Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát thực tế một số mô hình hệ thống tủ bếp trên thị trƣờng và phân tích các modul chức năng của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.23 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá năng lực, trình độ, kết quả học tập của sinh viên trước khi ra trường. Ban chủ
nhiệm khoa Chế Biến Lâm Sản đã giao cho em thực hiện khoá luận tốt nghiệp:
“ Khảo sát thực tế một số mơ hình hệ thống tủ bếp trên thị trƣờng và phân tích các
modul chức năng của chúng”.
Trong q trình thực hiện khố luận tốt nghiệp, ngoai sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được
sự giúp đỡ rất tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cử hang nơi em thu thập thơng tin và hình
ảnh cho khố luận.
Nhân dịp hồn thành khố luận tốt nghiệp em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đên thầy giáo TS. Võ Thành Minh đã giành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện khố luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cửa hàng nơi em thực
hiện việc khảo sát và thu thập thông tin cho khoá luận. Đồng thơi, em cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới gia đinh, bạn bè những người luôn giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt thời gian qua.
Do thời gian còn hạn chế, năng lực nghiên cứu của bản thân cịn có hạn nên khố luận cịn có
những hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sự góp ý tận tình của thầy cơ, bạn bè để khố
luận được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 08 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Ong Thế Sơn


LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa, con người đã biết sử dụng gỗ để tạo ra các đồ vật phục vụ nhu cầu của
họ. Những đồ vật khi đó tuy chưa đạt được yêu cầu về tính thẩm mỹ nhưng đã đáp
ứng được các nhu cầu tối thiểu về công năng sử dụng. Khi xã hội phát triển hơn,
ngoài việc quan tâm đến công năng sử dụng của đồ mộc người ta đã quan tâm tới
tính thẩm mỹ của chúng. Vì thế cơng việc thiết kế đồ mộc đã được hình thành và
phát triển từ rất sớm.
Ngành thiết kế đồ mộc ra đời với nhiệm vụ tạo ra các các sản phẩm mộc vừa đạt
được cơng năng sử dụng tốt vừa có tính thẩm mỹ cao, giúp cho người sử dụng cảm


thấy thích thú khi sử dụng chúng.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao, thế
nên công tác thiết kế càng phải được quan tâm phát triển để theo kịp được nhu cầu
của con người. Đi cùng với xu hướng phát triể chung của đồ mộc, nội thất nhà bếp
cũng đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Từ chỗ người ta chỉ coi gian bếp là
một nơi tối tăm lạc hậu ít đáng quan tâm, nhưng đến nay nhờ sự quan tâm phát
triển của ngành thiết kế đồ mộc, nội thất nhà bếp đã trở thành một trong những
phần rất quan trọng đối với khơng gian sống của mỗi gia đình.
Ở các nước phát triển nội thất nhà bếp nói chung, tủ bếp nói riêng đã được quan
tâm nghiên cứu phát triển từ rất lâu và đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Ở
Việt Nam, do đời sống của người dân còn thấp vấn đề nghiên cứu phát triển ngành
thiết kế chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên nội thất nhà bếp và đặc biệt là
tủ bếp vẫn còn là khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người. Do vậy, công tác thiết kế
tủ bếp cần gắn liền lý luận với thực tiễn nhằm đưa ra các mẫu tủ bếp dáp ứng nhu
cầu sử dụng và phù hợp với điều kiện kinh tế.
Hiện nay, do mức sống của người dân đã được nâng cao, rất nhiều các gia đình có
điều kiện kinh tế ở các thành phố lớn đã quan tâm tới việc lựa chọn tủ bếp. Các
mẫu tủ bếp hiện nay có mặt trên thị trường đa phần là các mẫu mã tủ bếp của các


nước ngồi. Với nền tảng sẵc có về thiết kế tủ bếp từ các nước có ngành thiết kế
nội thất phát triển. Chúng ta cần quan tâm nghiên cứu áp dụng sao cho phù hợp
kích thước của người Việt Nam, với nhu cầu, cách nấu nướng và tập quán văn hoá
của người Việt Nam.
Trước nhu cầu lựa chọn được các mẫu tủ bếp phù hợp với các không gian khác
nhau của nhà bếp Việt Nam, bằng các kiến thức đã được học trong quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường và được sự nhất trí của khoa Chế Biến Lâm Sản, em tiến
hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Chế Biến Lâm Sản, chun mơn
hố Cơng Nghệ Mộc, với tên khoá luận:
“ Khảo sát thực tế một số mơ hình hệ thống tủ bếp trên thị trường và phân tích

các modul chức năng của chúng”.
Đề tài thực hiện việc khảo sát thị trường tại 2 khu vực Hà Nội và Hà Tây.


