Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất gốm sứ tại làng nghề bát tràng và đánh giá khả năng sử dụng gốm sứ trong nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cám
ơn chân thành đến thầy PGS.TS Trần Văn Chứ, đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Công nghệ
Mộc và thiết kế trang trí nội thất cùng các thầy cơ trong khoa Chế
Biến Lâm Sản đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành các nhiệm vụ nội
dung khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đìn h và
bạn bè đã động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hồn thành khóa luận này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010


MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu thẩm mỹ của con người
cũng không ngừng tăng lên. Với những ý tưởng mới, sáng tạo mới con người
đã tạo lên cho mình một khơng gian sống riêng : mới mẻ và tiện nghi.
Và có thể nói nhu cầu về nhà ở càng phát triển thì nhu cầu về trang trí
nội thất cũng ngày càng được quan tâm. Như chúng ta đã biết từ xa xưa gốm
sứ đã được ưa chuộng được coi như những vật dụng rất sang trọng, nhất là
trong các cung điện lâu đài, nó tạo nên vẻ đẹp quyền uy và cá tính và cịn
mang đậm nét văn hóa dân tộc. Ngày nay, các vật liệu gốm sứ là phụ kiện
trang trí rất quan trọng, ta thường dùng nó trong các cơng trình kiến trúc, làm
vật liệu trang trí trong nhà. Chính vì thế, trong các phong cách thiết kế, ta
thường bắt gặp sự xuất hiện của chúng. Nó khơng những tạo nên điểm nhấn
cho ngơi nhà mà cịn tạo nên nét cá tính riêng của chủ nhân. Và chắc chắn
rằng đó là nghệ thuật trang trí.
Và khơng những dùng cho các cơng trình kiến trúc chúng cịn là những


vật dụng khơng thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Với các
ưu điểm bền đẹp, phong cách và hữu dụng, gốm sứ đã khơng thể thiếu được
trong mỗi thiết kế.
Với những mục đích khác nhau, cách sử dụng khác nhau thì khả năng
sử dụng gốm sứ trong mỗi cơng trình kiến trúc cũng khác nhau. Hiện nay,
người ta nhìn nhận đánh giá khả năng sử dụng gốm sứ theo các phong cách
khác nhau : phong cách dân tộc, phong cách hiện đại hay phong cách cổ
truyền… nhưng tất cả đều tạo nên vẻ đẹp riêng phù hợp với không gian kiến
trúc thiết kế và cách bày trí của chủ nhân.
Ở các nước phương Đơng đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam thì nghệ
thuật trang trí đồ gốm sứ trong nhà đã có truyền thống từ rất lâu. Gốm sứ
không chỉ đơn thuần là đồ trang trí trong nhà mà cịn là nét văn hóa dân tộc
mang tính lễ nghi và xã hội, mang đậm nét “ hồn đất” của đất nước đó. Những


đồ gốm sứ như tranh sứ, lọ hoa, bình hoa… được để rất cẩn thận và để ở
những điểm nhấn trong gian nhà. Trong khơng gian như phịng khách hay
phịng ngủ thì cách trang trí đồ gốm sứ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ
thoải mái, tiện nghi hay diện tích của khơng gian và nó cũng là tâm điểm,
điểm nhấn của khơng gian đó.
Quy trình sản xuất gốm sứ đã và đang phát triển mạnh. Các sản phẩm
mới khơng ngừng có sự thay đổi về kiểu dáng, chất liệu và giá trị thẩm mỹ
cũng không ngừng được nâng cao. Ngồi việc sản xuất theo cách thủ cơng
truyền thống thì hiện nay cịn thêm các cách sản xuất mới đem lại năng suất
và hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất và khả năng sử dụng của gốm
sứ, em đã mạnh dạn làm đề tài: “ Nghiên cứu quy trình sản xuất gốm sứ tại
Làng nghề Bát Tràng và đánh giá khả năng sử dụng gốm, sứ trong nội thất
”. Dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Trần Văn Chứ.



