Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------------

VŨ NGỌC HÀ

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------------

VŨ NGỌC HÀ

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG BẠCH DƯƠNG


Đà Nẵng - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng” là do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Dương Bạch Dương.
2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản
thân tơi thu thập, xử lý mà khơng có bất cứ sự sao chép khơng hợp lệ nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Hà


QUANLYXAYDVNG VAN HOANHA TRUONGT�I
TRUONG D�I HQC BACH KHOA- D�I HQC DA NANG
Nganh: Quan ly giao d\]C
HQ ten hQC vien: Vii NgQC Ha
Ngm'ri hmrng din khoa hQc: TS. DrrO'ng B:.ich Drrong
CO' SO' dao t:.io: Di.ti hQC SU' ph:.im-D:.ii hQC Da Nilng
Tom t�t:
Xay di.mg van h6a nha truang ban t6'i Imai ni�m, vai tro cua van h6a t6 chfrc n6i chung va van h6a
nha tnrang n6i rieng; nh?n di�n cac t11ng b?C van h6a, cac thanh t5 hinh thanh nen van h6a cua lTIQt nha
truo·ng, tim hiSu nho-ng kh6 khan, thach thfrc khi xay di.mg, nuoi duo·ng nhC1'ng gia tri van boa t6t ctvp cua
nha trnong; chu§.n bi cho nha quan tri nhilng cong q1 quan ly nh�m tac ct()ng t6'i van h6a cua truo·ng mlnh,
vun tr6ng ctS n6 thvc sv h6 trq cho vi�c d�y va h9c ct�t k@t qua t6t nhfit. Qua nghien cfru ly lu?n va tht,.rc

ti�n, lu?n van cta phan tich, danh gia thvc tr�ng xay di.mg va quan ly xay di.mg van h6a nha truo·ng t�i
Tnxo·ng Di;ii h9c Bach khoa- Di;ii h9c Da N£ng, tlr ct6 chi ra nhung U'U ctiSm va nhung hi;in ch@ con t6n ti;ii
cua nha trucmg, ct6ng thcri ct€ xufit cac bi�n phap C\J thS nh&m hoan thi�n cong tac quan ly xay dvng van
h6a nha trncmg t�i Truong D�i h9c Bach khoa- D�i h9c Da N£ng nhu sau:
- T6 chfrc cac ho�t d()ng nang cao nh?n tht'.rc cho cac lt,.rc lu9·ng giao dt.Jc v€ tim quan tr9ng cua vi�c
xay dt.J·ng VHNT
- Dinh hu6ng xay dvng VHNT ti;ii Trnong DHBK-DHDN theo mo hinh "t6 cht'.rc bi@t h9c hoi"
- K@ hoi;ich h6a cong tac xay dt.J·ng VHNT
- Thanh l?P Ban Chi cti;io xay dvng VHNT
- Quan ly ph6i h9p giG'a cac ]t.J'C ]u9ng trong va ngoai nha trnong v� vi�c xay d\jng VHNT
- Quan ly kiSm tra, ctanh gia qua trinh xay dvng VHNT
Lu?n van c6 y nghfa khoa h9c va thvc ti�n. K@t qua ltrnong cho thfiy cac bi�n phap ct€ xu�t la dn thi@t va kha thi. K@t qua d6 khing dinh 111\JC tieu nghien ct'.ru
cta d�t ctuqc va gia thuy�t khoa h9c cta ctuqc chfrng minh. Tuy nhien ctS hi�n tht.J·c h6a tac ct()ng tfch eve
cua cac bi�n phap, Trncmg Di;ii h9c Bach khoa - D�i h9c Da N£ng dn ti�n hanh ct6ng b9 cac n()i dung,
cti€u chinh kip thcri nhilng h�n ch@ cilng nhu huy ct()ng ngu6n lt.J'C m9t each h9·p ly. D€ tai c6 thS su dt.Jng
lam tai li�u tham khao cho cac CO' so· giao d\lC ct�i h9c khac.
Tir kh6a: Quan ly giao dt.JC, van h6a nha truo·ng, quan ly xay di.mg van h6a nha truo·ng, t6 chfrc
bi�t h9c hoi, ca so· giao d\lC ct�i h9c