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1:Những vấn đề chung
1.1.Mục tiêu của đề tài
1.2.Các nội dung của đề tài
1.3.Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.4.Phạm vi giới hạn của đề tài
Chương 2:Một số mơ hình hệ thống tủ bếp và khái qt hố hệ thống tủ bếp
2.1.Thuyết minh các mơ hình thu thập
2.1.1.Hình vẽ và tên gọi/kí hiệu của các mơ hình thu thập
2.1.2.Thuyết minh các đặc trưng cơ bản của các mơ hình thu thập
2.2.Khái qt hố về hệ thống tủ bếp
2.2.1.Các mơ hình ngun lý bố trí theo khơng gian
2.2.2.Các nguyên lý bố trí các phần chức năng và thiết bị
Chương 3:Thông tin về các phần chức năng, thiết bị, phụ kiện…
3.1.Thông tin các phần chức năng
3.1.1.Modul chức năng chậu rửa
3.1.2.Modul chức năng bàn thao tác
3.1.3.Modul chức năng bếp nấu
3.2.Thông tin khái quát về các thiết bị và phụ kiện của tủ bếp
3.2.1.Thông tin khái quát về các thiết bị
3.2.2.Thông tin khái quát về các phụ kiện
Chương 4:Phân tích kết cấu của sản phẩm
4.1.Mơ hình sản phẩm lựa chọn
4.1.1.Bản vẽ mơ hình
4.1.2.Các modul chức năng trong mơ hình

4.2.Phân tích cấu tạo các modul chức năng của mơ hình
4.2.1.Bản vẽ tách kết cấu modul chức năng chậu rửa
4.2.2.Bản vẽ tách kết cấu modul chức năng bếp nấu
4.2.3.Bản vẽ tách kết cấu modul chức năng quầy rượu
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
5.1.Kết luận
5.2.Kiến nghị

1
3
3
3
3
3
4
4
4
9
15
18
21
25
25
25
26
27
28
28
48
50

50
50
54
54
56
56
56
57
57
57


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu và thu thập một số mẫu mơ hình hệ thống tủ bếp trên thị
trường;tổng hợp các thông tin tổng quan cơ bản về hệ thống tủ bếp và phân
tích cấu trúc các phần chức năng của một mơ hình hệ thống tủ bếp được lựa
chọn
1.2.Các nội dung của đề tài
1.Thu thập một số mơ hình tiêu biểu của thị trường và khái qt hố về các
ngun lý bố trí tủ bếp
2.Tổng hợp thông tin về các phần chức năng tủ,thiết bị và phụ kiện của hệ
thống tủ bếp trên thị trường
3.Phân tích cấu trúc của các mơ đun chức năng của tủ bếp trên cơ sở lựa
chọn một mơ hình đại diện
4.Phản ánh thông tin kinh tế về tủ bếp theo một mơ hình đại diện
1.3.Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
 Phương pháp thu thập các mẫu về mô hình hệ thống từ thực tiễn bằng
khảo sát và thu thập bằng các phương pháp vẽ ghi,chụp ảnh,ghi nhớ,

qua internet và các phương tiện thông tin đại chúng.
 Phương pháp hệ thống các phần chức năng của hệ thống tủ bếp:kết
hợp lý luận và thực tiễn
 Phương pháp phân tích cấu trúc chức năng của sản phẩm:
Sử dụng kiến thức thực tế về kết cấu và phương pháp thể hiện
cấu trúc bằng bản vẽ tách
1.4.Phạm vi giới hạn của đề tài
-Giới hạn phạm vi về địa bàn khảo sát:Khảo sát một số điểm trên phạm vi
địa bàn Hà Nội,Hà Tây.
-Giới hạn phạm vi về loại hình sản phẩm:Các mơ hình sản phẩm phổ biến.


Chƣơng 2:
MỘT SỐ MƠ HÌNH HỆ THỐNG TỦ BẾP
VÀ KHÁI QT HỐ HỆ THỐNG TỦ BẾP.
2.1. Thuyết minh các mơ hình thu thập.
2.1.1. Hình vẽ và tên gọi/ kí hiệu của các mơ hình thu thập.
Kiểu dáng và cách bố trí các mơ hình tủ bếp rất đa dạng tuỳ theo không gian nhà
bếp cụ thể. Dưới đây là các mơ hình tủ bếp, cách bố trí tủ bếp rất phổ biến hiện nay.
a. Mơ hình tủ bếp bổ trí chữ U:

Hình 1


Hình 2

Hình 3


b. Mơ hình tủ bếp bố trí chữ L:


Hình 4

Hình 5


Hình 6

Hình 7
b. Mơ hình tủ bếp bố trí thẳng:


Hình 8

Hình 9
d. Mơ hình tủ bếp bố trí song song:


Hình 10
2.1.2.Thuyết minh các đặc trƣng cơ bản của các mơ hình thu thập.
Đặc điểm chung của các mơ hình thu thập:
Các mơ hình tủ bếp được giới thiệu ở trên đều là các mơ hình tủ bếp tiêu biểu
đang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng bởi các tính năng nổi bật
của nó như sau:
Ngun liệu sử dụng để làm tủ bếp đều là các loại gỗ đã qua xử lý tẩm sấy bằng
công nghệ hiện đại.
Cách thức bố trí các phần chức năng trong hệ thống tủ bếp rất khoa học giúp cho
người nội trợ có thể giảm được tối thiểu quãng đường di chuyển .
Kích thước của các phần chức năng và thiết bị của hệ thống tủ bếp đều được
thiết kế căn cứ theo kích thước của người Việt Nam đã được điều tra nhân trắc học.



