Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu các mẫu tủ bếp có trên thị trường và thiết kế một bộ sản phẩm tủ bếp cho một không gian phòng bếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÁC MẪU TỦ BẾP CĨ TRÊN THỊ TRƢỜNG VÀ
THIẾT KẾ MỘT BỘ SẢN PHẨM TỦ BẾP CHO
MỘT KHÔNG GIAN PHÕNG BẾP

NGÀNH: THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC VÀ NỘI THẤT
MÃ SỐ : 104

Giáo viên hướng dẫn

: Trần Đức Thiện

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Thanh

Khóa học

: 2007 - 2011

Hà Nội – 2011


LỜI CẢM ƠN !
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Chế biến lâm sản, Trung tâm
khoa học và thư viện trường đại học Lâm Nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, tài liệu tham khảo, cơ sở


vật chất thiết bị trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Trần Đức Thiện nguời đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này!
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất, tinh thần cũng như thời gian trong suốt q
trình tơi học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai ngày 07 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện.

Nguyễn Văn Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lời nói đầu. ............................................................................................... 1
2. Lý do chọn Đề Tài. ................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN. ....................................................................... 3
1.1. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................. 3
1.1.1. Mục tiêu tổng quát. ............................................................................. 3
1.1.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 3
1.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................... 5
2.1. Phòng bếp và những u cầu chung đối với khơng gian phịng bếp. 5
2.1.1. Phòng bếp. ........................................................................................... 5
2.1.2. Đối tượng sử dụng. ............................................................................. 5
2.1.3. Những u cầu chung đối với khơng gian phịng bếp. ..................... 6
2.2.1. Sản phẩm mộc là gì? ........................................................................... 7

2.2.2. Thiết kế sản phẩm mộc ....................................................................... 8
2.2.3. Nguyên lý mỹ thuật cơ bản trong thiết kế sản phẩm mộc. ................ 11
2.2.4. Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc. ................................................... 15
2.3. Cấu tạo chung của tủ bếp. .................................................................... 18
2.3.1. Cấu tạo của chân tủ. ........................................................................... 19
2.3.2. Nguyên lý cấu tạo của nóc tủ. ............................................................ 19
2.3.3. Hồi và vách đứng. ............................................................................... 19
2.3.4. Lưng tủ (hậu tủ). ................................................................................. 20
2.3.5. Cánh tủ. ............................................................................................... 20
2.3.6. Một số bộ phận khác của tủ. ............................................................... 21
2.4. Mối quan hệ giữa đồ mộc và không gian nội thất. ............................. 21
2.5. Yếu tố con ngƣời trong thiết kế sản phẩm mộc. ................................. 22
CHƢƠNG III. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................... 29
3.1. Tìm hiểu một số khơng gian phịng bếp .............................................. 29
3.2. Điều tra sơ bộ về sản phẩm tủ bếp. ..................................................... 35
3.2.1. Chủng loại nguyên liệu. ...................................................................... 35
3.2.2. Kiểu dáng tủ bếp và phụ kiện dùng trong sản xuất tủ bếp. .............. 36
3.2.3. Kết cấu và hình thức mẫu mã. ............................................................ 42
3.3. Phân loại tủ bếp. .................................................................................... 44
3.3.1. Tủ bếp kiểu một tường (dạng chữ I). ................................................. 44


3.3.2. Tủ bếp kiểu hành lang. ....................................................................... 45
3.3.3. Tủ bếp hình chữ L. .............................................................................. 46
3.3.4. Tủ bếp hình chữ L kép. ....................................................................... 46
3.3.5. Tủ bếp hình chữ U. ............................................................................. 47
CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN ............................................. 48
PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ ........................................................................... 48
4.1. Xác lập yêu cầu thiết kế. ....................................................................... 48
4.1.1. Yêu cầu về công năng. ........................................................................ 48

4.1.2. Yêu cầu về thẩm mỹ. ........................................................................... 49
4.1.3. Yêu cầu về kinh tế cũng như sự phù hợp của công nghệ ................. 49
4.2. Ý đồ thiết kế ........................................................................................... 50
4.3. Đƣa ra phƣơng án thiết kế. .................................................................. 50
4.3.1. Mơ hình phương án thiết kế. .............................................................. 50
4.3.2. Thuyết minh mơ hình phương án. ..................................................... 51
4.2.3. Mơ phỏng khơng gian nội thất phịng bếp ......................................... 53
4.4. Lựa chọn nguyên liệu. ........................................................................... 53
4.5. Giải pháp kết cấu. ................................................................................. 55
4.6. Thống kê, tính tốn ngun vật liệu. ................................................... 55
CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 56
5.1. Kết quả đạt đƣợc về lý thuyết. ............................................................. 56
5.2. Kết quả thực tiễn. .................................................................................. 56
5.3. Giá trị thiết kế. ....................................................................................... 56
5.3.1. Giá trị thẩm mỹ. .................................................................................. 56
5.3.2. Giá trị kinh tế. ...................................................................................... 56
5.3.3. Giá trị ứng dụng. ................................................................................. 57
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 58
6.1. Kết luận. ................................................................................................. 58
6.1.1. Sự cần thiết của tủ bếp với không gian nội thất phòng bếp. ............ 58
6.1.2. Nhận sét về khả năng sử dụng gỗ tự nhiên cho sản xuất đồ mộc. ... 58
6.1.3. Những vấn đề cịn thiếu xót trong đề tài. ........................................... 58
6.2. Kiến nghị. ............................................................................................... 59
6.2.1. Đối vớí khoa chế biến lâm sản. .......................................................... 59
6.2.2. Đối với doanh nghiệp. ......................................................................... 59
6.2.3. Đối với nhà nước. ................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời nói đầu.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của của gia đình cũng có
nhiều chuyển biến, thì nhà ở về hình thức và nội dung cũng được phát triển
toàn diện hơn, các chức năng của từng bộ phận, từng không gian trong ngôi
nhà được thể hiện một cách rõ nét qua đặc điểm cũng như cơng dụng của nó.
Với khơng gian bếp, thuở xưa cha ông chúng ta rất đơn giản, đôi khi chỉ
là ba viên gạch chụm lại, thông thường gian bếp là nơi bày biện lỉnh kỉnh đủ
các loại chai lọ, nồi niêu, xoong chảo và người ta rất ít quan tâm trong việc làm
đẹp gian bếp của mình. Cịn ngày nay, bếp khơng chỉ là để nấu chín thức ăn mà
quan trọng hơn hết, gian bếp là nơi xum vầy của mỗi gia đình trong bữa cơm
tối, vì thế người ta rất chú trọng đến việc thiết kế bếp sao cho hài hịa, cân đối
và mang tính thẩm mỹ.
Khi cuộc sống càng được nâng cao thì người ta càng chú ý đến khơng
gian bếp trong nhà, bởi vì khơng chỉ đơn thuần là nơi để người phụ nữ thể
hiện vai trò của người nội trợ là làm bếp phục vụ những bữa ăn cho gia đình,
mà họ cịn muốn được tận hưởng một không gian bếp thực sự thư giãn và
thoải mái.
2. Lý do chọn Đề Tài.
Như chúng ta đã biết, khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về cuộc sống
của chúng ta cũng thay đổi từng ngày. Con người luôn hướng tới ''chân", "thiện",
"mỹ" để tạo nên một cuộc sống ngày càng tươi đep hơn. Và một nhu cầu quan
trọng của con người là ăn uống cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Chính vì thế
khơng gian phịng bếp ln được quan tâm và chú trọng, bởi đây là nơi mà người
nội trợ làm ra những bữa cơm sum họp, ấm cúng trong gia đình.
Xã hội càng phát triển, càng văn minh, thì nhu cầu đời sống cả về vật
chất và tinh thần ngày càng nâng cao, nhu cầu “ăn no mặc ấm” giờ đã chuyển
1


