Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại bệnh viện bạch mai (luận văn bác sĩ nội trú )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ THANH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA PNEUMONIAE
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ THANH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA PNEUMONIAE
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: Nhi khoa


Mã số: 62 72 16 55

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Phạm Trung Kiên
2. TS. Phạm Văn Đếm

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh học viên lớp bác sĩ nội trú K11, chuyên ngành
Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên xin cam đoan.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Phạm Trung Kiên và TS. Phạm Văn Đếm.
2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này,
tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các
bạn đồng nghiệp và gia đình.

Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. Tiến sỹ Phạm Trung Kiên
và Tiến sỹ Phạm Văn Đếm, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt cho tơi những kiến thức, kỹ năng quý báu và tinh thần học tập,
làm việc nghiêm túc, khích lệ, dành thời gian trao đổi và định hướng cho tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai và các khoa, phòng trung
tâm. Đặc biệt tôi xin cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng là khoa Nhi là nơi đã
tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y Dược Thái Ngun, phịng Đào
tạo, Bộ mơn Nhi đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Bệnh viện đa
khoa Hùng Vương - Phú Thọ và đặc biệt lãnh đạo cũng như đồng nghiệp của
tôi tại khoa khoa Nhi, nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện và động viên tôi
học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn và ghi nhớ các gia đình bệnh nhi đã tình nguyện tham
gia và hợp tác cùng tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin được trân trọng, biết ơn gia đình, khơng ngừng động
viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CARDS TX

: Community-acquired respiratory distress syndrome toxin
Độc tố hội chứng suy hô hấp mắc phải cộng đồng


CRP

: C reactive protein
Protein phản ứng C

DNA

: Deoxyribonucleic Acid

IVIG

: Intravenous immune globulin
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

IL

: Interleukin

LDH

: Lactate Dehydrogenase

M.pneumoniae

: Mycolasma pneumoniae

MSCT

: Multislice Computer Tomography
Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt


O2

: Oxy

PCR

: Polymerase chain reaction
Phản ứng khuếch đại chuỗi

RT-PCR

: Real-Time Polymerase chain reaction
Phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực

SL

: Số lượng

SpO2

: Độ bão hòa oxy qua da

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences

TNF

: Tumor necrosis factor

Yếu tố hoại tử khối u

WHO

: World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

ELISA

: Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay
Kỹ thuật miễn dịch gắn enzym


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1. Viêm phổi trẻ em ..................................................................................................... 3
1.2. Viêm phổi do vi khuẩn M.pneumoniae ................................................................ 6
1.3. Một số nghiên cứu về viêm phổi do M.pneumoniae...........................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................28
2.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu ................................................................................31
2.5. Kỹ thuật thu thập xử lý và phân tích số liệu ........................................................39
2.6. Sai số và khống chế sai số.....................................................................................41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................................41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................42
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..........................................................42
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ........................................................................43

3.3. Đánh giá kết quả điều trị của viêm phổi do M.pneumoniae...............................52
Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................................55
4.1. Đặc điểm chung .....................................................................................................55
4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................................57
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng .........................................................................................65
4.4. Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................................69
Chương 5: KẾT LUẬN ...............................................................................................74
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ viêm phổi do M.pneumoniae ............74
5.2. Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................................75
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị công thức bạch cầu ngoại biên theo lứa tuổi .............................35
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của hai nhóm căn nguyên viêm phổi ......................42
Bảng 3.2. Thời gian diễn biến bệnh trước khi đến viện ở bệnh nhân .......................43
viêm phổi do M.pneumoniae .......................................................................................43
Bảng 3.3. So sánh thời gian xuất hiện triệu chứng và số ngày nằm viện giữa hai
nhóm căn nguyên viêm phổi ........................................................................................43
Bảng 3.4. So sánh triệu chứng cơ năng giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi........45
Bảng 3.5. So sánh triệu chứng thực thể giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi .....46
Bảng 3.6. So sánh chỉ số SpO2 giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi ....................47
Bảng 3.7. So sánh triệu chứng ngoài phổi giữa hai nhóm .........................................47
căn nguyên viêm phổi...................................................................................................48
Bảng 3.8. So sánh tổn thương X-quang phổi giữa hai nhóm.....................................48
Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương khu trú thùy phổi trên X-quang ..............................49
viêm phổi do M.pneumoniae .......................................................................................49

Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương khu trú thùy phổi trên X-quang viêm phổi do
M.pneumoniae theo nhóm tuổi ....................................................................................49
Bảng 3.11. So sánh đặc điểm công thức bạch cầu giữa hai nhóm ............................50
căn nguyên viêm phổi...................................................................................................50
Bảng 3.12. So sánh đặc điểm biến đổi cơng thức máu giữa hai nhóm căn nguyên
viêm phổi.......................................................................................................................50
Bảng 3.13. So sánh kết quả CRP giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi..................51
Bảng 3.14. So sánh giá trị một số xét nghiệm ở bệnh nhân viêm phổi do
M.pneumoniae theo nhóm tuổi ....................................................................................51
Bảng 3.15. Kháng sinh đặc hiệu điều trị tại bệnh viện...............................................52
Bảng 3.16. Tỉ lệ hỗ trợ hô hấp ở bệnh nhân viêm phổi M.pneumoniae ...................53
Bảng 3.17. Thay đổi các dấu hiệu lâm sàng tại cơ quan hô hấp sau điều trị 5 ngày........53
Bảng 3.18. Kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi M.pneumoniae............................54
Bảng 3.19. Một số yếu tố nguy cơ kéo dài thời gian sốt sau điều trị Macrolide....54


