Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

KHÓA LUẬN THÀNH NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT. 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.81 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ DUYÊN
Mã sinh viên: DTS165D140217019

THÀNH NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC
GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Thái Nguyên, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ DUYÊN
Mã sinh viên: DTS165D140217019

THÀNH NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC
GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Xác nhận của người hướng dẫn
(ký, họ tên)

Sinh viên thực hiện
(ký, họ tên)


Lê Thị Hương Giang

Trần Thị Duyên

Thái Nguyên, năm 2020

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em được rèn
luyện, học tập và tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp.
Trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tâm, tận tình của các
thầy cô giáo. Những bài học mà thầy cô đã truyền dạy đã giúp chúng em có thêm
những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS. Lê Thị Hương Giang,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và
khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành nhưng khóa luận tốt nghiệp của em khơng
tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những lời nhận xét và chia sẻ quý báu
của thầy cơ để khóa luận được hồn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Duyên

3



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Đại học sư phạm
Tiến sĩ
Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà xuất bản
Ngữ văn

ĐHSP
TS
ĐHQGHN
Nxb
NV

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Bảng phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua một số tiêu chí ............................17
Bảng 1.3.1. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 10 - t ập 1
.................................................................................................................................................................. 17
Bảng 1.3.2. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 10 - T ập 2
.................................................................................................................................................................. 18
Bảng 1.3.3. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 11 - T ập 1
.................................................................................................................................................................. 18
Bảng 1.3.4. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 11 - T ập 2
.................................................................................................................................................................. 19
Bảng 1.3.5. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 12 - t ập 1
.................................................................................................................................................................. 20

Bảng 1.3.6. Bảng thống kê các văn bản được khảo sát trong Ngữ văn 12 - t ập 2
.................................................................................................................................................................. 21
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát tần suất sử dụng thành ngữ trong các văn b ản văn
học giảng dạy ở trường Trung học phổ thông....................................................................25
Bảng 2.2. Bảng khảo sát các thành ngữ trong văn bản văn h ọc gi ảng d ạy ở
trường Trung học phổ thông dựa trên phương diện về đặc trưng từ v ựng – ngữ
pháp ....................................................................................................................................................... 29
Bảng 2.3. Bảng khảo sát các thành ngữ trong văn bản văn h ọc gi ảng d ạy ở
trường Trung học phổ thông trên phương diện về nguồn gốc....................................35
Bảng 2.4. Bảng khảo sát các thành ngữ trong văn bản văn h ọc gi ảng d ạy ở
trường Trung học phổ thông trên phương diện về ngữ nghĩa.....................................39
Bảng 2.5. Bảng khảo sát các dạng thức sử dụng thành ngữ trong văn bản văn học
giảng dạy ở trường Trung học phổ thông............................................................................43

5


MỤC LỤC

Trang

PHẦN I MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu......................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................5
5. Nhiệm vụ......................................................................................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................6
8. Cấu trúc của khóa luận.............................................................................................................7

PHẦN II NỘI DUNG...........................................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................8
1.1. Ngữ cố định................................................................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................................ 8
1.1.2. Phân loại ngữ cố định........................................................................................................8
1.2. Thành ngữ................................................................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm thành ngữ.......................................................................................................10
1.2.2. Đặc trưng của thành ngữ...............................................................................................11
1.2.3. Phân loại thành ngữ.........................................................................................................13
1.2.4. Giá trị sử dụng của thành ngữ trong văn chương................................................14
1.2.5. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngơn ngữ có liên quan.............................15
1.3. Các văn bản văn học giảng dạy ở trường Trung học phổ thông .....................17
Tiểu kết.............................................................................................................................................. 24
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC GIẢNG DẠY
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................................25
2.1. Kết quả khảo sát, tần suất sử dụng thành ngữ trong các văn bản văn học
giảng
dạy ở trường Trung học phổ thơng.......................................................................................25
2.1.1. Tiêu chí khảo sát................................................................................................................25
2.1.2. Kết quả cụ thể....................................................................................................................25
6


2.2. Phân loại và miêu tả thành ngữ trong văn bản văn học giảng dạy ở trường
trung học phổ thông..................................................................................................................... 29
2.2.1. Căn cứ vào đặc trưng từ vựng – ngữ pháp..............................................................29
2.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc……. .............................................................................................34
2.2.3. Căn cứ vào ngữ nghĩa........................................................................................................38
2.2.4. Căn cứ vào cách thức sử dụng………… .......................................................................42
Tiểu kết.............................................................................................................................................. 58

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA THÀNH NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC GIẢNG
DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.......................................................................59
3.1. Thành ngữ góp phần khắc họa chân thực cuộc sống lao động của nhân dân
................................................................................................................................................................ 59
3.2. Thành ngữ góp phần tái hiện “khung cảnh tối tăm” của xã hội Vi ệt Nam từ
đầu
thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.........................................................................65
3.3. Thành ngữ góp phần ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong những
năm chống Pháp, Mỹ.....................................................................................................................70
Tiểu kết.............................................................................................................................................. 75
PHẦN III KẾT LUẬN.......................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................78
PHỤ LỤC