Các mơ hình tủ bếp được giới thiệu chủ yếu được làm bằng gỗ tự nhiên như :
Xoan Đào, Dổi, Thơng …trong đó Xoan Đào là loại gỗ đang được người tiêu dùng
lựa chọn nhiều nhất bởi gỗ xoan đào tương đối cứng, vân gỗ đẹp và việc xử lý độ
phẳng, độ cong vênh tương đối tốt hơn những loại gỗ khác. Tuy nhiên do giá thành
của gỗ tự nhiên làm tủ bếp tương đối cao lên nhiều người tiêu dùng cũng thường
chọn loại gỗ công nghiệp được dán phủ veener gỗ xoan đào,
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 1:
Kích thước của sản phẩm :
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm
Chiều cao phần tủ dưới : 760 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 740mm
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Chiều dài quầy rượu : 1500 mm
Đây là mơ hình thiết kế tủ bếp khá mới lạ. Với cách thiết kế này việc bố trí các
thiết bị sẽ dễ dàng hơn, không gian bếp rộng sẽ giúp công việc nấu nướng trở lên
dễ dàng hơn, với không gian bếp này cơng việc nấu nướng có thể do nhiều người
làm một lúc. Nguyên liệu được dùng để sản xuất là gỗ công nghiệp được dán phủ
veener xoan đào. Giá bán của loại tủ bếp này trên thị trường hiện nay là : 2.700.000
vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 2 :
Kích thước của sản phẩm :
Chiều cao tổng thể của tủ : 2400 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800mm
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Chiều dài phần tủ rượu : 1500 mm.

Đây là mô hình tủ bếp có diện tích khá rộng rất thích hợp cho các gia đình có
khơng gian nhà bếp rộng. Tủ bếp được làm từ gỗ xoan đào. Đây là loại gỗ đang
được người tiêu dùng rất ưa thích, gỗ đã được xử lý ngâm tẩm bảo quản chống mối


mọt bằng công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Tủ bếp có đường nét kiểu dáng cổ điển
mang phong cách Nhật Bản. Các phụ kiện của tủ bếp đều là sản phẩm nhập khẩu,
máy móc gia cơng sắc nét, sơn bề mặt sử dụng máy phun Nhật Bản, nguyên liệu
sơn được nhập khẩu từ Đài Loan. Do đây là mô hình tủ bếp có khơng gian khá rộng
lên việc bố trí các thiết bị cho tủ bếp được bố trí rất khoa học giúp cho người nội
trợ cảm thấy thoải mái khi thao tác chế biến món ăn.
Kích thước của các phần chức năng đã được tính tốn phù hợp với dáng vóc
của người Việt Nam.
Mơ hình tủ bếp được bố trí quầy rượu nhỏ, đây là cách bố trí rất hiện đại mang
phong cách châu Âu đang rất được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Giá bán của loại
tủ bếp này trên thị trường hiện nay là : 3.200.000 vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 3 :
Kích thước của sản phẩm
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800 mm .
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Chiều dài phần tủ rượu : 1500 mm.
Tủ bếp được thiết kế mang phong cách hiện đại của Châu Âu. Nguyên liệu được
sử dụng để làm tủ bếp là gỗ xoan đào, loại gỗ đang được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn sử dụng nhất. Các đường nét của tủ bếp được gia cơng rất sắc nét giúp cho tủ
bếp có được nét sang trọng quý phái của Châu Âu. Các thiết bị sử dụng trong nhà
bếp đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Malaysia. Giá bán của loại tủ bếp này trên
thị trường hiện nay là : 3.200.000 vnđ/mét dài.

Đặc trưng cơ bản của mơ hình 4:
Kích thước của sản phẩm:
Chiều cao tổng thể của tủ : 2400 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều rộng phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800 mm


Chiều rộng phần tủ trên : 320 mm.
Đây là mô hình tủ bếp được bố trí dạng hình chữ L. Mơ hình tủ bếp này đang
được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất bởi tính thẩm mỹ của nó cũng như phù
hợp với không gian bếp của đại bộ phận các gia đình Việt Nam.
Tủ bếp được làm bằng gỗ xoan đào,loại gỗ đang được rất nhiều người tiêu dùng
lựa chọn trong việc làm tủ bếp.Các đường nét của tủ bếp sắc nét tạo lên sự sang
trọng cho không gian bếp.
Cách bố trí các thiết bị trong phần tủ bếp khá hợp lý giúp cho người nội trợ cảm
thấy thoải mái trong việc thao tác nấu nướng các món ăn. Giá bán của loại tủ bếp
này trên thị trường hiện nay là : 3.200.000 vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 5
Chiều cao tổng thể của tủ : 2400 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều rộng phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800 mm
Chiều rộng phần tủ trên : 320 mm.
Đây là mơ hình tủ bếp đang bán chạy nhất trên thị trường Hà Nội.Tủ bếp được
làm 100% từ gỗ tự nhiên, nguyên liệu sử dụng là gỗ gõ mật.Sản phẩm được tẩm
sấy trên dây truyền chế biến gỗ hiện đại của Nhật Bản.
Các thiết bị đều được nhập khẩu hoàn toàn từ Malaysia,tạo lên sự đồng bộ cho
gian bếp, Tủ bếp được thiết kế dạng hình chữ L lên người tiêu dùng có thể hạn chế
được tối đa thời gian di chuyển trong quá trình thao tác nấu nướng.

