Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.9 MB, 163 trang )

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Bà Rịa, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Người cam đoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) Việt
Nam năm 2018. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ có hiệu quả của Khoa Lâm học; Phịng Đào tạo Sau đại học của Phân hiệu
ĐHLN và Ban Giám hiệu nhà trường. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành nhất về những giúp đỡ đó.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Việt Hải là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận
văn. Xin chân thành cám ơn q thầy cơ lãnh đạo Phân hiệu ĐHLN, q thầy cô trực
tiếp giảng dạy thuộc Phân hiệu của Trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NCS
trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khu BTTN Bình Châu-Phước
Bửu, lãnh đạo xã Bưng Riềng và huyện Xuyên Mộc, cùng gia đình, bạn bè, đồng


nghiệp đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cùng tác giả trong q trình thực hiện
luận văn này.
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
1.1. Những khái niệm liên quan................................................................................ 3
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trồng cây họ Sao Dầu trong phục hồi rừng..............4
1.2.1. Đặc trưng về cấu trúc quần xã cây họ Sao Dầu............................................... 4
1.2.2. Rừng trồng cây họ Sao Dầu............................................................................. 6
1.2.3. Các biện pháp lâm sinh tác động ở rừng trồng cây họ Sao Dầu.......................9
1.3. Một số nhận xét và bình luận........................................................................... 10
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................... 12
2.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 12
2.2. Địa hình và thổ nhưỡng.................................................................................... 13
2.2.1. Địa hình......................................................................................................... 13
2.2.2. Thổ nhưỡng................................................................................................... 13
2.3. Khí hậu và thủy văn......................................................................................... 14
2.4. Diện tích và tài nguyên rừng............................................................................ 15
2.4.1. Diện tích........................................................................................................ 15
2.4.2. Tài nguyên rừng............................................................................................. 16

Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 17
3.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 17
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 18


iv

3.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp luận.......................................................................................... 18
3.4.2. Kế thừa các tài liệu có liên quan.................................................................... 19
3.4.3.

Phương pháp thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn........................................ 19

3.4.3.1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................ 19
3.4.3.2. Phân chia đối tượng và xác định mẫu nghiên cứu....................................... 20
3.4.3.3. Thực hiện điều tra và ghi chép các chỉ tiêu nghiên cứu..............................21
3.4.4. Phương pháp xử lý và tính tốn số liệu......................................................... 23
3.4.4.1. Phân chia đối tượng nghiên cứu.................................................................. 23
3.4.4.2. Tính tốn số liệu thực nghiệm..................................................................... 23
3.4.4.3. Thực hiện các phân tích số liệu thực nghiệm.............................................. 24
3.4.4.4. So sánh giữa các trung bình mẫu................................................................ 26
3.4.5. Cơng cụ tính tốn.......................................................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 28
4.1. Đặc điểm lâm học của mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu.............................28
4.1.1. Kết quả phân chia các mơ hình rừng trồng.................................................... 28
4.1.2. Biến động mật độ cây trồng theo loài và phương thức trồng rừng.................32
4.1.2.1. So sánh tỷ lệ sống của cây trồng theo loài và phương thức trồng...............33

4.1.2.2. Biến động mật độ cây trồng theo tuổi ở các mơ hình rừng trồng.....................34
4.1.3. Biến động phẩm chất cây trồng theo loài và phương thức trồng...................37
4.1.3.1. Biến động phẩm chất cây trồng ở các lồi và mơ hình rừng trồng..............37
4.1.3.2. Biến động phẩm chất cây trồng theo tuổi ở các mơ hình rừng trồng..............38
4.1.4. Cấu trúc số cây ở các mơ hình rừng trồng..................................................... 40
4.1.4.1. Phân bố số cây ở các loài cây trồng giai đoạn 10 – 12 tuổi.........................41
4.1.4.2. Phân bố số cây ở các loài cây trồng giai đoạn 15 – 17 tuổi............................... 43
4.1.4.3. Kiểm định tính quy luật của các phân bố.................................................... 46
4.2. Sinh trưởng của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở các mơ hình rừng trồng..............49
4.2.1. Những đặc trưng sinh trưởng của các mơ hình rừng trồng............................49
4.2.2. Ước lượng sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt ở các mơ hình rừng trồng................53


v

4.2.2.1. Hàm sinh trưởng D1,3 ở các mơ hình rừng trồng......................................... 53
4.2.2.2. Hàm sinh trưởng Hvn ở các mơ hình rừng trồng.......................................... 55
4.2.2.3. Hàm sinh trưởng Dtán ở các mô hình rừng trồng.................................................... 56
4.2.3. Đặc điểm quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng................................ 58
4.2.3.1. Quan hệ chiều cao – đường kính thân của cây........................................................ 58
4.2.3.2. Quan hệ chiều cao – đường kính tán của cây.............................................. 60
4.2.3.3. Sinh trưởng của đường kính tán và sự cạnh tranh giữa các cây trồng.........62
4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố trồng rừng tới sinh trưởng rừng trồng...................... 63
4.2.3.1. So sánh sinh sinh trưởng giữa các lồi cây trồng chính....................................... 64
4.2.3.2. So sánh sinh trưởng giữa các phương thức trồng........................................ 65
4.3. Hiệu quả lâm sinh của các mơ hình rừng trồng và đề xuất giải pháp................68
4.3.1. Xác định các tiêu chí cho đánh giá hiệu quả lâm sinh................................... 68
4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả lâm sinh của rừng trồng Sao đen, Sến cát............70
4.3.2.1. Về các kỹ thuật trồng.................................................................................. 70
4.3.2.2. Sự đa dạng về mơ hình trồng, độ lớn về diện tích mơ hình.........................71