7


8


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do lí luận
Ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp trong đời sống xã hội, ngơn ngữ góp ph ần
trực tiếp vào việc giao lưu và phát tri ển xã hội, đặc bi ệt ngơn ngữ có v ị trí quan
trọng trong sáng tác văn học, là chất li ệu, phương ti ện c ơ b ản c ủa văn h ọc, nhà
văn là nghệ sĩ của ngôn từ, họ luôn sáng tạo chất liệu ngôn ng ữ dân t ộc đ ể làm
nên tác phẩm của mình. Ngơn ngữ trong một tác phẩm văn học v ừa th ể hi ện
phong cách, cá tính của nhà văn vừa tham gia tr ực ti ếp vào vi ệc xây d ựng n ội

dung của tác phẩm.
Ngữ cố định là các cụm từ có sẵn trong vốn từ vựng (có chức năng như
từ) với thành phần từ vựng và ngữ nghĩa ổn định. Ngữ cố định như một lo ại
phương tiện, một loại biện pháp nhằm khắc phục một phần nào đó tính có hạn
của các từ, tính khơng hàm súc, khơng cơ đọng của các ph ương ti ện lời nói trong
sự biểu vật và biểu thái. Ngữ cố định được phân thành quán ngữ và thành ng ữ,
quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt đ ể đưa đẩy, để chuy ển ý, h ấp d ẫn ý
nhập đề còn thành ngữ lại cần quan tâm chủ yếu ở nghĩa bóng, có tính khái
qt hóa và tính biểu trưng cao.
Trong văn bản nghệ thuật, nhiều nhà văn đã sử dụng thành cơng thành
ngữ trong sáng tác của mình.
Thành ngữ là tiếng nói quen thuộc gần gũi, được đúc kết từ phong tục
tập quán, kinh nghiệm lao động sản xuất, tri ết lí nhân sinh quan, th ế gi ới quan
và các mối quan hệ của con người xã hội Việt Nam từ xưa đến nay, có hình th ức
cấu tạo đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ vì thế việc sử dụng thành ngữ trong
giao tiếp cũng như trong sáng tạo văn học làm cho l ời nói mang đậm b ản s ắc
dân tộc.
Thành ngữ chứa đựng cả kho tàng tri thức đời sống mà ở đó ta có th ể tìm
thấy tất cả những phương diện, quan điểm của triết học đơng - tây kim cổ, nó
chứa đựng tư tưởng của người Việt từ xưa đến nay, nó khơng chỉ là nét đẹp của
văn học dân tộc mà còn là kho tàng tri thức để lại cho thế hệ đời sau.

9


Qua thành ngữ mà các nhà văn sử dụng, chúng ta có th ể nhận ra đ ặc
điểm phong cách của nhà văn trong việc th ể hi ện tính cách nhân v ật, th ể hi ện
hồn cảnh mơi trường sống, nếp nghĩ cách tư duy của nhân vật.
Thành ngữ có vai trị quan trọng trong giao tiếp cũng như trong văn h ọc,
bởi vậy nó cần tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc hơn.

1.2 Lí do thực tiễn
Các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng góp ph ần
giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho h ọc sinh, hơn nữa
những văn bản này là nội dung có trong tất cả các kì thi cuối kì, thi tốt nghiệp
cuối cấp, ôn thi đại học và hầu hết các văn bản này được chọn lựa trong n ội
dung ôn thi học sinh giỏi.
Qua khảo sát chúng tôi thấy đã có một s ố cơng trình nghiên c ứu các văn
bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông về các nội dung như nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện,… nhưng chưa có
cơng trình nghiên cứu chun sâu về mặt ngơn ngữ, đặc bi ệt là nghiên cứu v ề
thành ngữ trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng
Chính vì vậy, chúng tơi đã chọn vấn đề thành ngữ trong các văn b ản văn
học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng làm khóa luận tốt nghiệp với hy
vọng sẽ đóng góp thêm ý kiến và tìm hi ểu của mình v ề vi ệc s ử d ụng thành ng ữ
trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học ph ổ thông nhằm đ ịnh
hướng phát triển các năng lực như năng lực làm chủ ngôn ngữ, năng l ực s ử
dụng ngôn ngữ để giao tiếp, để tạo lập văn bản, năng lực tưởng tượng và sáng
tạo, giúp cho việc dạy và học tập môn Ngữ văn ở trong nhà trường phổ thơng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về thành ngữ
Thành ngữ là công cụ, phương tiện hữu ích cho nhà văn thỏa sức sáng t ạo
trong tác phẩm của mình. Bởi vậy nên từ lâu thành ngữ là v ấn đ ề dành đ ược s ự
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu ngơn ngữ. Đến nay, có nhi ều cơng
trình nghiên cứu về thành ngữ ở tất cả các phương diện hình thái, cấu trúc, ng ữ

10


nghĩa và văn hóa. Các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên c ứu nh ững
vấn đề có liên quan đến thành ngữ. Cụ thể:

Trong các giáo trình, sách nghiên cứu chun ngành ngơn ngữ các tác gi ả
như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Như Ý, Mai Ngọc Chừ, Trương
Đông San đều cho rằng thành ngữ là cụm từ c ố định, hoàn ch ỉnh v ề c ấu trúc và
ý nghĩa. Ngoài ra Nguyễn Thiện Giáp còn phát hiện ra màu s ắc phong cách và
sắc thái bình giá, cảm xúc của thành ngữ [8], Trương Đông San thêm đ ịnh nghĩa
rằng “các đơn vị thành ngữ đều mất nghĩa đen”[27, tr7]
Lê Thị Thùy Vinh có đề cập tới Thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Cơng Hoan, khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2017). Ở đề tài này,
tác giả đã đưa ra các phương diện cấu tạo và cách th ức s ử dụng thành ng ữ
trong truyện ngắn. Tuy nhiên tác giả chuyên biệt ở trong truyện ngắn Nguy ễn
Công Hoan.
Đặng Thanh Hòa đã đề cập đến vấn đề Thành ngữ và tục ngữ trong thơ
nôm Hồ Xuân Hương trên Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, số 4 (2001), tuy nhiên
tác giả chỉ chuyên biệt về cách thức sử dụng thành ngữ trong một số tác phẩm thơ
Hồ Xuân Hương.
Vi Trường Phúc có đề cập đến vấn đề Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý
tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận, luận án tiến sĩ,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2013). Tác giả mới chỉ nghiên cứu
về thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm và một số đặc điểm của thành ngữ.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lương Mai Hiếu đã đề cập đến Thành ngữ,
tục ngữ trong sáng tác của nhà văn Nam Cao (2012), trường ĐHSP Thái
Nguyên, tuy nhiên tác giả chỉ chuyên biệt về cách thức, giá trị của việc vận dụng
thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
Khóa luận tốt nghiệp của Trần Văn Đơng với Tìm hiểu về thành ngữ
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trường Đại học Tây Bắc (2013), đã chỉ ra
đặc điểm về hình thức và nội dung của thành ngữ trong truy ện Ki ều c ủa
Nguyễn Du.