X:ic nh�n clla

t

g viCn hlf
Ngll'O'i thl}'C hi�n d� tai

TS. Dmrng B�ch Dll'O'ng


vu Ng9c Ha





iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................
i
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI .................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA
NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 6
1.2. Các khái niệm chính .......................................................................................... 8
1.2.1. Văn hóa .................................................................................................... 8
1.2.2. Văn hóa tổ chức ....................................................................................... 8
1.2.3. Văn hóa nhà trường ................................................................................. 9
1.2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường ................................................................. 10
1.2.5. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường..................................................... 10
1.3. Các mơ hình văn hóa nhà trường .................................................................... 11
1.3.1. Mơ hình tảng băng (hai tầng bậc) ............................................................ 11
1.3.2. Mơ hình cấu trúc 3 tầng bậc .................................................................... 13
1.3.3. Mơ hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” .............................. 14
1.3.4. Mơ hình văn hóa nhà trường trong q trình vận động ........................... 15
1.3.5. Mơ hình văn hóa nhà trường đại học ....................................................... 15
1.4. Xây dựng văn hóa nhà trường đại học ............................................................ 17
1.4.1. Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường đại học ...................................... 17


v
1.4.2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa nhà trường đại học..........................
1.4.3. Nội dung cơ bản của xây dựng văn hóa nhà trường đại học ...................
1.4.4. Các bước xây dựng văn hóa nhà trường đại học .....................................
1.5. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đại học ..............................................
1.5.1. Mục tiêu quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đại học .........................
1.5.2. Vai trò của các cấp quản lý trong QLXD văn hóa nhà trường đại học ...
1.5.3. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đại học .........................
1.5.4. Quản lý q trình xây dựng văn hóa nhà trường đại học ........................
1.6. Những yếu tố tác động đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đại học .......
1.6.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường .................................................
1.6.2. Cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường .................................................

1.6.3. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường .................
1.6.4. Q trình xã hội hóa giáo dục ..................................................................
1.6.5. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông ..................................
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................................
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ..
2.1. Khái qt q trình khảo sát ...........................................................................
2.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................
2.1.2. Đối tượng khảo sát ...................................................................................
2.1.3. Phương pháp khảo sát ..............................................................................
2.1.4. Thang đánh giá kết quả khảo sát..............................................................
2.2. Giới thiệu chung về trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng ..............
2.2.1. Khái quát lịch sử phát triển ......................................................................
2.2.2. Tầm nhìn, Sứ mạng, Triết lý giáo dục, Giá trị cốt lõi..............................
2.2.3. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................
2.2.4. Tình hình nhân sự ....................................................................................
2.2.5. Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường .................................................
2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Đại học Bách
Khoa-Đại học Đà Nẵng ............................................................................................
2.3.1. Thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường ..........................
2.3.2. Thực trạng về thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ............
2.3.3. Thực trạng về xây dựng nội dung VHNT ................................................
2.3.4. Thực trạng thực hiện các bước xây dựng VHNT ....................................
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Đại học
Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng ...................................................................................
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu xây dựng VHNT ........................................
2.4.2. Thực trạng vai trò của cán bộ quản lý trong xây dựng VHNT ................
2.4.3. Thực trạng quản lý các nội dung xây dựng VHNT .................................

17

19
20
22
22
22
23
27
29
29
29
29
30
30
30
32
32
32
32
32
33
34
34
35
35
36
37
38
38
40
41

49
51
51
53
54


vi
2.4.4. Thực trạng quản lý quá trình xây dựng VHNT ....................................... 60
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại
trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng ........................................................ 64
2.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 64
2.5.2. Điểm yếu .................................................................................................. 64
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 65
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA–ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG .... 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................... 66
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống............................... 66
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính hội nhập ................................. 66
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện ......................................................... 67
3.2. Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Đại học
Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng .................................................................................. 67
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo
dục về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường .................................. 67
3.2.2. Định hướng xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại học Bách
khoa-Đại học Đà Nẵng theo mơ hình “tổ chức biết học hỏi”..................................... 69
3.2.3. Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường ............................. 71
3.2.4. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ............................. 72

3.2.5. Quản lý phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường về việc
xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................................................... 73
3.2.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá q trình xây dựng văn hóa nhà trường ....... 75
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất ............................................... 77
3.4. Kết quả nghiên cứu về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..... 78
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 78
3.4.2. Tổ chức khảo nghiệm .............................................................................. 78
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm............................................................................. 78
3.4.4. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả .......................................................... 79
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi ................................. 79
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 86
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CBQL
CBVC
CSVC
ĐHBK
ĐHĐN
ĐTB
GV
HSSV
NCKH
NV
QLXD

SV
TCBHH
VHGD
VHHT
VHNT
VHQL

Nội dung
Cán bộ quản lý
Cán bộ viên chức
Cơ sở vật chất
Đại học Bách khoa
Đại học Đà Nẵng
Điểm trung bình
Giảng viên
Học sinh sinh viên
Nghiên cứu khoa học
Cán bộ nhân viên
Quản lý xây dựng
Sinh viên
Tổ chức biết học hỏi
Văn hóa giảng dạy
Văn hóa học tập
Văn hóa nhà trường
Văn hóa quản lý


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
3.1.
3.2.
3.3.