4.3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng phục hồi của các mơ hình rừng trồng...............72
4.3.3. Đề xuất các biện pháp phục hồi rừng với cây họ Dầu................................... 73
4.3.3.1. Đối với các kỹ thuật trồng rừng.................................................................. 73
4.4.3.2. Đối với loài Sao đen................................................................................... 74
4.4.3.3. Đối với loài Dầu cát và Sến cát................................................................... 75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 77
Kết luận................................................................................................................... 77
Tồn tại..................................................................................................................... 78
Kiến nghị................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 80
Phụ lục 1. Một số hình ảnh rừng trồng cây họ Sao Dầu tại KBT............................83
Phụ lục 2. Kết quả tính tốn trên Statgraphics 15.1................................................. 84


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Phân tích phương sai

BC-PB

Bình Châu-Phước Bửu

CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

D00


Đường kính ở vị trí gốc cây (cm)

D1,3

Đường kính ở vị trí 1,3 m (cm)

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng

FRr

Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét

FRx

Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ

FRk

Đất feralit nâu đỏ trên bazan

Hvn

Chiều cao cây (m)

IUCN

Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên


KBT

Khu Bảo tồn thiên nhiên

M

Trữ lượng (m3/ha)

N

Mật độ số cây (N/ha)

NLG

Cây nguyên liệu giấy

NNd

Cây nông nghiệp dài ngày

NNn

Cây nông nghiệp ngắn ngày

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

OTC


Ơ tiêu chuẩn

P

Xác suất ý nghĩa

PC

Phẩm chất (cây trồng)

QHTKNN

Quy hoạch thiết kế nông nghiệp

TN-MT

Tài nguyên - Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

V

Thể tích (m3/cây)


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí OTC tạm thời trong nghiên cứu rừng trồng cây họ Sao Dầu.........20
Bảng 3.2. Thống kê các ô điều tra và số cây đo đếm theo từng mơ hình.................23
Bảng 4.1. Một số đặc điểm cơ bản của các mơ hình rừng trồng họ Sao Dầu...........30
Bảng 4.2. Biến động tỷ lệ cây sống (%) ở các lồi cây trồng chính........................ 33
Bảng 4.3. Biến động tỷ lệ cây sống (%) ở các phương thức trồng rừng..................33
Bảng 4.4. Biến đổi mật độ cây (N/ha) theo tuổi ở các mơ hình rừng trồng.................35
Bảng 4.5. Biến động phẩm chất cây trồng (%) theo các loài cây trồng...................37
Bảng 4.6. Biến động phẩm chất cây trồng (%) theo các mơ hình rừng trồng..........37
Bảng 4.7. Biến đổi tỷ lệ cây tốt (PCa,%) theo tuổi ở các mơ hình rừng trồng...........39
Bảng 4.8. Các đặc trưng của phân bố số cây theo D1,3 ở các loài cây trồng............41
Bảng 4.9. Các đặc trưng của phân bố số cây theo Hvn ở các loài cây trồng.................42
Bảng 4.10. Các đặc trưng của phân bố số cây theo D1,3 ở các loài cây trồng.............44
Bảng 4.11. Các đặc trưng của phân bố số cây theo Hvn ở các loài cây trồng..............45
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra các dạng phân bố lý thuyết ở mơ hình rừng trồng......47
Bảng 4.13. Đặc trưng sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của các mô hình rừng trồng.......50
Bảng 4.14. Biến động sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của các mơ hình rừng trồng......52
Bảng 4.15. Hàm sinh trưởng D1,3 của các mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu......53
Bảng 4.16. Sinh trưởng và tăng trưởng D1,3 bình qn của các mơ hình...................... 54
Bảng 4.17. Hàm sinh trưởng Hvn của các mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu.......55
Bảng 4.18. Sinh trưởng và tăng trưởng Hvn bình qn của các mơ hình..................55
Bảng 4.19. Hàm sinh trưởng Dtán của các mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu........56
Bảng 4.20. Sinh trưởng và tăng trưởng Dtán bình quân của các mơ hình.................57
Bảng 4.21. Dạng hàm và tham số của quan hệ H-D ở các mơ hình rừng trồng.........59
Bảng 4.22. Dạng hàm và tham số của quan hệ H-Dt ở các mơ hình rừng trồng......60
Bảng 4.23. Chỉ số CCI theo tuổi của các lồi trong các mơ hình rừng trồng...........62
Bảng 4.24. Kết quả so sánh sinh trưởng D00, Hvn, Dt giữa các lồi cây trồng chính64
Bảng 4.25. Kết quả so sánh sinh trưởng D00, Hvn, Dt giữa các phương thức trồng. .66



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Khu bảo tồn và khu vực nghiên cứu..................................... 12
Hình 3.2. Bản đồ đất Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.................14
Hình 4.1. Tỷ lệ cây sống ở các mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu.............................34
Hình 4.2. Biến động mật độ của các mơ hình ở rừng trồng cây họ Dầu.......................35
Hình 4.3. Tỷ lệ phẩm chất cây trồng ở các lồi và mơ hình rừng trồng........................ 38
Hình 4.4. Tỷ lệ phẩm chất cây tốt theo tuổi ở các mô hình rừng trồng.........................39
Hình 4.5. Phân bố N-D của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở rừng trồng tuổi 12...............42
Hình 4.6. Phân bố N-H của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở rừng trồng tuổi 12...............43
Hình 4.7. Phân bố N-D của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở rừng trồng tuổi 17...............44
Hình 4.8. Phân bố N-H của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở rừng trồng tuổi 17 ...............45
Hình 4.9. Sinh trưởng D1,3 của các mơ hình rừng ở hai giai đoạn tuổi..........................51
Hình 4.10. Sinh trưởng Hvn của các mơ hình rừng ở hai giai đoạn tuổi...................... 51
Hình 4.11. Sinh trưởng Dt của các mơ hình rừng ở hai giai đoạn tuổi.......................... 51
Hình 4.12. Biểu diễn sinh trưởng D1,3 theo tuổi ở các mơ hình rừng............................. 54
Hình 4.13. Biểu diễn sinh trưởng Hvn theo tuổi ở các mơ hình rừng.............................. 56
Hình 4.14. Biểu diễn sinh trưởng Dtán theo tuổi ở các mơ hình rừng.............................58
Hình 4.15. Biểu diễn quan hệ hàm Hvn-D1,3 ở các mơ hình rừng trồng.......................59
Hình 4.16. Biểu diễn quan hệ hàm Dt-Hvn ở các mơ hình rừng trồng.......................... 61
Hình 4.17. Diễn biến của CCI theo tuổi ở các mô hình rừng trồng................................ 63
Hình 4.18. So sánh sinh trưởng D1,3 và Hvn của Sao, Dầu và Sến................................. 64
Hình 4.19. So sánh sinh trưởng D1,3, Hvn của 2 phương thức ở Sao đen..................... 66