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của hai nhóm căn nguyên viêm phổi ...................42
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ sốt giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi ..................44
Biểu đồ 3.3. Kháng sinh sử dụng trước vào viện ở bệnh nhân viêm phổi do
M.pneumoniae ..............................................................................................................................52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính đường hơ hấp dưới rất
thường gặp và phổ biến ở trẻ em và là một trong 10 bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao
nhất ở nước ta hiện nay. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam
thuộc nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh tật do viêm phổi vẫn còn cao gấp

10 lần các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Singapor. Viêm phổi là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu, năm
2017 thống kê cho thấy có 808694 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi, chiếm
tổng số 15% nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi này [80].
Căn nguyên của viêm phổi trẻ em em tùy theo lứa tuổi, thường do virus, vi
khuẩn và các sinh vật khác [85]. Trong đó, tác nhân vi khuẩn khơng điển hình
Mycoplasma pneumoniae (M.pneumoniae) từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân
quan trọng, phổ biến nhất gây viêm phổi khơng điển hình ở cả trẻ em và người lớn
ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng [77]. Theo Waites K. và
cộng sự, M.pneumoniae là nguyên nhân của 10 - 40% các trường hợp viêm
phổi cộng đồng, 80% dân số khi trưởng thành đều từng phơi nhiễm với
M.pneumoniae [73]. Tại Việt Nam, theo Phạm Thu Hiền từ năm 2010-2012, tỉ lệ
viêm phổi do M.pneumoniae là 26,3% trong tổng số viêm phổi điều trị tại khoa
Hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương [6].
Viêm phổi do M.pneumoniae với các triệu chứng lâm sàng mang tính chất
gợi ý trong cộng đồng trẻ em bị viêm phổi mắc phải với các biểu hiện hơ hấp và
ngồi phổi như tiêu hố, tim mạch, thần kinh,... Hình ảnh X-quang phổi rất đa
dạng, nếu khơng có kinh nghiệm sẽ dễ nhầm với viêm phổi do các nguyên nhân
khác. Hơn nữa, do cấu tạo đặc biệt có vách tế bào khơng hồn chỉnh nên
M.pneumoniae khơng chịu sự tác dụng của nhóm β - Lactam – nhóm kháng sinh
được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm phổi ở trẻ em ở cộng đồng cũng như
trong bệnh viện [77]. Macrolide là nhóm kháng sinh được lựa chọn ưu tiên trong
điều trị viêm phổi do M.pneumoniae [23]. Tuy nhiên gần đây M.pneumoniae có tỉ


2

lệ kháng kháng sinh Macrolide khá cao. Theo nghiên cứu của Pak Leung Ho và
cộng sự từ năm 2012-2014 tại Hồng Kông, tỉ lệ viêm phổi do M.pneumoniae
kháng Macrolide đã nhanh chóng tăng từ 13,6% năm 2011 lên 30,7% năm 2012,

36,6% năm 2013 và 47,1% năm 2014 [40]. Do đó, bác sĩ lâm sàng chẩn đốn
chính xác căn ngun gây viêm phổi do M.pneumoniae là rất quan trọng nhằm
điều trị hiệu quả ngay từ đầu, giảm gánh nặng chi phí điều trị và tình trạng kháng
kháng sinh. Kỹ thuật ni cấy trước đây cho kết quả muộn, hiện nay xét nghiệm
huyết thanh học, PCR cũng đã phát triển mạnh mẽ và có giá trị chẩn đốn cao,
giúp ích nhiều trong điều trị.
Tại khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai trẻ nhập viện vì viêm phổi hằng năm
chiếm tỉ lệ cao, trong đó trẻ được chẩn đốn viêm phổi do M.pneumoniae có
diễn biến lâm sàng phức tạp và thời gian điều trị kéo dài. Vậy trẻ viêm phổi do
M.pneumoniae có đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nào gợi ý và kết quả điều
trị M.pneumoniae bằng kháng sinh hiện nay như thế nào? Để trả lời câu hỏi
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh
viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do
Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 01- 2019 đến tháng 06-2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi là vấn đề sức khoẻ toàn cầu, là bệnh nhiễm trùng gây tử
vong cao nhất ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ, đặt ra những thách thức lớn cho
công cuộc bảo vệ sức khoẻ trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển,
những nơi có điều kiện kinh tế- xã hội và các dịch vụ chăm sóc y tế cịn
chưa phát triển [71].

1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi là hiện tượng viêm trong nhu mô phổi bao gồm phế nang, túi
phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận
cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi [19].
Viêm phổi khơng điển hình: là một thể viêm phổi có biểu hiện lâm sàng
chủ yếu ở ngồi phổi do các tác nhân gây bệnh khơng điển hình gây ra. Vi
khuẩn khơng điển hình: M.pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella
pneumophila chủ yếu nhạy cảm với dịng kháng sinh nhóm Macrolide,
Quinolon và Tetracycline. Viêm phổi do M.pneumoniae đã được công nhận từ
nhiều năm trước khi bản chất của tác nhân gây bệnh được nhận diện. Sự thất
bại trong việc sử dụng Sulfonamides hoặc Penicillin để điều trị viêm phổi đã
phân biệt được tác nhân gây viêm phổi do M.pneumoniae hay viêm phổi điển
hình do phế cầu. Việc đáp ứng với trị liệu kháng khuẩn đã được nghĩ là
“khơng điển hình” (atypical). Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để nói tới
bệnh viêm đường hơ hấp do M.pneumoniae đối với con người.
1.1.2. Các nguyên nhân gây viêm phổi
Các nghiên cứu về tác nhân gây bệnh trong viêm phổi trẻ em cho thấy
nguyên nhân viêm phổi rất đa dạng, bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,
nấm hoặc do các tác nhân hóa học hay miễn dịch dị ứng gồm: viêm phổi hít,
viêm phổi do hóa chất hay xạ trị ung thư. Tỉ lệ các căn nguyên gây bệnh phụ


4

thuộc vào hoàn cảnh mắc bệnh tại cộng đồng, tại nhà trẻ, trại trẻ mồ côi hay tại
bệnh viện.
Nguyên nhân gây viêm phổi có thể chia thành các nhóm sau:
Vi khuẩn: Có rất nhiều tác nhân gây viêm phổi do vi khuẩn như:
Hemophilus inflenzae, phế cầu (Streptococus pneumoniae), tụ cầu vàng
(Staphylococus aureus), liên cầu (Streptococus pyogenes), Escherichia coli...

Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh gây rất
nhiều khó khăn cho điều trị: Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae,
trực khuẩn mủ xanh (Pseudomomas aeruginosa)... [19]
Virus: là một căn nguyên gây viêm phổi rất thường gặp. Có 4 loại virus
thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus,
Rhinovirrus và virus cúm A, B, C... Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) thường
gặp vào mùa xuân, thường gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ và gây thành dịch lẻ tẻ tại
các nhà trẻ. Ngồi ra cịn có một số virus khác cũng hay gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ
có suy giảm miễn dịch như: Parainfluenza (PIVs), Coronavirus, Herpes simplex
virus (HSV). Nhiễm virus đường hơ hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ
viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm
phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Tỉ
lệ này chiếm 20-30% trong các đợt viêm phổi [19].
Vi khuẩn khơng điển hình như M.pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,
Legionella,... Nhóm vi khuẩn này ít được nhắc đến khơng phải vì chúng ta ít
quan tâm mà do thiếu điều kiện chẩn đốn xác định vì nhiều phịng xét
nghiệm trong nước chưa có khả năng định danh được vi khuẩn này. Ngày nay
với tiến bộ của khoa học kỹ thuật chúng ta đã hiều rõ hơn về cấu tạo, cơ chế
gây bệnh cũng như sự phát triển của M.pneumoniae. Do vậy, các trường hợp
viêm phổi khơng điển hình có khả năng được điều trị đặc hiệu, rút ngắn thời
gian điều trị và giảm chi phí nằm viện [75]. Viêm phổi khơng điển hình đơi


5

khi được coi là “walking pneumonia” do những trẻ mắc phải căn bệnh này
thường ít khi phải nghỉ ngơi tại giường hay nhập viện [61].
Ký sinh trùng: Pneumocystis carinii là một loại kí sinh trùng khơng điển
hình gây viêm nhiễm trùng phổi ở cả người lớn và trẻ em. Viêm phổi do
Pneumocystis Jiroveci ở trẻ suy giảm miễn dịch [19].

Nấm: Loại nấm thường gặp Canida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm
phổi. Ngồi ra có thể gặp viêm phổi do một số loại nấm khác như Aspegillus,
Crytococcus spp [19].
1.1.3. Mức độ nặng của viêm phổi: Theo WHO 2014 [79]:
- Viêm phổi: Ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong những dấu
hiệu sau:
+ Thở nhanh:
Dưới 2 tháng ≥ 60 nhịp/phút
Từ 2 tháng đến 12 tháng ≥ 50 nhịp/phút
Từ 12 tháng đến 5 tuổi ≥ 40 nhịp/phút
Trên 5 tuổi nhịp thở ≥ 30 lần/phút
+ Rút lõm lồng dưới lồng ngực hoặc co kéo cơ liên sườn.
+ Ngồi ra có thể nghe ran phổi: ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ, ran phế quản,
giảm thơng khí khu trú.
+ Hình ảnh X-quang: Có hình ảnh thâm nhiễm nhu mơ phổi rải rác hai bên,
tập trung thùy, phân thùy, thâm nhiễm mô kẽ hoặc hình ảnh hỗn hợp, tràn dịch
màng phổi.
- Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một
trong các dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu nguy hiểm tồn thân: khơng thể bú hoặc uống, li bì hoặc khó
đánh thức, co giật.


6

+ Dấu hiệu suy hơ hấp nặng: Độ bão hịa oxy (SpO2) < 90% hoặc tím
trung ương. Suy hơ hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực hoặc co kéo cơ hơ
hấp rất nặng).
Để chẩn đốn viêm phổi, ngồi các triệu chứng cơ năng của trẻ cần thăm
khám các triệu chứng thực thể trên lâm sàng như phát hiện tiếng thở bất

thường, nghe phổi của trẻ có thể thấy ran ẩm, ran phế quản hay giảm thơng khí
phế nang. Các phương pháp cận lâm sàng như X-quang ngực, công thức
máu, nuôi cấy định danh vi khuẩn hay các kỹ thuật chẩn đoán căn nguyên
khác như huyết thanh học, PCR cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi trên
thế giới giúp chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và rút ngắn thời gian điều trị,
giảm chi phí nằm viện, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.2. Viêm phổi do vi khuẩn M.pneumoniae
Trong các loài Mycoplasma gây bệnh ở người, M.pneumoniae được
nghiên cứu nhiều nhất. Một số nghiên cứu về sinh học tế bào, đáp ứng
miễn dịch, các kỹ thuật phát hiện M.pneumoniae trong phịng thí nghiệm,
dịch tễ học và vai trị gây bệnh đường hơ hấp của M.pneumoniae. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ gen, các nhà khoa học đã giải mã
được toàn bộ gen của M.pneumoniae. Bước tiến này đã mang lại tiền đề cho
các kỹ thuật chẩn đoán gen đối với M.pneumoniae [75].
1.2.1. Đặc điểm và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn M.pneumoniae
Đây là lồi vi khuẩn khơng được tìm thấy sống tự do trong môi trường tự
nhiên mà chủ yếu được coi là vi khuẩn nội bào, sống kí sinh trên các bề mặt
biểu mơ của vật chủ. Bám dính vào biểu mô của cơ quan hô hấp là một bước
quan trọng để vi khuẩn M.pneumoniae lây nhiễm và xâm nhập thành cơng.
M.pneumoniae có khả năng bám dính lên bề mặt của tế bào vật chủ nhờ các
protein bám dính, trong đó quan trọng nhất là: P1, các protein hỗ trợ P30, P90
và P40 thúc đẩy sự kết dính và liên kết với các tế bào chủ thông qua các thụ thể
của axit sialic. Vì khơng có thành tế bào nên M.pneumoniae tiếp xúc trực tiếp