11



Thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ và điển cố trong câu đối của Nguy ễn
Khuyến của tác giả Lê Thị Hương, TS. Nguyễn Văn Thạo có đề cập đến vi ệc
phân loại thành ngữ theo cách thức sử dụng, nh ưng tác gi ả m ới ch ỉ chuyên bi ệt
trong câu đối của Nguyễn Khuyến.
Thành ngữ Tiếng Việt cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX qua sáng tác của
một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu của Đỗ Thị Kim Liên trên Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Số 4 (2014) đã chỉ ra các tiêu chí xác định thành ng ữ, phân tích cách
sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của một s ố nhà văn Nam
Bộ tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Luận văn thạc sĩ Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ
Tiếng Việt của Nguyễn Thị Bảo, trường ĐHSP T.P Hồ Chí Minh (2003) có đề
cập đến ngữ nghĩa của thành ngữ, tuy nhiên tác giả chỉ chuyên biệt về mặt ý
nghĩa văn hóa ở những thành ngữ có chứa thành tố chỉ động vật.
Đề tài nghiên cứu khoa học Thành ngữ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của
Vũ Trọng Phụng của Hoàng Thị Mai Hương, trường ĐHSP Thái Nguyên (2006)
đã tập trung nghiên cứu cách dùng thành ngữ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng.
Đề tài nghiên cứu khoa học Thành ngữ trong “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố
của Lê Thị Hồn, trường ĐHSP Thái Ngun (2005) đã thống kê, nghiên cứu
thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Như vậy, đã có rất nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề thành ng ữ. Tuy
nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về thành ngữ trong các văn bản văn học
giảng dạy ở trường trung học phổ thơng. Do đó chúng tơi lựa ch ọn đ ề xu ất tìm
hiểu về vấn đề này.
2.2 Tình hình nghiên cứu về các văn bản văn học giảng d ạy ở tr ường
trung học phổ thông
Trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng đã có
một số cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ như:
Luận văn tốt nghiệp của Đặng Nguyệt Minh, trường Đại học Cần Thơ v ới

Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu (2013) có đề cập đến bài thơ “Vội vàng”, “Thơ

12


duyên”, “Đây mùa thu tới” tác giả đã nghiên cứu về phương thức ngơn ngữ tạo
hình và biểu hiện trong một số bài thơ của Xuân Diệu.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thùy Trang, trường ĐHSP thành ph ố H ồ Chí
Minh với Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975 (2003) có
đề cập đến tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” tác giả đã nghiên cứu về đặc
điểm xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu, sử dụng ngôn ngữ thành ng ữ trong
tác phẩm tuy nhiên chỉ ở mức khái quát sơ lược.
Phong cách ngôn ngữ ngh ệ thu ật trong chùm th ơ thu c ủa Nguy ễn
Khuyến trường ĐHSP Thành phố H ồ Chí Minh (2016), Huỳnh Th ảo Nguyên
đã chỉ ra biểu hiện và đặc tr ưng c ủa phong cách ngôn ng ữ ngh ệ thu ật trong
chùm th ơ thu Nguy ễn Khuy ến.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thúy, Trường ĐHSP Hà Nội 2 có đề
cập đến Đọc - hiểu truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) theo
đặc trưng thể loại (2013) tác giả đã nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của
Nguyễn Trung Thành trên một số phương diện cốt truyện, nhân vật, ngôn ng ữ
theo đặc trưng thể loại truyện ngắn.
Những ý kiến, phê bình, đánh giá và các đề tài nghiên cứu là nh ững đóng
góp vơ cùng q báu trong việc khai thác hi ểu sâu giá tr ị c ủa ngôn ng ữ c ủa các
tác phẩm trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông.
Vấn đề nghiên cứu “Thành ngữ trong các văn bản văn học giảng dạy
ở trường trung học phổ thơng” thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Vì vậy
chúng tơi thực hiện đề tài này với mong muốn có thể góp thêm nh ững tìm hi ểu
của mình về thành ngữ trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học
phổ thông.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thành ngữ trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung h ọc phổ
thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu

13


Các văn bản ngữ văn trong chương trình phổ thơng hi ện hành, c ụ th ể
chúng tôi sẽ khảo sát 54 tác phẩm gồm cả thơ và văn xuôi.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thành ng ữ trên các ph ương di ện
cấu tạo, đặc điểm, ngữ nghĩa trong các văn b ản văn h ọc gi ảng d ạy ở tr ường
trung học phổ thơng.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu thành ngữ trong các văn bản văn học gi ảng dạy ở
trường trung học phổ thơng với mục đích: Thấy được sự phong phú trong cách
lựa chọn và sử dụng thành ngữ của các tác gi ả, nh ận th ấy được vai trò, ý nghĩa
và hiệu quả biểu đạt của thành ngữ, các giá trị của thành ngữ trong sáng tác văn
chương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập các vấn đề lí thuyết có liên quan đến lí luận nh ư: Khái ni ệm,
đặc điểm và giá trị của thành ngữ.
- Tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các thành ngữ sử dụng trong các
văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng.
- Phân tích các kiểu thành ngữ căn cứ vào nguồn gốc, đặc tr ưng từ v ựng –
ngữ pháp và cách thức sử dụng.
6. Đóng góp của khóa luận
a. Đóng góp lí luận:
Góp phần cung cấp hệ thống lí thuyết về thành ngữ, vai trò, ý nghĩa và

hiệu quả biểu đạt, giá trị của thành ngữ.
Góp phần đưa ra những đánh giá bước đầu về việc sử dụng sáng tạo, linh
hoạt, phong phú thành ngữ của các nhà văn Việt Nam trước và sau 1945.
b. Đóng góp thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cũng cấp nguồn tư li ệu bổ ích cho vi ệc h ọc
tập và giảng dạy các văn bản thơ và văn xi trong chương trình ngữ văn, là tài
liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu về thành ngữ, các ki ểu lo ại thành
ngữ và giá trị của thành ngữ.

14


7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp sau:
7.1. Phương pháp miêu tả với các thủ pháp


Thống kê, phân loại: Để tìm ra các bi ểu hiện, số l ượng, tỉ l ệ, ti ến hành phân lo ại
các thành ngữ sử dụng trong các văn bản văn học giảng dạy ở tr ường trung h ọc
phổ thơng.



Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa: Phân tích thành ngữ về cấu tạo, hình th ức và
ngữ nghĩa để thấy được vai trò, tác dụng của thành ngữ trong các văn b ản văn
học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng.




So sánh, đối chiếu: Đối chiếu các thành ngữ ngun mẫu v ới sáng t ạo đ ể tìm ra
những nét khác biệt, trên cơ sở đó đánh giá việc sử dụng thành ngữ hi ệu qu ả
của các tác giả.
7.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng kiến thức của các lĩnh vực tâm lí học, xã hội học, văn học, tốn
học để thống kê, phân tích, lý giải các thành ngữ được sử dụng trong văn học, cụ
thể là các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thơng. Qua đó thấy
được các giá trị của thành ngữ trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung
học phổ thơng.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo khóa lu ận của chúng
tơi được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Ở chương này chúng tôi nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên
quan đến đề tài như khái niệm thành ngữ, đặc trưng, phân loại và phân bi ệt
thành ngữ với các đơn vị ngơn ngữ có liên quan, đồng thời chúng tôi đã đi ểm
qua vài nét về các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Chúng tôi đưa ra các tiêu chí khảo sát, kết qu ả cụ th ể, phân
loại và miêu tả thành ngữ trong các văn bản văn h ọc giảng d ạy ở tr ường trung
học phổ thông.

15


Chương 3: Ở chương này chúng tôi nghiên cứu giá trị của thành ngữ trong
các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông.

16


PHẦN II

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Ngữ cố định
1.1.1. Khái niệm

Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính ch ất là ý nghĩa c ủa c ụm t ừ, c ấu

tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố định hóa nên nó có tính ch ặt chẽ, s ẵn có, b ắt
buộc, có tính xã hội như từ.[2,Tr.72]
Ví dụ: Ba hoa thiên tướng, Chuột sa chĩnh gạo, Đi guốc trong bụng, Hồn
vía lên mây,…
1.1.2. Phân loại
* Dựa vào tiêu chí kết cấu cú pháp, Nguyễn Nh ư Ý cùng các tác gi ả đã
phân loại các ngữ cố định tiếng Việt thành ngữ cố định có kết cấu cụm từ và
ngữ cố định có kết cấu câu. (Nguyễn Như Ý trong Từ điển giải thích thuật ngữ,
-

Ngơn ngữ học, Nxb Giáo dục).
Ngữ cố định có kết cấu là cụm từ được phân thành:
Các ngữ cố định có các từ trung tâm: cười như nắc nẻ, mặt như chàm,
chậm như rùa, ướt như chuột lột, yếu như sên, khóc nh ư m ưa, th ẳng ru ột ng ựa,
nói khơng trơi, dai như chão, dai như đỉa đói, dai như chó nhai gi ẻ rách, nói m ột
tấc lên trời, nói thiên hơ bát xát, nói thánh nói t ướng, ch ạy long tóc gáy…
Các ngữ cố định khơng có từ trung tâm: dây mơ dễ má, cày sâu cuốc bẫm,

-

một nắng hai sương, dầu sôi lửa bỏng,…
Ngữ cố định có kết cấu là câu:
Các ngữ cố định có kết cấu là câu đều khơng có từ trung tâm. Đó là các

ngữ cố định có kết cấu là một câu đơn: mèo mù vớ cá rán, lươn cùng gặm đất
sét, lươn ngắn chê chạch dài, mả táng hàm rồng, lời nói gió bay, mèo nh ỏ b ắt
chuột to, chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh g ạo, l ợn lành thành l ợn què, ma cũ
bắt nạt ma mới,…
Mỗi loại lớn phân chia theo kết cấu cú pháp l ại có th ể chia nh ỏ thành các

-

kiểu nhỏ hơn:
Ngữ so sánh: khóc như mưa, lạy như tế sao, học như cuốc kêu,…
Ngữ không so sánh, ngữ đối: khôn nhà dại chợ, kết tóc xe tơ, kẻ đấm người xoa,
kẻ ăn ốc người đổ vỏ, sáng nắng chiều mưa,..