sang “ăn ngon mặc đẹp”. Con người cần có những không gian ấm áp, thoải

mái, tiện nghi, văn minh hơn.
Mỗi mục đích khác nhau sẽ có những u cầu khác nhau về đồ dùng,
chẳng hạn như đối với tủ, tùy mục đích sử dụng: chứa quần áo ta có tủ quần áo,
tủ bếp dùng chứa đồ của nhà bếp như xoong nồi, bát đũa... thì mỗi loại sẽ có
kiểu dáng và kết cấu khác nhau. Cuộc sống hàng ngày của con người luôn diễn
ra nhiều hoạt động gây nên sự mệt mỏi, căng thẳng. Do đó con người ln có
nhu cầu giảm bớt sự mệt mỏi sau những hoạt động đó cũng như ngay trong lúc
hoạt động đang diễn ra. Để đáp ứng được điều này thì đồ dùng khi thiết kế ra
phải đạt yêu cầu tốt nhất về công năng và mang tính thẩm mỹ cao. Yêu cầu này
cũng cần phải có đối với sản phẩm mộc nói chung và tủ bếp nói riêng.
Vì lý do trên, tơi nhận thấy việc thiết kế sản phẩm tủ bếp có khoa học, đáp
ứng cơng năng cao và mang tính thẩm mỹ là điều cần thiết. Được sự đồng ý của
khoa Chế biến Lâm sản, bộ môn Công nghệ đồ mộc và Thiết kế nội thất, cùng
với sự hướng dẫn của KS. Trần Đức Thiện, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu các mẫu tủ bếp có trên thị trường và thiết kế một bộ sản phẩm tủ bếp cho
một không gian phòng bếp”.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu.
1.1.1. Mục tiêu tổng qt.
Ngày nay, khi nói đến việc trang trí nội thất thì phịng bếp là nơi quan
tâm hàng đầu của mỗi gia đình, vì đây là nơi mọi người xum vầy bên những
bữa cơm gia đình đầm ấm. Do đó, bếp ngày nay khơng cịn đơn thuần là nơi
nấu nướng mà nó là nơi cần được quan tâm nhiều hơn với tính khoa học và sự
tiện dụng cũng như thẩm mỹ.
Những nhận định trên cũng hoàn toàn đúng đối với tủ bếp. Khi nói đến
tủ bếp chúng ta cần quan tâm đến các chức năng cơ bản phục vụ cho việc nấu,

rửa, cất đựng, vệ sinh mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm và tạo sự thoải
mái an toàn cho người nấu. Với nhà thiết kế thì đây chính là những quan tâm
hàng đầu cần được chú trọng.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu và phân tích các mẫu tủ bếp.
- Thiết kế được mẫu tủ bếp phù hợp cho phòng bếp đảm bảo các yêu
cầu thiết kế.
1.2. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu các mẫu tủ bếp có trên thị trường
- Phân tích, đánh giá chức năng hoạt động của khơng gian phịng bếp.
- Tìm hiểu đặc điểm sử dụng của bộ sản phẩm tủ bếp.
- Xây dựng hệ thống các bản vẽ của phương án thiết kế tủ bếp.
- Mô phỏng thiết kế không gian nội thất phòng bếp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Thiết kế tập trung sản phẩm tủ bếp có kiểu dáng phù hợp với khơng
gian phịng bếp đã chọn.

3


- Cơng việc tính tốn chỉ dừng lại ở mức độ tính tốn ngun liệu, chưa
thi cơng sản phẩm.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Kế thừa các tài liệu có liên quan
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn.
- Nghiên cứu theo phương pháp tư duy lôgic, đồ hoạ máy tính.
- Phân tích kế thừa mẫu có sẵn.

