Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi Powell) TRỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM XUÂN QUÝ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA
RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi Powell) TRỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG

Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh
Mã số: 62. 62. 60. 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011

1


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm
TS. Phạm Thế Dũng
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Xuân Quát
………………………….
Phản biện 2: PGS.TS. Bảo Huy
………………………….
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn
………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà Nước



Tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Vào hồi…giờ…ngày…tháng…năm 2011

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư Viện Quốc Gia

-

Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

2


NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VỀ LUẬN ÁN

1. Phạm Xuân Quý, 2010. Xây dựng biểu cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở khu vực Tây
Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Số 4/2010.
2. Phạm Xuân Quý, 2010. Xây dựng mô hình dự đoán sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở
khu vực Tây Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Số 5/2010.
3. Phạm Xuân Quý, 2010. Sinh trưởng của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở đồng bằng sống Cửu
Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Số 7 /2010.

3


LỜI CẢM TẠ
Đề tài luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ, hệ

chính quy, khóa 2006-2010 của Trường Đại học nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. Trong
quá trình học tập và thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm và giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu và Phòng sau đại học - Trường Đại học Nông lâm
Tp. Hồ Chí Minh; Ban giám hiệu Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn II. Nhân dịp này tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan
tâm và giúp đỡ qúy báu đó.
Kết quả của luận án này không thể tách rời sự chỉ dẫn nhiệt tình của những
hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm – Trưởng Bộ môn Lâm sinh –
Khoa lâm nghiệp - Đại học nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, và TS. Phạm Thế Dũng –
Phân viện trưởng Phân viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ dẫn chân tình của hai thầy hướng dẫn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ, góp ý kiến để
hoàn thành bản luận án này của các quý thầy, cô trong khoa Lâm nghiệp trường
Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Trong quá trình làm luận án, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ chân
tình của bố mẹ, vợ và các con, các anh chị em trong gia đình, cán bộ và giáo viên
Khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn và nhiều bạn bè đồng nghiệp. Nhân
dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ và cổ vũ vô tư đó.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Phạm Xuân Quý

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả những số liệu và
kết quả trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Người viết cam đoan

Phạm Xuân Quý

5


TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án này trình bày những kết quả nghiên cứu về phân chia cấp đất cho
rừng tràm (M. cajuputi Powell) (sau đây gọi tắt là cajuputi); đặc điểm chung của
rừng tràm cajuputi; cấu trúc của rừng tràm cajuputi; sinh trưởng và năng suất của
rừng tràm cajuputi; đặc điểm sinh khối rừng tràm cajuputi; phân hoá và tỉa thưa tự
nhiên của rừng tràm cajuputi.
Sau khi tổng quan những công trình nghiên cứu về rừng tràm cajuputi, tác
giả của luận án này đã nhấn mạnh những vấn đề sau đây vẫn chưa được làm rõ:
phân chia cấp đất cho rừng tràm cajuputi; những đặc trưng phân bố N-D và phân
bố N-H của quần thụ tràm cajuputi ở những cấp tuổi và cấp đất khác nhau; quá
trình sinh trưởng, năng suất và sinh khối của cây cá thể và quần thụ tràm cajuputi
trên những cấp đất khác nhau; sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của những quần thụ
tràm cajuputi trên những cấp đất khác nhau.
Kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng chiều cao của 100 cây mẫu có
chiều cao lớn nhất trong những quần thụ tràm cajuputi từ 6-12 tuổi cho thấy, rừng
tràm cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long có thể được phân chia thành ba cấp đất;
trong đó tuổi cơ sở để phân chia cấp đất là 10 năm và khoảng cách chiều cao giữa
hai cấp đất kế cận tại tuổi cơ sở là 2,0m.
Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng tràm cajuputi trên ba cấp đất cho thấy,
so với mật độ trồng rừng ban đầu (20.000 cây/ha hay 100%), tỷ lệ số cây trung bình
còn sống đến tuổi 2, 4, 6, 8 và 10 trên ba cấp đất là 88,6%; 67,8%; 64,1%; 58,0%
và 48,8%.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng tràm cajuputi trên ba cấp đất đã chỉ ra
rằng, mật độ rừng tràm cajuputi ổn định giữa ba cấp đất; tốc độ suy giảm mật độ
sau mỗi tuổi trên cấp đất I, II và III tương ứng là 6,32%, 6,34% và 6,73%. Phân bố
N-D ở tuổi 6 và 9 đều có dạng một đỉnh lệch trái (Sk > 0), đỉnh tù (Ku < 0) ở tuổi 6
và nhọn (Ku > 0) ở tuổi 9. Phân bố N-H của rừng tràm cajuputi đều có dạng một
đỉnh lệch trái ở tuổi 6 và lệch phải ở tuổi 9.
Kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng của 100 cây mẫu bình quân từ tuổi
6-12 đã chứng tỏ rằng, đường kính, chiều cao và thể tích thân cây tràm cajuputi
thay đổi tùy theo tuổi và cấp đất. Đại lượng ZDmax và ΔDmax trên cả ba cấp đất I,
II và III đều xuất hiện tương ứng ở tuổi 2 và 3. Tuổi 2 là thời kỳ đường kính thân
cây tràm cajuputi chuyển từ tốc độ sinh trưởng nhanh sang tốc độ sinh trưởng