17


-

Ngữ phi đối xứng: mua dây buộc mình, qua cầu rút ván, cá nằm trên th ớt, ch ỉ tay
năm ngón,…
* Phân loại ngữ cố định theo chức năng ngữ cố định được chia thành hai
loại: ngữ cố định miêu tả và quán ngữ
Ngữ cố định miêu tả tương đương với các từ định danh, chúng v ừa có tác
dụng gọi tên sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất chưa có tên g ọi v ừa có tác
dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một s ự v ật, m ột hoạt đ ộng, m ột tính
chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi, đó là tr ường h ợp các ng ữ: mắt bồ
câu, mắt lươn, mắt ốc nhồi, mắt lợn luộc… miêu tả các hình dáng khác nhau của
mắt con người; nói thánh nói tướng, nói thiên hơ bát xát, nói m ột t ấc lên trời…
miêu tả các cách nói khác nhau; dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai giẻ
rách…thể hiện các tính chất dai của các sự vật, các hành đ ộng khác nhau,…;

chạy long tóc gáy, chạy thục mạng, chạy như cờ ông công,.. miêu tả các tình thế,
các dạng chạy khác nhau...
Những ngữ cố định phân loại theo kết cấu cú pháp nói trên đều là các
ngữ cố định miêu tả, ngữ cố định định danh hay còn gọi là các thành ngữ.
Quán ngữ là một dạng cụm từ cố định được sử dụng lặp đi l ặp lại trong
các loại hình văn bản để liên kết câu, đoạn văn bản, ho ặc nh ằm m ục đích đ ưa
đẩy, rào đón, nhấn mạnh một nội dung diễn đạt nào đó hay đơn thu ần ch ỉ là
những tiếng đệm, những yếu tố có tính đặc trưng cho một gi ọng điệu, m ột l ối
nói hay một phong cách diễn đạt nào đó trong văn bản. Qn ngữ ph ần l ớn
khơng có từ trung tâm, khơng có kết cấu câu. Ở trong câu, các quán ng ữ không
đảm nhiệm chức năng làm thành phần chính trong nịng cốt câu mà đảm nhi ệm
các chức năng ngồi nịng cốt câu như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái – Các
chức năng dụng học cơ bản.
Ví dụ: nói của đáng tội, thiết nghĩ, tóm lại là, đáng chú ý là, n ước m ẹ gì, ai
cũng biết rằng, cũng thế mà thơi, rõ ràng là,…
Tóm lại, ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của
cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố đ ịnh hóa nên cũng có tính
chất chặt chẽ, bắt buộc, có tính xã hội như từ.
1.2. Thành ngữ
1.2.1. Khái niệm thành ngữ

18


Hiện nay đã có khá nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra các đ ịnh nghĩa v ề
thành ngữ. Các khái niệm ấy không loại trừ nhau mà bổ sung, h ỗ tr ợ cho nhau.
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do các tác gi ả đã căn cứ vào các tiêu chí khác nhau
của thành ngữ để định nghĩa. Sau đây là một số định nghĩa v ề thành ngữ c ủa các
nhà nghiên cứu.
Từ điển giải thích thuật ngữ, ngơn ngữ học (Nguyễn Như Ý, NXB Giáo

dục, 1996) định nghĩa thành ngữ như sau: “ Cụm từ hay ngữ cố định có tính
ngun khối về ngữ nghĩa, tạo thành một ch ỉnh thể định danh có ý nghĩa chung
khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, t ức là khơng có nghĩa đen và
hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.” [37, tr271]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Tr ọng Phi ến trong
cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt cho rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố
định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa c ủa chúng có tính hình t ượng ho ặc
và gợi cảm.”[3, tr153-165]
Trong Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt của Trương Đông San định
nghĩa: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có ý nghĩa hình t ượng t ổng quát,
không suy ra trực tiếp từ ý nghĩa của những đơn vị t ừ tạo ra nó. Thành ng ữ g ồm
những đơn vị mang ý nghĩa hình tượng chung, trong đó t ất c ả các đ ơn v ị t ừ đ ều
mất nghĩa đen.”[27, tr7]
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cho rằng: “Thành ngữ
là những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, v ừa có tính g ợi c ảm.
Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các s ắc thái bình
giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành, ho ặc chê bai khinh r ẻ, ho ặc
ái ngại xót thương,…”
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái ni ệm v ề thành ng ữ
với những đặc trưng nổi bật. Như vậy, thành ngữ có th ể được hiểu như sau:
Thành ngữ là cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, b ền v ững, có ý nghĩa ổn đ ịnh,
hồn chỉnh (nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành b ị m ờ đi, nghĩa c ủa c ả t ổ h ợp
có tính chất mới, có tính hình tượng, tính biểu tr ưng cao).
1.2.2. Đặc trưng của thành ngữ
a. Về mặt hình thức và cấu tạo
Thành ngữ được cấu tạo bởi các từ. Một thành ngữ phải được làm thành
bởi ít nhất là hai từ.
19