4



CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Phòng bếp và những u cầu chung đối với khơng gian phịng bếp.
2.1.1. Phịng bếp.
Phòng bếp là một phần quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Nó khơng
chỉ được xem là khu vực nấu nướng của các bà nội trợ mà ngày nay, không
gian bếp còn là nơi xum họp của thành viên gia đình trong những bữa cơm
đầm ấm.
Theo xu hướng thiết kế trong kiến trúc hiện đại, khu vực nấu nướng và
không gian ăn uống được kết hợp với nhau để tiết kiệm diện tích, mặt khác
chính điều này tạo sự thuận tiện và linh hoạt, tiết kiệm được cả về thời gian và
công sức trong việc chế biến đồ ăn cộng với sắp bàn ăn nhanh chóng. Vị trí
bàn ăn nên đặt ở nơi có góc nhìn đẹp nhất để các thành viên trong gia đình
bạn có thể thưởng thức song hành các món ăn và phong cảnh bên ngồi.
Cũng cần lưu ý rằng, đồ đạc chiếm một vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng
nhiều đến sự thuận tiện trong công việc bếp núc,vì vậy chúng ta nên sắp xếp
sao cho phù hợp với diện tích cũng như tính mỹ thuật của tổng thể phòng bếp.
Bồn rửa, tủ bếp đặt sát tường vừa là giải pháp tiết kiệm không gian, vừa
tạo sự gọn gàng, khoa học. Với sự sáng tạo không ngừng nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống, những nguyên tắc trên có thể được thay đổi bằng cách gắn
vịi rửa vào tủ bếp di động vừa tạo sự linh hoạt, nhưng cũng rất thuận tiện khi
kết hợp nấu nướng và làm sạch đồ dùng. Ngoài ra, những giá treo bằng inox
hay gỗ trên cao cũng là một thiết kế thông minh để tối thiểu hóa diện tích sử
dụng, nới rộng khơng gian bếp.
Dụng cụ nấu nướng được treo lên phía trên bếp nấu giống như một món
đồ trang trí, hay một gian trưng bày sản phẩm dù rất thuận lợi và dễ dàng cho
việc cất giữ cũng như sử dụng.
2.1.2. Đối tượng sử dụng.
Nhà bếp có lẽ là nơi quan trọng nhất trong nhà do được dùng với nhiều
chức năng, ngồi mục đích chính là nơi lưu trữ, nấu nướng thức ăn, nhà bếp

cịn là nơi họp mặt gia đình và bè bạn, một nơi chơi đùa của trẻ em và đôi lúc

5


có thể dùng như một phịng làm việc nữa. Do vậy đối tượng sử dụng ở đây là
rất đa dạng, có thể là bất cứ thành viên nào trong gia đình.
2.1.3. Những u cầu chung đối với khơng gian phịng bếp.
Khơng gian phịng ăn hay nhà bếp thì u cầu trên hết là sạch sẽ,
thoáng đãng để mùi thức ăn sẽ được thốt ra ngồi tránh ứ đọng trong căn bếp
gây ra mùi khó chịu.
Riêng đối với phịng bếp, hoạt động diễn ra trong đó là các khâu của
một quá trình nấu nướng thức ăn, các hoạt động này cần được bố trí sao cho
hợp lý. Cụ thể là chúng ta cần phân định rõ các khu vực làm việc trong bếp,
sắp xếp chúng thành chuỗi như một dây chuyền.
Các vật dụng cũng như giải pháp trang trí nội thất phòng ăn và nhà bếp,
khi lựa chọn, cần chú ý tới khả năng vệ sinh.
Về màu sắc, có thể sử dụng một màu, hai, hoặc ba màu, màu nóng hoặc
màu lạnh hoặc kết hợp cả hai để tạo phong cách và cá tính. Như vậy việc lựa
chọn màu sắc như thế nào cho gian bếp của mình, điều đó phụ thuộc hồn
tồn vào sở thích cá nhân, gu thẩm mỹ của mỗi người, miễn rằng sự lựa chọn
màu sắc đó nó phải tương đồng, hịa hợp với khơng gian chung của ngơi nhà.
Khi thiết kế, trang trí chúng ta cần quan tâm đến một số điểm sau:
- Sạch sẽ thoáng mát, rộng rãi và khoảng trống để chế biến thức ăn.
- Phải có trang thiết bị hiện đại như máy hút mùi, hút ẩm.
- Tránh xa toilet, vì gần toilet sẽ là nơi thốt mùi xú ế. Gây ảnh hưởng
mơi trường trong khu vực bếp ăn và đồ ăn thức uống…
- Phải có khu vực dành riêng cho dụng cụ làm bếp như dao, kéo, búa...
- Khu vực để bình ga phải an tồn khi sử dụng, ln có bình chữa cháy
bên cạnh bếp, đề phòng hỏa hoạn xảy ra đáng tiếc.

- Khu vực bồn nước rửa thức ăn phải bố trí tương đối xa bếp nấu.

6


- Màu sắc ln ln có màu tương đối nhạt. Vì nơi đây là khu vực nấu
ăn nên phát ra năng lượng rât nóng. Do đó cần màu sắc dịu lại làm khống chế
độ nóng trong bếp.
- Vị trí của bếp cần tránh để gió lùa.
- Tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thơng gió, khử mùi để
khơng khí lưu thơng.
- Nếu khơng gian khu vực bếp rộng, có thể bố trí bàn ăn cho gia đình.
Phải cách bếp nấu ít nhất 1m50.
- Khu vực để chén dĩa, chọn cho phù hợp và có cửa che chắn, tránh dầu mỡ
chiên xào khi nấu nướng phát tán vào chén dĩa… làm dơ bẩn và hoen ố. Và cũng
tránh trường hợp ruồi, muỗi, rắn, rít, chuột bọ bu đậu vào, dễ gây bệnh.
2.2. Sản phẩm mộc.
2.2.1. Sản phẩm mộc là gì?
Theo quan niệm cổ của người Phương Đơng, có lẽ chữ “Mộc” trong
khái niệm sản phẩm mộc được lấy trên quan điểm Ngũ hành: Kim - Mộc Thủy - Hỏa - Thổ. Nghĩa là sản phẩm mộc được làm từ gỗ hoặc tre, nứa,
song, mây...các loài cây bám và sống từ đất.
Theo quan điểm của Châu Âu thì sản phẩm mộc là những đồ gia dụng,
vật dụng trong nhà hoặc là đồ di động.
Theo quan điểm hiện nay, sản phẩm mộc không nhất thiết được làm từ
chữ mộc, không nhất thiết là đồ di động, đồ dùng trong nhà mà có thể là sản
phẩm ngồi trời.
Theo nghĩa mở rộng thì sản phẩm mộc là sản phẩm phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người trong các hoạt động sinh hoạt như nằm, ngồi, viết,
trang trí nội thất, giải trí được làm chủ yếu từ gỗ, tre, song, mây kết hợp với
các vật liệu khác như sắt, kính, inox...