1

MỞ ĐẦU
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái phức tạp, sự duy trì trạng thái cân bằng và

ổn định được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó con người là yếu tố tiên quyết.
Song những hiểu biết có hạn về rừng của con người, nên chính con người đã có
những hoạt động làm cho rừng bị phá vỡ, số lượng và chất lượng rừng bị suy giảm
nghiêm trọng. Trên quan điểm sinh thái học, rừng và các yếu tố xung quanh có quan
hệ chặt chẽ với nhau, sự thiếu hụt của một hay nhiều yếu tố xung quanh hay tác
động quá mức cũng sẽ làm cho rừng phát triển không theo quy luật.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bình Châu – Phước Bửu thuộc huyện Xuyên
Mộc của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng diện tích 10.880,3 ha (UBND-QĐ3059 về
kết quả kiểm kê rừng, 2016). Rừng tự nhiên của KBT thuộc kiểu rừng kín thường
xanh ẩm nhiệt đới (Rkx). Tại đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về đặc điểm
cấu trúc rừng tự nhiên (Võ Văn Sung, 2005), về đa dạng sinh học (Nguyễn Văn
Quyết, 2010), đặc điểm lâm học của các ưu hợp thực vật (Dương Thị Ánh Tuyết,
2015). Thế nhưng, tất cả những nghiên cứu này đều nhắm vào đối tượng rừng tự
nhiên. Hiện nay, vẫn còn hạn chế những nghiên cứu về đặc điểm lâm học của đối
tượng rừng trồng phục hồi tại KBT. Vì thế, vẫn cịn thiếu những căn cứ khoa học
giúp đơn vị quản lý và đánh giá khả năng phục hồi của những loài cây trồng, đặc
biệt là cây họ Sao Dầu; đồng thời đề xuất những giải pháp lâm sinh đối với loại
rừng trồng này tại Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu.
Trong tổng diện tích rừng trồng cây họ Sao Dầu, có 3 lồi chủ yếu có diện tích
trồng lớn nhất xếp theo thứ tự là: Sao đen, (372,3 ha), Sến cát (305,3 ha) và Dầu cát
(217,4 ha). Chúng được trồng thuần hay hỗn giao với nhau hoặc hỗn giao và một số
loài cây gỗ khác. Đây là những đối tượng có thể trở thành rừng cây gỗ lớn trong
tương lai. Tuy nhiên, trong mỗi loại hình trồng lại có nhiều mơ hình rừng trồng khác
nhau bởi yếu tố phương thức trồng. Về phương thức có trồng thuần loài và trồng
hỗn giao hai hay nhiều loài với nhau. Về quy cách trồng hay mật độ trồng đều giống
nhau (6 x 3,5 m) và trên cùng loại đất (cát pha). Do đó, việc đánh giá khả


2


năng phục hồi của những loài cây gỗ lớn này sẽ được xem xét trên từng phương
thức trồng với từng lồi cây cụ thể. Điều đó dẫn đến lý do đánh giá phải bắt đầu từ
những đặc điểm cơ bản nhất, dễ đo đếm nhất, đó chính là đặc điểm cấu trúc và sinh
trưởng của rừng trồng cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae).
Những đặc điểm lâm học có liên quan trực tiếp đến việc đánh giá khả năng
phục hồi của rừng trồng trình bày ở đây là biến động về số lượng và chất lượng cây
trồng. Về số lượng có biến động số cây theo thời gian (tuổi), nó nói lên khả năng
thích nghi của cây ở các giai đoạn khác nhau. Về chất lượng có biến động phẩm
chất cây trồng trong các điều kiện sống, nó cho phép đánh giá khả năng thành rừng
thơng qua số cây có phẩm chất tốt đang tồn tại. Thêm nữa, một khi khả năng thành
rừng tốt hơn thì bản thân nó cũng có một cấu trúc tương đối ổn định, đặc trưng cho
loài và cho khu vực mà quần thụ hiện diện. Do đó, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc sẽ
là một bổ sung cần thiết cho đặc điểm lâm học của chuyên đề này.
Việc phục hồi rừng bằng các loài thực vật tiêu biểu tại KBT không những
được chú trọng ngay từ khi thành lập và hiện nay công tác này càng được đề cao
hơn. Để có những cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp phục hồi rừng tại đây thì việc
tìm hiểu, đánh giá hiệu quả mơ hình phục hồi rừng là rất cần thiết. Xuất phát từ
những lý do trên, đề tài: “Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các lồi cây họ
Sao Dầu trong các mơ hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu-Phước Bửu” đã được tiến hành.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những khái niệm liên quan
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: rừng trồng
mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; và rừng
tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác (Thông tư số 34/2009/TT-NNPTNT của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Theo Trần Văn Con (2006) trồng lại rừng (sau khai thác hay do bị mất rừng)
được hiểu là hoạt động gây lại rừng trên đất trống đồi núi trọc, phân biệt với cải tạo
rừng là hoạt động thay thế rừng nghèo kiệt thành rừng trồng có năng suất cao hơn.
Hoạt động phục hồi rừng là các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm
đảo ngược quá trình suy thối rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thối
hóa, có nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb
và Gilmour (2003) đã đưa ra 3 nhóm hành động tương ứng với các mức độ khác
nhau nhằm làm đảo ngược q trình suy thối rừng, đó là: cải tạo rừng, phục hồi
rừng và khôi phục rừng. Theo đó, các hoạt động phục hồi rừng được diễn ra trên hai
loại đối tượng chính là phục hồi rừng tự nhiên và phục hồi rừng trên đất trống (dẫn
theo Trần Văn Con, 2006).
Theo Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐTTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì, cây phụ trợ (hay hỗ trợ) là cây
trồng với cây trồng chính trong một thời gian nhất định có tác dụng thúc đẩy cây
trồng chính sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Cây hỗ trợ được đề cập trong đề tài này
được hiểu theo khái niệm nêu trên.
Cũng theo Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh chính có thể áp dụng trong phạm vi của đề tài tại KBT bao gồm
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và cải tạo rừng trồng hiện có hoặc trồng rừng