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu của đề tài
1.1.1. Mục tiêu chính
– Nghiên cứu, tìm hiểu được quy trình sản xuất gốm sứ tại Làng nghề
Bát Tràng.
– Đánh giá được khả năng sử dụng gốm sứ trong nội thất. Qua đó có
những định hướng và đề mức sử dụng.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
– Tìm hiểu được lịch sử nghề gốm, sứ và đặc điểm tính chất của gốm
sứ nói chung.
– Khảo sát thực tế quy trình sản xuất gốm sứ tại cơ sở - Làng nghề Bát
Tràng.
– Nhận xét đánh giá được quy trình sản xuất tại cơ sở đó.
– Đánh giá được khả năng sử dụng gốm sứ trong nội thất: cách sử
dụng, cách trang trí, cách bố trí sắp xếp và sự hợp nhất hồn chỉnh của khơng
gian trang trí trong một phịng khách, phịng ngủ …
1.2. Nội dung nghiên cứu
– Tìm hiểu quy trình sản xuất gốm sứ tại cơ sở.
– Đánh giá được hoạt động sản xuất, quy trình sản xuất của cơng ty.
– Tìm hiểu đặc điểm quy trình sản xuất của các cơ sở sản xuất tại Làng
nghề.
– Tìm hiểu được khả năng sử dụng đồ gốm sứ trong nội thất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu quy trình sản xuất gốm sứ tại Làng nghề Bát
Tràng – Công ty cổ phần du lịch dịch vụ thương mại làng Bát Tràng.
Điều tra khảo sát không gian nội thất sử dụng đồ gốm sứ để trang trí :
khơng gian phịng khách, khách sạn, phòng ngủ…



Đánh giá được sự phù hợp của gốm sứ trong không gian nội thất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thực tiễn : đi khảo sát thực tiễn tại cơ sở ( Công ty cổ
phần du lịch dịch vụ thương mại làng gốm Bát Tràng), chụp ảnh làm ngôn
thông tư liệu.
– Phương pháp kế thừa : nghiên cứu qua tư liệu có sẵn, tìm hiểu về
quy trình sản xuất gốm sứ và đánh giá khả năng sử dụng chúng trong trang trí
nội thất ( tài liệu trong các trang web, sách, báo, đài, ti vi…)
– Phương pháp tư duy logic : trên cơ sở lý thuyết và thực tế tiến hành
tổng hợp, lựa chọn hợp lý, khoa học sau đó đánh giá hoàn thiện.


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM SỨ
2.1. Những nét chung về gốm sứ
2.1.1. Tìm hiểu lịch sử về đồ gốm sứ
Như chúng ta đã biết gốm sứ là loại sản phẩm được con người biết đến
và sử dụng từ rất lâu. Lịch sử sản xuất gốm sứ ở nước ta rất lâu đời ngay từ
thời cuối đồ đá mới nhân dân lao động đã biết làm đồ sứ, đến thời kỳ Ngụy
Tấn nam bắc triều kỹ thuật chế tác đồ sứ đã đạt trình độ thành thục tương đối
cao. Trong thời kỳ cận đại do ảnh hưởng của các bán thực dân, bán phong
kiến mà đồ gốm sứ hiện đại ở nước ta đặc biệt là chế phẩm gốm sứ trang sức
kiến trúc có tốc độ phát triển rất chậm đã không đáp ứng nổi nhu cầu trang
sức hiện đại.
Sau đây,em xin nêu vài nét khát qt sự có mặt của gốm qua
q trình phát triển lịch sử đất nước.
Thời tiền sử: những sản phẩm đất nung được phát hiện cho thấy ở giai
đoạn đầu thường thơ có pha lẫn cát hoặc các tạp chất khác, được nặn bằng
tay, hoa văn đơn giản ở phía ngồi như các vạch chéo, vân sóng, vân chải

răng lược… Các hoa văn này được tạo ra khi sản phẩm còn ướt, một số được
tạo bằng bàn dập hoặc dùng que nhọn để vẽ, vạch.
Các nhà chuyên môn cho rằng trong suốt thời gian dài, từ lúc
phát minh ra đồ gốm tới đầu thời kỳ đồ đồng, phần lớn gốm được
hình thành bởi bàn tay của phụ nữ (vân tay để lại trên sản phẩm cho
thấy điều đó); được nung ngoài trời, nhiệt độ thường dưới 700ºC.
Các sản phẩm gốm thời kỳ này là đồ đựng, đồ đun nấu, về cuối ta
thấy xuất hiện thêm các loại đồ dùng để ăn uống, tran g sức.
Thời kỳ đồ đồng: ở Việt Nam (cách đây 4 nghìn năm), hầu hết
các sản phẩm gốm được hình thành bằng bàn xoay một cách khá
thành thạo, do vậy tạo nên sự phong phú về chủng loại và kiểu dáng


sản phẩm: ngồi các sản phẩm đun nấu cịn thấy những sản phẩm
gốm để chứa đựng, dụng cụ ăn uống, trang sức, công cụ lao động và
gốm mỹ thuật.