Các đường nét được thiết kế rất sắc nét tạo lên sự sang trọng của gian bếp. Việc
bố trí phần tủ trưng bày rượu ở đầu của gian bếp tạo cho gian bếp có được phong
cách rất hiện đại. Giá bán của loại tủ bếp này trên thị trường hiện nay là : 4.800.000
vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 6
Chiều cao tổng thể của tủ : 2400 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 700 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm


Chiều cao phần tủ trên : 700 mm
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Nguyên liệu sử dụng để sản xuất là gỗ dổi , tủ bếp được thiết kế mang phong
cách cổ điển, các chi tiết của tủ bếp khá đơn giản tạo ra khơng gian n bình cho
gian bếp. Tuy nhiên các thiết bị trong hệ thống tủ bếp được thiết kế rất khoa học
giúp cho người nội trợ cảm thấy thoải mái trong công việc nội trợ. Giá bán của loại
tủ bếp này trên thị trường hiện nay là : 3.000.000 vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 7
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 700 mm
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Nguyên liệu sử dụng sản xuất là gỗ công nghiệp dán phủ veener gỗ sồi. Tủ
bếp mang phong cách hiện đại của Châu Âu. Các modul chức năng được bố trí rất
hợp lý giúp cho người nội trợ dễ dàng thao tác nấu nướng. Giá bán của loại tủ bếp
này trên thị trường hiện nay là : 2.800.000 vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 8
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm

Chiều rộng phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800 mm
Chiều rộng phần tủ trên : 320 mm.
Chiều dài của tủ bếp : 3500 mm.
Chiều rộng phần tủ rượu : 600 mm.
Chiều cao phần tủ rượu : 1200 mm.
Đây là mơ hình tủ bếp các thiết bị được bố trí theo một đường thẳng, một cách
bố trí phù hợp cho các gia đình có khơng gian nhà bếp dài và hẹp.Tủ bếp được thiết
kế theo kiến trúc hiện đại, s ản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội. Diện tích tủ bếp
tuy khơng lớn nhưng các thiết bị được bố trí hợp lý tạo lên sự đầy đủ tiện nghi cho


không gian bếp. Tủ bếp được làm bằng gỗ sồi Thuỵ Điển. Giá bán của loại tủ bếp
này trên thị trường hiện nay là : 3.600.000 vnđ/mét dài.
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 9
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều rộng phần tủ dưới : 600 mm
Chiều cao phần tủ trên : 800 mm
Chiều rộng phần tủ trên : 320 mm.
Nguyên liệu sử dụng để sản xuất là ván MDF dán phủ veener gỗ sồi, sơn phủ PU,
tủ bếp được thiết kế mang phong cách hiện đại , các thiết bị được nhập khẩu trực
tiếp từ Hàn Quốc, chi tiết của tủ bếp khá đơn giản tạo ra không gian yên bình cho
gian bếp. Các thiết bị trong hệ thống tủ bếp được bố trí rất khoa học giúp cho người
nội trợ cảm thấy thoải mái trong việc thao tác chế biến món ăn , Giá của loại tủ bếp
này trên thị trường hiện nay là : 2.800.000 vnđ/ mét dài
Đặc trưng cơ bản của mơ hình 10.
Chiều cao tổng thể của tủ : 2300 mm.
Chiều cao phần tủ dưới : 800 mm
Chiều sâu phần tủ dưới : 600 mm

Chiều cao phần tủ trên : 760 mm
Chiều sâu phần tủ trên : 320 mm.
Chiều dài của quầy rượu : 1400 mm.
Đây là mơ hình tủ bếp các thiết bị được bố trí theo hai đường thẳng song song ,
một cách bố trí phù hợp cho các gia đình có khơng gian nhà bếp dài và rộng. Phần
quầy rượu được bố trí ở phía trước phần bếp nấu tạo nên sự sang trọng cho gian
bếp . Tủ bếp được thiết kế mang phong cách hiện đại, nguyên liệu được sử dụng là
gỗ dổi. Các modul chức năng được thiết kế rất hợp lý giúp cho người nội trợ có thể
thao tác nấu nướng dễ dàng. Giá bán của loại tủ bếp này trên thị trường hiện nay là
: 3.000.000 vnđ/ mét dài.
2.2. Khái quát hoá về hệ thống tủ bếp.


