Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố tuyên quang​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Bùi Xuân Sáng

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAOHIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐTUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Bùi Xuân Sáng

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐTUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Mai

Thái Nguyên, năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Xuân Sáng, học viên lớp Cao học QLTN&MT K12A2 Trường Đại
học khoa học Thái nguyên xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do cá nhân

tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ
Nguyễn Thị Phương Mai, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người
khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng
trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả luận văn

Bùi Xuân Sáng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị
Phương Mai, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường đại học khoa học Thái
ngunđã hướng dẫn tơi tận tình trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Phịng Đào tạo, Khoa Tài ngun và Mơi
trường, tập thể giáo viên, cán bộ Khoa Tài nguyên và Môi trường cùng tồn thể
bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên
Quang, Chi cục Bảo vệ Mơi trường tỉnh Tun Quang, phịng Nghiệp vụ Y - Sở

Y tế tỉnh Tuyên Quang… đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông
tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động

viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Bùi Xuân Sáng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vivii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................vivii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
3. Ý nghĩa đề tài............................................................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................3
1.1. Tổng quan về chất thải y tế.................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................3
1.1.2.Khái niệm và các thuật ngữ liên quan.............................................. 5

1.1.3. Phân định và phân loại chất thải y tế............................................6
1.2.Tác động của chất thải y tế đến môi trường và con người......................8
1.2.1. Tác động tới môi trường..................................................................8
1.2.2.Ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người......................................... 10
1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế đang áp dụng......................12
1.3.1. Phương pháp xử lý chất công nghệ đốt......................................... 12
1.3.2. Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ không đốt . 14

1.3.3. Phương pháp chôn lấp................................................................... 21
1.4. Công tác quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam.............25
1.4.1. Công tác quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới............................25
1.4.2. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.................27
1.5. Tổng quan về tình hình phát sinh và công tác quản lý chất thải y
tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang...................................................... 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................31
iii


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................31
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................31
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................... 31
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.................................... 32
2.2.3. Phương phápphỏng vấn bằng bảng hỏi...................................... 33
2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, dữ liệu.......................33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................35
3.1. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế trên địa bàn

thành phố Tun Quang.............................................................................. 35
3.1.1. Tình hình phát sinh, cơng tác thu gom, phân loại và lưu giữ chất
thải rắn y tế..............................................................................................35
3.1.2. Công tác vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế............................39
3.1.3. Công tác quản lý nhà nước bảo vệ môi trường tại cơ sở y tế trên địa
bàn thành phố Tuyên Quang....................................................................44

3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang..........................................................................................................49
3.2.1. Giải pháp thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, xử lý............49
3.2.2. Giải pháp kiểm soát và giảm thiểu................................................ 55
3.2.3. Giải pháp về mặt thể chế, chính sách............................................ 56
3.2.4. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường...........................57
3.2.5. Giải pháp về mặt truyền thơng...................................................... 58
3.2.6. Giải pháp về mặt tài chính.............................................................59
3.2.7. Các giải pháp khác.........................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................64
Phụ lục 1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
66
Phụ lục 2 - MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN..............69

iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


12.

1.

BTNMT

3.

BYT

4.

BVĐK

5.

BVMT

6.

CSYT

7.

CTYT

8.

CTLN


9.

CTNH

10.

CTR

11.

CTRYT

DVMT&QLĐTDịch vụ môi trường và quản lý đô thị

v

13.

ĐTM

14.

QCVN

15.

TCCN

16.


TCCP

17.

TCVN

18.

TTLT

19.

UBND

20.

XLNT


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới......................2726
Bảng 1.2. Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế................Error! Bookmark not
defined.30
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.................................................................. 30
Bảng 3.1. Số lượng phát sinh và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại...................Error!
Bookmark not defined.34
trên địa bàn thành phố.....................................................................................3634
Bảng 3.2. Thông tin về công tác xử lý chất thải y tế nguy hại............................42

Bảng 3.3. Danh dách các cơ sở y tế thực hiện đăng ký và chủ nguồn thải chất
thải nguy hại và báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại.........................4544
Bảng 3.4. Danh sách các cơ sở y tế lập báo cáo......................Error! Bookmark not
defined.46
kiểm sốt mơi trường định kỳ.........................................................................4746
Bảng 3.5. Phân loại thùng (túi) đựng theo màu sắc quy định.............................51

