Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THI THU DH CD 2013 SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.15 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 05 trang). ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC , CAO ĐẲNG 2013 (Lần 1) MÔN: SINH HỌC ;Khối B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. Họ và tên thí sinh : ..................................................................................... Mã đề : 175 Số báo danh :................................................................................................ Câu 1: Cho các ký hiệu của các tế bào bình thường như sau: Tế bào sinh dưỡng (a), tế bào sinh dục sơ khai (b), hợp tử (c), bào tử (d), tế bào cánh hoa (e), tế bào sinh giao tử (g), tinh trùng (h), trứng (i), tế bào sinh dục ở vùng tăng trưởng (k)Thể định hướng(f). Loại tế bào mang bộ NST 2n là: A. a,c,e,k,f B. a,b,d,e,g C. a,b,c,g,k D. a,b,c,e,g,k Câu 2 : Những căn cứ được sử dụng để lập bản đồ gien: A. Đột biến (ĐB)lệch bội, ĐB đảo đoạn NST, tần số hoán vị gien B. Đột biến (ĐB)lệch bội, ĐB mất đoạn NST, tần số hoán vị gien C. Đột biến (ĐB)lệch bội, ĐB đảo đoạn NST, tần số trao đổi chéo D. ĐB mất đoạn NST, tần số hoán vị gien Câu 3 : Chuỗi mARN tham gia dich mã có độ dài 5100Ao , trên chuỗi mARN này người ta xác định được mã 5,AUG3, chiếm 2% trong tổng số mã DT của mARN. Có bao nhiêu axyt amin mêtyônin tham gia vào chuỗi pô li pep tit có tính năng sinh học: A. 1 B. 10 C. 8 D. 9 Câu 4 : Một polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Có bao nhiêu đơn vị mã và tỉ lệ mã di truyền U2X: A. 8 và 64/125 B. 6 và 32/125 C. 8 và 12/125 D. 8 và 48/125 Câu 5 : Dạng đột biến nào sau đây không xảy ra trong hệ gen tế bào chất của sinh vật nhân thực? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Mất một cặp nu. D. Thay thế một cặp nu Câu 6 : Một gen có chiều dài 0,51m. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axit amin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào? A. Thể ăn khuẩn. B. Virút. C. Nấm. D. Vi khuẩn E.côli. Câu 7: Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ, trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Lai P: ♂ RRr (2n+1) x ♀ RRr (2n+1), tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A. 11 đỏ: 1 trắng. B. 17 đỏ: 1 trắng. C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 5 đỏ: 1 trắng. Câu 8: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản . Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là A. 53 B. 56 C. 50 D. 59 Câu 9: Mức xoắn 3 của NST là A. sợi cơ bản, đường kính 11nm B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm. C. siêu xoắn, đường kính 300nm. D. crômatic, đường kính 700nm. Câu 10: Một cặp gen mà mỗi gen đều dài 5100A0 và đều có 4050 liên kết hiđrô. Để xác định cặp gen đó dị hợp hay đồng hợp ta phải dựa vào: A. Phép lai phân tích. B. Phép lai thuận nghịch. C. Phép lai phân tính. D. Phép lai tương đương. Câu 11: Một phân tử mARN có 1200 ribônuclêôtit. Nếu trên phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Thời gian của các quá trình tổng hợp prôtêin trên phân tử mARN đó hết 44 giây. Khoảng cách thời gian giữa ribôxôm thứ nhất với ribôxôm cuối cùng bằng 1/10 thời gian để một ribôxôm trượt qua hết phân tử mARN. Vận tốc trung bình và khoảng cách đều giữa các ribôxôm: A. 122,4 A0 và 91,8 A0. B. 122,4 A0 và 81,6 A0. C. 102 A0 và 81,6 A0. D. 112,2 A0 và 71,4 A0. Câu 12. Ở phép lai. XA Xa. BD Bd x Xa Y , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các bd bD. gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là: A. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13. Một loài có 2n = 16. Khi tế bào thực hiện giảm phân đã xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở 2 cặp, trao đổi chéo 2 điểm không cùng lúc ở 1 cặp. Biết rằng các NST có cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến trong giảm phân. Số giao tử tối đa tạo ra là: A. 3072 B. 1536 C. 2048 D. 2304 Câu 14: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là A. Aa. Bd ; f = 30%. bD. B. Aa. Bd ; f = 40%. bD. C. Aa. BD ; f = 40%. bd. D. Aa. BD ; f = 30%. bd. Câu 15: Xét hai cặp nhiễm sắc thể thường. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen. Trong loài thấy có hai loại giao tử AB DE và ab de. Cho biết không có hiện tượng đột biến. Quy luật di truyền làm cho số loại giao tử sinh ra ít nhất là: A. Phân li độc lập. B. Tương tác gen. C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen. Câu 16: Xét ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng của người, cặp NST thứ 21 chứa một cặp gen dị hợp, cặp NST thứ 22 chứa hai cặp gen dị hợp và cặp NST thứ 23 chứa một cặp gen đồng hợp. Kiểu gen trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng đó với kí hiệu A, B, D, M. Khi giảm phân bình thường, thành phần gen trong mỗi loại giao tử là: A. ABD XM, ABD Xm, Abd XM, Abd Xm, ABd XM, ABd Xm, AbD XM, AbD Xm, aBD XM, aBD Xm, abd XM, abd Xm, aBd XM, aBd Xm, a bD XM, a bD Xm. B. ABD XM, ABD Xm, Abd XM, Abd Xm, ABd XM, ABd Xm, AbD XM, AbD Xm, aBD XM, aBD Xm, abd XM, abd Xm, aBd XM, aBd Xm, a bD XM, abD Xm. C. ABD XM, ABD Xm, Abd XM, Abd Xm, ABd XM, ABd Xm, AbD XM, AbD Xm, aBD XM, aBD Xm, abbd XM, aBD Xm, aBd XM, aBd Xm, a bD XM, abD Xm. D. ABD XM, ABD Xm, Abd XM, Abd Xm, ABd XM, ABd Xm, AbD XM, AbD Xm, aBD XM, aBD Xm, abd XM, abd Xm, aBd XM, aBd Xm, a bD XM, a bD Xm. Câu 17: Ở một loài thực vật, cho lai giữa các cây thuộc 2 dòng thuần chủng đầu có hoa mầu trắng với nhau được F 1 toàn cây đỏ. Cho F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ kiểu hình 3 trắng : 1 đỏ, màu sắc hoa di truyền theo qui luật nào? A. Tương tác gen. B. Liên kết gen. C. Phân li. D. Hoán vị gen. Câu 18: Ở dê, tính trạng râu xồm do một gen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 có râu xồm : 1 không có râu xồm. Tính trạng râu xồm chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền nào? A. Di truyền tế bào chất. B. Di truyền liên kết với giới tính. C. Di truyền gên trên NST thường. D. Ảnh hưởng của giới tính. Câu 19: Ở ngô người ta xác định gen quy định hình dạng hạt và gen gen quy định màu sắc hạt cùng nằm trên 1 NST tại vị trí tương ứng trên NST là 18cM và 25cM. Các gen đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khi tiến hành lai F 1 dị hợp về cả 2 cặp gen nói trên tỉ lệ phân li kiểu hình phù hợp nhất sẽ là: A. 70,5%; 20,5%;4,5%;4,5%. B. 54%; 21%;21%; 4%. C. 9:3:3:1. D. 51%; 24%;24%;1%. Bv. Câu 20: Ở một động vật có kiểu gen bV , khi theo dõi 3000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 540 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là: A. 18 cM. B. 3,6 cM. C. 36 cM. D. 9 cM. Câu 21: P: ♀AaBbDd  ♂AabbDd (biết rằng một gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn). Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội ở F1 là bao nhiêu: 3 A. 32. 15 B. 32. 27 C. 64. 9 D. 32. Câu 22: Ở người tính trạng nhóm máu M, N và MN do 2 alen M, N không át chế nhau quy định. Nhóm máu ABO do 3 alen IA, IB, IO quy định trong đó IA và IB không át chế nhau, nhưng át chế gen IO. Các gen nằm trên các cặp NST thường đồng dạng khác nhau. Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn bố mẹ, chúng có nhóm máu như sau: trẻ X: O, MN; trẻ Y: B, M; trẻ Z: A, MN. Ba cặp bố mẹ có nhóm máu như sau: cặp 1: A, M và AB, N; cặp 2: A, MN và B, M; cặp 3: A, MN và A, MN. Đứa trẻ nào là con của cặp vợ chồng nào? A. Trẻ X con của cặp 2; trẻ Y con của cặp 3; trẻ Z con của cặp 1 B. Trẻ X con của cặp 3; trẻ Y con của cặp 1; trẻ Z con của cặp 2 C. Trẻ X con của cặp 3; trẻ Y con của cặp 2; trẻ Z con của cặp 1 D. Trẻ X con của cặp 1; trẻ Y con của cặp 2; trẻ Z con của cặp 3.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ sau:. Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là : A. 1/6. B. 1/3. C. 1/8. D. 1/4. Câu 24: Trong phương pháp nghiên cứu tế bào, con người sử dụng loại tế bào nào để quan sát: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào tiểu cầu. D. Loại tế bào đặc biệt khác. Câu 25: Người ta thường sử dụng hợp chất nào sau đây, để chuyển ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào nhận dễ dàng hơn: A. NaCl. B. CaCl2. C. NaHCO3. D. Ca(OH)2. Câu 26: Loại hóa chất có tác dụng gây đột biến, dạng thay thế cặp nuclêôtit A - T bằng cặp G - X là: A. Etyl mêtan sunfonat (EMS). B. 5-Brôm Uraxin (5 - BU). C. Cônsixin. D. Acridin. Câu 27: Biện pháp nhanh nhất để khắc phục biểu hiện thoái hóa giống là: A. Lai trở lại. B. Lai thuận nghịch. C. Lai khác dòng. D. Lai cải tiến giống. Câu 28: Ở người, qui định tóc quăn là trội hoàn toàn so với a qui định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân bằng về mặt di truyền có tỉ lệ tóc quăn là 64%. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Tần số tương đối của alen Aa là 0,8. B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,48. C. Kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 0,36. D. Alen A có tần số thấp hơn alen a. Câu 29: Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen: 0,5AA : 0,5Aa. Sau 3 thế hệ tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể là A. 0,25AA : 0,5Aa. C.. 1 AA : 16. 7 1 Aa : aa. . 8 16. B.. 23 1 7 AA : Aa : aa 32 16 32 7 1 1 D. AA : Aa : aa 16 2 16. Câu 30: Ở người gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IO, IB, trong đó IA và IB trội hoàn toàn so với IO, còn IA và IB đồng trội. Qua nghiên cưu một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền xác định được : tỉ lệ người có nhóm máu A chiếm 35%, nhóm máu B chiếm 24%, nhóm máu AB chiếm 40%, còn lại là nhóm máu O. Tần số tương đối của mỗi loại alen IA, IB, IO lần lượt là : A. 0,5; 0,4; 0,1. B. 0,4; 0,5; 0,1. C. 0,1; 0,4; 0,5. D. 0,5; 0,1; 0,4. Câu 31: Hiện tượng lại giống ở người là trường hợp: A. Người xuất hiện các cơ quan thoái hóa giống với động vật. B. Xuất hiện cơ quan giống với động vật. C. Lặp lại quá trình phát triển của động vật. D. Xuất hiện một số đặc điểm giống động vật, khi phôi đang phát triển. Câu 32: Bộ não người trong giai đoạn phát triển phôi có 5 phần rõ rệt, giống như não cá là giai đoạn người được: A. 1 tháng. B. 3 tháng. C. 5 – 6 tháng. D. 2 tháng. Câu 33: Đối với Lamac, nhân tố tiến hóa quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hóa: A. Sự chọn lọc các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn. B. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật. C. Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật. D. Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên. Câu 34: Theo Đac Uyn, loại biến dị có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị xác định. B. Biến dị cá thể. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 35: Cho dữ kiện sau: I. Ruột thừa ở người là vết tích của ruột tịt ở động vật ăn cỏ. II. Phôi người giai đoạn 18 – 20 ngày, còn dấu vết kha mang ở cổ. III. 5 – 6 đốt sống cùng của người, vết tích đuôi động vật. IV. Các phản ứng trao đổi chất ở người và động vật có xương, xảy ra các giai đoạn tương tự nhau. V. Người cổ đại Nêanđectan có cấu tạo cơ thể giống cả vượn người ngày nay và loài người ở những đặc điểm nhất định. VI. Phôi người được hai tháng, vẫn còn đuôi khá dài. VII. Có những trường hợp người xuất hiện lớp lông bao phủ toàn thân hoặc có vài đôi vú. VIII. Người và động vật có xương, đều có cấu tạo đối xứng hai bên, cột sống là trục chính, cơ quan dinh dưỡng nằm ở phần bụng, cơ quan thần kinh ở phần lưng. IX. Tay người có vuốt hoặc có người mọc đuôi dài 20 – 25cm. X. Một số kháng nguyên, kháng thể ở người và động vật giống nhau. Dữ kiện nào là bằng chứng giải phẩu học so sánh: A. I, VI, VII, IX. B. III, VI, VII, IX. C. I, III, VI, VII, IX. D. I, III, VII, VIII, IX. Câu 36: Theo Kimura, các đột biến trung tính thuộc loại. A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến dị bội thể. D. Đột biến đa bội thể. Câu 37: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các cấp độ nào sau đây: A. Cá thể, quần thể, quần xã. B. Giao tử, phân tử, NST. C. NST, cá thể, quần thể. D. Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể. Câu 38: Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào: A. Gen bị đột biến là trội hay lăn. B. Gen bị đột biến nằm trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục. C. Môi trường hoặc tổ hợp gen mang đột biến đó. D. Tần số thấp hay số cao. Câu 39: Theo quan niệm hiện đại, các vật thể sống đang tồn tại trên trái đất là những (A), có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử (B) có khả năng (C), (A) và (B) lần lượt là: A. Cơ thể; prôtêin. B. Hệ mở, prôtêin. C. Hệ mở; prôtêin, axit nuclêic. D. Hệ khép kín, prôtêin, axit nuclêic. Câu 40: Về động vật, hóa thạch chủ yếu xuất hiện ở kỉ Cambri, thuộc đại cổ sinh là: A. Tôm bò cạp. B. Da gai. C. Tôm ba lá. D. Chân khớp. Câu 41: Trong nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với thực vật là: A. Nhiệt độ. B. ánh sáng. C. ẩm độ. D. không khí. Câu 42: Các dạng biến động của quần thể là: A. Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động do con người B. Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm C. Biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm D. Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm Câu 43: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là: A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong B. Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao C. Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao D. Do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 44: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày - đêm là: A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối của môi trường trong ngày B. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm C. Do cấu tạo cơ thể của mỗi loài chỉ thích nghi với hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm D. Do tính di truyền của loài quy định Câu 45: Hiện tượng loài này trong quá trình sống tiết ra chất gây kìm hãm sự phát triển của loài khác gọi là A. Quan hệ cạnh tranh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ ký sinh. Câu 46: Hiện tượng khống chế sinh học là: A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác B. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm tăng tỷ lệ tử vong của quần thể khác C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỷ lệ sinh sản của quần thể khác D. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm Câu 47: Trong một hồ nước có một mẫu ngẫu nhiên bao gồm 120 con cá chép . Tất cả được đánh dấu mà không làm chúng bị thương. Ngày hôm sau người ta bắt cả thảy 150 con cá, trong đó có 50 con cá đánh dấu. Giả sử rằng không có sự thay đổi nào về kích thước quần thể giữa 2 ngày. Có bao nhiêu con cá trong hồ này? A. 3600 B. 6000 C. 170 D. 360 Câu 48: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là: A. Hệ sinh thái biển.. B. Hệ sinh thái nông nghiệp.. C. Hệ sinh thái thành phố.. D. Hệ sinh thái tự nhiên.. Câu 49: . Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết: A. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. B. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. C. Mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật. D. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. Câu 50: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi: A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể. B. Do hoạt động của con người. C. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể. D. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. .......................Hết..................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×