Tên bảng

Trang

Thống kê số liệu đội ngũ giảng viên cơ hữu 2018-2019
Đánh giá của CBQL-GV-NV và SV về mức độ quan trọng của
việc xây dựng VHNT
Đánh giá của CBQL-GV-NV và SV về trách nhiệm xây dựng văn
hóa nhà trường
Đánh giá của CBQL-GV-NV về thực hiện mục tiêu xây dựng văn
hóa nhà trường

Đánh giá của CBQL-GV-NV về thực hiện xây dựng nội dung văn
hóa nhà trường
Bảng đánh giá mức độ thực hiện của CBQL đối với quy trình xây
dựng VHNT
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý mục tiêu xây dựng VHNT
Đánh giá của CBQL, GV, NV về vai trò của CBQL trong xây
dựng VHNT
Bảng đánh giá mức độ thực hiện của cơng tác QLXD bầu khơng
khí tâm lý trong nhà trường
Bảng đánh giá mức độ thực hiện của cơng tác QLXD văn hóa
giảng dạy trong nhà trường
Bảng đánh giá mức độ thực hiện của công tác QLXD văn hóa học
tập trong nhà trường
Bảng đánh giá mức độ thực hiện của cơng tác QLXD văn hóa quản
lý trong nhà trường
Đánh giá mức độ nhận thức của các thành viên trong nhà trường về
tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của trường
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp QLXD
VHNT
Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp QLXD VHNT
Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp QLXD VHNT

37
38
39
41
42
49
52

53
55
56
58
59
61
80
81
82


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1.
2.2.

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ đánh giá về trách nhiệm xây dựng VHNT
Biểu đồ đánh giá mức độ thực hiện của quá trình xây dựng
VHNT

40
51



x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
2.1.
2.2.

Tên hình
Mơ hình tảng băng của Frank Gonzales
Tảng băng văn hóa Clive Dimmock (2005)
Lịch sử phát triển trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Sơ đồ tổ chức trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

Trang
11
12
35
36


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thập kỷ thứ III của thế kỷ XXI với những đổi thay
nhanh chóng của xã hội, cơng nghệ, kinh tế và lực lượng chính trị. Sự phát triển chưa
từng có tiền lệ, một mặt mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia và
cho các trường đại học. Mặt khác, lại tạo ra những áp lực không ngừng đối với các

trường đại học trong việc đáp ứng và thích nghi với mơi trường đang thay đổi nhằm
giữ gìn và phát triển văn hóa của nhà trường trong việc tổ chức nghiên cứu, đào tạo và
quản lý.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước, trong đó chỉ rõ ngành giáo dục cần phải giáo dục văn hóa để tạo ra
những con người vừa có đức vừa có tài phục vụ đất nước.
Luật Giáo dục đại học 2012 cũng đã định hướng mục tiêu của đào tạo, giáo dục
đại học ở Việt Nam hiện nay là giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, con
người của thời kỳ phát triển khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho sự phát triển bền
vững của đất nước.
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Với tư
cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều một nền văn hóa nhất
định. Ở cấp độ trường đại học, văn hóa có thể được định nghĩa là những giá trị và
niềm tin của những người có liên quan đến nhà trường: các nhà quản lý, giảng viên,
sinh viên, thành viên hội đồng trường, nhân viên phục vụ; dựa trên truyền thống và
những giao tiếp bằng lời hoặc không lời (Deal and Kennedy, 1982; Bartell, 2003). Giá
trị và niềm tin được coi là ảnh hưởng lớn lao đối với quá trình ra quyết định ở các
trường đại học (Tierney, 1988; Bartell, 2003) và định hình cách xử sự của các cá nhân
cũng như của tổ chức. Cách xử sự dựa trên những giả định ngầm ẩn và niềm tin thì
được thể hiện qua những câu chuyện kể, những thứ ngôn ngữ đặc biệt và những chuẩn
mực của nhà trường (Bartell, 2003; Bartell, 1984; Cameron & Freeman, 1991; Sporn,
1996) (Dẫn theo Phạm Thị Ly [12]).
VHNT là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ
trở thành những con người sống có hồi bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng
VHNT phải được coi là có tính sống cịn đối với từng nhà trường, vì nếu nhà trường
mà thiếu văn hóa thì khơng thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức
và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Vấn đề VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển
VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không

muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường VHNT tự phát đang hàng ngày, hàng giờ