6


chậm. Đại lượng ZHmax trên cả ba cấp đất I, II và III đều xuất hiện ở cấp tuổi 2.
Đại lượng ΔHmax trên cấp đất I, II và III xảy ra tương ứng ở tuổi 4, 4 và 3. Tuổi 2
là thời kỳ chiều cao thân cây tràm cajuputi chuyển từ tốc độ sinh trưởng nhanh
sang tốc độ sinh trưởng chậm. Đại lượng ZVmax và ΔVmax trên cấp đất I, II và III
xuất hiện tương ứng ở tuổi 7, 7 và 13. Tuổi 7 là thời kỳ chiều cao thân cây tràm
cajuputi trên cấp đất I và II chuyển từ tốc độ sinh trưởng nhanh sang tốc độ sinh
trưởng chậm, còn cấp đất III là tuổi 13. Tuổi thành thục số lượng của cây tràm
cajuputi trên cấp đất I, II và III đều xuất hiện sau tuổi 12.
Kết quả khảo sát trữ lượng gỗ của rừng tràm cajuputi từ 2-10 tuổi thuộc ba
cấp đất khác nhau đã chứng tỏ rằng, đại lượng ZMmax trên cấp đất I, II và III rơi
vào lần lượt ở tuổi 5, 5, 6. Tương tự, đại lượng ΔMmax xuất hiện lần lượt ở tuổi 8,
8 và 10. Tuổi 5, 5 và 6 là những thời điểm trữ lượng rừng tràm cajuputi tương ứng
trên cấp đất I, II và III chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh
trưởng chậm. Tuổi thành thục số lượng của rừng tràm cajuputi trên cấp đất I, II và
III xuất hiện tương ứng ở tuổi 8, 8 và 10.

Kết quả nghiên cứu sinh khối trên mặt đất của rừng tràm cajuputi ở những
cấp tuổi và cấp đất khác nhau cho thấy, lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ
hàng năm lớn nhất về tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô trên ba cấp đất I, II
và III đều rơi vào cấp tuổi 4. Tuổi 4 là thời điểm sinh khối rừng tràm cajuputi trên
cấp đất I, II và III chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh
trưởng chậm. Lượng tăng trưởng trung bình năm lớn nhất về tổng sinh khối tươi và
tổng sinh khối khô của rừng tràm cajuputi trên cấp đất I, II và III xuất hiện tương
ứng ở cấp tuổi 6, 7 và 8. Tuổi thành thục số lượng đối với tổng sinh khối tươi và
tổng sinh khối khô của rừng tràm cajuputi trên cấp đất I, II và III đều xuất hiện
tương ứng ở cấp tuổi 6 và 8.
Nghiên cứu sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng tràm cajuputi đã chỉ
ra rằng, trong những quần thụ tràm cajuputi 6 tuổi tỷ lệ những cây thuộc cấp sinh
trưởng tốt đến trung bình trên cấp đất I (84,6%) lớn hơn so với cấp đất II (77,8%)
và cấp đất III (75%). Ngược lại, khi lâm phần đạt đến tuổi 9, thì tỷ lệ những cây
thuộc các cấp sinh trưởng thay đổi không lớn giữa ba cấp đất.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất, nếu mục tiêu kinh doanh là sản
xuất gỗ nhỏ, thì chu kỳ kinh doanh rừng tràm cajuputi trên cấp đất I, II và III là 8, 8
và 10 năm; trong đó chỉ chặt nuôi dưỡng một lần ở tuổi 6 theo phương pháp chặt
tầng thấp.

7


SUMMARY
This thesis introduces findings on site class, feature, structure, increment and
productivity, biomass, division and thinning of M. cajuputi Powell forest.
After carrying an overall study on M. cajuputi Powell forest, writer finds out
following matters that haven’t been clear that are: M. cajuputi Powell forest site
class; N-D and N-H distribution features of M. cajuputi Powell stand at different
ages and on different site classes; increment process, productivity and biomass of