Tủ bếp là một hình thức của sản phẩm được sản xuất và lắp đặt nhằm phục vụ
chức năng cất đựng và tạo các tiện nghi cho các thao tác hoạt động nội trợ trong
phịng bếp.
Thơng thường hình thức của các loại tủ bếp được bố trí gắn liền với mức độ u
cầu, cất đựng, kích thước và hình dáng của phịng bếp và nó phụ thuộc vào các thiết
bị của phòng bếp và các thiết bị của buồng bếp chính bao gồm: Bếp nấu, máy hút
khói, tủ lạnh, lị vi sóng, chậu rửa …
Về cách bố trí tủ bếp, tuy rất da dạng nhưng có thể khái quát bằng các mơ hình
cơ bản như sau:
- Bố trí thẳng .
- Bố trí chữ L.
- Bố trí chữ U.
- Bố trí song song.
Một phịng bếp lý tưởng phải có đầy đủ các dụng cụ như :Bồn rửa chén , bếp
ga, lò vi sóng, tủ lạnh, máy hút mùi, máy sấy bát đĩa ...Các tủ bếp hiện đại ngày nay
còn được bố trí cả quầy rượu nhỏ.
Tủ bếp có vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của

mọi người trong một gia đình. Tủ bếp có hình thức, mẫu mã rất đa dạng. Hiện nay
do mức sống được tăng cao nên rất nhiều gia đình đã quan tâm sử dụng tủ bếp, do
đó tủ bếp đang được phát triển rất mạnh tại các khu vực có kinh tế phát triển như :
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sự hiểu biết về tủ bếp vẫn cịn rất nhiều hạn
chế.
Cơng việc nội trợ sẽ trở lên khó khăn và gây cảm giác ức chế cho người nội trợ
nếu kích thước các phần tủ bếp khơng hợp lý. Do đó điều quan trọng nhất là cần
biết những tiêu chuẩn của một tủ bếp trước khi bắt tay vào thực hiện.
Có một số tiêu chuẩn nhất định trong các thiết kế tủ bếp. Nó có thể được điều
chỉnh tuỳ theo chiều cao của người sử dụng. Tuy nhiên, khơng nên tạo ra một kích
thước q đặc biệt cho phần hệ thống tủ bếp vì nó sẽ tạo ra một không gian nhà bếp
rất xấu.


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các mơ hình về hệ thống tủ bếp nhưng
những vấn đề chung về tủ bếp cũng cần được khái quát để làm cơ sở cho việc hiểu
biết cơ bản về chúng.
Với chiều cao tổng thể của toàn bộ phần tủ bếp vào khoảng 2,4 m, chúng ta
nên để phần tủ dưới cao 0,9 m. Khoảng cách trống giữa phần tủ dưới và trên chỉ
nên ở mức 0,45-0,6 m, tùy theo thiết kế. Nhưng cho dù khoảng cách đó lớn hay nhỏ
thì tầm với cao nhất cũng chỉ nên tối đa 1,8 m. Đối với chiều sâu, phần tủ dưới
trung bình vào khoảng 0,54 m, còn phần tủ trên là 0,32 m.

Trên cơ sở phân tích các hoạt động nội trợ trong phịng bếp, tủ bếp được hình
thành theo quy hoạch phịng bếp, nó liên quan đến các thiết bị và đồ dùng trong
bếp, các thiết bị trong phịng bếp được bố trí cùng với tủ bếp tạo thành một hệ
thống các thiết bị, dụng cụ và đồ dùng nội trợ hoàn hảo giúp cho người nội trợ về
hiệu quả công việc và có tinh thần thoải mái.
*Khái qt hố về các phần chức năng, thiết bị cấu tạo lên một hệ thống tủ bếp
Một hệ thống thủ bếp hiện đại thường được cấu tạo bởi 2 phần cơ bản là:

Phần tủ treo trên tường
Phần tủ đặt dưới sàn bếp
*Phần tủ treo trên tường:
Bao gồm các modul chức năng phục vụ việc cất đựng các dụng cụ của nhà bếp
và các modul được lắp đặt các thiết bị phục vụ nhà bếp, việc bố trí các modul có


gắn các thiết bị phục vụ nhà bếp còn phụ thuộc vào việc bố trí các modul có gắn
các thiết bị của phần tủ đặt dưới sàn.
Ví dụ: Trong modul bếp nấu, ứng với phần đặt dưới sàn là bếp ga thì ở phần
tủ treo trên tường ta phải bố trí máy hút mùi để khử đi các mùi khó chịu trong quá
trình nấu nướng. Đây là các nguyên tắc bắt buộc trong việc bố trí các phần chức
năng và thiết bị của tủ bếp.
Phần nóc tủ bếp được thiết kế liền từ đầu tủ bếp tới cuối tủ bếp, nó được đặt lên
trên các modul liên tiếp nhau của phần tủ treo.
*Phần tủ đặt dưới sàn bếp:
Bao gồm các modul chức năng phục vụ việc cất đựng các dụng cụ của nhà bếp
và các modul dược lắp đặt các thiết bị phục vụ nhà bếp.
Khái quát các modul trong phần tủ treo và phần tủ đặt trên sàn:
Phần tủ treo = modul chứa thiết bị để bát đĩa + modul chứa thiết bị máy hút khói +
modul chứa dụng cụ phục vụ công việc nội trợ
Phần tủ đặt dưới sàn = modul chứa bếp ga + modul chứa chậu rửa + modul chứa
dụng cụ phục vụ công việc nội trợ.
Ngồi ra, trong một số mơ hình tủ bếp cịn được lắp đặt các modul liên hồn,
các modul này khơng phân biệt tủ treo trên tường hay tủ đặt dưới sàn mà nó được
nối liền nhau. Các modul liên hồn thường là các modul tủ rượu.
Tuỳ thuộc vào chức năng của modul mà các thiết bị được lắp đặt cho các modul
đó khác nhau.
Do chức năng của các modul khác nhau lên có những modul khơng cần lắp đặt
thiết bị mà nó chỉ gồm phần tủ gỗ.

