũ, sinh sống đƣợc trên cả đất
khô cằn và đầm lầy. Chu kỳ sinh trƣởng ra hoa vào mùa Xuân, thu hoạch
trong mùa Hè. Do vậy quá trình ra hoa tạo quả tránh đƣợc thời tiết khắc
nghiệt, rất thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.
Tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhiều năm trở lại đây đã có
nhiều ngƣời tổ chức thu gom mua quả sim để bán đi các nơi từ nguồn thu hái
tự nhiên, một số hộ đã triển khai trồng và bắt đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên,
chƣa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh vật học, sinh trƣởng, phát triển và
thực trạng gây trồng, kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ Sim.
Hiện chỉ dừng lại ở đầu tƣ tự phát và có sự hỗ trợ của dự án cho 02 Tổ hợp tác
trồng Sim tại xã Quảng Hợp, do đó cần có những nghiên cứu sâu về loài Sim
để làm cơ sở cho phát triển lồi cây lâm sản ngồi gỗ có triển vọng này.


9
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu

2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm phát triển lồi Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)
Hassk) góp phần cung cấp những cơ sở khoa học để đề xuất phát triển gây
trồng loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng và thu nhập cho ngƣời dân sống ở
vùng đồi núi đất nghèo kiệt ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng phân bố và tình hình sinh trƣởng ở tự nhiên
và trồng của cây Sim tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đánh giá đặc điểm sinh học của loài Sim tại huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình nhƣ: đặc điểm hình thái, vật hậu…
- Đúc kết đƣợc kỹ thuật gây trồng của cây Sim tại huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây Sim tại huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Lồi Sim tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: bắt đầu từ tháng 8/2018 đến hết tháng 12/2019.
2.4. Nội dung nghiên cứu
1) Điều tra bổ sung đặc điểm lâm học của loài Sim:
- Đặc điểm hình thái: thân, rễ, cành, lá, hoa, quả.
- Đặc điểm phân bố (theo trạng thái rừng, sinh cảnh, loại đất đá, đai
cao...)


10
- Đặc điểm tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tƣơi, đất...
- Đặc điểm vật hậu: mùa hoa, quả, ra chồi...
2). Đặc điểm sinh trưởng của loài Sim
- Sinh trƣởng ở tự nhiên.
- Sinh trƣởng ở nơi trồng.
3).Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng ở địa phương
- Tạo giống.
- Kỹ thuật trồng.
- Phân tích ƣu, nhƣợc điểm.
4) Nghiên cứu thị trường tiêu thụ, chế biến Sim
5) Đề xuất giải pháp phát triển bền vững Sim ở Quảng Bình.

Về nhân giống, trồng, thu hoạch và bảo quản - về chính sách - về thị trƣờng.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Quảng Trạch năm 2018.
Các loại bản đồ tại khu vực nghiên cứu nhƣ: bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản
đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, rừng...
- Kế thừa có chọn lọc các số liệu đã có sẵn: kế thừa thành quả nghiên
cứu của các tác giả đi trƣớc làm cơ sở lựa chọn hƣớng nghiên cứu đơn giản,
phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu nhƣ: các báo cáo khoa học, các đề tài có
liên quan, số liệu, tài liệu, cơng trình nghiên cứu, các báo cáo đánh giá,
nghiên cứu về cây Sim, các báo cáo hàng năm về kinh tế, xã hội của xã,
huyện, khuyến nông, các báo cáo phân tích về đất trong khu vực nghiên cứu...
- Sử dụng các tài liệu chuyên môn nhƣ: Tên cây rừng Việt Nam, Lâm
sản ngoài gỗ Việt Nam, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam...