(Nguồn : internet )
Về trang trí, gốm đất nung chủ yếu có các hoa văn hình hoạ,
nét chìm là chính. Một số sản phẩm được xoa một lớp áo bằng nước
đất khác màu nhưng chưa phải men. Các hoa văn trang trí và cách
tạo dáng của gốm giai đoạn này có ảnh hưởng đến tạo dáng và trang
trí trên đồ đồng cùng thời.
Thời đại đồ sắt: gốm đất nung được sản xuất hầu như khắp các
vùng trong nước. Chất lượng gốm còn non lửa và vẫn thô sơ nhưng
về tạo dáng và trang trí thì chưa có thời kỳ nào đặc sắc và phong phú
bằng. Hiện vật thời kỳ này cho thấy nghề gốm vẫn gắn bó với nghề
nơng nhưng nam giới đã đóng vai trị quan trọng trong q trình sản
xuất.



( Nguồn : internet )
Đến thế kỷ 2 trước Công nguyên Việt Nam bị rơi vào ách thống
trị của phong kiến phương Bắc. Nghề gốm tiếp tục phát triển trên
vốn kinh nghiệm cổ truyền, có tiếp thu ảnh hưởng của gốm Trung
Hoa. Về chủng loại sản phẩm, xuất hiện thêm loại gốm kiến trúc như
gạch, ngói. Ngồi ra cịn có các tượng động vật nhỏ như lợn, bò với
kiểu nặn sơ sài. Phong cách gốm thời kỳ này mang phong cách Hán
hoặc kết hợp hoa văn Việt và hoa văn Hán. Nhiều sản phẩm gốm
Hán khác được cải biên theo phong cách Việt.
Thời Lý - Trần: thế kỷ 10 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử
Việt Nam. Thời kỳ phục hồi độc lập dân tộc sau hơn mười thế kỷ đô
hộ của phong kiến Trung Hoa. Suốt bốn thế kỷ, từ nhà Lý sang nhà
Trần, đồ gốm đạt được những thành tựu rực rỡ. Quy mô sản xuất,
chủng loại sản phẩm, chất liệu… đều được mở rộng. Nhiều loại men
được ứng dụng và ổn định về công nghệ. Đặc biệt men trắng cũng
xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất. Ba yếu tố cơ bản
tạo nên vẻ đẹp của đồ gốm là hình dáng, hoa văn trang trí, men màu.
Sự phát triển của kỹ thuật và trình độ thẩm mỹ cao đã tạo nên sản
phẩm gốm thời kỳ này có ba loại nổi tiếng là gốm men trắng ngà
chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc.


Về tạo dáng gốm Lý - Trần ngồi những hình mẫu trong thiên
nhiên như hoa, quả là cách tạo dáng của những đồ đồng trước đó.
Trang trí trên gốm Lý - Trần, hoa văn hình học chiếm vị trí phụ.
Những hoạ tiết chính ở đây là hoa lá, chim, thú, người. Hoa văn
trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc rất gần gũi với thiên
nhiên và con người Việt Nam. Một đặc điểm nữa là nét chìm được
làm “bè” ra, một bên rõ cạnh, một bên biến dần vào sản phẩm, làm

chỗ chảy dồn men, tạo nên độ đậm nhạt cho hoạ tiết như trên gốm
men ngọc hoặc làm giới hạn để tơ nâu.
Về kỹ thuật, lị nung cho gốm thời Lý - Trần có một bước tiến
lớn như việc sử dụng các lị cóc, lị nằm, có khi cả lò rồng để nâng
nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 1200ºC ” 1280ºC. Việc sử dụng
bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được ứng
dụng rộng rãi đối với nhiều loại sản phẩm đã cho thấy đạt trình độ
sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. Nhiều địa phương sản
xuất gốm ở Thanh Hoá, Hà Nội, vùng Nam Định… chứng tỏ sự hìn h
thành gốm tập trung và mang tính chun nghiệp.
Gốm Lý - Trần đã tạo nên sự chuyển hoá bước đầu giữa yêu
cầu sử dụng với chất liệu. Điều này nó thể hiện bước tiến bộ về mặt
kỹ thuật và nghệ thuật, phản ánh tư tưởng duy lý trong q trình
sáng tạo gốm và ứng dụng nó vào đời sống một cách tốt đẹp nhất,
phù hợp nhất.


