Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

[Tiểu luận triết 1] Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.11 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:

ThS. Trần Huy Quang
Trần Thị Kiều Oanh
1314160088

Lớp: Anh21-KTĐN

Hà Nội, tháng 12 năm 2013



Mục lục
Mở đầu
Nội dung
1.Khái niệm và mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên......................................3
1.1 Khái
niệm..................................................................................................3
1.2 Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội...............................................................3
2.Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam...........................................................6
2.1 Mơi trường là gì?......................................................................................6


2.2 Vai trị của mơi trường đối với đời sống..................................................6
2.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam..................................................7
2.4 Các giải pháp............................................................................................8
Kết luận ...........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...........................................................................................15

1


Lời mở đầu
Lý do lựa chọn đề tài
Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con người.
Nó là hai yếu tố song song và đồng hành cùng nhau. Đây chính là nền tảng
cho sự tồn tại của thế giới nơi chúng ta đang sống bởi vì thế giới khơng chỉ
cần đến tự nhiên để cung cấp những điều kiện sống tất yếu mà để tiến lên trình
độ cao hơn nó cịn cần đến xã hội và những thành phần quy luật của xã hội.
Tuy nhiên việc phát triển xã hội, phát triển kinh tế thì khoa học kỹ thuật cũng
đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ dân số toàn cầu hiện nay đang làm cho tự
nhiên bị phá hủy, môi trường bị ơ nhiễm nặng. Do đó cần có một cái nhìn đầy
đủ hơn quan tâm hơn nữa về vấn đề bảo vệ mơi trường ở thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Mục đích của việc nghiên cứu:
Tiểu luận này được viết lên nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-lênin
về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời đề cập đến vấn đề cấp thiết
của việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Bảo vệ môi trường không phải là việc
của riêng ai, mà là của tất cả mọi người. Là một sinh viên- thế hệ trẻ của đất
nước, ý thức được việc này là vơ cùng quan trọng. Bên cạnh đó nó cũng được
hi vọng để thay đổi nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực
trong hành động của mỗi cá nhân tạo điều kiện cho việc bảo vệ môi trường ở
Việt Nam

Nhiệm vụ của nghiên cứu
Là tìm hiểu tổng quan về khái niệm tự nhiên xã hội và mối quan hệ giữa
chúng từ đó vận dụng vào để nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện
nay cùng với thực trạng và những biện pháp bảo vệ môi trường

2


Nội dung
1.Khái niệm và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
1.1 Khái niệm
Tự nhiên ( cũng được gọi là thiên nhiên, thế giới vật chất, thế giới tự
nhiên)
Là tất cả những vật chất và năng lượng tồn chủ yếu ở dạng bản chất, là toàn
bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, là một trong những yếu tố cơ bản tồn
tại cho sự sống .
Là môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh
vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.
nơi cư trú cung cấp những thứ cần thiết nhất cho sự sống như : nước, ánh
sáng, khơng khí, thức ăn..... Khơng chỉ thế tự nhiên cịn là một kho báu khổng
lồ với vơ vàn tài nguyên quý giá. Đó là những nguyên vật liệu giúp con người
tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất của mình
Tính về độ lớn tự nhiên bao gồm những thứ to lớn như vũ trụ đến những thứ
thật nhỏ như hạt nguyên tử tức là bao gồm cả những động thực vật, tài
nguyên, thiên tai.
Xã hội là bộ phận đặc biệt của tự nhiên là hình thái vận động cao nhất
của vật chất. Hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn
nhau giữa người với người làm nền tảng
1.2 Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên
3


Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Con
người và xã hội cũng là một bộ phận của thế giới ấy nên con người và xã hội
cũng là một bộ phận của tự nhiên. Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự
tồn tại và tiến lên của xã hội. Vai trị của trị của tự nhiên khơng có gì có thể
thay thế được cũng không bao giờ mất đi
Tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Nguồn gốc
của con người là tự nhiên. Sự hình thành của con người đi kèm với sự hình
thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ
mang tính bầy đàn sang cộng đồng mới khác hẳn về chất gọi là xã hội. Đây
cũng chính là chuyển biến từ vận động sinh học sang vận động xã hội.
Tự nhiên là nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là
mối quan hệ biện chứng hai chiều
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Tự nhiên vừa là nguồn gốc sự phát
triển của xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là
nguồn gốc sự xuất hiện của xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa
của thế giới vật chất
Theo Mác con người khơng thể sáng tạo được cái gì nếu khơng có giới tự
nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi. Đó là vật liệu trong đó lao
động của con người được thực hiện, tác động và nhờ đó sản xuất ra sản phẩm
Tóm lại tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà
lao động của con người cần. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc khó khăn
cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội bởi
nó là nền tảng của xã hội
Những yếu tố tác động đến mối quan hệ của xã hội và tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mỗi quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó

quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và độ nhận thức vận dụng quy
4


luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động
của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ
giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận
thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn
Nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người sẽ
tạo ra một thế giới hịa bình phát triển ổn định và lâu dài. Ngược lại nếu làm
trái quy luật chỉ khai thác chiếm đoạn những cái có sẵn trong tự nhiên thì sự
nghèo nàn của giới tự nhiên và sự phá vỡ hệ thống cân bằng sinh thái là không
thể không tránh khỏi. Chẳng hạn như tự nhiên cung cấp cho con người điều
kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất. Cũng chính
trong q trình sử dụng nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và
các điều kiện mơi trường xung quanh tức là làm biến đổi tự nhiên một cách
mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người là vô cùng
phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vơ cùng đa dạng: như khí thải từ
các phương tiện giao thông, chặt phá rừng, đốt rẫy làm nương, khai thác thủy
hải sản
Vấn đề là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết
việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu khơng
thì sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa

5


2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Mơi trường là gì ?

Mơi trường bao gồm cái yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất , sư
tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên
Ở đây, chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên. Môi trường
tự nhiên là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì mơi trường
đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự
nhiên là xã hội.
2.2 Vai trò của mơi trường đối với đời sống
Vai trị của mơi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở
những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau. Nhưng
ln đứng ở vị trí rất quan trọng, thiết yếu.
Ở thời kì sơ khai nguyên thủy, khi con người chỉ biết săn bắn hát
lượm những sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên thì con người hoàn toàn bị
giới tự nhiên chi phối
Khi xã hội trở nên văn minh hơn, nhất là khi khoa học kĩ thuật phát
triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, khai thác tự nhiên
phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngàng nghề ra đời từ những điều kiện
tự nhiên như : nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác khống sản...
đồng thời những ngành nghề ít phụ thuộc vào tự nhiên cũng ra đời như: kĩ
thuật, điện tử, phần mềm...
Tuy nhiên ở bất kì thời kì nào thì chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào mơi
trường tự nhiên, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất ,
do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội.

6


2.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Nước: Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước,

không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến
mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức
tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.
Chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, nước thải ra từ các
cánh đồng bón phân hóa học, phân hữu cơ là ngun nhân
chính gây ra ơ nhiễm nước
Rừng: Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe
doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt
tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một
thảm hoạ quốc gia.
Tài nguyên: Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh
vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển
bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ. Tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ
sinh thái v.v… đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến
sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.
Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc
hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng
đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam.
Dân số: Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự
phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao
động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là
những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi
trường.