2
tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong nhà trường, đến HSSV - thế
hệ tương lai của đất nước.
Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng luôn ý thức
và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân
lực có đủ phẩm chất chính trị, có chun mơn vững vàng, có khả năng hội nhập vào
thị trường lao động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước tình hình mới và yêu cầu
đổi mới giáo dục dạy học, Trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng đang từng
bước phấn đấu phát triển nâng cao chất lượng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của nhà trường hiện nay là xây dựng một mơi trường văn hóa lành mạnh, tạo thương
hiệu với cộng đồng xã hội. Chính vì thế, tơi chọn đề tài: “Quản lý xây dựng văn
hóa nhà trường tại Trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng” làm đề tài
nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học Bách Khoa-Đại học
Đà Nẵng nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường tại Trường Đại học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng, luận văn đề xuất các biện
pháp quản lý xây dựng VHNT mang tính khả thi và phù hợp với thực tế của nhà
trường nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường
đại học.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại
học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại

học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường tại trường đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại học Bách Khoa–Đại học
Đà Nẵng.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1.Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại
Trường Đại học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng theo cách tiếp cận văn hóa tổ chức và
tiếp cận chức năng quản lý.


3
5.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Công tác khảo sát và điều tra được tiến hành tại Trường Trường Đại học Bách
Khoa–Đại học Đà Nẵng.
5.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại
Trường Đại học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2017–2019 và đề
xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại học Bách
Khoa–Đại học Đà Nẵng cho giai đoạn từ 2020–2025.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý xây dựng VHNT ở Trường Đại học Bách Khoa–Đại học Đà
Nẵng vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định. Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT
được đề xuất nhằm khắc phục những điểm hạn chế trong thực trạng có tính phù hợp và
khả thi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,... các văn bản – qui định
của nhà nước, các sách, báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
cơng tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng các phiếu hỏi: xây dựng phiếu điều tra, khảo sát
các đối tượng: cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên tại Trường
Đại học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn của
luận văn.
- Phương pháp quan sát: ghi chép lại về không gian giáo dục và đào tạo trong
nhà trường, cùng với đó là những thái độ, hành vi giao tiếp, tác phong ứng xử, làm
việc giữa cán bộ quản lý với giảng viên, giữa giảng viên với giảng viên, giữa giảng
viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên để
thấy rõ thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Đại
học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm
lấy ý kiến, kiểm nghiệm tính phù hợp và tính khả thi các giải pháp quản lý đã đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra,
khảo sát


4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến văn hóa nhà
trường, các mơ hình văn hóa nhà trường, cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường và
quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Mơ tả và phân tích đánh giá được thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường và

quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Đại học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng.
Những biện pháp quản lý do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn nhằm góp phần
nâng cao chất lượng cơng tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Đại học
Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng và các trường đại học, cao đẳng có điều kiện tương tự.
9. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Phần nội dung : Gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường Đại học
Chương 2. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Đại
học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng
Chương 3. Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Đại
học Bách Khoa–Đại học Đà Nẵng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Văn hóa nói chung và văn hố nhà trường nói riêng là một trong những chủ đề
hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tác giả xin
điểm qua những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Các tác giả Frank Gonzales (1978) và Kent D.Peterson (2002) đã có các cơng
trình nghiên cứu bàn về cấu trúc và các biểu hiện của VHNT. Theo Frank Gonzales

(1978), tương tự văn hóa tổ chức, văn hố nhà trường giống như một tảng băng, có
văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa biểu hiện ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn
hóa là những thành tố vật chất dễ quan sát và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là những
yếu tố thuộc tinh thần như các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con người mà chúng
ta khó quan sát hoặc khó thay đổi [20]. Kent D.Peterson (2002) cho rằng “Môi trường
văn hố nhà trường tích cực, các thành viên ln có ý thức chung về sự kết nối giữa
các cá nhân, ý thức được chia sẻ rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người.
Cịn mơi trường văn hóa chứa đựng các yếu tố tiêu cực sẽ tác động xấu đến hiệu quả
giáo dục cũng như các hoạt động khác của nhà trường” [21].
Purkey và Smith (1982) xác định VHNT như một kết cấu, một quá trình và một
khơng gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn các thành viên (các giáo
viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hướng dạy và học chất lượng. Như vậy, tác
giả này nhấn mạnh đến yếu tố giá trị và chuẩn mực trong VHNT. Yếu tố có vai trị
định hướng và điều chỉnh các hoạt động của người dạy và người học, của các cán bộ
nhân viên của nhà trường. Nói cách khác các giá trị và chuẩn mực của nhà trường và
của xã hội định hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong tổ chức nhà
trường [23].
Một số tác giả khác quan tâm nghiên cứu vấn đề sự tác động của yếu tố VHNT
đến hiệu quả giáo dục của nhà trường và vai trò của chủ thể quản lý tới xây dựng
VHNT. Theo hướng nghiên cứu này, tác giả Dewit và nhóm cộng sự (2003) đã tìm
hiểu VHNT từ góc độ vai trò của VHNT đối với kết quả học tập và hành vi của học
sinh. Ở đây, VHNT như là cơ sở, chuẩn mực để học sinh học tập và hành động. Mọi
nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh đều lấy VHNT để quy chiếu [17].
Nghiên cứu văn hoá nhà trường ở cấp độ đại học, tác giả Bartell, (2003) cho rằng
“Văn hố nhà trường bao gồm tồn bộ hoạt động của các thành viên trong nhà trường
(Hiệu trưởng, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên), các nghi thức giao tiếp; hệ
thống các giá trị; các chuẩn mực xử sự, các câu chuyện ...” [16].