Sau thế kỷ 14: nhiều trung tâm sản xuất gốm chun mơn hố
nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh, Hàm
Rồng, Mỹ Thiện, Phú Vinh… chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của nghề.
Nhiều sản phẩm gốm ghi lại địa phương, ngày tháng và người sáng
tạo ra nó. Nhiều quốc gia đã nhập gốm từ Việt Nam, đặc biệt thợ
giỏi của Nhật Bản còn bắt chước gốm của Việt Nam.
Tiêu biểu cho kỹ thuật và nghệ thuật gốm Việt Nam thời kỳ
này là gốm hoa lam; gốm chạm đắp nổi tinh tế, có bản sắc riêng.
Ngồi ra cịn có loại gốm vẽ men mà người Nhật thời đó trong trà
đạo rất ưa chuộng, gọi là “Hồng An Nam”.
Về kỹ thuật, các loại lò rồng cỡ lớn đã được sử dụng khá rộng
rãi, nhiệt độ và chế độ nung, điều khiển lửa một cách chủ động. Loại
men tro trấu, tro cây được dùng nhiều. Kỹ thuật vẽ hoa đã đạt tới

trình độ thành thục, nét trang trí phóng bút mang nhiều chất hội hoạ.
Đến thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), nghề gốm có dấu hiệu xuống dốc
bởi việc nhập gốm từ Trung Hoa theo các đơn đặt hàng của triều đình Huế.
Một vài cơ sở sản xuất gốm ở Biên Hoà, Lái Thiêu đã phát triển một loại gốm
men lửa trung (thường gọi là gốm Biên Hoà) được sử dụng khá rộng rãi ở các
địa phương lân cận. Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc, một vài cơ sở đã nhập thiết bị
từ nước ngoài và nghiên cứu sản xuất đồ sứ, nhưng kết quả không đáng kể.
Trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Việt
Nam khơng có điều kiện để phát triển nghề thủ cơng nói chung và nghề gốm
nói riêng. Nghề gốm bị sa sút và có lúc tưởng chừng bị mất nghề. Sau ngày
đất nước thống nhất, hầu hết các nghề thủ cơng được hồi sinh, trong đó nghề
gốm là một nghề đã được khôi phục và phát triển rất nhanh. Nhiều trung tâm
gốm trở lại hoạt động sôi nổi và rất năng động như Bát Tràng, Đơng Triều,
Phù Lãng, Biên Hồ… May mắn thay, các lớp nghệ nhân cũ vẫn còn và các
lớp nghệ nhân mới đang xuất hiện. Sản phẩm gốm của Việt Nam từ lâu đã là


một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và hơm nay nó cịn là một mặt hàng lưu
niệm khơng thể thiếu đối với nhiều du khách gần xa.
2.1.3. Đặc điểm, tính chất của gốm, sứ
Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài
trang trí và đặc biệt nhờ các dịng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ
bản của gốm cổ Bát Tràng.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ
rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất
của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên
bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh
nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp
men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dịng
men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với

cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại
hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:
Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát,
chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vơi, bình, lọ, ch và hũ.
• Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến,
lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và
đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên
nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế
tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là
một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.
• Đồ trang trí: Bao gồm mơ hình nhà, long đình, các loại tượng như
tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng
voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.
Gốm sứ tên gọi chung cho đồ gốm và đồ sứ. Nếu sản phẩm được làm từ
nguyên liệu đất và phù sa là chủ yếu qua nung ở nhiệt độ thấp đều được gọi là
gốm. Mặt cắt ngang của gốm thường thô không sáng, không trong suốt, độ