M. cajuputi Powell in particular on different site classes; division and thinning of
M. cajuputi Powell stand on different site classes.
Height research on 100 samples with highest height among M. cajuputi Powell
stands from 6-12 years old shows that M. cajuputi Powell forest at Mekong Delta
are possible to be classified into 3 site classes; 10 years is standard age to classify
site class and 2m is the height gap between 2 consecutive site classes at standard
age.
Actual state research leads to finding on fatality rate of M. cajuputi Powell forest.
In comparison with initial density after cultivation (which is 20.000 stands/ha equal
to 100%), average ratio of alive stem to the age of 2, 4, 6, 8 and 10 is 88,6%;
67,8%; 64,1%, 58,0% and 48,8% respectively. 13,6% is the average ratio of
eliminated stem after every 2 years.
Structure research on 3 site classes proves that N-D distribution at the age of 6 and
9 both shown positively skewed curve (Sk > 0) form, obtuse curve (Ku < 0) at the
age of 6 and acute curve (Ku > 0) at the age of 9.
Increment process research on 100 samples at average age from 6-12 shows that
diameter, height and volume of M. cajuputi Powell vary from age to age and from
site class to site class. ZDmax and ∆Dmax on three site classes I, II, and III are both at
age 2 and 3. At the age of 2, increment process of diameter would change from fast
stage to slow stage. ZHmax can be met on three site classes I, II, and III at age 2.

8


∆Hmax on three site classes I, II, and III are at ages 4, 4 and 3 respectively. Height
increment would be slow down at 2. ZVmax and ∆Vmax on site classes I, II, and III
are at age classes 8 and 12. At 8, height would change from fast to slow stage of
increment. Volume maturity age of M. cajuputi Powell on site classes I, II and III
falls into age class 12.
Timber reserves research on 189 typical lots of M. cajuputi Powell forest from 2-10

years old on three site classes I, II, and III shows that ZMmax can be met at ages of
4, 5 and 6 respectively. Similarly, ΔMmax can be reached at ages of 7, 9 and 11. At
4, 5 and 6, M. cajuputi Powell forest reserves on three site classes I, II, and III
would change from fast stage to slow one. Volume maturity age of M. cajuputi
Powell on site classes I, II and III falls into age classes of 8, 9 and 12.
Biomass research at different site classes and ages proves that maximum volumes
of regular annual increment of total fresh biomass and of total dried biomass on
three site classes I, II and III are at age 4. It is the very time when biomass
increment would decrease. Maximum volume of annual average increment of total
fresh biomass and of total dried biomass on three site classes I, II, and III are at age
classes 4,6,6 and 6,8 and 8 respectively. Volume maturity age of total fresh and
dried biomass are at age 6, 8, 7 and 7, 8 and 8 on site classes I, II and III
respectively.
Natural thinning and division research show that among 6 years old M. cajuputi
Powell forests, rate of M. cajuputi Powell in good and average stage of increment
on site class I (84,6%) is higher than on site class II (77,8%) and on III (75%). On
the contrary, when the stand reaches the age of 9, rates of M. cajuputi Powell on
different increment levels are not so various on three site classes.
From such results, if business goal is small size timber production, trading cycles of
M. cajuputi Powell forest on site class I, II and III are proposed at 9, 10 and 13
years respectively. And during the time, the writer suggests that it should be cut
down for tending once at the age of 6; and thin cut method is applied for lower
layer.

9


MỤC LỤC

Lời cảm tạ ................................................................................................................. i

Lời cam đoan ........................................................................................................... ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................... vii
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
Danh sách các hình................................................................................................. xi
Danh sách các phụ lục.......................................................................................... xiii
Danh sách những chữ viết tắt ...............................................................................xv
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1.TỔNG QUAN.. .......................................................................................5
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .....20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. ...............................46
3.1. Lập biểu cấp đất cho rừng tràm cajuputi ..........................................46
3.2. Đặc điểm chung của rừng tràm cajuputi............................................53
3.3. Cấu trúc của rừng tràm cajuputi ........................................................57
3.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng tràm cajuputi ............................81
3.5. Đặc điểm sinh khối rừng tràm cajuputi ...........................................110
3.6. Phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng tràm cajuputi ..................125
3.7. Thảo luận chung về kết quả nghiên cứu ..........................................133
3.8. Một số đề xuất ....................................................................................140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.. ...........................................................................152
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VỀ LUẬN ÁN .................................155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................156
PHỤ LỤC ..............................................................................................................168

10


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhiệt độ bình quân năm ở Long An, Kiên Giang và Cà Mau ..........21