6

Bàn về vai trò của hiệu trưởng đối với VHNT, Terrence E. Deal, Kent D.
Peterson (2009) trong bài viết “Shaping School Culture: Pitfalls, Paradoxes, and
Promises” (Định hình văn hóa học đường: Cạm bẫy, Nghịch lý và Hứa hẹn) cho
rằng hiệu trưởng là người được chọn để dẫn dắt chứ không chỉ quản lý nhà trường.
Vì vậy, trước tiên hiệu trưởng phải hiểu rõ văn hóa của nhà trường, nhận thức được
rằng văn hóa là vấn đề phức tạp bởi vì nó có những cách thức rất độc đáo và mang
phong cách riêng. Khi một tổ chức có sự hiểu biết rõ ràng về mục đích của nó, tại
sao nó tồn tại, nó phải làm những gì thì sẽ đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt. Khi các
niềm tin, giá trị, thái độ, sự kỳ vọng, ý tưởng và hành vi của các thành viên trong
một tổ chức không phù hợp với văn hóa thì sẽ gây cản trở cho tổ chức. Hiệu trưởng
phải hiểu được vai trò quan trọng của văn hoá nhà trường trong việc phát triển một
nhà trường thành công [24].
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam hầu như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tồn diện về lý luận
xây dựng văn hố nhà trường đại học. Một số các cơng trình của tác giả Việt Nam tập
trung chính vào các vấn đề như sau:
Bàn về các thành tố của VHNT, Phạm Minh Hạc (1994) cho rằng VHNT bao
gồm chủ thể là giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên; khách thể là hệ thống các
giá trị văn hóa, các hình thức vận động văn hóa, cảnh quan văn hóa [5].
Tác giả Vũ Dũng (2009), bàn về một số vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hoá
học đường, cho rằng: “Văn hoá học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia
hoạt động đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Bao gồm
quan hệ ứng xử của người thầy với người học; ứng xử của người học đối với người
thầy; ứng xử của người lãnh đạo nhà trường và giáo viên; ứng xử giữa các đồng
nghiệp với nhau [3].
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Huân trong báo cáo khoa học
“Văn hóa tổ chức – Hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường”, Kỷ yếu Hội thảo Văn
hóa học đường (2007) cho rằng VHNT là văn hóa tổ chức, do đó, VHNT mang đặc
trưng hình thái của văn hố tổ chức. Tác giả phân tích 7 biểu hiện trong hình thái và
cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thời đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của

VHNT đối với chất lượng giáo dục: Văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào,
VHNT tạo động lực làm việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế
tiêu cực và xung đột, văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường [6].
Bàn về văn hóa tổ chức ở cấp độ trường đại học, tác giả Nguyễn Viết Lộc (2009)
đã nghiên cứu trường hợp cụ thể Đại học Quốc gia Hà Nội và cho rằng đây là một tổ
chức đặc thù gồm các tổ chức con với những khác biệt về văn hóa tạo thành một tổ
chức lớn; khẳng định văn hóa tổ chức có vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo nên
sự phát triển đột phá và bền vững cho tổ chức nhờ phát huy được nguồn lực nội sinh
và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh [11].


7
Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ngành Quản
lý giáo dục đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Có thể nêu dẫn một số cơng trình
nghiên cứu cụ thể sau:
Tác giả Lê Thị Ngọc Thúy (2012), Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà trường tiểu học
Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý
nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức, tác giả đã xây dựng bộ công
cụ để khảo sát VHNT tiểu học tập trung vào ba thành tố cơ bản của VHNT đó là văn
hóa quản lý, văn hóa học tập và văn hóa giảng dạy. Quản lý nhà trường theo quan
điểm tiếp cận văn hóa tổ chức là một hướng quản lý mới có tác dụng rất tích cực nhằm
nâng hiệu quả nhà trường.
Tác giả Nguyễn Đình An (2018), Luận văn thạc sĩ “Quản lý văn hóa nhà trường
tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng”. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về quản lý
VHNT, xác định được nội dung xây dựng VHNT và quản lý VHNT dựa trên phân tích
các yếu tố bề nổi và bề chìm của VHNT. Tác giả cũng đề ra những biện pháp quản lý
VHNT, trong đó có biện pháp mang tính mới đó là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
trong quản lý VHNT.
Tác giả Hoàng Quốc Đạt (2018), Luận án tiến sĩ “Quản lý xây dựng văn hoá nhà
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh”. Điểm mới của luận án là xây dựng