hút nước tương đối cao, cường độ thấp, khi gõ vào âm thanh đục. Hàng gốm
lại phân thành gốm thô và gốm tinh. Phôi liệu của gốm thô là trong thành
phần đất sét có hàm chứa nhiều tạp chất. Chế phẩm của gốm có gạch, ngói,
chậu… Gốm tinh phơi của nó có màu trắng hoặc màu ngà là một loại sản
phẩm có tính đa lỗ. Gốm tinh có gốm kiến trúc, gốm tinh mỹ thuật và gốm
tinh gia dụng.
Sứ là một loại sản phẩm có nguyên liệu chủ yếu là bột đất sứ, bột
trường thạch qua nung ở nhiệt độ cao mà thành. Kết cấu của sứ mịn, độ hút
nước tương đối thấp, có tính giịn và độ bán thấu. Giữa 2 loại gốm và sứ cịn
có 1 loại sản phẩm được gọi là sành. Đồ sành phân biệt với đồ gốm ở chỗ đồ
gốm là thể đa lỗ còn sành lại có kết cấu mịn, độ hút nước dưới 2%. Sự khác
biệt giữa đồ sành và đồ sứ là đồ sành thường có màu, lại khơng có tính bán

thấu.
Chủng loại của gốm sứ rất đa dạng. Vật liệu trang sức gốm sứ trong
cơng trình trang sức có gạch men màu, gạch mặt thô, gạch ốp nghệ thuật, sứ
Macxay và chế phẩm lưu ly.
Tính trang sức của bề mặt phơi gốm sứ tương đối kém, mà các tính
năng khác ( như chống thấm, chịu ăn mịn, chịu ố bẩn) khơng cao. Vì thế để
nâng cao hiệu quả mỹ quan của chế phẩm gốm sứ, tăng cường các tính năng
khác của phôi mà trên bề mặt của phôi gốm sứ cần phải tiến hành phủ một lớp
men.
Men là chỉ một lớp thủy tinh liên tục bám lên bề mặt phôi gốm sứ. Nó
có tính chất tương tự như thủy tinh nhưng lại có cái khác. Men có tính dị
hướng đồng tính, điểm nóng cháy khơng cố định, lại có độ sáng bóng rất cao.
2.1.4. Quy trình sản xuất gốm, sứ
2.1.4.1. Cơng nghệ trong sản xuất gốm, sứ
Hiện nay, việc sản xuất đồ gốm sứ không đơn thuần là sản xuất
theo nối thủ cơng nữa mà thay vào đó con người đã tìm ra được


những công nghệ mới đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn rất
nhiều.
Việc sản xuất gốm sứ tuy khác nhau ở mỗi cơ sở nhưng đều
gồm những công đoạn chung. Sự khác nhau về công nghệ chủ yếu được
phân biệt ở khâu nung sản phẩm. Hiện có 3 loại lò nung đang được các doanh
nghiệp sử dụng là lò thủ cơng truyền thống, lị tuynel và lị gas con thoi.
Trong đó các doanh nghiệp quy mơ nhỏ chủ yếu sử dụng lị thủ cơng truyền
thống; các doanh nghiệp quy mơ vừa chủ yếu sử dụng lị gas con thoi.
Đầu tư, năng suất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, mức độ sử
dụng năng lượng và mức độ phát thải khí nhà kính lệ thuộc chủ yếu vào loại
lị nung. Sử dụng lị thủ cơng truyền thống tuy chi phí sử dụng năng lượng
thấp, nhưng phát thải khí CO2 lại rất cao, do sử dụng nhiên liệu chủ yếu là

than cám, củi và các nhiên liệu phụ khác.
Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản phẩm gốm sứ hiện nay là
điện, than, củi, gas. Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều
được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng
cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
lò thủ cơng truyền thống đốt than cịn rất cao (Ví dụ, ở làng nghề Bát Tràng
có 600 lị đốt than so với 320 lị gas). Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử
dụng lị thủ cơng đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ có thể
cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Do lị thủ cơng truyền thống cịn chiếm số lượng lớn nên vấn đề ô
nhiễm môi trường rất nặng nề trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng
nghề tập trung nhiều doanh nghiệp. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng.


Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử
dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ.
2.1.4.1. Quy trình sản xuất gốm, sứ
Quy trình cơng nghệ sản xuất gốm sứ nói chung:
Đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện và hút
chân không lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác
nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm sản xuất. Sau đó được đưa qua bàn cắt và đưa
vào máy ép lăn, sản phẩm tạo hình được đưa qua buồng sấy. Tiếp theo, sản
phẩm được đưa qua các công đoạn: sửa, nung sơ (nhiệt độ nung là 700 OC),
chuốt hàng, trang trí sản phẩm, làm men, cắt chân, lò nung. Sản phẩm ra lò sẽ
được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phân loại chất lượng, mài
chân, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ.

