Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.28 KB, 2 trang )
Chương 2: Cơ chế phản ứng trạng thái rắn
202
CHƯƠNG 2
CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRẠNG THÁI RẮN
Tác dụng hoá học trong hỗn hợp vật chất rắn có những đặc tính riêng biệt:
phản ứng xảy ra trên bề mặt phân chia của các pha rắn, mang đặc tính dò thể và phụ
thuộc vào sự phân bố không gian của phối liệu hay của những tác nhân phản ứng và
do sự tác dụng liên kết với pha mới xuất hiện có thành phần hoá học thay đổi.
Theo hút- tích quá trình tác dụng của tác nhân phản ứng trong vật chất rắn có
thể chia làm 6 giai đoạn chính.
a) Bao phủ- tiếp xúc của các hạt với nhau gây cho các tác nhân tiến tới
những vò trí tiếp xúc.
b) Giai đoạn hoạt hóa lần thứ nhất- tạo nên màng nguyên tố từ những ion
linh động (ion chuyển động) của những cấu tử linh động hơn đến bề mặt những hạt
kém linh động hơn của loại cấu tử kém linh động.
c) Phá vỡ hoạt tính- sự giảm tính linh động của những hạt vật chất bên trong
màng mới tạo thành do kết quả tăng lực liên kết của chúng với mạng lưới của cấu tử
bò bao phủ và những vật chất bao phủ trở nên bão hòa trên bề mặt chất bao phủ.
d) Giai đoạn hoạt hóa lần thứ hai- bắt đầu quá trình khuyếch tán của cấu tử
linh động hơn vào bên trong mạng lưới của cấu tử kém linh động.
e) Tạo thành sản phẩm tinh thể của phản ứng, mạng lưới sản phẩm phản
ứng mới tạo thành có nhiều khuyết tật về cấu trúc.
g) Điều chỉnh khuyết tật mạng lưới của sản phẩm mới tạo thành.
Nghiên cứu quá trình tạo thành pha mới do kết quả xảy ra phản ứng vật chất ở
trạng thái rắn chứng tỏ điều quan trọng là kiểm tra các giai đoạn của quá trình phản
ứng khi xuất hiện và phát triển mầm tinh thể của pha mới. Tóm lại quá trình diễn
biến bao gồm: tạo nên những mầm, tâm của phản ứng, sự phát triển những tâm đó