7


2.2.2. Thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế đồ gia dụng giỏi cần kết hợp hồn hảo cơng năng, vật liệu, kết
cấu, tạo hình, cơng nghệ, văn hố bao hàm bên trong, cá tính rõ ràng và kinh
tế. Thường thì giá trị của thiết kế cần vượt quá giá trị của vật liệu hoặc trang
sức của nó. Thiết kế hồn hảo không dựa vào trang sức sau khi tạo thành để
thực hiện mà là tổng hợp các nhân tố ấp ủ trước đó mà thành và qua được
khảo nghiệm của thời gian và thay đổi nơi sử dụng.
Thiết kế đồ gia dụng phải tìm được điểm cân bằng tốt nhất giữa tiêu thụ
và sản xuất. Đối với người tiêu dùng, mong muốn có được đồ gia dụng thực
dụng, dễ chịu, an tồn, đẹp, giá rẻ, tốt nhất và nhiều loại. Cịn đối với người
sản xuất thì mong muốn đơn giản, dễ làm để giảm được giá thành, thu được
lợi nhuận cần thiết.
Dưới đây là 7 nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc cần tuân theo.
a. Tính thực dụng: là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết kế đò gia
dụng. Thiết kế đồ gia dụng trước tiên phải thoả mãn công dụng trực tiếp của
nó, thích ứng u cầu riêng của người sử dụng. Như bàn ăn phương Tây có
thể kiểu dài vì thường do cách để đồ ăn, cịn bàn ăn dài thì khơng thể phù hợp
tập qn ăn của người Trung Quốc. Nếu đồ gia dụng không thể thoả mãn u
cầu cơng năng vật chất cơ bản thì dù ngoại quan có đẹp nhất cũng khơng có ý
nghĩa gì.
b. Tính dễ chịu: là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao, sau khi giải
quyết có, khơng có vấn đề, ý nghĩa quan trọng của tính dễ chịu sẽ thể hiện rõ,
đây cũng là thể hiện quan trọng của giá trị thiết kế. Muốn thiết kế ra đồ gia
dụng dễ chịu phải phù hợp nguyên lý của Egonomics, và phải quan sát và
phân tích tỉ mỉ đời sống.
c. Tính an toàn: an toàn là yêu cầu cơ bản đảm bảo chất lượng của đồ

gia dụng, thiết kế đồ gia dụng thiếu cường đọ và tính ổn định, hậu quả của nó
là tai nạn. Muốn đảm bảo được an tồn, phải có nhận thức đầy đủ đối với tính
8


năng cơ học của vật liệu, chiều thớ và khả năng thay đổi có thể xảy ra, để xác
định chính xác kích thước mặt cắt ngang của chi tiết, cụm chi tiết, và khi thiết
kế kết cấu và thiết kế điểm nối tiến hành tính và đánh giá khoa học. Như giới
hạn bền kéo theo chiều ngang của gỗ thấp hơn rất nhiều theo chiều dọc, khi
nó ở vị trí chịu lực quan trọng trong đồ gia dụng sẽ có thể bị nứt ra, lại như gỗ
có tính năng trương nở, co rút, nếu dùng tấm gỗ tự nhiên mặt rộng để làm tấm
lõi cửa và khi dùng keo cố định giá khung thì rất dễ làm cho giá khung bị
bung ra hoặc tấm lõi bị giá khung xé ra. Ngồi kết cấu và tính an tồn lực học
ra, an tồn trên hình thái của nó cũng rất quan trọng, như khi trên bề mặt tồn
tại vật nhọn sắc có khả năng gây thương tích cho người, khi 1 chân bàn vượt
ra khỏi mặt bàn có thể làm cho người vấp ngã.
d. Tính nghệ thuật: là nhu cầu tinh thần của con người, hiệu quả nghệ
thuật của thiết kế đồ gia dụng sẽ thông qua cảm quan của con người tạo ra
hàng loạt phản ứng sinh lý, từ đó đưa đến những ảnh hưởng mạnh đối với tâm
lý của con người. Mỹ quan tuy đứng sau thực dụng, nhưng quyết khơng thể
bên nặng bên nhẹ, quan trọng là cái gì đẹp? Làm thế nào để sáng tạo hiệu quả
của đẹp? Chế tác mềm mại khơng phải là đẹp, đẹp cịn có đẹp mãi mãi và đẹp
lưu hành phổ biến, thiết kế đồ gia dụng cần cố gắng theo đuổi cái đẹp mãi
mãi, nhưng nhìn từ giá trị hàng hố, ý nghĩa hiện thực của cái đẹp lưu hành
phổ biến cũng khơng thể khơng coi trọng.
e. Tính cơng nghệ: là nhu cầu của chế tác sản xuất, dưới tiền đề đảm
bảo chất lượng, nâng cao hiệu suất, giảm giá thành sản phẩm, tất cả các chi
tiết, cụm chi tiết đều cần thoả mãn yêu cầu gia công cơ giới hoặc sản xuất tự
động hố.
Tính cơng nghệ của thiết kế đồ gia dụng còn biểu hiện khi thiết kế cần

cố gắng sử dụng chi tiết tiêu chuẩn, cùng với việc thâm nhập và mở rộng của
hợp tác phân cơng xã hội hố, chun mơn hố, hợp tác hố sản xuất đã trở
thành xu thế tất yếu của ngành đồ gia dụng. Sử dụng chi tiết tiêu chuẩn có thể