7


Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm
trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở

vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như
Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49
điểm, Indonesia 45 điểm,… Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại
Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất
lượng khơng khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe
Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng khơng khí, Việt Nam
đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của mơi trường đến sức
khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính
theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn
nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh
chung của môi trường Việt Nam hiện nay.
2.4 Các giải pháp
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức đáng
quan tâm như: thách thức giữa u cầu bảo vệ mơi trường với lợi ích kinh tế
trước mắt trong đầu tư phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý
mơi trường cịn nhiều bất cập trước những địi hỏi phải nhanh chóng đưa công
tác quản lý môi trường vào nền nếp; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên;
thách thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ mơi trường
với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp
và người dân cho công tác bảo vệ mơi trường cịn ở mức rất thấp…
Trong những thách thức nêu trên, đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu
bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng
8


kinh tế, giải quyết việc làm.Vì vậy, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục
tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững của Đảng và chủ

động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung
giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với mơi trường
trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với
thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình
thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên,
môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải
quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ
thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả
bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường
với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi
trường. Khắc phục suy thối, khơi phục và nâng cao chất lượng mơi trường;
Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng,
cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả
tài ngun thiên nhiên, bảo đảm mơi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng
phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu
dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”,
“tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh
thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài ngun và mơi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ
môi trường.

9


Thứ ba: Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu
thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với

khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và
trình độ phát triển. Đã đến lúc “nói khơng” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi
giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ mơi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải
thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững
hơn.
Cụ thể như:
Đất
Điều hòa sự phân bổ dân và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực đối
với tài nguyên đất.
Có những giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo an ninh lương thực vùng núi, định
canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mịn đất
Điều hịa sự phân bổ dân và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực đối
với tài nguyên đất.
Có những giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo an ninh, lương thực vùng núi, định
canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mịn đất.
Nước
Cần tiếp tục xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật các quy định và quy
trình kĩ thuật về việc sử dụng và bảo vệ quản lý nguồn nước
Xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia về nước ngầm, các nguồn nước
mặn. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái
sử dụng nước.Tu bổ các sơng ngịi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị
xuống cấp
Đẩymạnh áp dụng các cơng nghệ xử lý nước thải, khuyến khích sử dụng các
công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải, tái sử dụng nước thải
10


Cơ quan chức năng cần có những quy hoạch bãi rác cụ thể, hợp lý, tránh xa

khu vực dân sinh sống, cần đặt các thùng rác công cộng ở những nơi đông
người để tránh việc xả rác bừa bãi. Nước thải cần được xử lý trước khi thải ra
môi trường sông suối, ao hồ, tránh gây ra hiện tượng các dịng sơng chết.
Tài ngun khống sản
Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý .Đối với tài nguyên khống sản
ở dưới lịng sơng, cần khoanh khu vực khai thác, tránh sạt lở thay đổi dòng
chảy.Tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái
ở các địa bàn. Áp dụng công nghệ tiên tiến để sử dụng các loại quặng có hàm
lượng thấp nhằm triệt để sử dụng khoáng chất, đồng thời giảm khối lương đất
đá thải, thu hẹp diện tích bãi thải. Thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải
quặng để làm sạch mơi trường và tránh lãng phí tài nguyên
Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản trong nước mặn, nước ngọt, ven
biển theo hướng hài hịa với mơi trường
Đẩy mạnh nghiên cứu , ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven
biển, công nghệ ứng cứu các sự cố mơi trường
Rừng
Khuyến khích trồng các loại cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng
và tái trồng rừng.Áp dụng công nghệ khai thác và chế biến gỗ hiện đại, có
hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng cao/Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kĩ
thuật phòng chống cháy rừng và các thảm họa môi trường liên quan đến việc
mất rừng
Khơng khí
Việt Nam là đất nước phổ biến sử dụng xe máy – loại phương tiện thải ra rất
nhiều khói bụi độc hại. Ơ tơ đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam,
nhưng rất nhiều xe là xe cũ, hoạt động của ống xả rất kém, chưa kể đến những
loại xe từ rất lâu đời như cơng nơng,... Đường phố Việt Nam mịt mù khói bụi
có vẻ là điều khơng thể tránh khỏi. Nhưng rõ ràng là với những chiếc xe mới,
11