Bảng 2.2. Lượng bốc hơi nước ở đồng bằng sông Cửu Long .............................21
Bảng 2.3. Phân bố mưa ở đồng bằng sông Cửu Long.........................................21
Bảng 2.4. Sự biến động diện tích rừng tràm 6 tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long theo năm ..............................................................................24
Bảng 3.1. Chiều cao bình quân tầng trội của rừng tràm cajuputi trên ba
cấp đất sơ bộ tại Long An ....................................................................46
Bảng 3.2. Chiều cao bình quân tầng trội của rừng tràm cajuputi trên ba
cấp đất sơ bộ tại Kiên Giang................................................................47
Bảng 3.3. Chiều cao bình quân tầng trội của rừng tràm cajuputi trên ba
cấp đất sơ bộ tại Cà Mau .....................................................................47
Bảng 3.4. Chiều cao bình quân tầng trội của rừng tràm trên ba cấp đất
sơ bộ .......................................................................................................49
Bảng 3.5. Biểu cấp đất rừng tràm cajuputi theo chiều cao tầng trội ................51
Bảng 3.6. Những đặc trưng chung của rừng tràm trồng từ 2 – 10 tuổi ............54
Bảng 3.7. Những đặc trưng chung của rừng tràm cajuputi trên cấp đất
I ...............................................................................................................55
Bảng 3.8. Những đặc trưng chung của rừng tràm cajuputi trên cấp đất
II .............................................................................................................56
Bảng 3.9. Những đặc trưng chung của rừng tràm cajuputi trên cấp đất
III ............................................................................................................56
Bảng 3.10. Mật độ rừng tràm cajuputi ở những tuổi và cấp đất khác
nhau ........................................................................................................58
Bảng 3.11. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I ..........59
Bảng 3.12. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp
đất I ........................................................................................................59
Bảng 3.13. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất II .........60

11



Bảng 3.14. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp
đất II .......................................................................................................60
Bảng 3.15. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất
III ............................................................................................................61
Bảng 3.16. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 6 tuổi, cấp đất
III. ...........................................................................................................61
Bảng 3.17. Phân bố N–D của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất I ............64
Bảng 3.18. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 9 tuổi, cấp đất I .........65
Bảng 3.19. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất II .........65
Bảng 3.20. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 9 tuổi, cấp đất
II .............................................................................................................66
Bảng 3.21. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất
III ............................................................................................................66
Bảng 3.22. Đặc trưng phân bố N-D rừng tràm cajuputi 9 tuổi, cấp đất
III ............................................................................................................67
Bảng 3.23. Phân bố N-H của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I .............70
Bảng 3.24. Đặc trưng phân bố N-H của rừng tràm cajuputi 6 tuổi, cấp
đất I ........................................................................................................70
Bảng 3.25. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất
I ..............................................................................................................71
Bảng 3.26. Phân bố N - H của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất II .........71
Bảng 3.27. Đặc trưng phân bố N-H rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp
đất II .......................................................................................................72
Bảng 3.28. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất
II .............................................................................................................72
Bảng 3.29. Phân bố N - H của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất III ........73
Bảng 3.30. Đặc trưng chiều cao rừng tràm cajuputi 6 tuổi, cấp đất III ............73
Bảng 3.31. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất
III ............................................................................................................74


12


Bảng 3.32. Phân bố N - H của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất I ...........75
Bảng 3.33. Đặc trưng chiều cao của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp
đất I ........................................................................................................76
Bảng 3.34. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất
I ..............................................................................................................76
Bảng 3.35. Phân bố N - H của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất II .........77
Bảng 3.36. Đặc trưng chiều cao của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp
đất II .......................................................................................................77
Bảng 3.37. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất
II .............................................................................................................78
Bảng 3.38. Phân bố N - H của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất III ........78
Bảng 3.39. Đặc trưng chiều cao rừng tràm cajuputi 9 tuổi, cấp đất III ............79
Bảng 3.40. Phân vị chiều cao của rừng tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất
III ............................................................................................................79
Bảng 3.41. Qúa trình sinh trưởng đường kính thân cây tràm cajuputi
12 tuổi .....................................................................................................82
Bảng 3.42. Sinh trưởng đường kính thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất
I ...............................................................................................................85
Bảng 3.43. Sinh trưởng đường kính thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất
II .............................................................................................................85
Bảng 3.44. Sinh trưởng đường kính thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất
III ................................................................................................................................................................. 86
Bảng 3.45. Qúa trình sinh trưởng chiều cao thân cây tràm cajuputi 12
tuổi ..........................................................................................................91
Bảng 3.46. Sinh trưởng chiều cao thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất I ...........93
Bảng 3.47. Sinh trưởng chiều cao thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất II..........94
Bảng 3.48. Sinh trưởng chiều cao thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất III ........94

Bảng 3.49. Qúa trình sinh trưởng thể tích thân cây tràm cajuputi 12
tuổi ......................................................................................................... 98