2.5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa thực hiện nội dung 1, 2
Để đáp ứng nội dung của đề tài, tiến hành điều tra theo tuyến và theo ô
tiêu chuẩn.
- Phương pháp điều tra tuyến cho rừng tự nhiên: Căn cứ vào bản đồ


11
hiện trạng rừng lập các tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, các trạng thái rừng
và các dạng địa hình khác nhau nhƣ sƣờn núi, dơng núi, đƣờng mịn dân sinh,
các con suối chính. Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê, mơ tả các lồi
thực vật nằm ở phạm vi 10m mỗi bên và thu thập mẫu thực vật.
Trong khu vực điều tra chúng tôi thực hiện điều tra trên 4 vị trí trong
khu vực nghiên cứu, với tổng số tuyến điều tra là 9 tuyến . Vị trí, sơ đồ các
tuyến đƣợc thể hiện trong các biểu và hình vẽ.

- Điều tra dựa trên ơ tiêu chuẩn để phân tích các chỉ tiêu sinh trƣởng và
phát triển của Sim tự nhiên, sim trồng.
+ Diện tích OTC rừng trồng: 100 m2
+ Diện tích OTC trạng thái IA, IB, IC: 100 m2
- Thu thập thông tin:
+ Đếm số bụi trên ô, số cành cấp I (cành mọc từ gốc cây).
+ Đo đƣờng kính gốc Doo(cm) bằng thƣớc kẹp, trong một bụi tiến hành
đo đƣờng kính nhỏ và lớn nhất, lấy trị số trung bình, đếm số cành chính mọc
ra từ gốc.
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): buộc thƣớc dây vào sào để đo cành
vƣợt cao nhất trong bụi.
+ Đo đƣờng kính tán (Dt) của tất cả các cây trong OTC bằng cách đo
theo hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó lấy trung bình.
+ Xác định phẩm chất cây Sim cho từng cây đƣợc đánh dấu:
* Cây tốt (A): là những cây cao, tán rộng, nhiều cành, mọc sum x,
thân th ng đẹp, trịn đều, khơng cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh
trƣởng tốt.
* Cây trung bình (B): là những cây có tán đều, khơng cong queo, không
sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển bình thƣờng.
* Cây xấu (C): là những cây sâu bệnh, cành lá vàng úa, cành ít, tán hẹp,
sinh trƣởng phát triển k m, nhỏ và thấp hơn các cây trung bình.
- Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm GPS, máy ảnh, thƣớc dây,


12
sào, kéo cắt cành, thƣớc cây, dao phát, dây căng, các bảng biểu thu thập số
liệu và các vật dụng khác.
- Trong khu vực điều tra chúng tôi thực hiện điều tra trên 4 vị trí trong
khu vực nghiên cứu, với tổng số tuyến điều tra là 9 tuyến và 9 OTC.


2.5.3. Phƣơng pháp điều tra, nghiên cứu hình thái
Sau khi lập OTC thu thập số liệu về sinh trƣởng, kết hợp nghiên cứu về
hình thái, vật hậu lồi cây Sim:
* Phƣơng pháp điều tra đặc điểm hình thái lồi Sim
- Đặc điểm lá Sim
+ Từ kết quả điều tra Dgốc, Hvn chọn ra một cây( gọi là cây tiêu chuẩn).
+ Trên cây đó chọn ra 9 cành bao gồm : 1 cành ngọn; 4 cành ở giữa tán
theo 4 hƣớng Đông – Tây – Nam – Bắc; 4 cành ở dƣới tán theo 4 hƣớng Đông
– Tây – Nam – Bắc.
+ Trên mỗi cành chọn ngẫu nhiên 4 lá đã thành thục, không sâu bệnh,
không bị dị dạng và khơng bị tổn thƣơng cơ giới.
+ Đo kích thƣớc lá và quan sát đặc điểm lá Sim:
Chiều dài lá đo từ sát cuống đến đỉnh
Chiều rộng lá đo theo bề ngang rộng nhất của lá
Đo chiều dài cuống.
Đếm số gân lá.
- Đặc điểm thân: mô tả dạng thân, màu sắc thân.
- Đặc điểm hình thái hoa: quan sát và mơ tả cụm hoa, hình dạng, kích
thƣớc các thành phần cấu tạo hoa.
* Đặc điểm vật hậu
- Chọn 10 cây trong OTC (các cây đƣợc chọn có cấp tuổi khác nhau).
- Nội dung quan sát: thời gian bắt đầu và kết thúc của các pha (ra chồi,
ra nụ, nở hoa, kết quả và quả chín).