9


đơn giản hố sản xuất, rút ngắn q trình chế tác của đồ gia dụng, giảm chi
phí chế tạo.
f. Tính kinh tế: tính kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh trên thị trường sản phẩm đồ gia dụng. Đó là khâu sử dụng nguyên liệu
hợp lý để sản xuất, phải tiết kiệm nhằm giảm tối đa giá thành sản xuất, nhưng
tính kinh tế nói ở đây cũng khơng có ý nhắm mắt chạy theo giá rẻ, mà cần lấy
so sánh giá trị công năng, tức giá trị cơng trình làm chuẩn thiết kế. Điều này
u cầu người thiết kế nắm vững phương pháp phân tích giá trị, một mặt phải
tránh quá thừa công năng, mặt khác phải lấy con đường kinh tế nhất để thực
hiện mục tiêu cơng năng theo u cầu.
g. Tính hệ thống: tính hệ thống của đồ gia dụng thể hiện ở 2 mặt, một
là tính đồng bộ, hai là hệ thống thay đổi linh hoạt của tiêu chuẩn hố.
Tính đồng bộ là chỉ đồ gia dụng không sử dụng độc lập mà là tính nhịp
nhàng và tính bổ xung cho nhau khi sử dụng đồng bộ các đồ gia dụng khác ở
nội thất.
Hệ thống thay đổi linh hoạt tiêu chuẩn hoá nhằm vào sản xuất, tiêu thụ,
nhu cầu xã hội và tính hiệu quả cao, chất lượng cao của sản xuất hiện đại
công nghiệp hố của số lượng ít, chủng loại sản phẩm nhiều ln là một mâu
thuẫn lớn gây khó khăn cho ngành đồ gia dụng.
Thiết kế hệ thống hoá, lấy một số lượng nhất định chi tiết, cụm chi tiết
và modul đồ gia dụng tiêu chuẩn hoá cấu thành một loại hệ thống đồ gia dụng
nào đó của xí nghiệp, thơng qua tổ hợp có hiệu quả của nó để thoả mãn các
loại yêu cầu, lấy bất biến ứng vạn biến, đem sản phẩn không tiêu chuẩn giảm

đến giới hạn thấp nhất, phương pháp làm này có thể đồng thời làm dịu áp lực
do chủng loại sản phẩm quá nhiều, số lượng quá ít gây cho hệ thống sản xuất.
Thiết kế đồ gia dụng khi tư duy kết cấu không thể chăm chăm nhìn cục
bộ mà phải đứng ở trên cao mới nhìn được ra xa, mang trong lịng tồn bộ,

10


cịn khi thiết kế cụ thể phải có cách thâm nhập vào từng thao tác của các lĩnh
vực cụ thể, loại bỏ tâm lý bộp chộp.
2.2.3. Nguyên lý mỹ thuật cơ bản trong thiết kế sản phẩm mộc.
a. Sự phân chia các phần trên bề mặt
Sự phân chia, sắp xếp các phần trên bề mặt bao giờ cũng phải bảo đảm
đến sự hài hoà cân đối. Sự cân đối ở đây nói tới sự cân bằng về thị giác, có
nghĩa là mắt người cảm nhận được sự cân bằng. Một vật lớn đặt cạnh một vật
nhỏ lập tức sẽ phá vỡ sự cân bằng nhưng có nhiều vật nhỏ thì sẽ kéo lại sự cân
bằng đó.
Sự cân bằng về thị giác có thể xử lý bằng nhiều cách. Có thể dùng số
lượng, mức độ hay vị trí để làm giải pháp cân bằng trong thiết kế.
Cân bằng: Không gian nội ngoại thất và các yếu tố bao quanh nó như
đồ đạc, đèn ánh sáng và các trang trí khác thường bao gồm một tổng thể, kích
thước, màu sắc và chất liệu. Những yếu tố này được nhận biết như thế nào là
do sự đáp ứng của đồ đạc để đạt được nhu cầu về thẩm mỹ. Lúc này những
yếu tố có thể thu xếp để đạt được sự cân bằng về thị giác, một trạng thái cân
bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần. Có ba kiểu cân bằng: đối
xứng trục, đối xứng xuyên tâm, không đối xứng.
Cân bằng đối xứng là kết quả của việc sắp xếp các yếu tố chuẩn, sự
tương xứng trong hình dáng, kích thước và vị trí liên quan bởi một điểm, một
đường hay một trục. Cân bằng đối xứng là kết quả của sự phối hợp hài hoà,
tĩnh lặng và sự thăng bằng ổn định luôn rõ ràng. Cân bằng xuyên tâm là kết

quả của việc tổ chức các yếu tố xung quanh điểm trung tâm. Các yếu tố có thể
hội tụ vào trung tâm, hướng ra ngoài từ trung tâm hoặc đơn giản là xếp vào
các yếu tố trung tâm. Không đối xứng được công nhận là sự thiếu tương xứng
về kích cỡ, hình dáng, màu sắc hay mối liên hệ của các yếu tố trong một bố
cục. Cân bằng không đối xứng không rành mạch như đối xứng và thường có
cảm giác nhìn năng động hơn. Nó có sức chuyển động mạnh, thay đổi, thậm
11


chí hoa mỹ, ngồi ra nó linh hoạt hơn đối xứng và đựoc áp dụng nhiều hơn
trong trường hợp thường thay đổi chức năng khơng gian và hồn cảnh