13


Bảng 3.50. Sinh trưởng thể tích thân cây tràm cajuputi 12 tuổi trên cấp
đất I ......................................................................................................100
Bảng 3.51. Sinh trưởng thể tích thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất II ...........100
Bảng 3.52. Sinh trưởng thể tích thân cây tràm 12 tuổi trên cấp đất III .........101
Bảng 3.53. Quá trình sinh trưởng trữ lượng rừng tràm cajuputi 12 tuổi .......105
Bảng 3.54. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tràm cajuputi trên cấp
đất I ......................................................................................................107
Bảng 3.55. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tràm cajuputi trên cấp
đất II .....................................................................................................108
Bảng 3.56. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tràm cajuputi trên cấp
đất III ...................................................................................................109
Bảng 3.57. Đặc trưng sinh khối tươi của cây tràm cajuputi theo cấp Dcv .......111
Bảng 3.58. Đặc trưng sinh khối khô của cây tràm cajuputi theo cấp Dcv ........111
Bảng 3.59. Tỷ lệ sinh khối của những bộ phận cây tràm cajuputi ...................112
Bảng 3.60. Kiểm nghiệm những mô hình dự đoán sinh khối cây tràm ..........116
Bảng 3.61. Sinh khối rừng tràm cajuputi theo cấp tuổi ...................................117
Bảng 3.62. Lượng tăng trưởng tổng sinh khối rừng tràm cajuputi ................119
Bảng 3.63. Lượng tăng trưởng sinh khối thân cây của rừng tràm
cajuputi .................................................................................................119
Bảng 3.64(a). Sinh khối rừng tràm cajuputi trên cấp đất I ................................120
Bảng 3.64(b). Lượng tăng trưởng tổng sinh khối rừng tràm trên cấp đất
I .............................................................................................................120
Bảng 3.65(a). Sinh khối rừng tràm cajuputi trên cấp đất II .............................121
Bảng 3.65(b). Lượng tăng trưởng tổng sinh khối rừng tràm trên cấp đất

II ...........................................................................................................122
Bảng 3.66(a). Sinh khối rừng tràm cajuputi trên cấp đất III.............................123
Bảng 3.66(b). Lượng tăng trưởng tổng sinh khối rừng tràm trên cấp đất
III ..........................................................................................................123

14


Bảng 3.67. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I ....................................................125
Bảng 3.68. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất II ...................................................126
Bảng 3.69. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất III .................................................127
Bảng 3.70. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất I ....................................................129
Bảng 3.71. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất II ...................................................130
Bảng 3.72. Phân cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng
tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất III .................................................131
Bảng 3.73. Tổng hợp những đặc trưng sinh trưởng của cây cá thể và
rừng tràm cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long ............................142
Bảng 3.74. Cường độ tỉa thưa rừng tràm theo phương pháp tầng dưới .........146
Bảng 3.75. Cường độ tỉa thưa rừng tràm theo phương pháp phối hợp ..........146
Bảng 3.76. Tỷ lệ phần trăm số cây thuộc những khoảng đường kính
khác nhau ............................................................................................148
Bảng 3.77. Biểu dự đoán N, D, H, V, M trung bình của rừng tràm
cajuputi trồng trên ba cấp đất I, II và III .........................................149
Bảng 3.78. Biểu sinh khối cây tràm cajuputi theo cấp Dcv(cm) ........................151
DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1. Bản đồ phân vùng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long ....................20
Hình 2.2. Bản đồ đất vùng đồng bằng sông Cửu Long ......................................23
Hình 3.1. Biểu đồ phân chia cấp đất cho rừng tràm cajuputi ...........................52
Hình 3.2. Biểu đồ mô tả đường cong cấp đất và số liệu thực nghiệm ...............52
Hình 3.3. Biểu đồ kiểm định sự phù hợp của ba đường cong cấp đất so
với số liệu thực tế ...................................................................................52

15


Hình 3.4. Biểu đồ kiểm định thuần nhất ba đường cong cấp đất I (a), II
(b) và III (c) so với số liệu thực tế.........................................................53
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo tuổi rừng tràm cajuputi
trên ba cấp đất I, II và III. ....................................................................58
Hình 3.6. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I
(a), cấp đất II (b) và cấp đất III (c) ......................................................62
Hình 3.7. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I
được làm phù hợp với phân bố lognormal (a), chuẩn (b) và
Weibull (c) ..............................................................................................63
Hình 3.8. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất II
được làm phù hợp với phân bố chuẩn .................................................63
Hình 3.9. Phân bố N–D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất III
được làm phù hợp với phân bố lognormal ..........................................63
Hình 3.10. Phân bố N – D của rừng tràm 9 tuổi trên cấp đất I, II, III .............67
Hình 3.11. Phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 9 tuổi được làm phù
hợp với phân bố lognormal. ..................................................................68
Hình 3.12. Phân bố N – H của rừng tràm 6 tuổi trên cấp đất I, II, III .............74
Hình 3.13. Phân bố N – H của rừng tràm 9 tuổi trên cấp đất I, II, III .............80
Hình 3.14. Quan hệ D – A của rừng tràm cajuputi theo mô hình Korf ............82

