Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

skkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DƯƠNG **************. SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHO TRẺ 3 -4 TUỔI LỚP C TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DƯƠNG.. Người thực hiện: Đặng Thị Như Ý Năm học: 2011 – 2012 Quảng An, Tháng 5 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DƯƠNG. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc. Xuân Dương, ngày 22 tháng 4 năm 2012 I. SƠ YẾU LÝ LỊCH: - Họ và tên: Đặng Thị như Ý. Bí danh: .Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 16/08/1983 - Quê quán: Quảng An, Quảng Điền, TTHuế. - Nơi thường trú: An Xuân, Quảng An, Quảng Điền, TTHuế. - Đơn vị công tác: Trường MN Xuân Dương. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non. - Những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ: 1. Khó khăn: - Đa số phụ huynh là nông dân, kinh tế có hạn. - Trẻ học MGBé (không qua nhà trẻ) - Trẻ học ở trường là chính - Các thiết bị, đồ dùng, phương tiện để trẻ làm quen với toán chưa đáp ứng được nhu cầu - Sự tiếp thu của trẻ không đồng điều 2. Thuận lợi: - Trẻ học cùng 1 độ tuổi, đến lớp chuyên cần, bán trú 100%. - Được BGH Nhà trường chỉ đạo sâu sát và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, phụ huynh. - Phòng học rộng rãi thoáng mát, đủ diện tích để tổ chức hoạt động. II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: Trường Mầm non Xuân Dương là một đơn vị nằm trong địa bàn thấp trũng có nhiều thiên tai lũ lụt xảy ra, nền kinh tế địa phương hạn hẹp nên Trường gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: + Thuận lợi: - Trường có 5 lớp mẫu giáo và 01 nhóm trẻ - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương đặc biệt là Phòng giáo dục và Đào tạo Quảng Điền đã đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi từng bước hoàn thành cơ sở vật chất, trẻ được học phân chia theo độ tuổi và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới - Sự giúp đỡ của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, có năng lực, đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn + Khó khăn: - Trường nằm cuối vùng hạn lưu sông bồ thường xuyên mưa lụt xảy ra nên ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, cất giữ đồ dùng, đồ chơi. - Địa phương không có nguồn kinh phí đầu tư nên khuôn viên, sân trường chưa được quy hoạch - Phụ huynh chủ yếu làm nghề nông, nhận thức có hạn, kinh tế khó khăn III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: Hoạt động làm quen với toán đối với trẻ ở độ tuổi 3- 4 tuổi là một trong những hoạt động có tầm quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Bộ ban hành. Thông qua hoạt động này giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng và một số kỹ năng về toán học làm cơ sở ban đầu cho trẻ nhận biết số lượng, so sánh nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và tiếp thu của trẻ. Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ bieetd đếm số lượng trong phạm vi 5, só sánh các nhóm đối tượng trong phạm vi 5. Dạy trẻ biết thực hiện các thao tác đơn giản đề nhận biết phân biệt gọi được tên các hình, màu sắc. Định hướng được vị trí của bản thân của đối tượng như tráiphải, trước- sau, trên- dưới và so sánh được dài ngắn, cao- thấp , to- nhỏ, rộng- hẹp của 2-3 đối tượng nhằm trang thiết bị cho trẻ một số kiến thức sơ đẳng về toán học. Chính vì thế việc cho trẻ " Làm quen với Toán" là một hoạt động cần thiết, không những tạo cho trẻ được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát sáng tạo trong khi trẻ thực hiện các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ có tâm thế vững vàng trước khi vào lớp nhỡ, lớn. Vì vậy, qua quá trình tổ chức thực hiện hoạt động học "Làm quen với Toán" bản thân tự tìm ra một số biện pháp nhằm "Nâng cao chất lượng Làm quen với Toán cho trẻ ở độ tuổi 3- 4 tuổi lớp MGBé ( C1)Trường MN Xuân Dương"..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: Qua thực tiễn giảng dạy tôi đã tích luỹ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong các Hội thi giáo viên, thao giảng, dự giờ...của Nhà trường, PGD tổ chức, tôi đã được BGH bồi dưỡng và xây dựng cụ thể nên việc hướng dẫn trẻ LQVT, tôi đã tiếp cận Chương trình GDMN Mới, đi sâu vào bộ môn và dựa vào tình hình thực tế chung và riêng ở lớp. Tôi đưa ra một số giải pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng Làm quen với Toán cụ thể như sau: 1. Giải pháp 1: Muốn tổ chức tốt hoạt động học LQVT, giáo viên cần: - Nắm bắt đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của trẻ trong lớp. - Lên Kế hoạch tháng tuần theo chủ đề rõ ràng, phù hợp với độ tuổi của trẻ. - Bám sát vào nội dung và yêu cầu của bài dạy. - Thiết kế soạn thảo kịch bản chi tiết. - Chuẩn bị thiết bị dạy học, đồ chơi của trẻ đầy đủ, phù hợp chủ đề bài dạy. Để giúp trẻ hứng thú tiếp thu tốt trong giờ hoạt động học, khi soạn thảo kịch bản tôi nghiên cứu đề tài để chuẩn bị phần giới thiệu bài hấp dẫn và có sự thay đổi tuỳ vào từng đề tài để gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong tiết học. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết và phân biệt hình vuông, chữ nhật, hình tròn, tôi soạn kịch bản phần giới thiệu bài tôi cho trẻ đi tham quan mô hình phong cảnh quê hương . Tôi chuẩn bị mô hình gồm có: cổng được xếp bằng hình chữ nhận, hình vuông, ở trên cổng có bóng đèn hình tròn xung quanh xếp tường rào bằng hình vuông, chữ nhận ….. Và giới thiệu các con đến thăm cảnh đẹp ở quê hương. Các con có muốn đi thăm không?, khi đến trước mô hình cô hỏi: các con đang đến thăm mô hình gì vậy? phong cảnh quê hương có những gì? trẻ nêu" cống xếp bằng hình vuông....". Để biết các hình đó có đặc điểm gì hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé!. 2. Giải pháp 2: Đếm và nhận biết số lượng:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trước giờ hoạt động học, tôi thường cho trẻ đếm mọi lúc mọi nơi, đếm thành thạo trên các ngón tay, ngón chân, các bạn trong tổ, các bạn nam, bạn nữ trong lớp và các chữ số ở mọi nơi như sách báo, truyện, tập san.... Khi học đến số lượng nào đó tôi thường cho trẻ đọc và đếm số lượng đó nhiều lần các đồ vật có số lượng tương ứng trong lớp. Bên cạnh đó, tôi tìm hiểu xem trẻ nào học yếu để thông qua hoạt động học hay hoạt động mọi lúc mọi nơi rèn luyện và trao đổi với phụ huynh giúp trẻ luyện tập thêm ở nhà. Ví dụ: Trước khi ăn cơm, cho trẻ đếm các thành viên trong gia đình rồi nhờ trẻ chuẩn bị giúp cho mẹ số bát thìa cho các thành viên trong gia đình của mình như: gia đình có 4 người. Vậy con chuẩn bị bao nhiêu cái bát, bao nhiêu đôi đũa để đủ cho mỗi người một bát và một đôi đũa... Trong qua trình trẻ đếm tôi thường hướng dẫn trẻ đếm theo quy luật: hàng ngang đếm từ trái sang phải, hàng dọc đếm từ trên xuống dưới để tạo cho trẻ có thói quen trong khi đếm. Ví dụ: Hoạt động học Đếm đến 5, tôi chuẩn bị cho trẻ 5 cái mũ, 5 cái nón, 5 cái rá. Nhưng để lập số mới tôi yêu cầu trẻ đếm 4 cái mũ, 5 cái nón rồi mời trẻ đếm và biểu thị số. sau đó hỏi số lượng 2 nhóm như thế nào và nhờ trẻ tạo sự cân bằng của 2 nhóm và biểu thị số. Khi trẻ tạo được sự cần bằng của 2 nhóm đều bằng 5 tôi cho trẻ đếm một số nhóm có số lượng 5 và nhận biết số 5 bằng cách phát âm cả lớp, tổ, cá nhân... Mặt khác, tôi thường cho trẻ nhận biết các chữ số trên các bao bì, bảng biểu, tạp chí, lịch treo tường, biển số xe,...để giúp trẻ khắc sâu chữ số được lâu hơn. 3. Giải pháp 3: So sánh to- nhỏ, cao- thấp, dài- ngắn. Khi hướng dẫn trẻ so sánh to- nhỏ, cao- thấp, dài- ngắn tôi hướng dẫn trẻ đặt theo các bước và theo trình tự rõ ràng. Nếu so sánh cao- thấp của vật tôi hướng dẫn trẻ đặt to đến nhỏ, ngược lại, xếp dài- ngắn trái sang phải..., còn đo chiều cao của vật thì đo từ dưới lên trên. Ngoài việc chọn các đơn vị đo bằng các vật cụ thể, tôi hướng dẫn trẻ làm quen với việc đo các đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau như: gang bàn tay, gang bàn chân, que tính, thước đo... Sau đó cho trẻ thực hiện trực tiếp trên các đồ dùng, đồ vật cụ thể như: giá bán hàng, sàn nhà...giúp có có kỷ năng nhanh nhẹn hơn khi vào hoạt động. Ví dụ: Các con nhìn xem các khung sắt cửa sổ có dạng gì ? các đồ chơi lắp ghép có hình gì ? nếu trẻ chưa biết cô có thể giới thiệu. Ví dụ: Làm đồ dùng từ các mảng thảm, các hộp.... Trong một nhóm chơi này bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn 5. Giải pháp 4: Nhận biết, gọi tên các hình Để giúp trẻ nhận biết hình chữ nhật, vuông, tam giác, tròn tôi tiến hành cho trẻ nhận biết các hình theo mẫu thông qua đặc điểm của các hình, nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> các hình theo tên gọi, nhận biết các hình ở đồ vật có xung quanh... Ngoài ra, có thể cho trẻ quan sát, nhận biết các dấu hiệu nổi bật của các hình như: hình tròn tròn xoe, hình vuông có 4 mặt bằng nhau là hình vuông..... Song để trẻ phân biệt được sự giống nhau của hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật tôi cho trẻ tự tạo ra các hình như: nặn hình chữ nhật và hình vuông.... Khi đó trẻ sẽ nhận thấy nặn hình tròn thì xoay tròn, hình vuông lăn tròn ấn dẹt các mặt bằng nhau... từ đó giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt hơn. 6. Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy rất phổ biến ở trường mầm non, vì thế trong các tiết học Làm quen với Toán tôi cũng mạnh dạn xây dựng một số giáo án điện tử để sử dụng trong việc giảng dạy của mình, tôi thấy kết quả đạt được trên trẻ rất cao. Ví dụ: Trong tiết đếm số lượng 5, cô chuẩn bị một số hình ảnh phù hợp với chủ đề, số lượng, cô cho xuất hiện lần lượt trên màng hình trẻ lên đếm, đếm cả lớp sau đó trẻ đặt đồ vật ra đếm cô kiểm tra và lần lượt đưa ra các cách đếm của cô trên màn hình để trẻ quan sát, cuối cùng cô cho trẻ xem tất cả các cách đếm trên một Slide để cũng cố lại giúp trẻ dễ nhớ được 5 đối tượng. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép tổ chức các trò chơi cho trẻ kết hợp Ứng dụng công nghệ thông tin để trẻ hứng thú trong tiết học. Ví dụ: Trò chơi "Ô cửa bí mật", chủ điểm thế giới thực vật tôi chuẩn bị cho trẻ rá lô tô các loại hoa ứng với các sô 1,2,3,4,5. Trên màn hình hiển thị ô cửa đầu tiên, nhiệm vụ của trẻ tìm ô cửa còn lại sao cho đủ số lượng 5. 