4

mới. Theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập của đề tài này, ở đây chỉ tập
trung vào nội dung cải tạo rừng trồng hoặc trồng rừng mới.
Cây họ Sao Dầu (hay họ Dầu) ở Việt Nam được nghiên cứu một cách có hệ
thống đầu tiên là các cơng trình nghiên cứu của người Pháp, trong đó phải kể đến bộ
Thực vật chí Đơng Dương gồm 8 tập của H. Lecomte (1905-1952). Trong cơng
trình về những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978, 1998)

có liệt kê lại tồn bộ những kết quả nghiên cứu có liên quan đến thảm thực vật và
các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở nước ta, trong đó có nhiều cơng trình về cây họ Dầu.
Gần đây hơn, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) trong tác phẩm “Cây họ Dầu ở Việt
Nam” đã hệ thống và tập hợp một cách khá đầy đủ về những đặc trưng thực vật học,
phân loại học, kỹ thuật trồng và mô tả 46 lồi cây họ Dầu ở Việt Nam.
Theo đó, tại Việt Nam cây họ Sao Dầu có xấp xỉ 50 lồi thuộc 6 chi
(Anisoptera, Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea và Vatica); trong đó, chi
Dipterocarpus có 12 lồi, chi Hopea có 11 lồi là hai chi có nhiều lồi nhất. Các
lồi cây họ Sao Dầu phân bố rải rác trên cả nước, nhưng phân bố tập trung chủ yếu
là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Cây Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học mơ tả về
hình thái, giải phẫu cũng như các đặc điểm sinh học, về cơ bản khơng có sự khác
biệt so với các đặc điểm chung của loài này ở các nước khác. Tại Việt Nam, Sao
đen, Dầu cát và Sến cát phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền Nam từ Kon Tum
trở vào, đặc biệt nhiều ở vùng Đơng Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, cả ba loài cây này đã được dẫn
giống trồng nhiều nơi, kể cả các tỉnh phía Bắc, Sao đen cịn được trồng trên các trục
đường phố, đường giao thông và ở một số mơ hình trồng cây bản địa.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trồng cây họ Sao Dầu trong phục hồi rừng
1.2.1. Đặc trưng về cấu trúc quần xã cây họ Sao Dầu
Từ rất nhiều kết quả nghiên cứu, có thể đi đến nhất trí rằng, cây họ Sao Dầu
ở Việt Nam mà chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ và Tây Ngun đóng vai trị quan
trọng trong hệ sinh thái rừng tự nhiên (Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ,


5

1994). Số lồi cây trong họ Sao Dầu có thể không nhiều bằng những họ khác,
nhưng số cá thể thường chiếm ưu thế ở nhiều ưu hợp thực vật rừng hay trạng thái
rừng. Ở vùng Đông Nam Bộ, cây họ Sao Dầu có 6 chi với gần 40 lồi. Ở các khu

vực nhỏ của vùng như Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa) có 13 lồi,
Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hố (tỉnh Đồng Nai) có 18 lồi. Những ưu hợp có
cây họ Sao Dầu thường thấy ở vùng Đông Nam Bộ là: ưu hợp họ Dầu + họ Thị + họ
Sến; ưu hợp họ Dầu + họ Sến cát; ưu hợp họ Dầu + họ Bồ hòn + họ Sim; ưu hợp họ
Dầu + họ Bồ hòn + họ Thị (Phân viện ĐTQHR Nam Bộ, 2000, 2003 và 2009).
Khả năng kết nhóm của các lồi cây họ Sao Dầu là một đặc điểm lâm học
quan trọng, giữa các lồi cây ln có các quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
sinh trưởng, sinh tồn và phát triển. Nguyễn Văn Thêm (1993) đã áp dụng phương
pháp phân tích để nghiên cứu sự kết nhóm của 4 lồi Dầu rái, Dầu song nàng, Cám,
Trâm quầng ở rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới khu vực Tân Phú (tỉnh Đồng
Nai). Tác giả đã chỉ ra rằng, trong tổ thành của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đối có hai nhóm sinh thái khá rõ rệt: nhóm Dầu song nàng – Dầu rái và nhóm
Dầu rái – Cám – Trâm quầng.
Kết quả nghiên cứu sự kết nhóm sinh thái giữa một số lồi cây gỗ rừng kín
nửa rụng lá ẩm nhiệt đới của một số tác giải khác như Trần Văn Con (2006),
Nguyễn Xuân Hùng (2009) cũng là một trong số những nghiên cứu theo hướng đó.
Một số kết quả chỉ ra rằng, trong kết cấu rừng của các ưu hợp ở khu vực rừng Bình
Châu-Phước Bửu tồn tại các dạng kết nhóm theo cặp lồi và tổ hợp lồi. Kết nhóm
theo cặp (hai lồi) có: Dầu cát – Cầy, Dầu cát – Sến cát, Dầu cát – Trâm trắng; kết
nhóm theo tổ hợp (trên hai lồi) có: Dầu cát – Trâm trắng – Cầy, Trâm trắng – Dầu
cát – Sến cát. Khi xử lý kiểu rừng này cần bảo vệ độ ưu thế của các loài trong kết
cấu rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1994).


phía Bắc, cùng mọc với các loài trong họ Sao Dầu ở tầng tán rừng và dưới

tán cịn có những lồi cây lá rộng thường xanh khác trong hệ thực vật bản địa như
các loài trong họ Đậu (Leguminosaseae), họ Giẻ (Fagaceaea), họ Sim
(Myrtacceae), họ Xoan (Meliaceae) (Hoàng Phú Mỹ và Võ Đại Hải, 2013).