Hình 3.15. Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng D cây tràm cajuputi .................83
Hình 3.16. Quá trình biến đổi D cây tràm cajuputi trên cấp đất I, II, III.........87
Hình 3.17. So sánh sự khác nhau về sinh trưởng đường kính thân cây
tràm cajuputi trên ba cấp đất I, II và III .............................................88
Hình 3.18. Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng H cây tràm cajuputi 12
tuổi...........................................................................................................91
Hình 3.19. Quá trình biến đổi chiều cao thân cây tràm cajuputi trên ba
cấp đất I, II và III ..................................................................................91
Hình 3.20. Đồ thị so sánh sự khác biệt về chiều cao thân cây tràm
cajuputi trên cấp đất I, II và III............................................................95

16


Hình 3.21. Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng thể tích thân cây tràm 12
tuổi...........................................................................................................99
Hình 3.22. Đồ thị mô tả quá trình tăng trưởng thể tích thân cây tràm ...........99
Hình 3.23. Quá trình sinh trưởng và tăng trưởng thể tích thân cây
tràm cajuputi trên cấp đất I, II và III ................................................101
Hình 3.24. Đồ thị so sánh thể tích thân cây tràm cajuputi trên ba cấp
đất ..........................................................................................................103
Hình 3.25. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tràm trong giai đoạn 12
tuổi.........................................................................................................105
Hình 3.26. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tràm trên cấp đất I, II,
III...........................................................................................................109
Hình 3.27. Quan hệ giữa những bộ phận sinh khối tươi với Dcv(cm) ..............114
Hình 3.28. Quan hệ giữa những bộ phận sinh khối khô với Dcv (cm) .............114
Hình 3.29. Tăng trưởng tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô của
rừng tràm cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long. ............................119
Hình 3.30. Tăng trưởng tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô của

rừng tràm cajuputi trên cấp đất I. .....................................................121
Hình 3.31. Tăng trưởng tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô của
rừng tràm cajuputi trên cấp đất II. ....................................................122
Hình 3.32. Tăng trưởng tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô của
rừng tràm cajuputi trên cấp đất III. ..................................................123
Hình 3.33. Đồ thị mô tả tình trạng phân hóa cấp sinh trưởng của rừng
tràm cajuputi 6 tuổi trên cấp đất I, II và III. ....................................128
Hình 3.34. Đồ thị mô tả tình trạng phân hóa cấp sinh trưởng của rừng
tràm cajuputi 9 tuổi trên cấp đất I, II và III. ....................................132

DANH SÁCH PHỤ LỤC

17


Phụ lục 1. Đặc trưng chiều cao H0(m) của rừng tràm cajuputi được
phân chia sơ bộ theo ba cấp đất .........................................................168
Phụ lục 2. Kiểm định thuần nhất khuynh hướng biến đổi H0 của từng
cấp đất giữa ba khu vực Long An, Kiên Giang và Cà Mau ............171
Phụ lục 3. Đặc trưng chiều cao H0(m) của rừng tràm cajuputi trên ba
cấp đất sơ bộ ở đồng bằng sông Cửu Long .......................................172
Phụ lục 4. Xây dựng mô hình H0 – A cho các cấp đất theo hàm
Schumacher ..........................................................................................173
Phụ lục 5. Kiểm định khả năng ứng dụng của biểu cấp đất so với số liệu
thực tế ...................................................................................................182
Phụ lục 6. Kiểm định phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 6 tuổi ...............183
Phụ lục 7. Kiểm định phân bố N – D của rừng tràm cajuputi 9 tuổi ...............184
Phụ lục 8. Đặc trưng sinh trưởng đường kính thân cây tràm cajuputi 12
tuổi.........................................................................................................185
Phụ lục 9. Sinh trưởng đường kính thân cây tràm cajuputi trên ba cấp

đất ..........................................................................................................186
Phụ lục 10. Phân tích quan hệ D – A của rừng tràm cajuputi trên ba
cấp đất theo hàm Korf ........................................................................188
Phụ lục 11. Chiều cao bình quân thân cây tràm cajuputi ở đồng bằng
sông Cửu Long .....................................................................................190
Phụ lục 12. Phân tích quan hệ H – A của rừng tràm theo hàm Korf..............191
Phụ lục 13. Sinh trưởng H thân cây tràm cajuputi 12 tuổi trên ba cấp
đất ..........................................................................................................192
Phụ lục 14. Quan hệ H – A của rừng tràm trên ba cấp đất theo hàm
Korf .......................................................................................................193
Phụ lục 15. Sinh trưởng thể tích thân cây tràm cajuputi 12 tuổi .....................195
Phụ lục 16. Mô hình V – A theo hàm Korf ........................................................196
Phụ lục 17. Tổng hợp phân tích quan hệ M – A theo hàm Gompertz và
Korf .......................................................................................................201

