Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

sang tao do dung day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.71 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT MAI THANH THÊ TỔ HOÁ HỌC. BÀI THUYÊT TRÌNH ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TỬ METAN. Giáo viên thực hiện: NGUYỄN MINH TUẤN Đơn vi. : Trường THPT Mai Thanh Thê. Ngã năm, tháng 12 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1 – Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 2 – Mục tiêu của đề tài.....................................................................................1 3 – Giả thuyết khoa học....................................................................................1 4 – Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................1 5 – Giới hạn nghiên cứu...................................................................................2 6 – Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................2 7 – Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 8 – Lịch sử của vấn đề nghiên cứu...................................................................2 B. NỘI DUNG.....................................................................................................2 I – SƠ LƯỢT VỀ PHÂN TỬ METAN...............................................................2 1 – Nguyên tố hiđro...........................................................................................3 2 – Nguyên tố cacbon........................................................................................3 3 – Tứ diện đều..................................................................................................3 4 – Liên kết đơn ................................................................................................3 5 – Lai hoá sp3...................................................................................................3 II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA METAN........................................................4 1 – Mô hình phân tử...........................................................................................4 2 – Cấu trúc phân tử metan................................................................................4 III – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................4 1 – Xây dựng mô hình phân tử metan................................................................4 2 – Soạn giáo án.................................................................................................5 3 – Phiếu học tập khảo sát..................................................................................10 4 –Khảo sát và thống kê.....................................................................................11 C. KÊT LUẬN....................................................................................................11.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ TÀI XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TỬ METAN ------------------------A. MỞ ĐẦU 1 – Tính cấp thiêt của đề tài Từ thực tế dạy học môn hoá học ở trường trung học phổ thông hiện nay, là trên lớp các em tiếp thu bài còn thụ động, trong tiết học chưa phát huy được tính tích cực của học sinh như sự tự tìm tòi tài liệu, độc lập trong suy nghĩ chưa hình thành và phát triển được các phẩm chất tư duy như quan sát, thu thập thông tin, phân tích, rút ra quy luật chung từ đó kết luận về vấn đề học tập. Một trong những nguyên nhân khách quan đó là cơ sở vật chất trong dạy học ở trường THPT còn thiếu thốn nên dẫn đến giáo viên dạy chay không dử dụng các phương tiện trong quá trình dạy học nên làm cho người học khó tiếp thu kiến thức từ đó làm cho học sinh nhàm chán không chịu học dẫn đến tiết học không có hiệu quả. Để khắc phục hiện trạng trên hiện nay đã có nhiều lí thuyết về PPDH tích cực , một trong những phươmg pháp đó là phương pháp dạy học hoá học tích cực sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực, nội dung của phương pháp là sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ và sử dụng máy chiếu. Xuất phát từ thực trạng dạy học và về sự ra đời của các phương pháp dạy học hoá học tích cực nay bản thân tôi xin đưa ra đề tài: “ Xây dựng mô hình phân tử metan”. Nếu đề tài thành công thì đây là tư liệu đóng góp vào tư liệu phương pháp dạy học hoá học của tổ hoá học của trường. 