Quy trình nung đốt trong lị thủ cơng truyền thống:
Q trình chuẩn bị:
Sản phẩm trước khi nung được đặt vào trong các bao nung bằng Samốt.
Khi xếp vào trong lò, nhiên liệu than và bao nung sản phẩm được xếp xen kẽ.
Q trình chồng lị là một q trình lao động nặng nhọc với hàng chục tấn
hàng được đưa lên cao từ 6 đến 7 m. Kỹ thuật xếp lò do những người thợ giàu
kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình nung đốt, người thợ không điều khiển
được nhiệt lượng cung cấp cho lị nung. Mơi trường nung khơng sạch. Điều
đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất khơng cao. Theo tính
tốn, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lị thủ cơng truyền thống là 65 –
75%.
Nhiên liệu chủ yếu là loại than cám 5, cám 6. Trước khi đưa vào lò
nung đốt, than được pha trộn theo công thức 50% than cám, 50% chất độn
bao gồm giả đất, xỉ than, bùn và nước. Sau đó đóng thành các bánh trịn có
đường kính khoảng 13 đến 15 cm, phơi khơ trước khi đưa vào lị đốt.
Quá trình nung đốt:


Công đoạn nung đốt là công đoạn tiêu hao năng lượng chủ yếu.
Quá trình nung gồm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn sấy
Trước khi nung, sản phẩm được sấy từ 1 đến 3 giờ, tuỳ thuộc vào kích
cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm có kích cỡ lớn phải được sấy lâu hơn để tránh
bị nứt trong khi nung. Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản
phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 200 OC.
– Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200 – 1200 OC)
Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt
trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ. Thời gian bảo ôn là 30 phút. Khi ngọn lửa
trong gầm gi sáng trắng là lúc than trong lò đã cháy đều, lúc đó dừng đốt củi
để than tự cháy trong lị. Q trình này kéo dài từ 10 – 12 giờ. Q trình nung

đốt lị than thủ cơng được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt
của các thợ lị. Q trình cháy trong lị là một quá trình tự nhiên, nhiệt độ
nung phụ thuộc vào chất lượng than cám, cách phối liệu, đấu chế và số lượng
than chồng vào lị.
Theo kinh nghiệm khi chồng lị thì lượng than chồng ở xung quanh
tường lò và cửa lò nhiều hơn ở giữa lò. Than dùng trong gầm gi được đấu chế
có tỷ lệ than cao hơn để dễ bén trong quá trình nung (tỷ lệ than 80%, chất độn
20%)
– Giai đoạn làm nguội
Quá trình làm nguội là một q trình tự nhiên, thời gian từ khi chồng lị
đến khi ra lò phải mất từ 4 – 5 ngày tuỳ theo sản phẩm nung đốt lớn hay nhỏ.
Trong quá trình dỡ lị, vì sản phẩm và nhiên liệu được xếp chồng xen kẽ nên
đây cũng là một khâu rất nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao
động do bụi than và hơi nóng.
* Những hạn chế của lị thủ cơng truyền thống đốt than:
• Cơng việc xếp sản phẩm vào lò và ra lò rất nặng nhọc, tốn nhiều lao
động.


• Suất tiêu hao nhiên liệu cao.
• Tỷ lệ thu hồi sản phẩm thấp.
• Chất lượng sản phẩm khơng cao.
• Chỉ nung được trong mơi trường oxy hố, khơng nung được trong
môi trường khử (gốm chất lượng cao cần nung trong mơi trường khử).
• Khơng điều chỉnh được nhiệt độ theo ý muốn trong q trình nung.
• Hàm lượng tro thải lớn từ 33 – 40%.
• Gây ơ nhiễm mơi trường do phát thải nhiều loại khí thải trong q
trình nung như khí: CO, CO2, SO2.
Quy trình nung đốt bằng lò gas con thoi:
Giới thiệu về lò gas con thoi:

Lò gas con thoi có dạng hình hộp vng hoặc chữ nhật, lị có nhiều
kích cỡ khác nhau, thể tích lị từ 1 – 36 m3.
Lò được cấu tạo gồm vỏ lò, xe nung (xe goòng), phà trung chuyển, hệ
thống đường ray, ống khói, hệ thống cấp nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ, đầu
dò nhiệt (can nhiệt), hệ thống ống dẫn ga từ kho tới lò, van điều áp, đồng hồ
đo áp suất, hệ thống bép phun liệu nằm hai bên sườn lị, bình bọt an tồn.
Xe nung mặt trên có các kênh dẫn khói, kênh khói được thơng với ống
khói qua vách hậu lị, ống khói có hệ thống để điều chỉnh áp suất trong buồng
nung.
Nhiên liệu của lò gas con thoi là gas hoá lỏng LPG gồm 2 loại chính là
butan 50% C4H10 + propan 50% C3H8; nhiệt lượng = 11.827 kcal/kg.
Quy trình vận hành lị gas con thoi
Các cơng đoạn làm mộc tương tự như lị thủ cơng truyền thống.
Lị gas được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao.
Công đoạn chồng xếp lị theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ
cách lớp kia bằng các cục kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như
các giá hàng. Lúc xếp sản phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm,
đủ chiều cao, xe được đẩy vào buồng lị. Sau khi kiểm tra an tồn, bắt đầu


châm lửa một số bép phun để dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lị để tránh
nổ khi lượng gas trong lò cao) khoảng 2 – 3 giờ hoặc dài hơn tuỳ theo sản
phẩm dày mỏng. Khi đạt được nhiệt độ sấy như u cầu thì châm lửa tồn bộ
bép và điều chỉnh áp theo quy định từng giai đoạn. Nâng nhiệt theo quy trình
đường cong nung, đồng hồ báo tới nhiệt thiêu kết, tuỳ theo chủng loại sản
phẩm mà điều chỉnh áp để bảo ôn dài hay ngắn nhằm làm cho sản phẩm kết
khối.
Nguyên lý cháy của lò gas là nhiên liệu được phun từ 2 hàng bép bố trí
dọc hai bên sườn lị, cháy tự nhiên, chuyển động theo hướng lên nóc và cuộn
ngang, chạy vào kênh dẫn khói theo nguyên lý lửa đảo, trên đường đi dịng

khí cháy cấp nhiệt cho sản phẩm. Thời gian gia nhiệt và suất tiêu hao nhiên
liệu cho một mẻ lò phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm và nhiệt độ thiêu kết.
Khi nung xong, lò được làm nguội tự nhiên, nhiệt độ được hạ xuống đến 100
– 200 OC là an tồn đối với sản phẩm.
Q trình tạo cốt gốm:
– Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là
nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ
thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ .
– Xử lý, pha chế đất
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo
yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha
chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương
pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ
thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất
sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác
động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt
đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra).


Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để
các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng.
Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay
"bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là
các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể
phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó
chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe 2 O 3 ) và các
tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi

sinh vật hố khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu
càng tốt.
Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng
thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý,
tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở
mức độ nhiều ít khác nhau.
Tạo dáng
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là
làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát
Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước
đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên
một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay
vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò
cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại.
Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi
lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương"
chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau q trình kéo đất bằng tay
và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định
hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt
chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo


dáng ban đầu của sản phẩm là cơng việc bình thường phổ biến ở mỗi
lị gốm cổ Việt Nam (khơng chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ
với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất
dần và hiện nay khơng cịn mấy người thợ gốm Bát Tràng cịn có th ể
làm được cơng việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt
sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm
nhiệm.
Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kỹ thuật và

mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hồn chỉnh,
nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản
phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản
xuất gốm cơng nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn
một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất
hàng loạt.
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao
hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay,
ghim chặt lại, láng lịng khn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa
lịng khn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay
và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng
gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có
hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc trước hết phải chế tạo khn bằng
thạch cao. Khn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giả n
là khn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo
hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một
lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản
tiện. Ngồi ra người ta cịn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa"
hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm.


Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ,
không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà
xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khơ hiện vật
trên giá và để nơi thống mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử
dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho
nước bốc hơi dần dần.

Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho

hồn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ
đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng
dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm
tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt,
gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm
(như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường
nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm
sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng
bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".
Theo u cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng
nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi
phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...
Q trình trang trí hoa văn và phủ men


– Kỹ thuật vẽ
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc
các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học
tiết phải hài hồ với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng
nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát
Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả
nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
– Chế tạo men
Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngồi ra cịn có
men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm
5% đá thối (hỗn hợp ơxít sắt và ơxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà
Bắc). Từ thế kỷ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men
lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ơxít cơban)
đá thối (chứa ơxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam
phát màu ở nhiệt độ 1250°C. Đầu thế kỷ 17 người Bát Tràng dùng

vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (thuộc Bích Nhơi, Kinh Mơn,
Hải Dương) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là
men rạn.
Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men
theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kỹ


trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước đợi đến khi lắng xuống
thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các
"dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngồi đồ
vật. Trong q trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy
để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so
với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn".
– Tráng men
Khi sản phẩm mộc đã hồn chỉnh, người thợ gốm có thể nung
sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc
dùng ngay sản phẩm mộc hồn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên
rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp
tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm
mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi
lơng. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men
phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời
cũng phải tính tốn tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng
loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương
gốm... Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội
men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ
nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngồi sản ph ẩm, gọi là
"kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men".
Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm
cùng một lúc, cịn đúc men thì chỉ tráng men trong lịng sản phẩm.

Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng , vừa là kỹ
thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã
từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.
– Sửa hàng men
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước
khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kỹ từng sản phẩm một xem


có chỗ nào khuyết men thì phải bơi quệt men vào các vị trí ấy. Sau
đó họ tiến hành "cắt dị" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, cơng
việc này gọi là "sửa hàng men".

Q trình nung
Khi cơng việc chuẩn bị hồn tất thì đốt lị trở thành khâu quyết
định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút
nhóm lị trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm.Việc làm
chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt
độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí
quyết thành cơng của khâu đốt lò.
Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lị
như lị ếch (hay lị cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất
hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn
giản trong việc thao tác hơn.
– Bao nung
Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch vuông
ghép lại làm bao nung. Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò


đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành (đó chính là gạch Bát Tràng
nổi tiếng).

Gần đây bao nung thường được làm bằng đất sét chịu lửa có
mầu xám sẫm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung hỏng nghiền nhỏ
(gọi là sa mốt) với tỷ lệ 25–35% đất sét và 65–75% sa mốt. Người ta
dùng một lượng nước vừa đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn
hợp này rồi đem in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép
ruột lị. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc
đều với sản phẩm. Tuỳ theo sản phẩm mà bao nung có kích thước
khơng giống nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại có đường kính từ 15
đến 30 cm, dày 2–5 cm và cao từ 5 đến 40 cm. Một bao nung có thể
dùng từ 15 đến 20 lần.
Nếu sản phẩm được đốt trong lị con thoi hoặc lị tuynen,
thường khơng cần dùng bao nung.
– Nhiên liệu
Đối với loại lị ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt
lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạ với các loại "củi phác" và
"củi bửa" và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn
nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng. Củi bửa và củi
phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng
cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta
đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu
vào trong lò.
Khi chuyển sang sử dụng lị đứng, nguồn nhiên liệu chính là
than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kỹ với đất
bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khn hay nặn thành bánh
nhỏ phơi khơ. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tư ờng khơ
để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng
được ngay.


– Chồng lị

Sản phẩm mộc sau q trình gia cơng hồn chỉnh được đem vào
lị nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo
sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên ngun tắc vừa sử
dụng triệt để khơng gian trong lị vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà
lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc
chồng lị theo từng loại lị cũng có những đặc điểm riêng. Đối với
loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối
với loại lị đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ
10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần khơng
cần có bao nung ở ngồi). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi giành để
đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản
phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống
như lò đàn. Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt
trong các bao nung hình trụ khơng đậy nắp và xếp chồng cao dần từ
đáy lên nóc, xung quanh tường lị và chỗ khoảng trống giữa các bao
nung đều được chèn các viên than.
– Đốt lị
Nhìn chung đối với các loại lị ếch, lị đàn, lị bầu thì quy trình
đốt lị đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người "thợ
cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong tồn bộ q trình đốt lị. Ở lị
đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa
tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lị. Sau đó người ta tăng
dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư t hì việc
tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục ném củi bửa qua
các lỗ giịi. Người xuất cả bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ
các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào bích nào khi biết sản
phẩm ở bích đó đã chín. Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh.
Khi sản phẩm trong bích đậu đã sắp chín thì người thợ cả quyết định



×