7. Giải pháp 7: Kết hợp phụ huynh Qua việc cung cấp kiến thức cho trẻ ở lớp là quan trọng nhưng cũng không thể thiếu được đó là sự cộng tác và giúp đỡ của bố mẹ trẻ. Hằng ngày, tôi phải trao đổi với bố mẹ trẻ về các vấn đề cần thiết để phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ. Ví dụ: Khi học đến số lượng nào tôi trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ đếm gia đình mình có bao nhiêu thành viên, đếm số lượng đồ dùng trong gia đình. khi ăn cơm trẻ đếm có bao nhiêu cái bát, bao nhiêu đôi đũa....Từ đó giúp trẻ tư duy được và thao tác đếm Ví dụ: Khi về nhà giúp trẻ định hướng phải- trái, trước- sau...của bản thân Tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh tham gia tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ chơi. 8. Giải pháp 8: - Tự rèn luyện học tập qua báo chí, truyền thanh, truyền hình về Chương trình giáo dục MN mới. - Tìm đọc các tập san. - Tham gia Hội thi giáo viên giỏi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tham gia dự giờ, thao giảng ở trường. - Tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức, rút kinh nghiệm. - Tham gia thi đồ dùng, đồ chơi (bằng những nguyên vật liệu tìm kiếm, dễ tìm ở địa phương) V. KẾT QUẢ VÀ SỨC LAN TỎA CỦA SÁNG KIẾN: + Với trẻ: - 100% trẻ biết đếm từ 1 đến 5, nhận biết các nhóm có đối tượng trong phạm vi 5 - 100% trẻ nhận biết và gọi đuungs tên các hính - 95% trẻ biết so sánh To- nhỏ, Cao- thấp, Dài – ngắn + Kết quả của giáo viên: - Tham gia đầy đủ các Hội thi do trường tổ chức và đạt kết quả - Trường chọn thao giảng hoạt động “ Làm quen với toán” để bồi dưỡng giáo viên - Giải khuyến khích Hội thi giáo viên giỏi trường. VI. KẾT LUẬN: Việc cho trẻ “ Làm quen với toán” là một môn học quan trọng. Do đó, bản thân đã cố gắng tìm ra các giải pháp thực hiện nhằm giúp trẻ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức sơ đẳng về Toán học, muốn thực hiện được tốt hơn bản thân phải: 1. Nắm vững nội dung, yêu cầu bài dạy, hình thức hoạt động trong các loại tiết 2. Nắm vững các kỹ năng kiến thức của trẻ để có thể rèn thêm cho trẻ, để tìm các biện pháp phù hợp với tâm sinh lý trẻ. 3. Làm đồ dùng, đồ chơi bằng nhiều hình thức, đủ loại hình, tận dụng nguyên vật liệu tìm kiếm sẵn có ở địa phương để thu hút trẻ và tạo ra số lượng để trẻ học. 4. Tiếp tục không ngừng sáng tạo trò chơi, tổ chức chơi sắp xếp thời gian chơi, đồ chơi mới. 5- Phải khiêm tốn học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trong ngành luôn lắng nghe ý kiếnđóng góp của đồng nghiệp, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu. 6. Làm tốt công tác tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh 7. Xây dựng môi trường thân thiện với trẻ, với phụ huynh 8. Khi làm việc phải có kế hoạch, thời gian, không nôn nóng, phải dứt điểm 9. Phải gần gủi tôn trọng ý kiến của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để đáp ứng nhu cầu và phù hợp khả năng cá nhân của trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy nhiều năm qua về hoạt động học “ Làm quen với toán”. Song tôi vẫn còn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu, Lãnh đạo cấp trên để năm tới tôi thực hiện hoạt động này đạt kết quả cao hơn. Hội đồng xét sáng kiến của đơn vị Xếp loại (Ký tên, đóng dấu). Người viết sáng kiến. Đặng Thị Như Ý. Hội đồng xét sáng kiến của Ngành Xếp loại (Ký tên, đóng dấu).

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×