2 – Mục tiêu của đề tài Giải thích cấu trúc của phân tử CH4 và đây là cơ sở để giải thích cấu trúc phân tử của các ankan khác trong cùng dãy đồng đẳng của CH4. Là cơ sở để xây dựng mô hình phân tử của các ankan khác trong cùng dãy đồng đẳng của metan. Giải thích tính chất hoá học của CH 4 và các chất trong cùng dãy đồng đẳng 1 cách cụ thể, dễ hiểu. Làm cho người học dễ tiếp thu bài, phát huy tích cực trong học tập từ đó yêu thích học môn hoá học. 3 – Giả thuyêt khoa học Phân tử metan là chất thuộc dãy đồng đẳng của ankan có cấu trúc tứ diện, nguyên tứ C ở trạng thái lai hoá sp 3, có 4 liên kết đơn trong phân tử và có tính chất hoá học của một ankan điển hình. 4 – Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập tài liệu: Đọc sách giáo khoa hoá học 9 bài 39 metan; bài 22: cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ ( SGK HH 11 – CB); Bài 30: cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ( SGK.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HH 11 – NC); cấu trúc hợp chất hữu cơ ( sách hoá học hữu cơ 1), Các phương pháp dạy học hoá học tích cực ( Sách PPDH HH 1). Viết nội dung cơ sở lí thuyết của mô hình phân tử CH4. Xây dựng mô hình phân tử CH4. Vận dụng mô hình vào trong giảng dạy các bài; Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ở mục IV.1 liên kết đơn. 5 – Giới hạn nghiên cứu Gới hạn về nội dung: Nghiên cứu “xây dựng mô hình phân tử metan”, đây là phân tử đơn giản nhất trong dẫy đồng đẳng của ankan. Nội dung này nằm ở “mục IV.1 liên kết đơn” thuộc “bài 22: cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ”. Giới hạn về đia lí : Thực hiện trong phạm vi trường trung học phổ thông Mai Thanh Thế. 6 – Khách thể và đối tượng nghiên cứu a – Khách thể nghiên cứu Soạn các giáo án: Bài 22: cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ( SGK HH 11 – cb) và có sử dụng mô hình trong giảng dạy. b – Đối tượng nghiên cứu Từ mô hình phân tử CH 4 ta khai thác được các khía cạnh về: Đặc điểm liên kết,kiểu lai hoá của nguyên tử C, cấu trúc của phân tử từ đó giải thích được cấu trúc phân tử của các chất trong cùng dãy đồng đẳng của CH4. 7– Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu, PP quan sát, PP phân tích, PP tổng hợp. Phương pháp tiếp cận học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên dày dặn kinh nghiệm. PP diễn giảng, phát vấn, hoạt động nhóm. 8– Lich sử của vấn đề nghiên cứu Đề tài “ Xây dựng mô hình phân tử CH4” là đề tài mới, chưa phát hiện đề tài nào trùng lặp.` B. NỘI DUNG I – SƠ LƯỢT VỀ PHÂN TỬ METAN 1 – Nguyên tố hiđro ( H ) - Nằm ở ô thứ nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Cấu hình electron: 1s1 - Khối lượng nguyên tử: 1,008 u - Khối lượng riêng: 0,0899 kg/m3. - Trạng thái OXH: +1; -1 - Độ âm điện: 2,2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - r = 0,53A0 - I1 = 13,598 kj/ mol - Nguyên tố hiđro có 3 đồng vị: 1. D ( 2H). T ( 3H). 0,016%. 10 -4%. H. 99,984% 2 – Nguyên tố cacbon ( C ). - Nằm ở ô thứ 6 trong bảng HTTH. - Cấu hình electron: 1s22s22p2 - Khối lượng nguyên tử: 12,011 u. - Khối lượng riêng: 2,25 kg/m3 - Trạng thái OXH: 2, +4, -4. - Độ âm điện: 2,55. - I 1 = 11,26 kj/mol - r = 0,77A0. - Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 12. C ( 98,89%). và. 13. C ( 1,11%). 3 – Tứ diện đều a – Tứ diện Hình tứ diện là một hình có 4 đỉnh trong không gian 3 chiều. Tứ diện có 4 mặt là 4 tam giác và có 6 cạnh. Đây là dạng hình khối 3 chiều đơn giản nhất. b – Tứ diện đều Khi các mặt bên đều là các tam giác đều thì ta có tứ diện đều. 4 –Liên kêt đơn a – Liên kêt cộng hoá tri Được hình thành giữa các nguyên tử do sự dùng chung các cặp electron hoá trị. b – Liên kêt đơn Liên kết đơn ( hay liên kết xích ma) do một cặ electron chung tạo nên và được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử. Liên kết đơn là liên kết bền. 5 – Lai hoá sp3 Kiểu lai hoá sp3 là sự tổ hợp của 1 AO s và 3 AO p tạo ra 4 AO sp 3 lai hoá giống nhau về hình dạng, kích thước, năng lượng và hướng về 4 đỉnh của một hình tứ diện đều mà tâm là hạt nhân nguyên tử. Vì thế kiểu lai hoá này còn được gọi là lai hoá tứ diện. Trục của các AO lai hoá sp 3 hợp với nhau tạo thành một góc có giá trị 109,5 0. Lai hoá sp3 gặp ở phân tử C no. II – CẤU TRÚC PHÂN TỬ MÊTAN.