7

với tế bào vật chủ, dễ dàng hoà vào màng tế bào. M.pneumoniae sử dụng chất
dinh dưỡng của tế bào vật chủ để phát triển sinh sản. Đồng thời, M.pneumoniae
sản xuất H202 và các gốc oxy hoá gây phản ứng hoá học mạnh mẽ gây phá hủy tế

bào, phá huỷ của màng hồng cầu [75].
Sinh bệnh học của M.pneumoniae có liên quan đến hoạt động của các
cytokin. Bằng cách ức chế hoạt động của các cytokin như interleukin- 8 (IL-8),
IL-6, IL-10, yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF), IL-1 và các yếu tố tế bào bào
gồm cả bạch cầu trung tính, tế bào lympho, đại thực bào, tế bào mast,
M.pneumoniae bám sát vào bề mặt tế bào biểu mô, nơi nó sử dụng độc tố để
phá huỷ tế bào, gây tình trạng viêm. Các đại thực bào, bao gồm các đại thực
bào phế nang có thể đóng vai trị trung tâm như một cơ chế bảo vệ miễn dịch
bẩm sinh thông qua thực bào. Các đại thực bào phế nang, có thể tiết ra các
cytokine gây viêm. Khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào của vật chủ cũng
đóng một vai trị quan trọng trong sự tiến triển và phát triển của các bệnh liên
quan đến M.pneumoniae. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận tầm quan trọng của
IL-12, interferon-và phản ứng tế bào T loại Th1 trong quá trình nhiễm M.
pneumoniae. Tuy nhiên, độc tố CARDS TX tái tổ hợp đã dẫn đến viêm phổi
loại dị ứng mạnh đặc trưng bởi sự phụ thuộc tế bào T, tăng phản ứng đường thở
và sản xuất các cytokine loại Th2 [56].
Các biểu hiện ngồi phổi do M.pneumoniae gây ra có cơ chế như sau:
Đầu tiên là sự ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn có mặt tại vị trí viêm gây đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Thứ hai, là sự phản ứng thông qua phức
hợp miễn dịch hoặc tự miễn dịch. Thứ ba, là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của các cytokin, chemokine như TNF, IL-8 và các chất trung gian điều hoà
miễn dịch như fibrinogen và D-Dimer gây viêm mạch, tạo huyết khối [56].


8

1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi do M.pneumoniae
1.2.2.1. Thế giới
M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh: viêm phổi, viêm đường hơ hấp trên
và bệnh ngồi phổi. Trên thế giới, M.pneumoniae gặp ở 40% các trường hợp

viêm phổi cộng đồng và có thể gây các vụ dịch nhỏ ở các tập thể như trường
học, nhà trẻ, quân đội.... Dịch bệnh xuất hiện ở tất cả các quốc gia. Bệnh xuất
hiện quanh năm nhưng vụ dịch thường xảy ra cuối hè và mùa thu, ở các nước
ôn đới bệnh xảy ra vào đầu mùa thu và đỉnh cao vào mùa đông. Dịch tễ của
M.pneumoniae xảy ra có tính chu kỳ từ 4- 8 năm [65]. Trên thế giới các nghiên
báo cáo tỉ lệ viêm phổi do M.pneumoniae tăng cao. Trẻ em nhiễm viêm phổi do
M.pneumoniae xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo tác giả Byung Wook Eun năm 2008
nghiên cứu trên 2405 bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện Nhi đồng Đại học
Quốc gia Seoul từ năm 1986 đến năm 2004, tuổi trung bình là 5,7 tuổi. Trẻ
em dưới 5 tuổi chiếm 44%. Trẻ sơ sinh cũng đã được ghi nhận có mắc
M.pneumoniae là rất hiếm. Sáu đợt bùng phát đã được quan sát thấy trong
khoảng thời gian 3-4 năm. Các vụ dịch trước đó cho đến năm 1996 đạt đỉnh
điểm vào mùa hè, trong khi các vụ dịch sau đó đạt đỉnh điểm vào mùa thu
hoặc đầu mùa đông [33].
Theo Chen, từ năm 2006-2010 tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Tô
Châu - Trung Quốc bằng kỹ thuật huyết thanh học kháng thể IgM và IgG đặc hiệu
trên 8157 bệnh nhân, tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae hàng năm lần lượt là 13,40%,
5,39%, 6,36%, 14,58% và 13,99%. Các ca nhiễm M.pneumoniae được phát
hiện quanh năm và chủ yếu xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, với một
tháng dịch (tháng 6 năm 2010) cho thấy tỉ lệ nhiễm là 25,97% [29].
Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã thực hiện giám
sát đối với bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng được chẩn đoán bằng X-quang
kết hợp xét nghiệm PCR M.pneumoniae ở trẻ em và người lớn nhập viện trong
năm 2010-2012, tỉ lệ ở trẻ em < 18 tuổi nhập viện với viêm phổi cộng đồng do


9

M.pneumoniae chiếm 8% viêm phổi cộng đồng. Độ tuổi trung bình của trẻ nhập
viện là 7 tuổi [44], [51].