được 5 tiêu chí về các giá trị vật chất và 5 tiêu chí về giá trị tinh thần, với tổng số 40
chỉ số để xác định các tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường THCS.
Tác giả Vũ Thị Quỳnh (2018), Luận án tiến sĩ “Phát triển văn hoá nhà trường
Cao đẳng sư phạm vùng đồng bằng sông hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” đã
đưa ra 4 bước phát triển VHNT cao đẳng sư phạm và 7 nội dung phát triển VHNT.
Tác giả Nguyễn Thị La (2019), Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục
“Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính Quốc gia”. Luận án
đã xây dựng được một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý xây dựng VHNT tại các
trường đại học, học viện là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếp theo
trong lĩnh vực quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận: Các công trình nghiên cứu VHNT ở nước ngồi rất phong phú và đa
dạng, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dù có nhiều cách tiếp cận và quan
niệm khác nhau nhưng các tác giả đều đi đến được sự đồng thuận nhất định đó là
muốn xây dựng VHNT cần phải có q trình, có sự lãnh đạo ảnh hưởng của CBQL
nhà trường và có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường. Ở Việt Nam,
quan điểm VHNT còn khá mới mẻ với các nhà nghiên cứu và các lực lượng giáo dục.
Tuy có một số nghiên cứu cũng đã nêu ra một số hướng để xây dựng VHNT và quản
lý xây dựng VHNT ở nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,
nhưng các nghiên cứu cũng chỉ là những cách tiếp cận theo một quan điểm của một tác
giả nước ngồi, chưa có sự tổng hợp và áp dụng mang tính đặc thù trong xây dựng
VHNT ở từng cấp bậc, loại hình đào tạo của nhà trường. Xây dựng VHNT chưa thực


8
sự trở thành một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý ở trường học. Do đó, trong
những năm qua, công tác QLXD VHNT ở Trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà
Nẵng chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài này với kỳ vọng để làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về việc xây dựng VHNT trong trường đại học, đồng thời đề xuất những biện pháp
trong cơng tác QLXD VHNT nhằm góp phần xây dựng một mơi trường cơng tác tích

cực cho CBGV và SV, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của
Trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn phát triển sắp đến.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Văn hóa
Trên thế giới hiện có trên 400 định nghĩa về văn hóa do cách tiếp cận khác nhau
về văn hóa của các tác giả. Chúng tơi xin nêu một số định nghĩa về văn hóa như sau:
Theo định nghĩa của từ điển Wikipedia thì văn hóa là khái niệm mang nội hàm
rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và
tinh thần của con người.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức
và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi
văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên (2009), Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh
thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hóa,
tích lũy lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau. Văn hoá học
đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội lồi người được tích luỹ
trong q trình xây dưng hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình hình thành nhân
cách [14].
Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với
đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn
có tính sáng tạo của con người, ln được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động
của con người, vì hạnh phúc của con người.
Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ
bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về
vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn
lịch sử nào đó, là kết quả của q trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi
trường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội.
1.2.2. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là tồn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả
năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản
sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian.


9
Văn hóa tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi
ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với
các thành viên của tổ chức khác.
Văn hóa tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ
chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các giá trị,
phong cách lãnh đạo quản lý, bầu khơng khí tâm lý, thể hiện thành một hệ thống các
chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi
người trong tổ chức chấp nhận.
1.2.3. Văn hóa nhà trường
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VHNT, tùy theo mỗi người nhấn mạnh
khía cạnh này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi định
nghĩa là VHNT chính là văn hố một tổ chức.
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực,
thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được
các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình
thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Kent D. Peterson và Terrence E. Deal (2010) định nghĩa “VHNT là một dòng
chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình
thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối
mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người
trong nhà trường… tạo cho nhà trường sự khác biệt. Hai tác giả này nhấn mạnh:
“trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo của riêng mình” [22].
Schein (1983) và Deal và Peterson (1990) cho rằng: Văn hóa nhà trường là một
tổ hợp bao gồm những tiêu chuẩn, quy phạm, giá trị, niềm tin, nghi lễ, những biểu