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình đốt rác thải.......................................................................... 13
Hình 1.2. Cấu tạo của hố chôn chất thải lây nhiễm...........Error! Bookmark not
defined.22
Hình 1.3. Hố chơn chất thải giải phẫu.................................................................23
Hình 1.4. Hố chơn vật sắc nhọn..........................................................................24
Hình 3.1. Hệ thống các thùng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Tuyên Quang......................................... Error! Bookmark not defined.36
Hình 3.2. Sơ đồ phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế........Error!
Bookmark not defined.37
Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các cơ sở y tế................40
vi


Hình 3.5. Sơ đồ Quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải y tế .. 5049

vii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía Nam của tỉnh Tun Quang, có tọa độ
địa lý 21047’đến 21053’ độ vĩ Bắc và 105011’ đến 105017’ độ kinh Đông. Thành

phố Tuyên Quang tiếp giáp với huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương và nằm cận
về phía Nam của tỉnh Tun Quang, cách thủ đơ Hà Nội 165 km, cách trung tâm
tỉnh Hà Giang về phía Bắc 154 km.
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
tỉnh Tuyên Quang, có mật độ dân số cao nhất tỉnh, có trình độ dân trí cao và tương
đối đồng đều; là 1 trong 4 tiểu vùng quan trọng của Vùng chiến khu cách mạng
ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn. Trong nhiều năm qua, thành
phố Tuyên Quang có bước phát triển khá nhanh trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tốc độ xây dựng và phát triển đô thị nhanh
với hệ thống hạ tầng đô thị được xây dựng cơ bản đồng bộ, hiện đại, nhiều dự án,
cơng trình hạ tầng được đầu tư xây dựng với quy mơ lớn góp phần quan trọng thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển và nâng cao chất lượng sống của người dân; vệ sinh
môi trường và cảnh quan đô thị từng bước được cải thiện.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cơng tác chăm sóc sức khỏe ngày càng
được quan tâm chú trọng, nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân ngày một
lớn hơn… Hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có
8
bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 01 Trung tâm kiểm soát dịch bệnh
của tỉnh,

1 Trung tâm y tế của thành phố và hệ thống các phòng khám đakhoa, chuyên
khoa tư nhân thực hiện khám, điều trị bệnh...
Tuy nhiên, ngoài các lợi ích phục vụ dân sinh thì các cơ sở y tế cũng đồng thời
tạo ra một lượng chất thải y tế rất lớn, nhất là chất thải rắn y tế (CTRYT).Chất thải
y tế nếu không được phân loại, thu gom, xử lý đúng cách sẽ ẩn chứa nhiều mầm
bệnh nguy hiểm lây lan đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, nó cịn ảnh hưởng
tới nguồn tài ngun đất, nước, khơng khí. Chính vì vậy việc quản lý chất thải y tế
trở thành vấn đề nóng bỏng trong cơng tác bảo vệ môi trường hiện nay.
1



Trong thời gian qua, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây
dựng và vận hành hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế nói chung và chất thải
rắn y tế nói riêng, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn khiêm tốn và còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy đề tài“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang” có ý
nghĩa thực tế, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT
cho địa bàn thành phố Tun Quang nói riêng mà cịn cho các cơ sở y tế khác
trên địa bàn cả nước nói chung, góp phần giảm tải ơ nhiễm, đảm bảo sức khỏe
và chất lượng đời sống của người dân.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn

thành phố Tuyên Quang từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn y tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với chất thải rắn y
tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng công tác quản lý chất
thải rắn y tế theo hướng phát triển bền vững, gắn với ổn định chính trị và bảo vệ
mơi trường của địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường Y tế trên
địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của chất thải rắn y tế, đưa ra những định
hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2



Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp lý do Chính phủ, bộ, ngành, trung ương ban hành
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
về

quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc Về
quản lý chất thải và phế liệu;
-

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những hành vi
bị xử phạt do vi phạm về quản lý chất thải nguy hại;
- Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 31/2013/ TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tếQuy định về
quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh
viện;của Bộ Y tế
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
-


Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của

Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài
nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐCP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định
quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;


3


-

Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến 2050;
-

Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt Đề án

tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
-

Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về việc phê duyệt Quy

hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025;

-

Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai
đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020,Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
-

Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ thống nhất

giao Bộ Tài ngun và Mơi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà
nước về chất thải rắn;
-

Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm nhẹ chất thải

nhựa trong ngành y tế;
- Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn y tếBộ Tài nguyên & Môi
trường (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường);
-

Công văn số 911/TTr ngày 07/12/2012 của Bộ Y tế về việc Tăng cường

công tác Quản lý chất thải y tế;

Các văn bản pháp lý do địa phương ban hành
-

Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 23/1/2013 của UBND tỉnh Tuyên

Quang về việc phê duyệt Quy hoạch Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020;
4


-

Quyết định 194/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang

về việc phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20152020: mục tiêu đến năm 2020;
- Hướng dẫn số 40/HD-CCBVMT ngày 20/4/2018 của Chi cục bảo vệ
môi
trường tỉnh Tuyên Quang về việc hướng dẫn công tác thu gom, lưu giữ và quản lý
chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

1.1.2.Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
-

Môi trường:Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 “Môi trường bao

gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng

đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường:

-

Chất thải rắn:Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động

của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và

nước thải y tế.


Vậy Chất thải rắn y tế là là chất thải ở thể rắn hoặc sệt, phát sinh trong

quá trình hoạt động của cơ sở y tế.
-

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có

đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây
nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom,

lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
-

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế.
- Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh



vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lưu

giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất


5


thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ
sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
-

Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phịng khám bác sĩ

gia đình; phịng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo

huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người
bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm
răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào
tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
1.1.3. Phân định và phân loại chất thải y tế



Phân định chất thải y tế

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất thải rắn y tế được phân định

cụ thể như sau:
(1)Chất thải lây nhiễm
a)

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các

vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn
của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b)

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa

máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
c)

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng,

dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP
ngày 30/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm về bảo đảm an tồn sinh học tại phịng xét nghiệm;

d)
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ
và xác
động vật thí nghiệm.
(2) Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
6



b)

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy

hại từ nhà sản xuất;
c)

Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và

các kim loại nặng;
d)

Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải
nguy hại.
(3)

Chất thải y tế thông thường

a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b)

Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh

mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại nhưng
có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;




c)

Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.

Phân loại chất thải y tế

Tại điều 6 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất thải rắn y tế được
phân loại như sau:
(1)
a)

Nguyên tắc phân loại chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại

để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
b)

Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,

thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại
không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương
pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa;

7



c)

Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn

hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
(2)
a)

Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:

Mỗi khoa, phịng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng

cụ phân loại chất thải y tế;
b)
dẫn

Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng

cách phân loại và thu gom chất thải.
(3)

Phân loại chất thải y tế:

a)
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có
màu vàng;
b)


Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng

có lót túi và có màu vàng;
c)

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng

có lót túi và có màu vàng;
d)

Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và

có màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ
có nắp đậy kín;
g)

Chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế: Đựng

trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h)

Chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi

hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.2.Tác động của chất thải y tế đến môi trường và con người
1.2.1. Tác động tới môi trường
Hiện nay ở nước ta, hầu hết các cơ sở y tế đều nằm xen lẫn với các khu dân

cư, nên việc xử lý chất thải y tế không đúng quy địnhsẽ làm ô nhiễm môi trường,


8


ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khu vực xung quanh. Chất thải y tế có thể tác
động xấu tới tất cả các khía cạnh của mơi trường, đặc biệt là mơi trường đất,
nước, khơng khí. Mặt khác, việc xử lý CTYT khơng đúng phương pháp có thể
gây ra ơ nhiễm mơi trường, lãng phí tài ngun thiên nhiên.
Tác động gây ô nhiễm môi trường nước:Nguy cơ chất thải độc hại có
trong chất thải y tế có thể làm cho nguồn nước của mơi trường sống bị nhiễm
bẩn. Chúng có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, trực khuẩn
Gram âm đa kháng, kim loại nặng, chủ yếu là chất thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ và
chất bạc từ q trình tráng rửa phim X quang. Ngồi ra một số loại dược phẩm
được thải ra mà không qua xử lý cũng có thể gây nhiễm độc nguồn nước. Đặc
tính của nước thải này chứa nhiều mầm bệnh và các hóa chất độc hại nếu khơng
quản lý tốt khi vào nguồn nước sẽ gây ra những tác động cực kỳ nghiêm trọng.
Các loại chất độc hại lan truyền vào nguồn nước làm suy giảm chất lượng nước
mặt, nếu xâm nhập vào nước ngầm sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản
lý tài nguyên nước. Ngoài ra, nếu khu vực tập trung chất thải rắn y tế khơng có
mái che, nhà lưu giữ chất thải rắn khơng có nền đảm bảo vệ sinh thì nước mưa
sẽ hịa tan, vận chuyển các chất đi xa gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.
Tác động gây ô nhiễm đến môi trường đất: Chất thải rắn y tế không được
xử lý bảo đảm an tồn, các mầm bệnh, ký sinh trùng, hóa chất độc hại trong chất
thải y tế nếu không được xử lý tốt, hay xử lý chôn lấp không hợp vệ sinh hay
chất bùn của hệ thống xử lý nước thải sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến môi
trường. Các chất ơ nhiễm phân tán, thốt ra bên ngồi gây ô nhiễm nguồn nước
và đất làm suy thoái đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tác động gây ơ nhiễm đến mơi trường khơng khí: Các loại mầm bệnh, ký