Theo Biljana Medjo từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014 nghiên
cứu tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng Đại học ở Belgrade trên 166 trẻ
em từ 01-15 tuổi viêm phổi cộng đồng được chẩn đoán dựa vào các đặc điểm
lâm sàng, X-quang và xét nghiệm cụ thể đối với viêm phổi do M.pneumoniae
như huyết thanh học, RT-PCR và nuôi cấy. Kết quả viêm phổi do M.pneumoniae
chiếm tỉ lệ là 14,5% trong viêm phổi cộng đồng [57].
Theo Gordon năm 2019 nghiên cứu 353 trẻ nhập viện tại Trung tâm Y tế
Đại học Hadassah-Hebrew mắc viêm phổi do M.pneumoniae từ 2007-2017,
có khoảng 50% trẻ nhỏ hơn 6 tuổi [37].
Theo Surinder Kumar và cộng sự năm 2018, tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp
dưới do M.pneumoniae trên 280 trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng-12 tuổi có nhiễm trùng hơ
hấp dưới do viêm phổi cộng đồng nhập viện sử dụng xét nghiệm ELISA và xét
nghiệm ngưng kết hạt phát hiện kháng thể kháng thể M.pneumoniae IgM, IgG có
kết quả M.pneumoniae dương tính ở 51 trẻ (23,2%) < 5 tuổi và 33 trẻ (54,0%) ≥ 5
tuổi [49].
Theo Jocelin và cộng sự nghiên cứu viêm phổi do M.pneumoniae tại
Mexico năm 2019 tỉ lệ lưu hành ở bệnh nhân nhi mắc viêm phổi cộng đồng
phát hiện bằng PCR 26,6%. Độ tuổi trẻ em < 6 tuổi chiếm 53,7% [46].
1.2.2.2. Việt Nam
Tại Việt Nam có một vài nghiên cứu đề cập tới việc sử dụng kỹ thuật
chẩn đoán huyết thanh học để phát hiện viêm phổi do M.pneumoniae.
Nghiên cứu của Trần Nguyễn Như Uyên năm 2002 nghiên cứu trên 58
trẻ em được chẩn đoán viêm phổi, tuổi từ 5-15 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
06/2000-02/2001 có 20 trẻ viêm phổi do M.pneumoniae được xác định bằng
huyết thanh chẩn đốn tìm kháng thể IgM dương tính tỉ lệ là 34%. Kết quả
cho thấy viêm phổi do M.pneumoniae thường xảy ra ở trẻ từ 5-9 tuổi và


10


M.pneumoniae được tìm thấy quanh năm nhưng thường gặp vào các tháng
cuối năm [22].
Nghiên cứu của Lê Đình Nhân năm 2005 về tình hình viêm phổi do
M.pneumoniae ở trẻ 4 – 15 tuổi tại bệnh viện Trung ương Huế chiếm tỉ lệ khá
cao 31,4% và khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ [13].
Theo Bùi Bỉnh Bảo Sơn, tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae cao nhất ở lứa tuổi
tiểu học, tuổi từ 5-9 tuổi [14].
Tác giả Phan Thị Lan Hương và cộng sự năm 2007 nghiên cứu tình
hình nhiễm khuẩn M.pneumoniae ở trẻ em viêm đường hô hấp dưới tại Bệnh
viện Nhi trung ương: tỉ lệ dương tính với M.pneumoniae bằng phương pháp
PCR là 18,6%, bằng xét nghiệm huyết thanh là 25,4% [41].
Tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae ở trẻ em từ 1-15 tuổi bằng kỹ thuật PCR của
Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự năm 2013 tại bệnh viện Nhi Trung ương: 335
mẫu dịch tỵ hầu của bệnh nhân viêm phổi có 44 mẫu (14,3%) M.pneumoniae
dương tính. Tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae cao nhất ở nhóm trẻ 5 - 10 tuổi (29,3%),
thấp nhất ở trẻ < 3 tuổi (7,3%) [1].
Nghiên cứu của Phạm Thu Hiền năm 2010-2012, tỉ lệ phát hiện tác nhân
gây bệnh chủ yếu do M.pneumoniae là 26,3% trong tổng số bệnh nhân viêm
phổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương [6].
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng viêm phổi do M.pneumoniae
M.pneumoniae là một tác nhân gây viêm phổi với các mức độ bệnh
nặng nhẹ khác nhau. Thời gian ủ bệnh trung bình là 1-3 tuần. Khởi phát từ
từ và lặng lẽ với các triệu chứng như cúm trong vài ngày đến vài tuần bao
gồm: Sốt nhẹ < 38oC hoặc sốt cao, ớn lạnh nhưng không rét run, đau đầu,
đau họng, khó chịu, ho khan [84]. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng:
1.2.3.1. Triệu chứng toàn thân
Sốt: Thường là triệu chứng khởi phát, là phản ứng của cơ thể trước tác
nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn. Trẻ càng khoẻ, sự phản ứng của cơ thể càng