tượng và sự kiện đã diễn ra tạo nên “nét riêng” của trường (Dẫn theo Lê Thị Ngọc
Thúy [15]).
Văn hóa nhà trường theo quan điểm của Stephen Stolp: “Văn hóa nhà trường như
là một cấu trúc, một q trình và bầu khơng khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt
giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” [25].
Tuy cịn nhiều ý kiến khác nhau nhưng khái quát lại, văn hóa nhà trường (trong
đó có văn hoá trường đại học) là một tập hợp, một hệ thống chuẩn mực, các giá trị,
niềm tin và hành vi ứng xử do các chủ thể VHNT đặt ra và thống nhất hành động.
VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường, được cấu
trúc qua các thành tố về tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách
lãnh đạo, quản lí, giá trị của các mối quan hệ giữa các chủ thể văn hố trong nhà
trường, định hình thành hệ thống quy chuẩn tốt đẹp và được các chủ thể có liên quan
trong nhà trường chấp nhận.


10
1.2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường
Theo từ điển Tiếng Việt thì xây dựng là gây dựng nên, làm nên hay tạo ra cái có
giá trị tinh thần hay nội dung gì đó. Vậy khi nói tới khái niệm xây dựng văn hóa tức là
gây dựng hay sáng tạo nên những giá trị mới về tinh thần và vật chất thuộc về văn hóa.
Tuy nhiên văn hóa ln tồn tại những giá trị được lưu truyền từ đời này qua đời khác
ta gọi đó là giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa ln có ý nghĩa nhưng trong từng thời kỳ
thì ý nghĩa của các giá trị văn hóa đó có phù hợp hay khơng mới là cái quan trọng.
Chính vì thế, khi nói tới xây dựng văn hóa tức là người ta muốn đề cập đến việc kế
thừa những giá trị văn hóa sẵn có để xây dựng hoặc có thể phát triển những giá trị văn
hóa cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.
Nhà trường là mơi trường thường có nhiều giá trị văn hóa tích cực hơn. Chính vì
vậy, xây dựng VHNT được hiểu là quá trình kế thừa, xây dựng và phát triển những giá
trị văn hóa đã tồn tại trong nhà trường. Đó là những giá trị thuộc về bề nổi và bề chìm
của văn hóa nhà trường. Xây dựng VHNT khơng hồn tồn là việc tạo nên một giá trị

văn hóa hồn toàn mới. Xây dựng đồng nghĩa là kế thừa và phát triển những giá trị
tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng nhà trường, đồng thời cũng loại bỏ đi
những giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường.
Vậy khi nhắc đến khái niệm xây dựng VHNT tức là quá trình kế thừa và phát
triển những giá trị văn hóa tích cực tồn tại trong nhà trường để nhằm đưa nhà trường
phát triển ổn định và đạt được mục đích giáo dục. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế
toàn cầu, các lực lượng chính trị – xã hội và cơng nghệ đã và đang thay đổi nhanh
chóng tạo ra áp lực mạnh mẽ đến các nhà trường, đòi hỏi mức độ thích nghi lớn gắn
với những chuyển biến cơ bản trong việc tổ chức nghiên cứu, đào tạo và quản lý. Do
đó, việc xây dựng, phát triển văn hố nhà trường là con đường đúng đắn và hiệu quả
để góp phần nâng cao chất lượng của mỗi nhà trường. Xây dựng văn hố nhà trường là
một q trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý cũng
như tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Đó là cả một q trình liên tục, lâu dài,
cần có những bước đi phù hợp.
1.2.5. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Xây dựng VHNT là một nội dung của quản lý nhà trường mà mỗi cán bộ quản lý
phải thực hiện. Quản lý nhà trường gắn với mục đích đạt được hiệu quả của từng hoạt
động, vậy quản lý xây dựng VHNT cũng được hiểu một cách đơn giản là quản lý để
đạt được hiệu quả trong xây dựng VHNT. Nhưng nhìn một cách biện chứng thì xây
dựng VHNT lại có trong tất cả các hoạt động quản lý nhà trường. Vì vậy, quản lý xây
dựng VHNT vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của mỗi nhà trường.
Từ đấy có thể hiểu rằng, quản lý xây dựng VHNT là q trình tác động có ý thức,
có định hướng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình tác động của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý, nhằm đưa ra các hoạt động xây dựng VHNT cụ thể để đạt