6

1.2.2. Rừng trồng cây họ Sao Dầu
Cơng trình trồng cây họ Sao Dầu đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là của
Paul Mourand (1920) (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1998) đã thử nghiệm trồng Dầu rái
và Sao đen tại Trạm thực nghiệm Trảng Bom theo 3 công thức:
Công thức 1: Trồng thuần loài với mật độ cao lên tới 20.000 cây/ha. Ưu điểm
là rất sớm hình thành quần thể nhưng nhược điểm rõ nhất là cạnh tranh và sớm,
phải tỉa thưa và tốn kém trong việc tạo rừng.
Công thức 2: Trồng theo rạch dưới tán rừng tự nhiên. Ở công thức này, cây
trồng sinh trưởng kém do không cạnh tranh được với cây tự nhiên. Sau này, có cải
tiến mở các băng rộng hơn thay thế cho các rạch hẹp.
Công thức 3: Trồng Sao đen, Dầu rái với các loài cây phù trợ như Đậu chàm
(Indigofera teysmanii) và Muồng đen (Senna siamea). Đây là hai loài cây che phủ
đất ban đầu, ngăn chặn cỏ dại và che bóng giai đoạn đầu.
Từ những nghiệm thức này, về sau nhiều loài cây họ Sao Dầu khác cũng đã
được thử nghiệm trồng và những cây phù trợ cũng đa dạng hơn như Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo dậu (Leucaena
leucocephala) hoặc một số lồi cây nơng nghiệp dài ngày khác như Điều
(Anacardium occidentale), các cây ăn quả khác như Xồi, Mít, Bưởi, …
Có thể nói, Đơng Nam Bộ là vùng có nhiều lồi cây họ Sao Dầu nói riêng và
cây bản địa nói chung được đưa vào thử nghiệm trồng đa dạng nhất ở nước ta, đặc
biệt là các loài của rừng ẩm nhiệt đới như Dầu song nàng, Sến cát cát, Vên vên, Sao
đen, Sến cát mủ… Thống kê bước đầu có 24 lồi cây bản địa đã được gây trồng ở
vùng Đông Nam Bộ thời gian qua. Các lồi cây trồng bản địa trong các mơ hình
thường gồm: Sến cát, Dầu trà beng, Sao đen, Vên vên, Bằng lăng, Gõ đỏ, Muồng
đen, Gáo vàng,… Các loài tiêu biểu gồm có: Sến cát, Sao đen, Vên vên, Dầu song
nàng, Dầu trà beng, Dầu mít, Sến cát, Gõ đỏ, Cẩm lai, Bằng lăng, Dáng hương, Gõ
mật, Ươi, v.v. (Nguyễn Chí Thành, 2005). Có thể điểm lại một số kết quả chính về

trồng cây họ Sao Dầu trong vùng như sau:


7

(1)

Tại Đồng Nai, có 94 mơ hình trồng rừng có cây bản địa bao gồm: trồng

thuần loại một loài cây có 10 mơ hình, trồng hỗn giao hai lồi cây có 36 mơ hình,
hỗn giao ba lồi cây có 36 mơ hình, hỗn giao bốn đến năm lồi cây có 12 mơ hình.
Có hai phương thức trồng chính được áp dụng là trồng Sao đen và Sến cát thuần
loài hoặc hỗn lồi có xen với một số lồi cây phù trợ như Keo lá tràm, Điều và cây
ăn quả như Xồi, Mít. Ở những nơi có mật độ trồng cao (trên 1.600 cây/ha), cây
sinh trưởng trung bình hoặc kém trong khi cây trồng có mật độ thấp hơn lại có các
giá trị sinh trưởng tốt hơn (Nguyễn Văn Quý, 2011).
Tại rừng trồng Sao đen và Dầu rái thuần với mật độ 416 cây (Sao đen) và
312 cây (Dầu rái) có xen cây nông nghiệp sinh trưởng tương đối tốt trong những
năm đầu do được chăm sóc và bảo vệ tốt. Khi cây nông nghiệp được thu hoạch,
người ta thường không tập trung vào các cây Sao đen, Dầu rái nên có sự suy giảm
mật độ và sinh trưởng (Tơ Bá Thanh, 2009; Phạm Xn Hồn, 2012).
Năm 2013, trong cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hồng đã tiến
hành nghiên cứu bổ sung kỹ thuật gây trồng Sao đen và Dầu rái tại Lâm Đồng, Bình
Phước và Gia Lai. Kết quả đã cho thấy các biện pháp làm đất (san ủi, cày toàn diện
và cuốc hố) đều cho tỷ lệ cây sống và sinh trưởng tốt ở cả hai loài cây trồng này. Ở
giai đoạn đầu, các phương thức trồng khác nhau chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng
của Sến cát nhưng với Sao đen, phương thức hỗn giao với Keo lai cho tăng trưởng
tốt nhất cả về đường kính và chiều cao.
(2)


Tại Bình Phước, hầu hết các mơ hình trồng Sao-Dầu thuần loài đều cho

kết quả tốt hơn so với các mơ hình trồng xen với Keo lá tràm hoặc với Điều. Ở các
rừng trồng có mật độ cao, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), trồng Sao đen với
1.250 cây/ha (năm 1982) vẫn cho tăng trưởng bình qn về đường kính là 1,35
cm/năm và chiều cao là 0,97 m/năm. Trong các mơ hình trồng xen với Keo lá tràm
cho thấy hầu hết cả Sao đen và Sến cát đều có tăng trưởng thấp, nguyên nhân chính
vẫn là tỉa thưa Keo lá tràm chưa kịp thời và chưa xem xét tới nhu cầu ánh sáng của
Sao đen và Sến cát ở giai đoạn Keo khép tán.