11

mạnh, sốt càng cao. Trẻ có thể sốt từ nhẹ đến cao, và thường là lý do khiến
trẻ nhập viện. Sốt thường dao động từ 380C - 39.50C kèm theo ớn lạnh,
không rét run [84]. Nghiên cứu của Trần Nguyễn Như Uyên (2002), trẻ có
thể sốt nhưng thường dưới 39°C [22].
1.2.3.2. Triệu chứng hô hấp
* Triệu chứng cơ năng
Các triệu chứng tiến triển chậm hơn so với nhiễm virus đường hô hấp. Đa
số các trường hợp nhiễm M.pneumoniae chỉ biểu hiện viêm nhẹ đường hơ hấp
trên, số ít các trường hợp (khoảng 5 đến 10%) biểu hiện thoáng qua viêm phế
quản- khí quản hoặc viêm phổi [21] .
Ho: Là triệu chứng nổi bật nhất, gặp 85-96% [78], [65]. Theo Trần
Nguyễn Như Uyên và cộng sự (2002), trẻ viêm phổi do M.pneumoniae có
triệu chứng ho kéo dài, ho liên tục [22]. Ho khan xuất hiện sớm ở giai đoạn
khởi bệnh. Ho nhiều, khàn tiếng, ho đờm trắng sau vài ngày rồi kéo dài 3-4
tuần hiếm khi gặp ho có dây máu. Trẻ thường ho nhiều, ho đơi khi làm trẻ có
cảm giác đau ngực do ho nhiều, kéo dài. Triệu chứng ho rất quan trọng và là
một gợi ý đến nhiễm viêm phổi do M.pneumoniae [84].
Viêm mũi họng: Sổ mũi, chảy dịch mũi, khò khè, trẻ lớn hay gặp đau
họng, ngứa họng, viêm họng chiếm khoảng 50%, mệt mỏi, nhức đầu. Nghiên
cứu của Trần Quang Khải năm 2016 tại bệnh viện Nhi đồng 1, triệu chứng
khò khè 86,7% so với căn nguyên khác [10].
Các triệu chứng cơ năng thường rầm rộ, trội hơn các triệu chứng thực
thể, thường nghèo nàn, xuất hiện muộn.
* Triệu chứng thực thể
- Triệu chứng đường hô hấp
Giai đoạn đầu của bệnh, đôi khi không nghe thấy gì bất thường ở phổi
mặc dù chụp X-quang cho thấy những hình ảnh tổn thương rõ rệt. Các biểu
hiện: khó thở (67%), khò khè, ran ẩm, ran nổ thường xuất hiện sau một vài



12

ngày. Khám phổi khoảng 70% bệnh nhân thấy triệu chứng viêm phổi (ran ẩm,
ran rít, ran ngáy), hoặc có thể khơng phát hiện được triệu chứng gì [51].
Viêm phổi cộng đồng do M.pneumoniae có thể nặng. Trong một nghiên
cứu ở 182 trẻ dưới 18 tuổi bị viêm phổi do M.pneumoniae có 26% trường hợp
tràn dịch màng phổi và 12% trẻ cần chăm sóc đặc biệt [51].
- Các triệu chứng khác: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm thanh
quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản, hen phế quản. Theo tác
giả Lê Thị Minh Hương và cộng sự năm 2010 nghiên cứu 173 bệnh nhân
hen phế quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae
là 41%, tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae của bệnh nhân trong cơn hen cấp là
54,8%, ngoài cơn là 25%, tỉ lệ nhiễm M.pneumoniae ở bệnh nhân hen phế
quản nhóm hen chẩn đốn lần đầu là 58,1% [9].
1.2.3.3. Các triệu trứng ngoài phổi
M.pneumoniae được công nhận là gây ra một loạt các biểu hiện ngồi
phổi có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù nhiều
biểu hiện ngoài phổi khác nhau của nhiễm M.pneumoniae đã được đặc trưng,
nhưng chúng thường khơng đủ đặc hiệu để xác định chẩn đốn. Ba cơ chế
khác nhau đã được Narita đưa ra đối với các biến chứng ngoài phổi
của M.pneumoniae gây nhiễm trùng. Đầu tiên là ảnh hưởng trực tiếp của vi
khuẩn hiện diện tại vị trí viêm qua trung gian giải phóng cytokine của vật
chủ. Thứ hai là tác động gián tiếp, thông qua việc sản xuất tự miễn dịch hoặc
phức hợp miễn dịch. Thứ ba là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do tạo ra
viêm mạch hoặc huyết khối do kết quả của các cytokine và TNF-α và IL-8
hoặc do điều hịa miễn dịch thơng qua các chất trung gian như bổ thể và fibrin
D-dimer [60]. Những tổn thương bất thường ngồi phổi cũng có thể gặp
khoảng 26% ở những trẻ viêm phổi do M.pneumoniae. Biểu hiện lâm sàng

thường gặp ở lứa tuổi 5-17 tuổi như [51]:


13

- Tiêu hóa: Buồn nơn, nơn, ỉa chảy, viêm dạ dày - ruột,... Sự bắt chước
phân tử giữa các thành phần tế bào mycoplasmal và oligosaccharide hiển thị
trên bề mặt tế bào gan được suy đoán là một cơ chế bệnh sinh đối với loại
khởi phát muộn. Theo Fan và cộng sự năm 2015 tại Trung Quốc về tổn
thương gan khi nhiễm M.pneumoniae [34]. Theo Yang và cộng sự năm 2015
báo cáo ca viêm tụy cấp hoại tử cấp tính là biểu hiện ngoài phổi của nhiễm
M.pneumoniae biểu hiện đau bụng, nôn, sốt, tâm lý hoang mang. Tắc mạch
máu là căn nguyên của viêm tụy cấp liên quan đến nhiễm M.pneumoniae như
các tác giả Van Bever và Narita đề cập trước đây [81].
- Cơ xương khớp: Theo tác giả Waites và cộng sự năm 2017 cho thấy triệu
chứng tổn thương nhẹ ở các khớp xương và cơ cho đến viêm đa khớp. Mặc dù
triệu trứng đau khớp rất hay gặp nhưng rất ít khi có viêm khớp [76].
- Da, niêm mạc: Triệu chứng phát ban da, niêm mạc xuất hiện ở 10%-25%
trẻ nhiễm M.pneumoniae. Một số phát ban da có liên quan với nhiễm trùng
M.pneumoniae, bao gồm mày đay, hồng ban đa dạng, hội chứng StevensJohnson (3-4 ngày sau khi xuất hiện ở đường hô hấp, kéo dài 14 ngày) [31], [66].
Bệnh nhân nhiễm trùng M.pneumoniae có thể gây thiếu máu do tan máu do tự
kháng thể IgM liên kết với kháng nguyên I trên màng hồng cầu. Những kháng thể
này tạo ra phản ứng ngưng kết tố lạnh trong quá trình nhiễm trùng, gây ra thiếu
máu tán huyết. Bệnh nhân được chẩn đốn thiếu máu hồng cầu hình liềm [76].
Theo Trần Thị Cườm năm 2018 nghiên cứu 63 trẻ ở độ tuổi 02 tháng-15 tuổi
được chẩn đoán viêm phổi nặng do M.pneumoniae tại Bệnh viện Nhi Trung
ương tỉ lệ phát ban ngoài da chiếm 14,3% [3].
- Huyết học: Tan máu tự miễn, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng
mạch. Tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019 tác giả Phạm Thu Nga báo cá ca
bệnh nhồi máu lách ở trẻ nữ 7 tuổi với các biểu hiện ho, sốt, đau bụng dữ dội,