sinh trùng, vi khuẩn trong chất thải y tế có thể phát tán trong khơng khí, lan truyền
bệnh cho con người và động vật. Mặt khác quá trình phân giải chất thải tạo ra mùi
hơi thối, khó chịu. Chất thải phóng xạ cịn phát ra các loại tia phóng xạ ảnh hưởng
đến sức khỏe con người nếu khơng được quản lý tốt. Khí thải thốt ra từ q trình
đốt chất thải y tế nguy hại ở một số lị đốt trong các cơ sở y tế khơng đảm bảo,do
phần lớn chất thải nguy hại đều được thiêu đốt ở trong điều kiện không lý tưởng,
9


không đạt yêu cầu. Việc thiêu đốt chất thải y tế không đủ nhiệt độ trong khi rác thải
đưa vào q nhiều trong lị đốt sẽ gây ra nhiều khói đen. Hoặc đốt chất thải y tế
đựng trong các túi nhựa nylon,nhựa PCV(Polyvinyl Clorua) cùng với các lại dược
phẩm nhất định có thể tạo ra khí axít, thường là khí HCl và SO 2. Trong quá trình
đốt, các dẫn xuất halogen như F, Ch, Br, I... ở nhiệt độ thấp thường tạo ra axít như
hydrochloride. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo nên chất Furan, Dioxin, một loại hóa
chất vơ cùng độc hại ngay cả ở nồng độ thấp. Ngoài ra, các kim loại nặng như thủy
ngân cũng có thể phát tán, thải ra theo khí thốt của lị đốt. Nguy cơ ảnh hưởng của
mơi trường có thể tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người trong thời
gian dài. Ngoài ra, các kim loại nặng như thủy ngân cũng có thể phát tán, thải ra
theo khí thốt của lị đốt. Nguy cơ ảnh hưởng của mơi trường có thể tác động đến
hệ sinh thái và sức khỏe của con người trong thời gian dài.

1.2.2.Ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người
Việc bị phơi nhiễm các loại chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật
hoặc thương tích. Tất cả cá nhân, những người ở trong bệnh viện hay ở ngồi
bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy hại.
Những đối tượng dễ dàng bị phơi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế như
bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
và khách đến thăm nuôi người bệnh. Ngồi ra, cơng nhân làm việc trong bộ phận
hỗ trợ thu gom chất thải, vận chuyển rác, giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và

tiêu hủy chất thải như bãi rác hoặc lò đốt, kể cả những những người lượm nhặt
rác... đều có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại.
Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải.
Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết
thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa... Sự xuất
hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể liên
quan đến thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế khơng an tồn. Vật sắc nhọn khơng
chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng
bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn gây nên là một loại tai nạn thương tích
thường gặp trong các cơ sở y tế, bệnh viện. Trước đây, một khảo sát
10