8

Trần Quốc Hoàn (2013, 2014) đã tiến hành nghiên cứu phân vùng lập địa
phục vụ cho phát triển sản xuất Lâm nghiệp tại Bình Phước, trong đó có xác định rõ
vùng thích hợp để gây trồng hai lồi Sao đen và Sến cát tại địa phương.
(3)

Tại Tây Ninh, mơ hình trồng Sao Dầu phổ biến là xen với cây Điều với

mật độ Sao, Dầu từ 200-400 cây/ha. Giai đoạn đầu cả cây trơng chính và cây trồng
xen đều sinh trưởng tốt; nhưng khi Điều ra trái, cây Sao đen và Dầu rái bị tỉa cành
quá nhiều dẫn đến sinh trưởng kém. Mơ hình trồng xen với Keo lá tràm cũng được
xác định là mơ hình khơng thành cơng. Tại tỉnh này, mơ hình trồng Dầu rái thuần tại
Dương Minh Châu được coi là thành công nhất (Trần Quốc Dũng, 1995).
(4) Tại Bình Dương, từ năm 1982 người ta đã trồng thử nghiệm xen
Keo lá
tràm, Xà cừ với Sao đen-Dầu rái. Hiện trạng sinh trưởng của cây trồng trong các mơ
hình trồng xen cũng tương tự như ở các tỉnh nêu trên, nghĩa là phụ thuộc rất lớn vào
thời điểm và cường độ tỉa thưa cây phù trợ. Trong những năm đầu, tăng trưởng của

Dầu rái và Xà cừ đều khá tốt, rất có triển vọng (Nguyễn Minh Cảnh, 2003 và Lục
Văn Cường, 2009).
(5)

Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những mơ hình trồng Sao đen, Sến cát ở đây

được đánh giá là cho kết quả khả quan hơn, kể cả ở những mơ hình có trồng xen
Keo lá tràm khi được chặt tỉa kịp thời và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây
trồng chính. Rừng Sao đen ở Xuyên Mộc trồng thuần là một ví dụ điển hình cho
nhận xét trên (Nguyễn Chí Thành, 2005; Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005).
(6)

Tại tỉnh Bình Thuận, mơ hình trồng Sao đen và Dầu rái theo rạch dưới

tán rừng bị đánh giá là không thành cơng khơng chỉ vì những lý do kỹ thuật mà còn
cả những lý do liên quan đến quản lý, bảo vệ. Người dân chặt phá khơng kiểm sốt
được các khâu chăm sóc và ni dưỡng cây trồng ở giai đoạn đầu. Đối với mơ hình
trồng xen hai lồi này với Điều cho thấy kết quả khả quan hơn và cả hai lồi cây
trồng trên đều có tăng trưởng bình thường (Nguyễn Chí Thành, 2005; Phân viện
ĐTQHR Nam Bộ, 1994).
Nhìn chung, các nghiên cứu về trồng rừng đều xoay quanh việc đánh giá khả
năng sinh trưởng và phục hồi của rừng trồng cây họ Dầu ở các điều kiện khác nhau.


9

1.2.3. Các biện pháp lâm sinh tác động ở rừng trồng cây họ Sao Dầu
Phương thức trồng theo rạch dưới tán rừng tự nhiên của Paul Mourand cho
thấy cây mới trồng dễ sống nhưng chỉ đến năm thứ 2 thì chúng đã thể hiện thiếu ánh
sáng trực xạ trực tiếp một cách rõ rệt (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978). Chỉ có

những cây ở khoảng trống của tán rừng bên trên thì sinh trưởng bình thường, cịn tất
cả đều sinh trưởng yếu, bệnh tật. Mơ hình trồng Sao đen theo rạch trong rừng tự
nhiên tại Bình Thuận năm 1994 được coi là thất bại vì những nguyên nhân như rừng
trồng khơng được chăm sóc, bảo vệ, dân tự do chặt phá làm rẫy; mặc dù cây sinh
trưởng khá tốt, đường kính tăng trưởng 1,53 cm/năm, chiều cao 1,13 cm/năm
(Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005).
Khi trồng theo rạch trên hiện trạng rừng phục hồi nghèo kiệt, thực bì chủ yếu
là cây bụi, các kết quả thử nghiệm cho thấy mật độ trồng cao (lớn hơn 1.600 cây/ha)
thường chỉ cho kết quả sinh trưởng trung bình hoặc kém, trong khi đó mật độ thấp
lại cho kết quả sinh trưởng khá hơn (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Trong quy phạm
kỹ thuật trồng rừng Dầu rái (Bộ Lâm nghiệp, 1988), mật độ trồng đề xuất là 833
cây/ha (4 x 3m), 660 cây/ha (5 x 3m), 400 cây/ha (10 x 2,5m). Kỹ thuật gây trồng
Dầu rái và Sao đen đã được hướng dẫn khá chi tiết trong quy phạm kỹ thuật trồng
rừng Dầu rái đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành năm 1988 cũng như trong quy trình
kỹ thuật trồng rừng Sao đen và Dầu rái được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
xây dựng (2002). Tuy nhiên, khâu chăm sóc rừng sau khi trồng được hướng dẫn chủ
yếu tập trung vào làm cỏ, xới đất xung quanh gốc, vun gốc, gỡ dây leo cuốn vào cây
trồng và chặt bỏ cây tái sinh lấn át cây trồng. Các nghiên cứu về tác động lâm sinh
như bón phân, tỉa cành, tỉa cây để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng Dầu rái
và Sao đen vẫn còn rất hạn chế.
Qua quan sát tại khu vực nghiên cứu, các kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ đối
với rừng trồng Sao đen, dầu rái và Sến cát phải được thực hiện nghiêm túc sau khi
trồng tối thiểu là 4 năm liền. Trong phương thức trồng xen thì sau 1-2 năm phải tiến
hành tỉa cành nhánh hoặc chặt ngang thân không để cây phụ trợ chụp lên tán cây họ
Sao Dầu. Công việc này nhất thiết phải thực hiện đúng lúc.