13
- Điều tra về năng suất quả: chọn 30 bụi tốt, 30 bụi trung bình, 30 bụi
xấu theo dõi thu hoạch và tính năng suất kg/bụi/năm, để sau này tính năng
suất theo tuổi trồng/ha/năm.


2.5.4. Phƣơng pháp phẫu diện đất
Tiến hành lấy phẫu diện đất tại khu vực trồng Sim và lấy đất phân khu
vực rừng tự nhiên.
- Tại khu vực trồng Sim: tiến hành đào phẫu diện tại khu vực sim phát
triển tốt, xấu sau đó mơ tả các đặc điểm, màu của các loại đất để đánh giá
mức độ phù hợp cảu Sim đối với các loại đất.
+ Kích thƣớc phẫu diện, chiều dài:0.8–1.0m, chiều rộng từ: 0.6 – 0.8m,
chiều sâu th ng đứng: từ 1,0 – 1,2m.
+ Nguyên tắc đào phẫu diện: không đào phẫu diện ở gần đƣờng đi,
chọn thành phẫu diện đất đối diện với ánh nắng mặt trời,... khi đào phẫu diện
đất đƣợc đổ sang hai bên,không đứng lên trên bề mặt thành phẫu diện.
+ Sau khi đào phẫu diện song tiến hành phân chia tầng đất (chủ yếu dựa
vào màu sắc theo hộp màu của Zakhazop), đo độ dày tầng đất và mô tả một số
đặc trƣng về hình thái phẫu diện đất nhƣ: màu sắc, độ ẩm, sa cấu, độ chặt, tỉ lệ
mùn,...ghi chép vào phiếu mô tả đã in sẵn cho từng phẫu diện.
- Tại khu vực rừng tự nhiên: do Sim chủ yếu mọc trên các đồi cằn, trơ
sỏi đá nên không thể tiến hành đào phẫu diện đất nên ta tiến hành lấy mẫu đất
để xác định màu, các thành phần cơ giới của đất bằng phƣơng pháp vê tay.

2.5.5. Phƣơng pháp phỏng vấn thực hiện nội dung thứ 3, 4
Đối tƣợng phỏng vấn: 05 hộ gia đình trồng Sim, 03 ngƣời thu mua, chế
biến, sử dụng quả Sim, 02 Tổ trƣởng Tổ Hợp tác, 04 cán bộ khuyến nông xã,
huyện…
Nội dung phỏng vấn: Về các bộ phận sử dụng, cơng dụng, nơi phân bố,
kỹ thuật trồng, tình hình thu hái, kỹ thuật thu hái, sản lƣợng, sơ chế, thị
trƣờng tiêu thụ quả Sim …


14
Sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân xây dựng bảng câu hỏi, bám định

hƣớng để hỏi (bảng câu hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục).

2.5.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel, Word, Mapinfo, QGIS để lƣu trữ, thống kê,
xử lý số liệu, thiết lập các loại bản đồ, tuyến điều tra.

2.5.7. Phƣơng pháp chuyên gia
Trên cơ sở các tài liệu điều tra của các chuyên đề, Luận văn sử dụng
phƣơng pháp chuyên gia để đề xuất các giải pháp phát triển cây Sim bền vững
tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.


15
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Quảng Trạch.
Huyện Quảng Trạch nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên toạ độ địa
lý: Từ 1060 15’ đến 1060 59’ độ kinh Đông; Từ 170 42’ đến 170 59’ độ vĩ Bắc.
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía Tây giáp huyện
Tun Hố, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình,
phía Đơng là biển với chiều dài bờ biển 24,4 Km, dọc theo các xã Quảng
Đông, Quảng Phú, Cảnh Dƣơng, Quảng Hƣng, Quảng Xuân.
Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, trung điểm cách thành phố Đồng
Hới 45 km, cách Hà Nội 500 km, cách thành phố Đà Nẵng 300 km, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km. Diện tích tự nhiên: 450,07 Km2, Dân số

năm 2018 là: 106.472 ngƣời, mật độ dân số: 238 ngƣời/Km2.


×