được trùng tu thường xuyên thì ống xả hoạt động tốt, lượng khí thải được hạn
chế đến mức tối thiểu. Như vậy một cách bảo vệ mơi trường khơng khí hiệu
quả là tuyên truyền, cổ vũ người dân thường xuyên trùng tu phương tiện, cấm
những phương tiện hiện đang ở tình trạng rệu rã, đã sử dụng quá một thời gian
nhất định (có thể là 20 năm). Việc cấm này có thể là rất khó, vì vậy chính
quyền có thể thực hiện chính sách đổi xe cũ, lấy xe mới như cách đây mấy
năm chính phủ Đức đã thực hiện. Tất nhiên việc này cần một lượng ngân sách
khá lớn, nhưng đến một lúc nào đó tình trạng ơ nhiễm ở Việt Nam sẽ buộc nhà
nước phải có những chính sách thích hợp, đầu tư cho việc bảo vệ, khơi phục
và phát triển một môi trường trong sạch, vững mạnh.

12


Kết luận
Qua tiểu luận trên , dựa trên quan điểm của Mac-lenin chúng ta đã phân tích
mối tương quan giữa tự nhiên và xã hội. Đây là mối quan hệ khăng khít và tác
động qua lại lẫn nhau, xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên còn tự nhiên lại
là nền tảng của xã hội. Từ mối quan hệ nền tàng này, ta nhận thấy được mối
quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường xung quanh. Môi trường là
nơi con người sinh sống, hoạt động lao động làm ra của cải vật chất phục vụ
cho đời sống mỗi người. Môi trường quyết định đến sự sinh tồn của lồi người
Con người cũng có tác động lớn đến mơi trường, có khả năng thay đổi, bảo vệ
và cải tạo mơi trường ngày càng xanh sạch hơn. Chính vì vậy con người có
vai trị rất to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt là trong thời kì ơ
nhiễm mơi trường đang là vấn đề cấp thiết hàng đầu.
Đối với nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, để duy trì
cuộc sống trước mắt nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tài nguyên,
đồng thời họ làm suy thoái đa dạng sinh học, và gây tổn hại cho sự phát triển
trong tương lai. Thêm vào đó là họ khơng hiểu được mối quan hệ giữa môi

trường với sự tồn vong, phát triển của bản thân
Để bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục ý
thức cho người dân là rất cấp thiết. Như là thành lập các đội hình chuyên
tuyên truyền nguyên nhân, ảnh hưởng, tác hại của ô nhiễm mơi trường, biến
đổi khí hậu; tun truyền, vận động người dân thành phố nêu cao ý thức bảo
vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cơng cộng, tiết kiệm nhiên liệu…Ngồi ra, các
13


cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc, nghiêm chỉnh đề ra những luật
nghiêm khắc hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều cá nhân, tổ chức hiểu
được việc làm phá hoại mơi trường của mình là sai nhưng vì lợi nhuận,... họ
vẫn bất chấp, xem nhẹ vấn đề bảo vệ mơi trường sinh thái.
Cịn rất nhiều giải pháp khắc phục vấn đề môi trường ở Việt Nam và ở
trên tồn thế giới cần được nghiên cứu, tìm hiểu, và cân nhắc khả năng thực
hiện.
Và còn một điều quan trọng nữa đó là chúng ta- những thế hệ trẻ, những
chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta càng phải đóng góp thật nhiều cơng
sức của mình vào cơng cuộc bảo vệ mơi trường vì một ngày mai tươi đẹp hơn.

14


Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối khong chuyên ngành Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB chính trị quốc gia, 2009
- Bộ GD - ĐT, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, 2004
- Báo cáo hiện trạng môi trường của cục môi trường năm 2001
- Cơ sở khoa học môi trường ( nhà xuất bản-viện đại học mở Hà Nội

1995 )
- Quy trình quan trắc và phân tích chất lượng môi trường (PGS.TS Lê
Thị Hiền Thảo chủ biên- 2009 )
- Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2003
- Và các nguồn thông tin khác cập nhật từ internet

15


16



×