18


Phụ lục 18. Đặc trưng sinh khối tươi của cây tràm theo cấp đường kính ......205
Phụ lục 19. Đặc trưng sinh khối khô của cây tràm theo cấp đường kính.......206
Phụ lục 20. Ma trận tương quan giữa những bộ phận sinh khối cây
tràm .......................................................................................................208
Phụ lục 21. Những mô hình tuyển chọn để mô tả sinh khối cây tràm ............209
Phụ lục 22. Phân tích hồi quy giữa sinh khối với D theo mô hình
Gompertz ..............................................................................................211
Phụ lục 23. Quan hệ sinh khối tươi với D và H .................................................214
Phụ lục 24. Quan hệ sinh khối khô với D và H ..................................................215

19



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
A (năm)
D (cm)
D (cm)
D (dưới)(cm)

Tên gọi đầy đủ
Tuổi cây, quần thụ và lâm phần
Đường kính thân cây ngang ngực (1,3m)
Đường kính thân cây ngang ngực bình quân
Đường kính thân cây ngang ngực thuộc cận dưới của cấp

D (I, II, III)(cm)

đường kính bình quân
Đường kính thân cây ngang ngực thuộc cận trên của cấp
đường kính bình quân
Đường kính thân cây ngang ngực bình quân thuộc cấp

Dcv(m)
N (cây)
H (m)

đất I, II và III.
Đường kính thân cây cả vỏ
Số cây
Chiều cao toàn thân cây


D (trên)(cm)

H (m)
H (dưới) và H (trên)(m)
H (I, II, III)(m)
Kh
Kd
Kv
N (cây/ha)
g (m2)
G (m2/ha)
V (m3/cây)
V (m3/cây)
M (m3/ha)
M (m3/ha)
M(I, II, III)(m3/ha)

Chiều cao thân cây bình quân
Chiều cao thân cây thuộc cận dưới và cận trên của cấp
chiều cao bình quân
Chiều cao thân cây bình quân thuộc cấp đất I- III.
Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao
Nhịp điệu sinh trưởng đường kính
Nhịp điệu sinh trưởng thể tích thân cây
Mật độ lâm phần
Tiết diện ngang thân cây
Tiết diện ngang lâm phần
Thể tích thân cây
Thể tích thân cây bình quân
Trữ lượng gỗ của lâm phần

Trữ lượng bình quân lâm phần
Trữ lượng gỗ của lâm phần thuộc cấp đất I-III.

20


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT (tiếp)
Chữ viết tắt
ZD (cm/năm)
ZDmax(cm/năm)
ZH (m/năm)
ZHmax (m/năm)
ZM (m3/ha/năm)
ZMmax (m3/ha/năm)
ΔD (cm/năm)
ΔDmax (cm/năm)

Tên gọi đầy đủ
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường
kính thân cây
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
đường kính thân cây
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao
thân cây
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
chiều cao thân cây
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ lượng
rừng.
Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
trữ lượng rừng.


ΔH (m/năm)

Lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính
Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về đường
kính
Lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao

ΔHmax (m/năm)
ΔM (m3/ha/năm)
ΔMmax(m3/ha/năm)
Pd(%)

Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về chiều cao
Lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng
Lượng tăng trưởng bình quân năm lớn nhất về trữ lượng
Suất tăng trưởng đường kính thân cây

Ph(%)
Pv(%) hoặc PV(%)
PM(%)
N-D

Suất tăng trưởng chiều cao thân cây
Suất tăng trưởng thể tích thân cây
Suất tăng trưởng trữ lượng rừng
Phân bố số cây theo đường kính

N-H
ZB(t) và ZB(k)

ΔB(t) và ΔB(k)

Phân bố số cây theo chiều cao
Lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ về tổng sinh
khối (tươi, khô)
Lượng tăng trưởng bình quân định kỳ về tổng sinh khối

PB(t) và PB(k)

(tươi, khô)
Suất tăng trưởng tổng sinh khối (tươi, khô)

21


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT (tiếp)
Chữ viết tắt
ZB’(t) và ZB’(k)
ΔB’(t) và ΔB’(k)

Tên gọi đầy đủ
Lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ về sinh khối
thân (tươi, khô)
Lượng tăng trưởng bình quân định kỳ về sinh khối thân

PB’(t) và PB’(k)
Sum(Ytn – Ylt)^2

(tươi, khô)
Suất tăng trưởng sinh khối thân (tươi, khô)

Tổng bình phương sai lệch giữa giá trị lý thuyết và giá trị
thực nghiệm

DF
F
f(x) hay P(X)
P(α = 0,05 hay 0,01)

Độ tự do
Thống kê F
Hàm mật độ xác suất
Mức ý nghĩa thống kê

Pmax
q0,25; q0,50; q0,75
Sk
Ku

Mức ý nghĩa thống kê lớn nhất
Phân vị (dưới, giữa và trên)
Hệ số độ lệch hay độ bất đối xứng
Hệ số độ nhọn