Phần tủ bếp đặt dưới sàn được đặt lên hệ chân liền chạy từ đầu tủ bếp tới cuối tủ
bếp để tránh nấm mốc trong q trình sử dụng.
2.2.1.Các mơ hình ngun lý bố trí theo khơng gian.
Việc bố trí các mơ hình hệ thống tủ bếp phải căn cứ theo một không gian sẵn
có. Với mỗi khơng gian khác nhau sự phù hợp về kiểu dáng tủ bếp cũng khác nhau.
Tuỳ thuộc vào không gian nhà bếp cụ thể mà người thiết kế có thể đưa ra một
mơ hình hệ thống tủ bếp phù hợp nhất với khơng gian đó.


Đối với bếp dài và hẹp thì tủ bếp dạng thẳng là mơ hình tủ bếp phù hợp nhất vì
đối với bếp dạng này nếu ta bố trí tủ bếp dạng hình chữ L, chữ U hay dạng song
song thì sẽ làm cho không gian trong bếp rất chật chội làm cho người nội trợ cảm
thấy khó khăn trong việc di chuyển. Mặt khác tủ bếp dạng này khá đơn giản và
cũng khơng q tốn kém. Với mơ hình tủ bếp dạng thẳng này 3 bộ phận trung tâm
của hệ thống tủ bếp là : tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu được bố trị thẳng hàng, khu vực
chế biến nằm ở trung tâm. Theo nguyên lý thiết kế tủ bếp thì 3 bộ phận trung tâm
này phải là hình tam giác nhưng trong dạng tủ bếp thẳng này thì chúng tạo thành
một đường thẳng, với kiểu thiết kế này sẽ khơng tận dụng được phần góc bếp. Do
đó, hiết kế này không phải là tối ưu nhưng do không gian bếp hẹp nên kiểu thiết kế
này là tương đối hợp lý.

Đối với bếp dạng hình vng thì ta lên bố trí hệ thống tủ bếp dạng song song
vì nó sẽ làm cho không gian bếp trở lên cân bằng. Đây là kiểu thiết kế có tính thực
dụng cao vì nó tận dụng tối đa tam giác cơ bản trong bếp là : tủ lạnh- bồn rửa - bếp
nấu. Nó tạo không gian nhiều hơn cho khu vực chế biến và tủ bếp, tuy nhiên nếu có
nhiều người tham gia nấu nướng thì việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là
kiểu thiết kế cổ điển và tính thuận lợi cao.


Đối với bếp dạng hình vng thì ta cũng nên bố trí hệ thống tủ bếp dạng hình

chữ U. Có thể coi nó như là một dạng của thiết kế hệ thống tủ bếp song song,
nhưng có phần đáy. Phần đáy này được bổ sung không gian cho bếp nấu hoặc một
bồn rửa. Cách sắp xếp này khiến cho công việc nấu ăn thuận lợi hơn nhưng giữ
nguyên thiết kế tam giác cơ bản. Phần đáy chữ U cũng tạo không gian thoải mái
cho việc lắp đặt thêm phần cho tủ bếp. Tủ bếp dạng hình chữ U là dạng tủ bếp khá
hồn thiện và nó được rất nhiều các gia đình có khơng gian nhà bếp rộng lựa chọn.


Các gian bếp rộng dạng hình chữ nhật thì ta nên bố trí tủ bếp dạng hình chữ L.
Hiện nay tủ bếp thiết kế theo dạng chữ L là phổ biến nhất bởi nó phù hợp với đại đa
số khơng gian bếp của các gia đình hiện nay. Nó tránh được tình trạng tắc nghẽn
người như ở trong thiết kế tủ bếp kiểu song song. Kiểu thiết kế này vẫn có tam giác
cơ bản giữa 3 bộ phận trung tâm của hệ thống tủ bếp, mặc dù việc đi từ bếp đến tủ
lạnh là dài hơn. Kiểu sắp xếp này cũng tạo ra khơng gian thống hơn một chút để
đặt tủ bếp và chỗ đứng chế biến. Do khu vực chế biến đối với hệ thống tủ bếp dạng
này rộng nên ta có thể lắp 2 bồn rửa 2 hố.