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1 – Mô hình phân tử a – Mô hình rỗng Các quả cầu tượng trưng cho các nguyên tử, các thanh nối tượng trưng cho các liên kết giữa chúng. Góc giữa các thanh nối bằng góc lai hoá. b – Mô hình đặc Các quả cầu cắt vát tượng trưng cho các nguyên tử, được ghép với nhau theo đúng vị trí trong không gian giữa chúng. 2 – Cấu trúc phân tử mêtan a – Công thức cấu tạo Công thức cấu tạo của CH4: H | H–C–H | H Giữa nguyên tử C và H chỉ có một liên kết, những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn. Ta thấy trong phân tử CH4 có 4 liên kết đơn. b – Cấu trúc phân tử metan Ở CH 4 nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp 3, tạo được 4 liên kết đơn bằng 4 cặp e dùng chung với 4 nguyên tử H. Bốn liên kết này hướng từ nguyên tử c 9 nằm ở tâm của hình tứ diện) ra 4 đỉnh của hình tứ diện đều mà 4 đỉnh là các nguyên tử H với độ dài liên kết C – H bằng 109 pm, các góc hoá trị HCH bằng 109,5 0. Bán kính vandervan của nguyên tử C lai hoá sp3 bằng 170 pm, của H bằng 120 pm. Do đó các nguyên tử trong phân tử CH 4 không cùng nằm trên một mặt phẳng. III – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 – Xây dựng mô hình phân tử CH4 1.1 – Chuẩn bi nguyên vật liệu Ống nhựa đường kính 21 mm, băng keo đen, keo 502, 6 trái banh nhỏ cùng màu r = 5 cm, 2 trái banh lớn cùng màu r = 10 cm. 1.2 – Cách tiên hành 1.2.1 – Xây dựng mô hình đặc của phân tử CH4 a – Mô phỏng cấu dạng phân tử CH4 Vẽ hình dạng mô hình đặc của phân tử CH4 trên giấy. b – Tiên hành Định dạng các vị trí của nguyên tử H ( trái banh nhỏ ) trên nguyên tử C ( trái banh lớn) sao cho giống với cấu trúc tứ diện đều..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sử dụng 2 trái banh nhỏ, cắt mỗi trái ra thành 2 phần bằng nhau, ta được 4 phần bằng nhau. Sử dụng keo 502 dán 4 phần bằng nhau của nữa trái banh nhỏ lên 4 vị trí đã định dạng trên trái banh lớn ta được mô hình đặc của phân tử CH4. 1.2.2 – Xây dựng mô hình rỗng của phân tử CH4 a- Mô phỏng cấu trúc tứ diện của phân tử CH4 Vẽ hình dạng mô hình rỗng của phân tử CH4 trên giấy. b – Tiên hành Cắt 4 ống nhựa chiều dài khoảng 8 cm. Sau đó dùng băng keo đen dán vòng quanh 4 ống nhựa, 4 ống nhựa này tượng trưng cho 4 liên kết đơn. Định vị các vị trí cần gắn 4 ống nhựa ngắn vào trái banh lớn ( nguyên tử C) và vị trí cần gắn 1 ống nhựa ngắn vào trái banh nhỏ ( nguyên tử H). Dùng keo 502 để dán các ống nhựa vào các trái banh. 2 – Soạn giáo án. BÀI 25:CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ (tiết1) I. MỤC TIÊU: 1.Kiên thức: Biêt được : - Nội dung thuyết cấu tạo hoá học. 2.Kĩ năng: Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. 3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh. II TRỌNG TÂM: Nội dung thuyết cấu tạo hoá học. III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn - kết nhóm.. IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Giáo án. *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.. V. TIÊN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn đinh lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...( 1 phút ). 2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút) BT: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam một hợp chất hữu cơ A thu 2,688 lit CO 2 (đkc) và 2,16 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 30. Lập CTPT của A?. 3.Bài mới: a/ Đặt vấn đề: Hợp chất A có cấu tạo như thế nào?  Vào bài. Tg. b/ Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1. NỘI DUNG KIÊN THỨC. 10’ - GV viết công thức cấu tạo ứng với CTPT: I.CÔNG THỨC CẤU TẠO C2H6O  CTCT cho thấy điều gì?. 1. Thí dụ: CTPT: C2H6O.