Ví dụ: da bọc xương; tham thì thâm; thay lịng đổi dạ; gậy ông đập lưng ông,

Nếu xét riêng về kết cấu ngữ pháp nội b ộ thì một thành ng ữ có th ể có
cấu tạo là một cụm từ (cụm từ hòa kết, cụm từ hợp kết) hoặc có cấu tạo là một
câu. Nhưng dù có cấu tạo là một cụm từ hay một câu thì khi s ử d ụng, thành ng ữ
cũng luôn hoạt động ổn định dưới dạng nguyên khối, tương đương với từ,
giống như một đơn vị từ vựng có sẵn trong ngơn ngữ.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cụ thể, khi hoạt động tạo câu, c ấu
trúc hình thức của thành ngữ bị phá vỡ hoặc bị thay đổi ít nhiều, tạo nên những
biến thể
Chẳng hạn: “Cây ngay thì sẽ khơng sợ chết đứng” (nguyên dạng Cây ngay
không sợ chết đứng) hay “Ăn cơm nhà mà lại đi vác tù và hàng tổng” (nguyên
dạng Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ); “Sớm lửa tối đèn” (nguyên dạng Tối lửa
tắt đèn); “Ăn cây táo rào cây sung” “Ăn cây táo rào cây dâu” (nguyên dạng Ăn cây
nào rào cây ấy)
Có trường hợp thành ngữ bị biến dạng về nghĩa.
Ví dụ: Ăn ốc nói mị ban đầu có nghĩa “nói năng phải phù hợp với hoàn
cảnh” dần dần nghĩa ban đầu bị mờ đi biến đổi và cho đ ến nay h ầu h ết m ọi
người chỉ sử dụng thành ngữ trên với nghĩa: “nói năng hồ đồ, thiếu căn cứ”,…

b. Về mặt nghĩa từ vựng

Khác với từ ngữ thông thường, nghĩa của thành ngữ biểu hiện theo một

-

quy luật riêng. Có thể nêu lên những đặc trưng sau:
Tính ngun khối và khái quát hóa. Mặc dù thành ngữ được tạo bởi các từ nhưng
nghĩa của thành ngữ không phải là tổng cộng các nghĩa cụ th ể của từng thành
tố cấu tạo nên nó mà mỗi thành ngữ có một nghĩa hồn chỉnh, ngun kh ối,

được khái qt hóa từ tất cả các thành tố cấu tạo.
Ví dụ: thành ngữ chuột sa chĩnh gạo có nghĩa là rất may mắn được ở vào

-

nơi vơ cùng thuận lợi
Tính biểu trưng. Nghĩa biểu trưng hay nghĩa bóng là con đường bi ểu đạt nghĩa
quan trọng nhất của thành ngữ. Đó là việc sử dụng những hình ảnh cụ thể đ ể
biểu thị một cách tượng trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động hay sự
việc có tính phổ biến khái qt (đặc điểm này khiến cho thành ngữ gi ống v ới
các ẩn dụ, hoán dụ).

20


Ví dụ: để biểu thị việc hiểu rõ tâm địa người khác thành ngữ dùng một
-

hình ảnh cụ thể để biểu trưng là “đi guốc trong bụng”
Tính hình tượng (gợi tả). Do cách diễn đạt biểu trưng mà hầu hết các thành ngữ
đều có tính hình tượng hay tính gợi tả. Trong các từ ngữ thông thường, trừ các ẩn
dụ, hoán dụ), nghĩa của từ ngữ phần lớn được nhận thức một cách trực tiếp, duy
lí; cịn ở thành ngữ, việc nhận thức nghĩa nói chung phải bằng con đường gián
tiếp, thơng qua các hình ảnh sinh động của các thành tố cấu tạo mà khái quát lên
nghĩa của chúng.
Ví dụ, để diễn đạt sự lúng túng, loay hoay chưa biết giải quyết thế nào
cho ổn thỏa, thành ngữ dùng hình ảnh: “lúng túng như thợ vụng mất kim”. Nhờ
cách dùng hình ảnh như vậy mà ý nghĩa của thành ngữ mặc dù được hình thành
bằng con đường khái quát hóa, vẫn có tính hình tượng, tính g ợi t ả h ơn, cụ th ể


-

và sinh động hơn các từ ngữ thơng thường.
Tính gợi cảm (biểu thái). Thành ngữ chỉ được dùng trong những trường hợp
giao tiếp đòi hỏi cần có sự bình giá hoặc bộc lộ thái độ của người nói, nh ờ v ậy
nó có tính biểu cảm cao.
Ví dụ: Cùng nói về sự gặp may nhưng “chó ngáp phải ruồi” thì có ý coi
thường, khinh miệt, cịn “buồn ngủ gặp chiếu manh” thì lại tỏ thái độ tự an ủi,
tạm bằng lịng. Khi nói rét bộc lộ thái độ người nói sử dụng “Rét cắt da cắt thịt”;

“lạnh thấu xương”…
c. Về mặt hoạt động ngữ pháp trong câu
Dù có cấu trúc hình thức là một cụm từ hay một câu thì khi tham gia ho ạt
động cấu tạo câu, thành ngữ chỉ đóng vai trị ngữ pháp tương đương với m ột từ.
Nó dùng để thay thế cho một từ và kết hợp với các từ khác để tạo câu.
Ví dụ: Thay vì dùng từ “hợp lực” trong câu “Nếu vợ chồng không hợp lực
cùng nhau thì sẽ khơng thể vượt qua được những khó khăn th ử thách kh ắc
nghiệt trong cuộc sống”, có thể dùng thành ngữ “ chung lưng đấu cật”: “Nếu vợ
chồng khơng chung lưng đấu cật cùng nhau thì sẽ khơng thể vượt qua được
những khó khăn thử thách khắc nghiệt trong cuộc s ống”. Trong hai câu trên, t ừ
hợp lực và chung lưng đấu cật được sử dụng tương đương nhau, vì có chung
một vị trí cú pháp và cùng một vai trò, chức năng ngữ pháp trong câu.
1.2.3. Phân loại