11
được kết quả mong muốn một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo trong nhà trường.
Quản lý xây dựng VHNT gắn với điều kiện cụ thể của mỗi một nhà trường

nhưng nhìn chung nó sẽ bao gồm các vấn đề lớn cần tập trung đó là xây dựng nền VH
đạo đức xã hội chủ nghĩa trong trường học. Tích cực xây dựng mơi trường học tập an
toàn, thân thiện, cảnh quan hiện đại, mối quan hệ tốt đẹp, thương hiệu và giá trị đạo
đức của nhà trường.
Tóm lại có thể nói quản lý cơng tác xây dựng VHNT là một quá trình tác động có
hướng đích của chủ thể quản lý nhà trường đến khách thể thuộc về yếu tố VHNT
thông qua các biện pháp quản lý phù hợp nhằm đưa hoạt động xây dựng VHNT đạt
được kết quả cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục trong
nhà trường.
Nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa trường đại học của luận văn dựa trên
tiếp cận văn hoá tổ chức kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý. Dựa theo cách tiếp
cận này, quản lý xây dựng văn hóa trường đại học có các nội dung sau: Lập kế
hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo, điều phối thực hiện; Kiểm tra, đánh giá xây
dựng văn hóa nhà trường.
1.3. Các mơ hình văn hóa nhà trường
1.3.1. Mơ hình tảng băng (hai tầng bậc)
Mơ hình tảng băng (hai tầng bậc) được đưa ra bởi Frank Gonzales (1978). Theo
đó, tương tự văn hóa tổ chức, văn hố nhà trường giống như một tảng băng, có văn
hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa biểu hiện ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn hóa là
những thành tố vật chất dễ quan sát và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là những thành
tố thuộc tinh thần như các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con người mà chúng ta
khó quan sát hoặc khó thay đổi [20].

Hình 1.1. Mơ hình tảng băng của Frank Gonzales


12
Đây là mơ hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc
của VHNT. Theo mơ hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi và
phần chìm.


Phần nổi



Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu



Khung cảnh, cách bài trí lớp học



Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng



Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ



Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…



Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân



Quyền lực và cách thức ảnh hưởng




Cạnh tranh và hợp tác



Các giá trị



Các giả định ngầm…

Phần chìm

Hình 1.2. Tảng băng văn hóa Clive Dimmock (2005)
Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả Peterson K.D., Deal T.E., Gonzales F.,
Jerald C., Richardson J. về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu
hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau:
* Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm:
- Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây xanh,
phòng truyền thống…
- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường.
- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường.
- Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường.
- Khơng khí lớp học.
- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường.
- Hoạt động của giảng viên trong nhà trường.
- Hoạt động tập thể của giảng viên, sinh viên nhà trường.
- Những giao tiếp khơng chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường.

- Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ, giảng viên.
- Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, giảng viên.
* Các yếu tố bề sâu của VHNT là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà
phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Các yếu tố bề sâu của VHNT gồm:
- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường.
- Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường.
- Cảm xúc các thành viên khi đến trường.


13
- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường.
- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo đổi mới, sự hợp tác…
- Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân
thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…
Việc người lãnh đạo hiểu rõ những giá trị chìm và nổi của tảng băng văn hóa này
rất quan trọng, đặc biệt là các phần chìm của tảng băng. Nếu người lãnh đạo khơng
nắm bắt được tâm tư, tình cảm và quan điểm của nhân viên của mình, khơng nhìn thấy
các mâu thuẫn nảy sinh trong tổ chức để giải quyết nó thì trước hay sau giá trị bề nổi
của văn hóa nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng và người lãnh đạo có thể bị thất bại.
Nhận xét: Mơ hình tảng băng của Frank Gonzales cùng với cách phân nhóm các
thành tố VHNT của Terence E. Deal và Kent D. Peterson đã có cách nhìn cụ thể và rõ
nét, song chưa đề cập một cách đầy đủ các thành tố của VHNT, nó thiên về các giá trị
tinh thần trong khi các giá trị vật chất, những biểu tượng hiện hữu trong nhà trường
cũng là những thành tố quan trọng trong VHNT hiện nay.
1.3.2. Mơ hình cấu trúc 3 tầng bậc
Đây là mơ hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H. Schein (2004) đưa ra và được
áp dụng vào VHNT. Theo mơ hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:
- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được;
- Tầng thứ hai: Hệ thống giá trị được tuyên bố – bao gồm chiến lược, triết lý, giá
trị cốt lõi, cách ứng xử;

- Tầng thứ ba: Những quan niệm chung – bao gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ
và tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên và ngầm định [19].
a) Về những yếu tố hữu hình:
Đó là những cái có thể nhìn thấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một trường học.
Là những biểu hiện bên ngoài của VHNT. Những yếu tố này có thể được phân chia
như sau:
- Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị giảng
dạy, các vật dụng, logo, biểu trưng.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động.
- Những thực thể vơ hình như: triết lý, ngun tắc, phương pháp, phương châm
giải quyết vấn đề; hệ thống thủ tục, quy định...
- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức tổ
chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ...
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh.
- Các hình thức sử dụng ngơn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ xung
hô, giao tiếp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, trò với trò... các bài hát về trường,
các truyền thuyết, câu chuyện vui...
- Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoài.


×