Cân bằng đối xứng

Cân bằng xuyên tâm

Cân bằng không đối xứng

b. Nguyên lý tỷ lệ
Tỷ lệ cho biết quan hệ của một phần này với một phần kia, một phần
với toàn phần, hay giữa vật này với vật khác. Mối quan hệ này có thể là kích
thước, số lượng, mức độ màu sắc…với ngun tắc này thì kích thước của một
vật sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước tương đối của các vật khác xung quanh nó.
Tỷ lệ xích: Ngun lý thiết kế tỷ lệ xích là sự liên quan của tỷ lệ giữa
các bộ phận cho cân đối. Tỷ lệ và tỷ lệ xích đều có quan hệ với kích thước của
mọi vật nếu có một sự khác biệt nào đó thì sự tương quan sẽ gắn liền với mối
liên hệ với các bộ phận của bố cục. Vật thể nào có tỷ lệ xích bất thường có thể
dùng để so sánh với các vật thể khác, dùng để thu hút sự chú ý và nhấn mạnh
một trọng điểm.
c. Sự hài hồ

Là sự phù hợp hay sự hài lịng về các thành phần trong một bố cục.
Trong khi sự cân bằng đạt được cái thống nhất thông qua sự sắp sếp cẩn thận
giữa các yếu tố giống nhau thì thì nguyên lý hài hồ địi hỏi sự chọn lọc kỹ
lưỡng các yếu tố. Chia những nét riêng hay những đặc tính chung như hình
dáng, màu sắc, chất liệu. Nó lặp lại ở một điểm chung là tạo sự thống nhất và
hài hịa thị giác giữa các yếu tố trong khơng gian nội, ngoại thất.

12


Thành phần giống nhau
Tuy nhiên sự hài hoà, khi sử dụng quá nhiều yếu tố có đặc điểm giống
nhau có thể dẫn đến bố cục không linh hoạt. Sự đa dạng trong trường hợp
khác khi lạm dụng nó dễ làm hỗn loạn thị giác.
d. Tính thống nhất và đa dạng
Một trong những điều quang trọng mà chúng ta phải chú ý là những
nguyên lý của sự cân bằng và hài hồ, khi đưa chúng lên thành một thể thống
nhất thì đa dạng về hình dáng màu sắc và chất liệu tạo nên những đặc điểm
riêng ví dụ như sự thiếu đối xứng tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố khác
nhau về kích thước, hình thù màu sắc và chất liệu. như vậy yếu tố tương tự
cũng có sự đa dạng trong cái thống nhất.

Đa dạng về kích cỡ
e. Tính nhịp điệu
Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp lại của các yếu tố không
gian và thời gian. Sự lặp lại này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà
còn tạo nên sự chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí của người
quan sát có thể theo hướng đó, bên trong một bố cục hoặc xung quanh
không gian.
13



Nhịp điệu giống như một bản nhạc
Hiệu quả của nhịp điệu có thể làm dun dáng, truyền cảm, dứt khốt
và đột ngột. Tuy nhiên nếu có sự đột biến của yếu tố độc đáo về hình dáng,
màu sắc, chất liệu thì có thể tạo thành sự phong phú thị giác có thể dần tới
những mức độ đa dạng khác nhau.
f. Sự nhấn mạnh
Nguyên lý của sự nổi bật thừa nhận cùng tồn tại của điểm nhấn và phụ
thuộc vào các yếu tố trong việc sắp đặt của người thiết kế. Điểm nhấn đem lại
sự phá cách, nét độc đáo trong khơng gian. Tuy nhiên nếu có q nhiều điểm
nhấn sẽ làm hỗn loạn và làm giảm đi giá trị của khơng gian nội thất.

Khơng có điểm nhấn
khơng nổi bật

Có điểm nhấn tạo
nên khác biệt

Nhiều điểm nhấn
khơng nổi bật

Điểm nhấn có thể tạo ra bằng cách thong qua hình dáng kỳ lạ, hay sự
tương tác màu sắc, ánh sáng, kết cấu. Để làm tăng sự nổi bật thì một yếu tố có
thể đặt hướng tương phản với các bình diện bình thường trong khơng gian và
các yếu tố khác trong nó.

14



g. Nguyên lý về màu sắc và đƣờng nét trên bề mặt sản phẩm mộc
Khi nhìn vào sản phẩm mộc, con người thường cảm nhận đầu tiên là về
màu sắc và các đường nét trang trí, sau đó mới đến hình dạng sản phẩm. Sản
phẩm có thu hút, có bắt mắt khơng đó là nhờ vào màu sắc của sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, màu sắc của một vật phụ thuộc vào ánh sáng
chiếu tới nó, xong cho dù ánh sáng nhân tạo có phát triển đến đâu đi chăng
nữa thì chúng đều hướng theo mục đích là tạo ra loại ánh sáng gần gũi với
thiên nhiên nhất và tất nhiên là phản ánh trung thực nhất màu sắc của vạn vật
xung quanh. Chính vì vậy, mỗi vật, mỗi sản phẩm cần có màu sắc phù hợp,
hài hồ với mọi vật xung quanh nó.
Mỗi màu sắc đều tạo ra cảm giác riêng đối với con người. Ví dụ: màu
đỏ gây cảm giác ấm cúng, màu lục gây cảm giác bình n… cảm giác về sự
hài hồ của màu sắc được sắp đặt gần nhau cũng là sự cảm giác về thẩm mỹ
tạo hình. Vì vậy, trong quá trình thiết kế tạo hình của sản phẩm cũng ln gắn
liền với việc lựa chọ màu sắc với việc phân ly tỷ lệ tạo hình của từng chi tiết.
Trong màu sắc được sử dụng chúng ta có thể sử dụng màu sắc tương phản để
tạo ra giá trị thẩm mỹ. Để làm nổi bật một bộ phận, chi tiết nào đó, chúng ta
nên sử dụng quy luật tương phản về màu sắc.
Màu sắc của sản phẩm trong tạo dáng cần tuân thủ theo cảm nhận theo
màu của người sử dụng: người già thường thích màu nhẹ nhàng; trẻ nhỏ
thường thích các màu ngun có độ bão hồ màu cao, các sắc độ màu tương
phản mạnh…
Màu của sản phẩm mộc gần gũi nhất đó là những màu gần màu gỗ,
những màu này là những màu tương đối dễ hồ đồng trong mơi trường không
gian nội thất. Một số màu khác thường chỉ được sử dụng ở những chi tiết như
phần bọc đệm để đa dạng các màu sản phẩm.
2.2.4. Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc.
Sản phẩm mộc đều do các chi tiết, cụm chi tiết theo một phương thức
liên kết nhất định lắp ráp thành. Phương thức liên kết thường dùng của sản
15