nôn, chụp MSCT ổ bụng dựng hình tìm huyết khối ở đa vị trí [12]. Mặc dù cơ
chế của huyết khối sau nhiễm khuẩn M.pneumoniae chưa được biết rõ nhưng


14

việc tìm thấy kháng thể kháng cardiolipin cũng như huyết khối đa vị trí gián
tiếp gợi ý nguyên nhân liên quan đến cơ chế miễn dịch. Huyết khối nên được
tìm kiếm ở bệnh nhân tăng cao CRP sau nhiễm khuẩn Mycoplasma. Tuổi xuất
hiện huyết khối trung bình là 8 tuổi, và tương đương với tuổi bị viêm phổi
do M.pneumoniae hay gặp. Mặc dù thời gian khởi phát huyết khối khác nhau
giữa các bệnh nhân, huyết khối phát triển ở những bệnh nhân trong khoảng thời
gian từ tám ngày đến ba tuần sau khi bệnh nhân bị sốt hoặc ho (thời gian trung
bình, 12 ngày). Huyết khối thường được phát hiện trong các động mạch
não. Huyết khối tim được ghi nhận trong tâm nhĩ trái và tĩnh mạch phổi ở một bé
trai 4 tuổi [58].
- Tim mạch: Bệnh Kawasaki là nguyên nhân chính của bệnh tim mắc phải
ở trẻ em, nghiên cứu của Narita năm 2011 bệnh Kawasaki ở trẻ em có liên quan
đến viêm phổi do M.pneumoniae tại Nhật Bản [59] và tác giả Lee nghiên cứu tại
Hàn Quốc năm 2011 trên 358 bệnh nhân Kawasaki có 54 bệnh nhân bị viêm
phổi đồng thời. Trong số 54 bệnh nhân có 22,2% bệnh nhân viêm phổi do
M.pneumoniae được chẩn đoán bằng huyết thanh học [53].
- Thần kinh: Viêm não, viêm não-màng não, viêm tủy ngang, bệnh lý
thần kinh ngoại biên và rễ thần kinh, hội chứng Guillain-Barré, mất điều hoà
tiểu não, hội chứng cuống não, hội chứng giống bại liệt [17]. Viêm não (10%)
và hội chứng Guillain-Barré (15%) là những biểu hiện thần kinh nghiêm trọng và
phổ biến nhất ở bệnh nhân nhiễm M.pneumoniae. Viêm não do M.pneumoniae là
nhiễm trùng trực tiếp hệ thần kinh trung ương và qua trung gian miễn dịch. Theo
tác giả Al-Zaidy và cộng sự (2015) nghiên cứu đa trung tâm tại Toronto, Canada
từ 12/1996-12/2013, 365 trẻ được phát hiện M.pneumoniae trong dịch não tủy

hoặc đường hô hấp bằng PCR, 42 (11,5%) trong số đó có bệnh thần kinh do
M.pneumoniae. Các hội chứng lâm sàng thường gặp nhất là viêm não (52%),
viêm não lan tỏa cấp tính (12%), viêm tủy cắt ngang (12%), và mất điều hòa tiểu
não (10%) [25]. Tác giả Gordon và cộng sự năm 2019 cho thấy 365 trẻ em


15

nhiễm M.pneumoniae được phát hiện trong đường hô hấp hoặc dịch não tủy
bằng PCR, 22 trẻ (6%) trong số đó bị viêm não [37].
Một số triệu chứng khác ngoài phổi do M.pneumoniae như hạch to, lách to,
viêm thận kẽ, viêm cầu thận [17].
1.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi do M. pneumoniae
Viêm phổi do M. pneumoniae không được chẩn đốn dựa trên lâm sàng
vì trên lâm sàng rất khó phân biệt viêm phổi do M. pneumoniae hay do vi
khuẩn khác. Người ta chỉ nghi ngờ khi bệnh kéo dài, điều kiện dịch tễ liên
quan hay có những dấu hiệu ngồi phổi gợi ý.
1.2.4.1. Huyết học
Cơng thức máu: Thường khơng giúp nhiều cho chẩn đốn:
Số lượng bạch cầu: đa số các nghiên cứu cho thấy số lượng bạch cầu bình
thường hoặc tăng nhẹ. Bạch cầu đa nhân trung tính có thể khơng tăng. Tại Việt
Nam, tác giả Trần Nguyễn Như Uyên và cộng sự năm 2002 nghiên cứu đặc điểm
viêm phổi do M.pneumoniae ở trẻ em trên 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thấy số
lượng bạch cầu trong máu thường khơng tăng hoặc tăng ít dưới 15000/mm3 [22].
Một số trường hợp, có biểu hiện thiếu máu nhưng ít xảy ra và khó có thể
chẩn đốn thiếu máu do M.pneumoniae hay khơng [21].
1.2.4.2. CRP và sinh hóa máu
CRP và tốc độ máu lắng có thể tăng nhẹ nhưng không phải là triệu trứng
đặc hiệu trong nhiễm vi khuẩn do M.pneumoniae.
Thay đổi về sinh hóa máu: tăng phosphataza kiềm, tăng men gan, tăng

creatinin và phosphokinaza, hạ natri máu, hạ phosphat máu, tuy nhiên các
triệu trứng này không đặc hiệu [23].
1.2.4.3. Khí máu
Thường chỉ định khi bệnh nhân có suy hơ hấp: Giảm O2, có thể tăng
CO2 hoặc kèm theo nhiễm toan.