10

Rừng trồng thuần lồi Sao đen, Sến cát khơng có cây che phủ ban đầu

(Dương Minh Châu, Tây Ninh) hay có xen cây nơng nghiệp trong những năm đầu
(Đồng Nai) cho sinh trưởng khá tốt trong những năm đầu. Tăng trưởng bình quân
năm về chiều cao là 0,78 - 0,95 m/năm, đường kính 1,10 - 1,92 cm/năm đối với Sao
đen, còn Sến cát khoảng 1,13 m/năm chiều cao và 1,63 cm/năm đường kính. Nhìn
chung, Sao đen tăng trưởng chiều cao kém hơn Sến cát (Nguyễn Chí Thành, 2005);
Phạm Xn Hồn và ctv, 2012).
1.3. Một số nhận xét và bình luận
Từ những thơng tin tóm tắt ở trên, đề tài nhận thấy cần phải thảo luận một số
vấn đề như sau đây:
Trước hết, cần phải thấy rằng dù là tập hợp chưa đầy đủ thì những nghiên
cứu về cây họ Sao Dầu là rất nhiều nhưng cũng rất tản mạn. Sẽ có những lồi phân
bố ở nhiều khu vực và cũng sẽ có những lồi chỉ có số ít cá thể. Việc chọn loài nào
trong số các loài cây họ Sao Dầu là một câu hỏi lớn của đề tài này. Nó khơng đơn
giản là lồi phổ biến hay lồi có số cá thể nhiều, hay lồi cây đang có giá trị kinh tế,
mà quan trọng là lồi có khả năng thành rừng hay không (trên quan điểm sinh thái),
đặc biệt là ở rừng trồng mới? Điều đó có thể dẫn tới việc một lồi cây họ Sao Dầu
có thể sinh trưởng tốt trong rừng tự nhiên, nhưng chưa chắc sẽ là lồi cây trồng
được chọn để khơi phục rừng trên đất trống. Do đó, đối tượng nghiên cứu là cây họ
Sao Dầu đã được trồng từ nhiều năm trước đây sẽ là một trong số các ưu tiên của
việc chọn loài cây.
Thứ hai, các nghiên cứu về cây họ Sao Dầu ở rừng trồng cũng rất phong phú.
Điểm qua các cơng trình đã cơng bố, có thể thấy chủ yếu là những kết quả đánh giá
khả năng sinh trưởng của rừng này. Do vậy, những chỉ báo để xác định khơi phục
được rừng tại những mơ hình rừng trồng ở nghiên cứu này sẽ gồm nhiều yếu tố hơn
so với những đánh giá sinh trưởng thông thường ở rừng trồng. Trọng tâm của đề tài
luận văn sẽ phải tập trung để giải quyết những vấn đề còn tồn tại này và những kết
quả mong đợi chính của luận án sẽ luận giải tính hiệu quả lâm sinh của kỹ thuật
phục hồi rừng cây họ Sao Dầu tại KBT theo định hướng đó.



11

Thứ ba, do hiện trường gồm rất nhiều dạng mô hình rừng trồng cây họ Sao
Dầu, cộng với các loại đất trồng, phương thức trồng, mật độ trồng cây trồng chính
và thời điểm trồng cây hỗ trợ cũng khác nhau, dẫn đến tồn tại rất nhiều công thức
trồng khác nhau. Do đó, đề tài phải nhất quán về đơn vị điều tra cơ sở. Đơn vị điều
tra cơ sở là cấp điều tra có cùng lồi cây trồng, phương thức trồng và mật độ trồng.
Phương thức trồng có trồng thuần và hỗn giao (với cây trồng chính), mật độ trồng
quy về 1 loại; như vậy mỗi loài cây trồng là Sao đen, Dầu cát hay Sến cát có thể có
đến 2 - 3 loại mơ hình rừng trồng khác nhau. Đề tài lấy ơ tiêu chuẩn (OTC) có kích
2

thước 1.000 m làm đơn vị điều tra tại hiện trường, mỗi đơn vị cơ sở có ít nhất 3
OTC. Phương pháp so sánh số liệu cơ bản dựa vào phân tích phương sai (ANOVA)
và kiểm nghiệm t-Student. Tất cả đều nhắm đến việc chọn mơ hình rừng trồng tốt
hơn trong số các mơ hình rừng trồng đã xem xét.


12

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu nằm trong địa giới hành chính của các xã:
Bình Châu, Bưng Riềng, Bơng Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu thuộc
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có ranh giới:

-

-


Phía Đơng Bắc giáp Suối Bang.

-

Phía Tây giáp Sơng Hoả.

-

Phía Bắc giáp Cơng ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp.

Phía Nam giáp biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã Phước

Thuận đến xã Bình Châu với khoảng 12 km đường ven biển.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu


13

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng
2.2.1. Địa hình
Tồn bộ Khu BTTN BC-PB có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải từ
phía Bắc đến phía Nam, từ phía tây sang phía Đồng tạo thành 4 vùng địa hình khác
nhau như sau:
-

Vùng bằng phẳng chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9.000 ha, trải rộng từ

phía Bắc đến phía Nam.

-

Vùng đồi: Có diện tích khoảng 600 ha, bao gồm một số ngọn đồi có độ cao

từ 50 m đến 150 m như: Núi Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn,
cụm Hồ Linh nằm ở ven biển thuộc Tiểu khu 28, khu vực Mộ Ông - Gái Ma ở phía
Tây Nam thuộc tiểu khu 25.
-

Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 500 ha, ở phía Nam Khu bảo

tồn từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến gần bến Lội thuộc xã Bình Châu.
-

Vùng hồ có diện tích khoảng 200 ha, gồm các hồ trũng ven suối thường

ngập nước vào mùa mưa như: hồ Linh, hồ Tràm, hồ Cốc, bàu Nhám, bàu Trịn,…
Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu BTTN BC-PB có cảnh quan đa dạng và
phong phú các lồi sinh vật, thích hợp cho nghiên cứu khoa học và tham
quan du lịch.
2.2.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra, đánh giá phân loại đất của Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp Nam Bộ (2003) cho thấy đất đai ở Khu BTTN BC - PB có các
loại đất chính sau đây:
-

Đất Feralit vàng nhạt: Phát triển trên đá mác ma-granit và trầm tích thuộc

nhóm đất hình thành tại chỗ, chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến vàng
nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất sâu, tầng mùn mỏng, hàm lượng NPK thấp.