S
Se
V%
Me

Sai tiêu chuẩn
Sai số chuẩn của số trung bình

Hệ số biến động
Trung vị mẫu

Mo

Mốt

Max và Min

Trị lớn nhất và nhỏ nhất

S2

Phương sai

2

R và R hoặc r
cajuputi
SSR
MAE

Hệ số xác định và hệ số tương quan
Melaleuca cajuputi Powell
Tổng bình phương sai lệch (Sum of Squared Residuals)
Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)

MAPE
TSK(t) và TSK(k)
SKT(t) và SKT(k)


Sai số tuyệt đối trung bình theo phần trăm (Mean
Absolute Percent Error)
Tổng sinh khối (tươi và khô)
Sinh khối thân (tươi và khô)

SKC(t) và SKC(k)

Sinh khối cành (tươi và khô)

22


SKL(t) và SKL(k)

Sinh khối lá, hoa và quả (tươi và khô)

23


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) (sau đây gọi tắt là tràm cajuputi) là loài
cây chiếm ưu thế trong hệ sinh thái rừng ngập nước phèn ở đồng bằng sông Cửu
Long [31], [43], [58]. Với tổng diện tích khoảng 200.000 ha và phân bố rộng khắp
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm cajuputi có giá trị cao không chỉ về
mặt kinh tế, quốc phòng, bảo vệ và cải biến môi trường, mà còn có ý nghĩa xã hội
và tham quan du lịch.
Theo báo cáo quy hoạch nông lâm ngư nghiệp đến năm 2015 của ba tỉnh
Long An, Kiên Giang và Cà Mau, mục tiêu chính của kinh doanh rừng tràm

cajuputi trồng tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là tạo rừng năng suất cao để
đáp ứng nhu cầu về gỗ nhỏ dùng trong xây dựng (nhà cửa; cừ gia cố nền nhà, đê,
đập), đồ mộc gia dụng (bàn, ghế) và gỗ củi [78], [79], [80]. Để đạt được mục tiêu
đề ra, nhận thấy bên cạnh việc chọn lựa phương thức trồng rừng thích hợp, rừng
tràm cajuputi cần phải được nuôi dưỡng và khai thác theo một chương trình lâm
sinh chân chính. Nhưng muốn đạt được điều đó, rõ ràng khoa học và thực tiễn cần
phải có những thông tin đầy đủ về những đặc trưng lâm học của rừng tràm cajuputi.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có
liên quan đến hệ sinh thái rừng tràm cajuputi, kỹ thuật trồng rừng tràm cajuputi,
sinh trưởng và năng suất rừng tràm cajuputi, chu kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh rừng tràm cajuputi…[1], [3], [13], [25], [35], [44], 48], [59], [67], [82].
Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng những phương
thức kinh doanh rừng tràm cajuputi. Tuy vậy, tác giả nhận thấy rằng, những nghiên
cứu trước đây về rừng tràm cajuputi chỉ được thực hiện ở những khu vực nhất định,
còn thiếu những nghiên cứu chung cho rừng tràm cajuputi ở đồng bằng sông Cửu

24


Long. Mặt khác, cho đến nay khoa học và thực tiễn vẫn còn thiếu những thông tin
về cấu trúc, sinh trưởng và năng suất rừng tràm cajuputi trên những cấp đất khác
nhau. Chính vì thế cho đến nay ngành lâm nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long vẫn chưa thể xây dựng và áp dụng những phương thức lâm sinh tiên tiến cho
rừng tràm cajuputi.
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trồng ở đồng bằng sông Cửu Long” đã
được đặt ra.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là xác định những đặc trưng lâm học của rừng tràm
cajuputi trồng để làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng chương trình nuôi dưỡng

và khai thác rừng tràm cajuputi. Để đạt được mục đích trên, đề tài xác định 5 mục
tiêu cụ thể sau đây:
(1) Phân chia cấp đất để xác định những đơn vị kinh doanh cho rừng tràm cajuputi
trồng.
(2) Mô tả và đánh giá hiện trạng rừng tràm cajuputi trồng ở những giai đoạn tuổi và
cấp đất khác nhau để giải thích những khác biệt về cấu trúc, sinh trưởng, sinh
khối, phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng tràm cajuputi.
(3) Phân tích so sánh sự khác biệt về những đặc trưng cấu trúc và sinh trưởng
đường kính thân cây, chiều cao thân cây, thể tích thân cây và trữ lượng rừng
tràm cajuputi trồng theo những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau để xác định
những chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi dưỡng và khai thác rừng tràm cajuputi.
(4) Phân tích so sánh sự khác biệt về sinh khối rừng tràm cajuputi trồng theo những
giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau để làm cơ sở cho nuôi dưỡng rừng, đánh giá
năng suất sinh học của rừng tràm cajuputi.
(5) Mô tả và phân tích tình trạng phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng tràm
cajuputi trồng ở những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau để xác định tiêu
chuẩn cây chặt và cây chừa trong nuôi dưỡng và khai thác rừng tràm cajuputi.

25


×