phẩm mộc có liên kết mộng, liên kết bằng đinh, liên kết bằng vít gỗ, liên kết
bằng keo, bản lề…phương thức liên kết dùng chính xác hay khơng đều ảnh
hưởng trực tiếp đến mỹ quan, cường độ và quá trình gia cơng của sản phẩm
mộc.
Liên kết mộng:
Mộng là hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia cơng tạo
thành ở đầu cuối chi tiết theo hướng dọc thớ nhằm mục đích liên kết với lỗ
được gia cơng trên chi tiết khác của kết cấu
Cấu tạo của mộng có nhiều dạng, song cơ bản vẫn bao gồm: thân mộng
và vai mộng
+ Thân mộng cắm chắc vào lỗ mộng.
+ Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâu của mộng, đồng thời cũng có
tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải mộng.

Hình 2.1. Cấu tạo mộng gỗ

1: mặt đầu mộng, 2: thân mộng, 3: vai mộng, 4: lỗ mộng, 5: rãnh mộng.
Ngồi ra mộng có thể tạo mịi để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Có 3 loại mộng: mộng thẳng, mộng đi én, mộng trịn.

16


Hình 2.2. Các loại mộng thơng dụng

I: Mộng đơn, II: Mộng đi én, III: Mộng trịn
Mộng thẳng có 3 loại: mộng đơn, mộng đơi, mộng nhiều thân.


Hình 2.3 Các dạng mộng thẳng

I: Mộng đơn, II: Mộng đôi, III: Mộng nhiều thân
Liên kết keo:
Đây là phương thức liên kết đơn giản nhất. Với phương pháp này thì
phương thức chủ yếu trong liên kết đối với đồ mộc là sử dụng keo dán. Do
công nghệ ngày càng phát triển nên chất lượng keo dán cũng được nâng cao,
đồng thời xuất hiện nhiều loại keo dán mới. Do đó các liên kết bằng keo dán
ngày càng được sử dụng nhiều trong kết cấu của đồ mộc.
Trong sản xuất thường thấy có: liên kết giữa các thanh gỗ với nhau, dán
ghép giữa các lớp ván mỏng, dán phủ mặt cho các chi tiết dạng tấm phẳng,
dán cạnh…đều sử dụng bằng keo dán.
Phương thức này có ưu điểm lớn là có thể tiết kiệm được gỗ, từ gỗ nhỏ
tạo thành gỗ lớn, từ gỗ chất lượng kém tạo thành gỗ có chất lượng cao, có thể
đảm bảo được sự ổn định của kết cấu, nâng cao chất lượng và cải thiện ngoại
quan của sản phẩm.
Liên kết đinh vít gỗ:
Nó dùng liên kết các chi tiết không thể tháo lắp nhiều lần, nếu không sẽ
ảnh hưởng đến cường độ sản phẩm. Đinh vít lộ ở bề mặt, ảnh hưởng đến
17


ngoại quan, thường dùng để cố định và lắp ráp các phụ kiện như mặt bàn, mặt
tủ, ván hậu, tay co ngăn kéo…Lực bám đinh vít cũng giống lực bám đinh,
chiều dài, đường kính đinh vít tăng lên, lực bám đinh bít cũng tăng lên….
Liên kết bulơng ốc vít :
Nó dùng cho liên kết các chi tiết lại với nhau nhưng có thể tháo lắp
nhiều lần một cách dể dàng, mà không ảnh hưởng tới kết cấu và cường độ của
sản phẩm. Bulơng ốc vít có thể liên kết các chi tiết dày mà đinh vít khơng liên
kết được nhưng vẫn đảm bảo tính vững chắc.

Riêng đối với tủ bếp thường sử dụng một số loại liên kết sau:
Liên kết bulơng ốc vít: thường dùng liên kết giữa các thanh hoặc tấm
trong bộ khung chính của tủ với nhau. Ví dụ như giữa thanh ngang với hồi tủ,
vách ngăn với đáy hoặc với thanh ngang…
Liên kết mộng: thường sử dụng đối với cánh tủ, nó dùng liên kết huỳnh
với cái và cái với cái của cánh tủ. Tuy nhiên ở đây còn sử dụng thêm cả liên
kết keo.
Liên kết đinh: loại này thường dùng để liên kết hậu tủ với hồi, đáy và
nóc tủ.
2.3. Cấu tạo chung của tủ bếp.
Khi phân tích cấu trúc của tủ bếp, ta thường thấy tủ bếp gồm các bộ
phận chính sau:
- Chân tủ.
- Nóc tủ.
- Hồi tủ và vách đứng.
- Vách ngang.
- Các bộ phận khác có hoặc khơng có như: ngăn kéo, bàn kéo...

18


2.3.1. Cấu tạo của chân tủ.
Chân của tủ bếp thường có cấu tạo là hệ chân đơn. Hệ chân đơn là hệ
chân có các chân trực tiếp liên kết vào đáy tủ một cách riêng rẽ. Hệ chân này
đơn giản, dễ gia cơng.
2.3.2. Ngun lý cấu tạo của nóc tủ.
Nóc tủ là bộ phận giới hạn phía trên của tủ. Nóc tủ được liên kết với
hồi tủ và vách đứng. Nóc tủ có thể được kết cấu khung hoặc tấm phẳng. Nóc
tủ thường có dạng tấm phẳng thường được làm từ các tấm ván dăm, MDF,
ván mộc.