21


Có nhiều cách phân loại thành ngữ căn cứ vào những tiêu chí khác nhau.
Chúng tơi xin trình bày một số kết quả phân loại chính, cụ th ể:
a) Căn cứ vào cơ chế cấu tạo – ngữ nghĩa, có th ể chia làm hai lo ại: thành ng ữ h ợp

kết và thành ngữ hòa kết
Thành ngữ hợp kết được hình thành do sự kết hợp giữa một thành tố
biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với một thành tố sắc thái hóa thu ộc
tính chung đó. Ví dụ: “ Rách như tổ đỉa” thì rách là thành tố biểu thị thuộc tính
chung, cịn tổ đỉa là thành tố sắc thái hóa thuộc tính rách. Hoặc nó được hình
thành do sự kết hợp của hai thành tố bi ểu thị những mặt, những thu ộc tính
khác nhau của cùng một đối tượng. Ví dụ: “nhà tranh vách đất” thì nhà tranh và
vách đất là hai thuộc tính khác nhau của cùng một đối tượng nhà nghèo.
b) Căn cứ vào đặc trưng từ vựng – ngữ pháp của thành ng ữ (nghĩa là căn c ứ vào ý
nghĩa khái quát và chức năng ngữ pháp của các thành ngữ trong ho ạt đ ộng c ấu
tạo câu) có thể phân chia thành ngữ tiếng Việt thành các loại thành ng ữ danh
từ, thành ngữ động từ, thành ngữ tính từ.
Thành ngữ danh từ là những thành ngữ có ý nghĩa chỉ người, vật, khái
niệm, hiện tượng có thể thay thế hoặc tương đương với một danh từ khi kết
hợp với các từ khác để tạo câu. Ví dụ: “Những thứ nước mắt cá sấu ấy thì lừa
được ai” (Tơ Hồi).
Thành ngữ động từ là những thành ngữ có ý nghĩa bi ểu thị hành động,
trạng thái của sự vật và có thể thay thế hoặc tương đương với một động từ khi
kết hợp với các từ khác để tạo câu. Ví dụ: “Cái ngh ề văn k ị nhất là cái l ối thấy
người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” (Nam Cao).
Thành ngữ tính từ là những thành ngữ có ý nghĩa biểu thị tính chất, thuộc
tính của sự vật và có thể thay thế hoặc tương đương v ới một tính từ khi k ết
hợp với các từ khác để tạo câu.
Ví dụ:
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
(Th ơ Nguy ễn Bính)
c) Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân chia thành ngữ thành các lo ại: Thành ng ữ
Hán Việt, thành ngữ thuần Việt.
Ví dụ: Thành ngữ Hán Việt: điệu hổ li sơn

Thành ngữ thuần Việt: chậm như rùa

22


d) Căn cứ vào ngữ nghĩa, có thể phân thành ngữ thành các loại: Thành ng ữ đ ối,

thành ngữ so sánh, thành ngữ thường (không đối, không so sánh).
e) Căn cứ vào cách thức sử dụng, có th ể phân chia thành ngữ thành các lo ại: S ử
dụng nguyên mẫu thành ngữ, tách đôi thành ngữ, mượn ý thành ngữ, mượn Môtip thành ngữ.
1.2.4. Giá trị sử dụng của thành ngữ trong văn chương
Thành ngữ có vai trị rất quan trọng trong đời s ống văn hoá của ng ười
Việt. Thành ngữ không chỉ mang đặc điểm và chức năng sử dụng gi ống nh ư từ
mà còn có tính hình tượng, biểu cảm và khả năng uy ển chuyển đưa đẩy ngôn từ
rất cao. Cũng bởi vậy mà trong các tác phẩm văn chương, các tác gi ả th ường s ử
dụng thành ngữ. Hiệu quả sử dụng của thành ngữ là nói ít mà di ễn đạt được
nhiều, được sâu và có hiệu quả cao.
Để lời văn hay đi vào lòng người và mang chiều sâu tri ết lý tư tưởng giúp
người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận các nhà văn, nhà thơ tài năng th ường đưa
thành ngữ vào các tác phẩm của mình làm cho câu văn, câu th ơ tr ở nên h ấp d ẫn
hơn. Dù là thơ hay văn xi thì thành ngữ đều dễ sử dụng và dễ sáng tạo. Các
nhà văn, nhà thơ Việt Nam hầu như ai cũng từng sử dụng thành ngữ trong tác
phẩm hay trong phát ngơn của mình. Những nhà th ơ nổi ti ếng của nước ta nh ư
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Du là các nhà th ơ s ử dụng
thành ngữ trong tác phẩm của mình rất phổ biến bởi vậy mà khi đọc th ơ của
họ người đọc sẽ cảm thấy dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc, nhịp đi ệu uy ển
chuyển, ngôn từ trau truốt, chất liệu dân gian luôn in đậm trong th ơ của h ọ.
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ từ tên Hải vốn người Việt Đồng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trong văn xuôi thành ngữ cũng được tận dụng khai thác khá phổ bi ến,
các nhà thơ, nhà văn trước cách mạng khi vi ết v ề cái nghèo, cái đói, cái kh ổ c ủa
nhân dân khi phải chịu áp bức bóc lột của bọn thực dân phong ki ến nh ư Ngô
Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… đã s ử dụng thành ng ữ