của Viện Y học lao động và môi trường ghi nhận 35% số cán bộ, nhân viên y tế
bị thương tích do vật sắc nhọn gây nên và 70% trong số đó bị tổn thương do vật
sắc nhọn trong sự nghiệp y tế. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế
có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và
HCV. Theo thống kê có khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp
là do thương tích vì vật sắc nhọn và kim tiêm. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng
hoặc xử lý khơng an tồn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các
vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.
Nguy cơ chất thải hóa học và dược phẩm gồm nhiều loại hóa chất và
thuốc men sử dụng trong cơ sở y tế, bệnh viện. Đây là các chất nguy hại như
chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc... nhưng thường
với khối lượng thấp. Sự phơi nhiễm hóa chất độc hại nguy hiểm có thể cấp tính
hoặc mãn tính qua đường da, niêm mạc, hơ hấp, tiêu hóa. Sự tổn thương ở da,
mắt và niêm mạc đường hơ hấp có thể gặp phải khi tiếp xúc với các loại hóa chất
gây cháy, ăn mòn, gây phản ứng phụ như formaldehyde và các chất dễ bay hơi
khác. Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử khuẩn được sử
dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mịn.

Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại có
thể bị rị rỉ, giải thốt, đổ tràn ra mơi trường chung quanh. Việc rơi vãi các chất
thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể làm
lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát nhiễm
trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên y tế; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân;
kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ.
Nguy cơ chất thải y tế gây độc tế bào gồm nhiều loại thuốc điều trị chống
ung thư. Chúng có thể kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt; cũng
có thể gây chóng mặt, buồn nơn, đau đầu và viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt
là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại này có thể bị phơi nhiễm
các thuốc điều trị chống ung thư do hít thở hoặc hấp thu các hạt lơ lửng trong
khơng khí qua đường hơ hấp. Ngồi ra, các thuốc gây độc tế bào như thuốc

11


chống ung thư cũng có thể hấp thu qua da, qua đường tiêu hóa do thực phẩm vơ
tình bị nhiễm bẩn.
Nguy cơ chất thải phóng xạ dùng trong y tế cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiếp xúc. Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng
xạ là các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đối với sức khỏe được biểu hiện bằng các
triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nơn cho đến các vấn đề bị đột biến về
gen sau này.
1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế đang áp dụng
Trên thế giới có nhiều phương pháp xử lý chất thải y tế khác nhau, tuy
nhiên hiện nay việc xử lý chất thải rắn y tế đang được áp dụnggồm hai loại công
nghệ để xử lý là công nghệ đốt và công nghệ không đốt.
1.3.1. Phương pháp xử lý chất công nghệ đốt
Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện naytrên thế giới để xử lý chất thải
rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại cơng nghiệp, chất thải

nguy hại y tế nói riêng. Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa
quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng
là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có
thể tận dụng cho các lị hơi, lị sưởi hoặccác nghành cơng nghiệp cần nhiệt và
phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm
khống chế ơ nhiễm khơng khí do q trình đốt có thể gây ra.
Q trình thiêu đốt rác thải thường được thực hiện trong các lò đốt rác
o

o

chuyên dụng ở nhiệt độ cao, thường từ 850 C đến 1.100 C. Bản chất của quá trình
là tiến hành phản ứng cháy, tức phản ứng ơxy hố rác thải bằng nhiệt và ơxy của
khơng khí. Nhiệt độ phản ứng được duy trì bằng cách bổ sung năng lượng như năng
lượng điện hay nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu như gas, dầu diezen...
Hiện tại, ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lị đốt cơng
suất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung
ương trực thuộc Bộ Y tế có cơng tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải
y tế được thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ
thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện
12


được trang bị lị đốt đạt tiêu chuẩn rất ít. Vì vậy, chất thải y tế thường được đốt
bằng lị đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Sơ đồ quy trình cơng nghệ đốt của lị đốt chất thải y tế (Hình 1.1).
Kho lưu chứa chất thải
nguy hại
Khu tập kết chất thải
chờ đốt

Phễu nạp liệu
Quạt cấp khí

Lị đốt sơ cấp
o
(450-900 C)

Quạt cấp khí

Lị đốt th ứ cấp
o
>1200 C

Khí thải, bụi

Thiết bị làm nguội khí

Buồng lấy tro

Bộ phận trao đổi nhiệt

Hóa rắn

Cyclone

Quạt hút

Ống khói

Nguồn: [15]

Hình 1.1. Quy trình đốt rác thải

Ưu điểm: Xử lý triệt để chất thải rắn y tế, giảm tối đa thể tích chất thải
phải chôn lấp sau xử lý.
Nhược điểm: Hầu hết công nghệ đốt đang áp dụng tại các cơ sở y tế hiện
nay chưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và bộc lộ một sốnhược
13


×