2.2.2.Các nguyên lý bố trí các phần chức năng và thiết bị.
Đối với đồ mộc nói chung và tủ bếp nói riêng để trước khi đưa ra một sản phẩm
phù hợp thì điều đầu tiên đáng quan tâm đó là u cầu chung cho đồ mộc:
- Yêu cầu về tính năng sử dụng của sản phẩm.
- Yêu cầu về tính thẩm mỹ.
- Yêu cầu về tính kinh tế của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm mộc có một chức năng sử dụng riêng, tủ bếp cũng vậy, trong tủ
bếp lại được chia thành nhiều chức năng cất đựng khác nhau, con người khi sử
dụng một sản phẩm mộc đều cho ra những đòi hỏi khách quan đó là phải được tiện
lợi trong quá trình sử dụng, phải bền, đẹp về mặt thẩm mỹ.


Việc bố trí các phần chức năng và thiết bị cho tủ bếp phải căn cứ theo kích

thước tủ bếp cụ thể, với mỗi loại tủ bếp khác nhau ta sẽ có các cách bố trí các thiết
bị khác nhau. Nhưng dù thiết kế cho loại tủ bếp nào, theo hình thức nào đi chăng
nữa thì tính tiện nghi thoải mái cho người nội trợ phải được đặt lên hàng đầu, bởi
dù cho bố trí thiết bị có đẹp về mặt thẩm mỹ bao nhiêu chăng nữa nhưng không đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng thì tủ bếp đó cũng coi như bỏ đi.
Việc có một căn bếp với đầy đủ tiện nghi là điều người nội trợ nào cũng mong
muốn. Nhưng với sự hạn chế về diện tích, đặc biệt là ở các thành phố, điều này
khơng dễ thực hiện. Tuy nhiên, với một diện tích nhỏ cũng khơng phải là khơng thể
có một căn bếp đầy đủ tiện nghi mà vẫn luôn được gọn gàng. Khắc phục hạn chế về
khơng gian khơng gì hơn là tiết kiệm diện tích một cách tối đa:
Đưa tủ lạnh và bồn rửa về cùng một góc để việc rửa, cất, chuẩn bị thực phẩm cho
nấu nướng được dễ dàng, không phải di chuyển nhiều.
Tủ bếp và các vật dụng với cửa - vỏ bằng kính trong sẽ cho cảm giác khơng gian
rộng hơn.
Ngăn kéo tủ bếp có thể chia ra thành nhiều ngăn, vừa chứa được nhiều đồ lại
vừa tạo ngăn nắp, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm, việc lau chùi cũng dễ dàng
hơn.
Giá, kệ cũng nên thiết kế thành nhiều tầng, nấc phù hợp với kích thước các loại
đồ vật trong nhà bếp như ngăn dành để chai lọ; ngăn úp xoong nồi; ngăn đựng
chén, đĩa...
Sự hình thành các mơ hình tủ bếp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế,
mặt bằng phòng bếp và khả năng sáng tạo.Vấn đề kinh tế mang tính quyết định đến
việc lựa chọn thiết bị lắp đặt, mặt bằng phòng bếp sẽ quyết định kiểu dáng của tủ
bếp do đó cũng quyết định đến cách thức bố trí các thiết bị và phụ kiện cho tủ bếp,
khả năng sáng tạo sẽ góp phần làm cho tủ bếp có những nét riêng biệt theo cá tính
của người sử dụng.
Để bố trí được các phần chức năng và thiết bị được hợp lý nhất trước tiên ta
phải nghiên cứu quy trình nấu nướng để nắm bắt được các bước thao tác của quá
trình nấu nướng từ đó đề gia các giải pháp bố trí hợp lý nhất.



