Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Trai sông: Thức ăn, vị thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.71 KB, 4 trang )

Trai sông: Thức ăn, vị thuốc


Trong y học cổ truyền, trai sông hay trai nước ngọt có tên thuốc là bạng
gồm thịt trai và vỏ trai.

Thịt trai sông chứa 4,6% protid, 1,1% lipid, 16,4mg% Ca, 102mg% P, 70-
100%mgZn, 11,1mg% Fe, 0,02mg% vitamin B1, 0,18mg% vitamin B2, 1,2mg%
vitamin PP, 9mg% vitamin C. Dược liệu có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng lợi
thấp, thanh nhiệt, tiêu khát, hạ huyết áp.
Nhân dân ở các địa phương thường dùng thịt trai sông dưới dạng thức ăn -
vị thuốc phổ biến để chữa bệnh. Họ bắt trai về, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi
cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, lấy 50g thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu
non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai, thêm muối cho đủ đậm.



Cho trẻ ăn làm hai lần trong ngày để chữa mồ hôi trộm, trẻ hay khóc về
đêm. Dùng 3-5 ngày. Thịt trai 30-50g nấu với râu ngô 20g (loại non càng tốt) cho
thật nhừ.

Vớt râu ngô ra, thêm hành 10g, gừng 3g và bột gia vị. Ăn trong ngày chữa
hay nhức đầu, tăng huyết áp, thủy thũng. để chữa viêm gan, vàng da, lấy thịt trai
30-50g, nhân trần 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần
trong ngày.



Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng thịt trai sông như thức ăn - vị thuốc.
Thịt trai 50g ninh nhừ với thịt lợn nạc 20g, ăn vào bữa cơm chữa bệnh tiểu nhiều
về đêm; xào chín với dầu lạc, thêm ít rượu, gừng, muối, ăn trong ngày, chữa kinh


nguyệt quá nhiều; nấu nhừ thành cháo với thịt hàu 50g và gạo tẻ 100g, ăn ngày hai
lần chữa tăng huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mặt,
suy gan.

Vỏ trai sông chứa Ca dưới dạng carbonat và chất chitin. Dược liệu có vị
mặn, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu tích, minh mục, hóa đờm.
Chữa sưng vú: Vỏ trai sông nung thành vôi, tán nhỏ, lấy 6g trộn với gai bồ kết
rang vàng, tán nhỏ 40g. Mỗi ngày uống một thìa cà phê bột với ít rượu.

×