2.3.3. Hồi và vách đứng.
a) Cấu tạo. Hồi tủ và vách đứng liên kết với nóc và đáy tủ. Hồi tủ có
chức năng giới hạn hai phía của tủ. Vách đứng làm nhiệm vụ phân chia bên
trong theo chiều đứng. Cấu tạo chung của chúng có hai dạng cơ bản là kết cấu
khung và tấm phẳng.
- Dạng khung.
Hồi có kết cấu dạng khung thường được ứng dụng khi khơng có ván
nhân tạo, hoặc do những yêu cầu riêng trong sử dụng.
- Hồi và vách ngăn dạng tấm phẳng.
Về mặt kinh tế, cũng như tạo dáng cơng nghiệp hiện đại, tủ có kết cấu
dạng tấm phẳng có nhiều ưu thế. Hồi dạng tấm phẳng thường được làm từ ván
dăm hoặc ván mộc.
Hồi tủ và vách ngăn có thể là tấm phẳng chạy suốt và đóng vai trị làm
chân tủ hoặc có thể dừng lại ở đáy tủ.
b) Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ. Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ cũng
giống như liên kết giữa hồi và đáy tủ. Có thể sử dụng liên kết cố định hoặc
liên kết tháo rời cho liên kết này.

19


2.3.4. Lưng tủ (hậu tủ).
Lưng tủ là bộ phận kết cấu giới hạn phía sau của tủ và địng thời cũng
tham gia vào việc tăng cường sự vững chắc chung của tồn bộ tủ. Lưng tủ có
thể là ván thuần túy, nhưng cũng có thể lồng vào khung. Lưng tủ thường được
làm bằng ván sợi hoặc ván dán.
Lưng tủ thường được liên kết với hồi và vách đứng bằng các liên kết
đinh cố định. Cũng có thể sử dụng các loại liên kết tháo rời đối với những loại
lưng tủ bằng ván dăm có kích thước lớn.
2.3.5. Cánh tủ.

Cánh tủ có chức năng ngăn cách khơng gian bên trong và bên khơng
gian bên ngồi tủ và nó có thể đóng mở được nhờ các linh kiện liên kết động
như liên kết bản lề hay các cơ cấu kéo trượt, tay nâng.
Cánh tủ là phần mặt chính của tủ nên địi hỏi về tính thẩm mỹ của cánh
tủ là tương đối cao.
Về cấu tạo, cánh tủ có thể là dạng tấm phẳng hoặc dạng khung. Dạng
tấm phẳng thường được làm từ ván sợi hoặc ván dăm bề mặt sơn phủ bệt hoặc
phủ một lớp melamine, laminate. Dạng khung thường làm từ gỗ tự nhiên hoặc
kết hợp gỗ tự nhiên với gỗ nhân tạo và kính.
a) Cửa tủ quay. Tủ có cánh quay đứng, khi mở, cánh quay ra ngồi
chiếm một khơng gian nhất định. Góc mở của cánh tủ tùy thuộc vào kiểu loại
và phương pháp bố trí bản lề. So sánh ưu nhược điểm giữa cửa quay và cửa
kéo trượt thì cửa quay địi hỏi diện tích để hoạt động đóng mở cánh lớn hơn
so với kiểu kéo trượt.
b) Của kéo trƣợt. Cửa kéo trượt thường được sử dụng trong những
trường hợp sau: Không gian chật hẹp cần tiết kiệm diện tích, tủ ở trên cao.
c) Của nâng hạ. Cửa nâng hạ có trục quay ngang. Cửa loại này thường
sử dụng cho tủ bếp trên.
20


2.3.6. Một số bộ phận khác của tủ.
a) Ngăn kéo. Ngăn kéo có chức năng cất đựng những đồ vật nhẹ, hay
sử dụng và thường sử dụng ở những vị trí thấp, khơng cao.
Ngăn kéo có thể được gia cơng bằng gỗ tự nhiên, ván nhân tạo hay
nhựa tổng hợp.
Để đảm bảo tính thuận tiện trong sử dụng, ngăn kéo phải được dẫn
trượt tốt, có nghĩa là kéo ra đẩy vào dễ dàng.
Ngày nay, ngăn kéo dù là chất liệu gỗ tự nhiên hay ván nhân tạo,
thường người ta sử dụng một cơ cấu thanh dẫn bằng kim loại có bi làm bánh

dẫn nên việc đóng mở các ngăn kéo khơng cịn khó khăn như trước.
b) Vách ngang tủ. Vách ngang tủ được liên kết vào hồi và vách đứng,
hay có thể là một chi tiết ván thuần túy gác tự do lên các đố ngang hay các
vách đỡ được cấu tạo bên hồi và vách đứng. Các vách ngang thường là cấu
tạo tấm, đơi khi có cấu tạo khung. Vật liệu cũng có thể là gỗ tự nhiên hoặc
ván nhân tạo.
2.4. Mối quan hệ giữa đồ mộc và không gian nội thất.
Đồ mộc là một phần tổ thành quan trọng trong môi trường nội thất,
thiết kế nội thất không thể tách rời đồ mộc, điều này hầu như không có ai biểu
thị hồi nghi. Cịn thiết kế đồ gia dụng thì có thể (ở chừng mực nào đó vẫn
cần) tách khỏi thiết kế nội thất mà tồn tại độc lập, quan điểm này rất có thể
gây ra phản đối. Đương nhiên, khi chúng ta tĩnh tâm lại nghĩ kĩ càng thì sẽ
nhận thức được điểm này, chúng ta ở đây nói rõ tơn chỉ mục đích trước tiên
đưa ra quan điểm này là phải hiểu tính chất và nhiệm vụ của thiết kế đồ mộc
trên quan niệm, để tránh lạc khỏi con đường thiết kế công nghiệp mà mù
quáng dựa theo thiết kế môi trường, mà là nhiệm vụ đảm nhiệm của từng nội
dung có khác nhau căn bản.
Quan hệ giữa đồ mộc và thiết kế nội thất tồn tại 2 loại trạng thái:
21


×