16

1.2.4.4. Chẩn đốn hình ảnh
Hình ảnh trên phim X-quang ngực thường chậm hơn cải thiện so với
triệu chứng lâm sàng từ 5-7 ngày. Sự bất thường trên phim X-quang ngực có
thể kéo dài 4-8 tuần. Các hình thái tổn thương trên X-quang ngực ở bệnh nhân
viêm phổi do M.pneumoniae khá đa dạng, đơi khi rất khó đánh giá. Theo Trần
Nguyễn Như Uyên đặc điểm X-quang phổi thường gặp là tổn thương dạng
thâm nhiễm phế nang và mô kẽ tập trung ở đáy phổi [22]. Nhiều trường hợp
tổn thương kẽ không thể phát hiện được trên phim X-quang thường mà phải
chẩn đốn nhờ chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Thâm nhiễm phổi dạng nốt dễ
nhầm với lao, nấm, sarcoidose; đông đặc thuỳ phổi; xẹp phổi: thường ở một bên
phổi và chủ yếu ở thùy dưới. Những dấu hiệu X-quang phổi thấy sớm nhất đó là
dày khoảng kẽ thể hiện bằng những đường mờ dạng vệt, tiếp theo là đông đặc
nhu mô phân thùy phổi. Đôi khi những dấu hiệu này xuất hiện dạng chia cắt hơn
là tuần tự. Tràn dịch màng phổi xảy ra trong < 20% các trường hợp tràn dịch ở
một hoặc hai bên. Vách hóa màng phổi hoặc ổ cặn mủ màng phổi: những người
có hệ miễn dịch suy giảm [23].Tác giả Kutty và cộng sự (2019) số trẻ nhập viện
mắc viêm phổi cộng đồng do M.pneumoniae ở 182 trẻ phát hiện trên X-quang
bao gồm hình ảnh tổn thương thâm nhiễm lan tỏa (59%), thâm nhiễm một thùy
(32%), thâm nhiễm đa thùy một bên (11%), thâm nhiễm đa thùy hai bên (12%),
tràn dịch màng phổi (26%) [51].
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Thấy các hình ảnh tổn thương dạng

đơng đặc thùy hoặc phân thùy hoặc kính mờ, đôi khi kết hợp với sự dày lên
của kẽ vùng lân cận rốn phổi. Hình ảnh tưới máu khơng đều có thể thấy là
do tắc nghẽn đường thở nhỏ. Hình bẫy khơng khí có thể phát hiện dược khi
chụp cắt lớp vi tính thì thở ra. Mặc dù chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ
phân giải cao có thể nhạy cảm hơn chụp X-quang ngực để phát hiện các bất
thường ở bệnh nhân viêm phổi do M.pneumoniae, nhưng không cần thiết
trong đánh giá thường quy [64].


17

1.2.4.5. Xét nghiệm vi khuẩn học
* Nuôi cấy
Bệnh phẩm nuôi cấy là dịch tiết đường hô hấp như: đờm, dịch tỵ hầu,
dịch màng phổi. Phân lập vi khuẩn đòi hỏi môi trường nuôi cấy đặc biệt (môi
trường canh thang nuôi cấy vi khuẩn M.pneumoniae). Phương pháp nuôi cấy
M.pneumoniae thường cho kết quả muộn sau 7-21 ngày. Do nhiều hạn chế
của phương pháp nuôi cấy trong việc xác định M.pneumoniae, nên trong thực
tế lâm sàng nuôi cấy không phải là phương pháp lựa chọn để chẩn đoán [75].
* Phương pháp huyết thanh học
Chẩn đoán huyết thanh học đối với viêm phổi do M.pneumoniae đã được
nghiên cứu từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng vì cho kết quả
nhanh và tiện dụng [75]. Đo nồng độ IgM đặc hiệu trong giai đoạn cấp là
phương pháp có nhiều ưu điểm vì có thể xác định được M.pneumoniae nhanh để
quyết định sử dụng kháng sinh sớm trong phác đồ điều trị. IgM được xác định
bằng phương pháp miễn dịch gắn enzym trong lần lấy huyết thanh vào khoảng
ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh rất có ý nghĩa để chẩn đoán. Khi hàm
lượng IgM đặc hiệu với M.pneumoniae trong huyết thanh cao (>1:40) có thể cân
nhắc việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu trong điều trị [68]. Năm 2009 tác giả
Maysaa nghiên cứu về độ chính xác của IgM đặc hiệu đối với M.pneumoniae

so với nuôi cấy, độ nhạy là 60%, độ đặc hiệu là 93,7% [85]. Ngoài ra để chẩn
đốn nhiễm M.pneumoniae cịn thể sử dụng hiệu giá kháng thể IgG tăng > 4
lần trong giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, độ đặc hiệu của phản ứng chỉ đạt 5070% sau 5-7 ngày nhiễm trùng và dương tính cao lúc 3 tuần. Âm tính cũng
khơng loại trừ được chẩn đoán và xét nghiệm này bị ảnh hưởng bởi phản ứng
chéo với các bệnh nguyên Adenovirus, Epstein-Barr, virus sởi [68].
* Phương pháp kháng nguyên
Các thử nghiệm phát hiện kháng nguyên của vi khuẩn gồm: miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch điện di đối lưu, miễn dịch thấm và miễn


×