23


để miêu tả khắc họa những bức tranh của một xã hội Việt Nam b ất cơng đói
khổ ngày ấy. Họ còn tận dụng thành ngữ để xây dựng lên hình ảnh con người
với đầy đủ các đặc điểm từ chân dung, diện mạo, tính cách đến s ố phận của h ọ.
Các nhà văn xuất hiện sau này như Ma Văn Kháng, Kim Lân, Nguy ễn Trung
Thành… cũng đã không ngừng phát huy hiệu quả của vi ệc s ử d ụng thành ng ữ
để mang đến những tác phẩm có giá trị trường tồn với thời gian.
Chính vì vậy, các nhà văn, nhà thơ – những nghệ sĩ ngơn từ là ng ười có
kinh nghiệm và biệt tài sử dụng thành thạo khai thác tri ệt đ ể các ph ương ti ện
ngơn ngữ trong đó có thành ngữ - yếu tố ngôn từ giàu sức s ống và giàu s ức
thuyết phục.
1.2.5. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngơn ngữ có liên quan
1.2.5.1. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Quán ngữ là một dạng cụm từ cố định được sử dụng lặp đi l ặp lại trong
các loại hình văn bản để liên kết câu, đoạn văn bản, ho ặc nh ằm m ục đích đ ưa
đẩy, rào đón, nhấn mạnh một nội dung diễn đạt nào đó, hay đơn thuần ch ỉ là
những tiếng đệm, những yếu tố có tính đặc trưng cho một gi ọng điệu, m ột l ối
nói hay một phong cách diễn đạt nào đó trong văn bản.
Thành ngữ và quán ngữ giống nhau ở cấu trúc cụm từ và tính ch ất c ố

định của tổ hợp, nhưng khác nhau chủ yếu ở đặc trưng ngữ nghĩa. Nghĩa của
thành ngữ chủ yếu là nghĩa bóng, có tính khái qt hóa và tính bi ểu tr ưng cao,
cịn nghĩa của quán ngữ vẫn là nghĩa cụ thể của các từ cấu tạo nên nó.
1.2.5.2. Phân biệt thành ngữ với từ ghép và ngữ định danh
Trong Việt ngữ học, khái niệm từ ghép và ngữ định danh là khái ni ệm
chưa thống nhất với các nhà nghiên cứu. Chúng tôi gọi chung những ki ểu k ết
hợp ổn định dạng ghép hai, ba thành tố trở lên đ ể bi ểu th ị khái ni ệm và s ự v ật
hiện tượng như xe đạp, cao tay, thành bại, phố xá, đường đồng mức, phương
thẳng đứng, máy bay lên thẳng… là các từ ghép hoặc ngữ định danh. Sự phân biệt
thành ngữ với từ ghép và ngữ định danh thể hiện trên những nét sau:
Từ ghép hay ngữ định danh là tên gọi thuần túy của sự vật, hiện tượng,
khái niệm,…còn thành ngữ là cách biểu thị gợi tả (bi ểu tr ưng) và g ợi c ảm v ề

24


những sự vật, hiện tượng, khái niệm ấy. Ví dụ để biểu thị sự dốt nát người ta
dùng các thành ngữ: dốt đặc cán mai, dốt hay nói chữ,…
Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo từ ghép và ngữ định danh ch ỉ
bao gồm quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ chính phụ, khơng có ki ểu quan hệ ch ủ
vị; trong khi ở các thành ngữ, có thể có mặt cả ki ểu quan h ệ ch ủ vị, ví dụ “ chó
cắn áo rách”. Ngồi ra giữa các thành tố của thành ngữ cịn có th ể có các ki ểu
quan hệ khác nữa như quan hệ song song, liên hợp, quan hệ qua l ại hay nhân
quả…
Riêng trong các ki ểu c ấu trúc đ ẳng l ập và chính ph ụ thì ở thành ng ữ
cũng có nh ững nét riêng so v ới t ừ ghép và ng ữ đ ịnh danh, ch ẳng h ạn ở t ừ
ghép và ngữ định danh là quan h ệ gi ữa các hình v ị ho ặc t ừ t ố (buôn bán, tàu
sân bay…) cịn ở thành ng ữ ngồi quan h ệ gi ữa các t ừ có th ể cịn là quan h ệ
giữa từ v ới cụm từ ho ặc quan h ệ gi ữa hai v ế, hai m ệnh đ ề v ới nhau. Ví d ụ:
“Xấu / như ma chê qu ỷ hờn”, “ăn cho đ ều / tiêu cho sòng”, “chanh chua / kh ế

cũng chua”,…Trong số các thành ng ữ có quan h ệ chính ph ụ thì trên 50%
thuộc dạng so sánh (“ đẹp như tiên ”, “lúng búng nh ư ng ậm h ột th ị”,…) và
thành tố chính th ườ ng có h ơn m ột thành t ố ph ụ b ổ sung cho nó (“ ăn chó cả
lơng”,“Bán trời khơng văn t ự”,…), những ki ểu cấu trúc chính ph ụ này h ầu
như không th ấy xu ất hi ện trong các t ừ ghép ho ặc ng ữ đ ịnh danh.
1.2.5.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Tục ngữ và thành ngữ giống nhau ở kiểu cấu tạo các thành tố, s ự ổn đ ịnh
về cấu trúc hình thức và đều được sử dụng nguyên khối trong lời nói. Tuy nhiên
tục ngữ và thành ngữ phân biệt nhau ở một số đặc điểm. Chúng tôi đã đưa ra
một số tiêu chí phân biệt qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1. Bảng phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua một số tiêu chí
Nét khu biệt
Đặc điểm cấu trúc
Đặc điểm ngữ âm

Đơn vị
Tiêu chí
Cố định
Khơng cố định
Hài hịa
Khơng hài hòa

25

Thành ngữ

Tục ngữ

+
+

-

+
+
-


×