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS thấy được : CTCT là CT biểu diễn thứ CTCT: H3C–CH2–O–H tự liên kết và cách thức liên kết giữa các  Khái niệm: CTCT là công thức biểu diễn nguyên tử trong phân tử. thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các - Gv: Viết CTCT khai triển, rút gọn, giới thiệu nguyên tử trong phân tử. về CTCT rút gọn chỉ biểu diễn liên kết và 2. Các loại liên kết hoá học : nhóm chức. - CTPT: C2H6O BT: Viết CTCT khai triển và rút gọn của các - CTCT khai triển: hợp chất có CTPT sau: C3H8, C5H12, C4H8, H H C3H8O. H–C–C–O–H Hs: Làm việc theo cặp đôi, 4 hs lên bảng, hs H H khác nhận xét. - CTCT rút gọn : CH3CH2OH Hoạt động 2 - Gv đưa ra các ví dụ và giúp hs phân II – THUYÊT CẤU TẠO HÓA HỌC: tích ví dụ . 1 . Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học: Ví Dụ : a.Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử C2H6O có 2 CTCT liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một * H3C–O–CH3 Đimetylete thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là * H3C–CH2–O–H Etanol cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, - HS so sánh 2 chất về : thành phần, tức là thay đổi cấu tạo hoá học, sẽ tạo ra hợp chất cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính khác chất hóa học Rút ra luận điểm 1 Ví Dụ: C2H6O có 2 thứ tự liên kết: H3C–C–CH3 : đimetyl ete , chất khí , không tác dụng với Na. H3C–CH2–O–H: ancol etylic, chất lỏng, tác dụng - Gv: Dựa vào các CTCT ở trên hãy với Na giải phóng khí hydro . xác định hoá trị của cacbon? Có nhận b.Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa xét gì về mạch cacbon ? khả năng liên trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn kết của cacbon với các nguyên tố ? - Hs trả lời  Nêu luận điểm 2 liên kết với nhau thành mạch cacbon. CH3–CH2–CH2–CH3 (mạch không có nhánh mạch thẳng). CH3–CH–CH3. CH2 – CH2. CH3. CH 2. (mạch có nhánh). CH2 – CH2 ( mạch vòng ). 20’. H. Cl. H–C– H. Cl – C – Cl. H Chất khí cháy. Cl Chất lỏng không cháy. - Gv: Viết CTCT của CH4, CCl4, nêu c. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành tính chất Yêu cầu hs viết CTPT, nêu phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử ) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử) luận điểm 3 2. Ý nghĩa: - Gv: Thông tin - Thuyết cấu tạo hoá học giúp giải tích được hiện tượng đồng đẳng, hiện tượng đồng phân. 4. Củng cố:( 5 phút).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Viết CTCT khai triển và rút gọn của các hợp chất có CTPT: C2H6; C5H10; C4H10O. 5. Dặn dò( 1 phút ) - Học bài, làm bài tập 6,7,8/102 (SGK). - Chuẩn bị phần tiếp theo. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span> BÀI 25: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiên thức: Biêt được:  Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.  Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ. 2.Kĩ năng: Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể. 3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh. II TRỌNG TÂM:  Chất đồng đẳng, chất đồng phân  Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu cơ III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng - phát vấn - kết nhóm. IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Mô hình không gian của C4H8 *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. V. TIÊN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn đinh lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...( 1 phút ) 2.Kiểm tra bài cũ: (9 phút) - Viết các CTCT có thể có của C6H12? - Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C4H8? 3.Bài mới: a/ Đặt vấn đề: Thuyết cấu tạo hoá học giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân. Vậy đồng đẳng, đồng phân là gì? Giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau như thế nào, bằng loại liên kết gì?. b/ Triển khai bài Tg HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1 Gv: Lấy thí dụ dãy đồng đẳng CH 4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12Yêu cầu hs -Nhận xét sự khác nhau về thành phần phân tử của mỗi chất trong từng dãy hợp chất trên - Hs trả lời 10’ -Gv: Các hợp chất trên hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất tự nhau  Đồng đẳng của nhau - Gv: Yêu cầu hs nêu khái niệm về đồng đẳng và dãy đồng đẳng.. NỘI DUNG KIÊN THỨC. II/ Đồng đẳng, đồng phân: 1/ Đồng đẳng: a/ Thí dụ: CH4 C 2 H6 C 3 H8 ........ CnH2n -Thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2. -Có tính chất tương tự nhau (tức là có cấu tạo hoá học tương tự nhau) b/ Định nghĩa: Sgk Hoạt động 2 Gv: Nêu vấn đề: Các chất có thành phần 2/ Đồng phân:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 và tính chất hoá học tương tự nhau thì ta có khái niệm đồng đẳng. Vậy nếu các chất có cùng CTPT nhưng CTCT khác nhau ta sẽ có khái niệm mới nào ? Gv: Đưa thí dụ cụ thể hình thành đồng phân.. a/ Thí dụ: CTPT C2H6O Ancol etylic: Đi mêtyl ete CH3-CH2-OH CH3-O-CH3 b/ Khái niệm: Sgk c/. Các loại đồng phân: * Đồng phân cấu tạo: - Đp mạch C - Đp vị trí liên kết bội Ancoleylic: CH3 - CH2 - OH - Đp loại nhóm chức CTPT - Đp vị trí nhóm chức : C2H6O * Đồng phân lập thể: Đimêtyl tete: CH3 - O - CH3 - Đồng phân hình học => Các chất trên là đồng phân của nhau. - Đồng phân quang học 10’ -Hs: Nêu khái niệm đồng phân. Gv: Hướng dẫn cho hs nghiên cứu sgk để phân biệt các loại đồng phân  Gv lấy ví dụ cụ thể các đồng phân - Gv cho hs quan sát mô hình đồng phân hình học của C4H8 - Hs viết công thức cấu tạo Hoạt động 3 10’ Gv: Thông báo cho hs biết được liên kết III/ Liên kêt hoá học và cấu trúc phân tử CHT trong hợp chất hữu cơ là chủ yếu. hợp chất hữu cơ.   Có 2 loại liên kết: và  Hình thành 3 1/ Liên kêt đơn liên kêt (  ) - Tạo bởi 1 cặp e chung. hình thức liên kết - Lk ơ rất bền Gv: Yêu cầu hs H -Nêu khái niệm lk đơn (  ), lk đôi (  và  ) liên kết ba (1  , 2  ) Vd: Phân tử CH4: H–C–H -Đặc điểm của lk  và  Hs: Trả lời H Gv: Cho hs quan sát hình vẽ CH4, C2H4, C2H2 để củng cố các khái niệm liên kết đơn, đôi, ba.. Mô hình rỗng. Mô hình đặc. 2/. Liên kêt đôi (1  và 1  ) - Tạo bởi 2 cặp e chung - Liên kết  kém bền hơn liên kết  Vd: Phân tử etilen: CH2 = CH2. Mô hình rỗng 2/ Liên kêt ba (1  , 2  ):. mô hình đặc.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Tạo bởi 3 cặp e chung. Vd: Phân tử Axetilen (C2H2) CH  CH. Mô hình đặc. Mô hình rỗng. 4. Củng cố:( 4 phút ) - Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H14; C4H8? 5. Dặn dò:( 1 phút ) - Học bài, làm bài tập 4,5/101 (SGK) - Chuẩn bị: Xem lại cách thiết lập CTPT để luyện tập Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 3 – Phiêu học tập khảo sát Câu 1: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? A. CH4. B. C2H2. C. C2H4. D. O2. Câu 2: Chất nào sau đây phân tử có cấu trúc tứ diện? A. C2H4. B. O2. C. C2H2. D. CH4. Câu 3: Nguyên tử cacbon trong phân tử CH4 có kiểu lai hoá gì? A. sp. B. sp3. C. sp2. D. d2sp3. Câu 4: Góc HCH trong phân tử CH4 bao nhiêu độ? A. 1200. B. 1800. C. 109,50. D. 900. Câu 5: Liên kết đơn là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng bao nhiêu cặp electron? A. 1 cặp electron. B. 2 cặp electron. C. 3 cặp electron. D. 4 cặp electron. Câu 6: Trong phân tử CH4 nguyên tử cacbon tạo được bao nhiêu liên kết đơn? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 4 – Khảo sát và thống kê Khảo sát ở 2 lớp 11 – CB + Lớp dạy có sử dụng mô hình. + Lớp dạy không có sử dụng mô hình. Thống kê % số học sinh làm đúng ở từng câu, vẽ biểu đồ tròn để so sánh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> C. KÊT LUẬN Từ thực tiễn dạy học các môn học nói chung và bộ môn hoá học nói riêng trong mỗi tiết học có sử dụng mô hình dạy học lớp học trở nên sinh động, làm cho học sinh hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, hiểu bài đồng thời phát triển các phẩm chất tư duy như: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra được quy luật chung làm cho quá trình dạy học đật kết quả cao. Hình thành cho học sinh thái độ làm việc có kế hoạnh, nghiêm túc, tỉ mỉ từ đó nhận thấy môn hoá học rất gần gũi, dễ học, dễ tiếp cận và hữu ích đối với bản thân. Kiến nghị của bản thân nếu trong điều kiện cho phép về cơ sở thiết bị dạy học mỗi giáo viên nên sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học của bản thân..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×