Việc bố trí các phần chức năng và thiết bị của tủ bếp phải căn cứ theo 3 thiết bị
chính của tủ bếp đó là : tủ lạnh, chậu rửa, bếp nấu.
Bắt đầu quá trình nấu nướng người nội trợ thường phải lấy thức ăn từ nơi lưu
trữ đó là tủ lạnh do đó tủ lạnh thường được bố trí ở đầu của tủ bếp tiếp sau đó là
modul chậu rửa để rửa sạch thức ăn được lấy ra từ tủ lạnh do đó modul chậu rửa
thường được thiết kế ngay ở phần đầu của hệ thống tủ bếp phần modul này ta nên
bố trí lớn hơn các modul chức năng khác bởi ở modul này người nội trợ sẽ phải
thao tác nhiều. Tuỳ thuộc vào kích thước của tủ bếp ta có thể bố trí độ rộng của
modul này khác nhau, kích thước của chậu rửa cũng vậy. Đối với tủ bếp có kích
thước lớn ta có thể bố trí chậu rửa có 2 hoặc 3 hố như vậy sẽ rất thuận lợi trong quá
trình rửa. Nhưng nếu tủ bếp có kích thước nhỏ thì ta chỉ nên bố trí chậu rửa có 1 hố.
Phía dưới của chậu rửa do có hệ thống dẫn nước thải nên ta chỉ có thể bố trí thêm
thùng đựng rác. Phần tủ bếp phía trên ta nên bố trí tủ đựng bát đĩa bởi bát đĩa sau
khi rửa sẽ được cho qua máy sấy rồi được chứa trong tủ chứa, với cách bố trí này
người nội trợ có sẽ khơng phải di chuyển nhiều trong quá trình thao tác rửa vào
đưa bát lên giá. Phần tiếp theo của tủ bếp sau chậu rửa người ta thường bố trí bàn
thao tác bởi thức ăn sau khi được rửa cần phải được chế biến pha trộn trước khi nấu
chín do đó ta bố trí bàn thao tác ngay sau chậu rửa thì người nội trợ sẽ khơng phải
di chuyển nhiều. Phía dưới của bàn thao tác ta nên bố trí ngăn đựng dao,
thớt…Phần khoảng khơng giữa phần tủ bếp trên và tủ bếp dưới ta nên bố trí để máy
sấy bát đĩa bởi nó sẽ gần với chậu rửa. Phần tủ bếp phía trên của bàn thao tác ta nên
bố trí các ngăn ơ để chứa các gia vị phục vụ quá trình pha chế, chế biến thức ăn
trước khi đưa lên bếp nấu. Phần gốc nối của 2 phần tủ bếp ta nên bố trí để lị vi
sóng là hợp lý hơn cả. Phần phía dưới ta bố trí giá xoay để xoong nồi rất tiện lợi tiết
kiệm được tối đa không gian bếp. Phần tủ bếp phía trên ta bố trí các ngăn ơ thống
trang trí các bình trang trí hoặc cây cảnh để làm đẹp cho gian tủ bếp. Phần môdul
bếp nấu ta bố trí để bếp ga, phía dưới của bếp ta bố trí các giá inox ngang có thanh
ranh trượt dùng để chứa xong nồi, chảo …phục vụ quá trình nấu nướng. Việc thiết
kế thanh ray sẽ giúp người nội trợ dễ dàng trong việc lấy dụng cụ nấu nướng. Phần

tủ bếp phía trên ta bố trí toa hút mùi, đối với các tủ bếp có diện tích lớn ta lên dùng
toa hút mùi dạng ống sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp, nhưng với các gian


bếp hẹp thì ta nên sử dụng toa hút mùi dạng hình hộp như vậy phía trên của toa hút
mùi ta vẫn có thể bố trí thêm ngăn ơ cất đựng các vật dụng khác. Một điểm rất đáng
chú ý trong việc thiết kế các phần chức năng và thiết bị là tuyệt đối khơng để bình
ga ngay phía dưới của bếp ga bởi khi nấu nướng do sơ ý ta thường để trào thức ăn
ra khỏi nồi, thức ăn này sẽ chảy xuống phần phía dưới của bếp và lửa cũng theo đó
xuống phía dưới do đó ta khơng được bố trí bình ga ở ngay phía dưới bếp mà phải
bố trí bình ga ở bên cạnh của bếp.
Việc bố trí các thiết bị phụ là các giá, kệ cho tủ bếp cũng rất quan trọng bởi nó sẽ
làm cho gian bếp trở lên gọn gàng, đẹp hơn rất nhiều.
Chỉ cần vài chiếc kệ gắc trên tường hay những ngăn tủ bếp đa dạng, bạn đã có
thể sắp xếp các vật dụng nhà bếp gọn gàng và tiện lợi hơn. Để cho căn bếp trở nên
thật sự hữu dụng nhưng vẫn gọn gàng và đẹp đẽ, việc sắp xếp bày biện cho không
gian sống khá quan trọng này đang ngày được nhiều người quan tâm chú ý. Ngoài
các thiết bị tiện nghi cần thiết như bếp gas, lò nướng,bồn rửa…chúng ta còn rất cần
nhiều tủ kệ chứa đựng nhiều thứ lặt vặt. Xu hướng hiện tại nhiều người vẫn thích
dùng các loại thiết bị được thiết kế âm bên trong tủ,ưu điểm của việc này sẽ giúp
cho khu vực bếp trở lên rộng rãi, sang trọng. Tuy nhiên, để tiện tay làm bếp, việc
thiết kế những hệ thống kệ treo một cách khoa học xung quanh khu vực nấu nướng
vẫn luôn được các nhà nội trợ ưa chuộng, chưa kể nó cịn mang lại một sức sống
thực sự cho một căn bếp. Bạn có thể lắp đặt những khay, kệ bằng inox, gỗ hoặc
những chất liệu cùng loại với tủ bếp để làm nơi đựng đồ gia vị, ly tách , muỗng
thìa…hoặc vật dụng trang trí nhà bếp sao cho thật hài hoà và tạo được cảm giác
thoải mái khi làm bếp. Thay cho những thứ được ưa chuộng vì chúng tận dụng
nhiều diện tích và tiện lợi khi cần sử dụng. Để tận dụng tối đa không gian bếp, các
tủ kệ cũng cần được lưu ý khớp với các góc cạnh bếp để làm nhẹ bớt các đường nét
cứng nhắc. Các kệ khơng cửa có thể được trưng bày các đồ sứ đẹp. Bên dưới các hệ

thống kệ bếp cũng thường được lắp đặt các hệ thống đèn trang trí để lấy ánh sáng
và làm tăng thêm vẻ đẹp cho căn bếp…


×