-

Đất Feralit màu đỏ: Phát triển trên đá bazan có màu nâu vàng đến nâu đỏ,

tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét tới 60%), hàm lượng NPK cao.


14

-

Đất chua phèn: Chiếm diện tích khá lớn, được hình thành trên các bưng

ngập nước vào mùa mưa. Đất có màu xám trắng đến xám đen, độ pH từ 4 - 4,5.
Thành phần cơ giới nhẹ (cát từ 50 - 60%), hàm lượng NPK thấp.
-

Đất cát ven biển: chạy dọc theo bờ biển hình thành 2 dạng đất khác nhau:

Cồn cát di động không ngập nước biển và đất cát ướt thường bị ngập nước thủy
triều dâng. Cả 2 loại đất này đều có tỷ lệ cát từ 60 - 70%, tầng mùn hầu như khơng
có, hàm lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thực vật rất thấp.

Hình 2.1. Bản đồ đất Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu 2.3. Khí hậu và thủy văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng
của chế độ khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Theo số liệu quan trắc của Trạm Vũng Tàu
ghi nhận như sau:



15

-

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, số ngày mưa bình quân

trong năm là 124 ngày, thấp hơn hẳn so với các khu vực lân cận.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng
5 và kết thúc vào cuối tháng 10, nhưng lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, 8,
9 hàng năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau,
trong khi đó lượng bốc hơi lại cao, chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi, dẫn đến đất
bị giảm chất hữu cơ và chai cứng bề mặt.
0

Nhiệt độ bình qn hàng năm của khơng khí đạt 25,3 c , nhiệt độ cao nhất
thường xuất hiện vào tháng 4 -5, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1.
-

Độ ẩm của khơng khí khá cao, độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm là

85.2%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3.
-

Chế độ gió: Khu vực KBT và huyện Xuyên Mộc chịu ảnh hưởng của 2

hướng gió thịnh hành theo hai mùa là: Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11. Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ giữa tháng 11 đến tháng năm sau.
Hai hướng gió này đều từ biển Đơng thổi vào và có sự ảnh hưởng rất lớn đến
phân bố thực vật cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển.
-


Thuỷ văn: Trong rừng có khoảng 43 km sơng, suối như: suối Cát, suối Nhỏ,

suối Bang,…. Ngồi ra, cịn có một số bàu và hồ có nước theo mùa như: bàu Nhám,
hồ Cốc, hồ Linh, bàu Tròn, hồ Tràm….
2.4. Diện tích và tài nguyên rừng
2.4.1. Diện tích
quy

Tổng diện tích rừng và đất rừng đang quản lý là 10.880,3 ha (trong

hoạch lâm nghiệp 10.366,2 ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp 514,1 ha), trong đó
(UBND-Kết quả kiểm kê, 2016):
+ Đất có rừng
* Rừng tự nhiên
* Rừng trồng
+ Đất chưa có rừng


16

Trong diện tích trồng rừng, bao gồm các lồi cây bản địa (họ Sao Dầu, họ
Đậu) và các loài cây mọc nhanh (Keo lai, Keo lá tràm).
2.4.2. Tài nguyên rừng
Theo kết quả khảo sát của Phân viện ĐTQHR Nam Bộ (2000) và Trung tâm
ĐDSH & Phát tiển (CBD) năm 2012, thành phần thực vật rừng của KBT BC-PB
được ghi nhận như sau:
Thực vật bậc cao: Kết quả điều tra xác định tại Khu BTTN BC-PB
có 796
lồi thuộc 142 họ, 486 chi, trong đó có 10 lồi nguy cấp và 12 loài sắp nguy cấp.

Động vật: Tổng số 325 loài thuộc 96 họ, 29 bộ, trong đó: Thú 27
lồi, Chim
194 lồi, Bị sát 55 lồi, Lưỡng cư 19 lồi, có 27 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.


17

Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định được một số đặc điểm lâm học cơ bản của các mơ hình rừng

trồng phục hồi rừng cây họ Sao Dầu (Sao đen, Dầu cát, Sến cát).
-

Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tới sinh trưởng của lồi cây trong

các mơ hình rừng trồng cây họ Sao Dầu (Sao đen, Dầu cát, Sến cát).
-

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật để phục hồi và nuôi dưỡng rừng trồng đối

với cây họ Sao Dầu (3 loài).
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các mơ hình đưa vào nghiên cứu sẽ được giới hạn chỉ cho loài cây Sao đen,
Dầu cát và Sến cát của họ Sao Dầu ở 2 giai đoạn tuổi tương ứng là từ 10 - 12 tuổi và
15 - 17 tuổi (căn cứ vào tuổi rừng trồng).

Phạm vi nghiên cứu là 3 loài cây trồng rừng: Sao đen (Hopea odorata
Roxb.), Dầu cát (Dipterocarpus insularis Hance) và Sến cát (Shorea roxburghii
G.Don) với tổng diện tích là 660,3 ha được thiết kế theo quy cách trồng là 6 x 3,5
(m) (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3,5 m) trên mỗi phương thức trồng. Cụ thể,
có các mơ hình là:
(1) Mơ hình rừng trồng Sao đen thuần (thời gian đầu kết hợp với cây
nông nghiệp ngắn ngày) với quy cách trồng: 6 m x 3,5 m.
(2) Mơ hình rừng trồng Sao đen hỗn giao với cây gỗ khác và cây nông
nghiệp dài ngày với quy cách trồng: 6 m x 3,5 m.
(3) Mơ hình rừng trồng Dầu cát thuần (thời gian đầu kết hợp với cây
nông nghiệp ngắn ngày) với quy cách trồng: 6 m x 3,5 m.
(4) Mơ hình rừng trồng Sến cát hỗn giao với cây lấy gỗ khác và cây
nông
nghiệp dài ngày với quy cách trồng: 6 m x 3,5 m.
Như vậy là có 4 mơ hình trồng của 3 lồi cây nghiên cứu (2 mơ hình trồng
thuần và 2 mơ hình trồng hỗn lồi).


×