Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BIEN BAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM</b>
<b>TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Số: /BB


<b>BIÊN BẢN </b>


<b>VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ </b>


<b>TRIỂN KHAI ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO </b>


<b>SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 VÀ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI ( SỦA ĐỔI)</b>
<b></b>


---Thời gian bắt đầu 14 giờ 30 phút ngày 23 tháng 2 năm 2013
Địa điểm: Tại phòng số 3 trường THCS Hồ Đức Thắng
Thành phần tham dự: Tập thể CB- GV – CNV của trường


Chủ trì (chủ tọa): Ơng Nguyễn Văn Sĩ Bí thư chi bộ Hiệu trưởng
Thư ký (người ghi biên bản): Châu Văn Non


Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/hội nghị/hội thảo):


I. Ơng Nguyễn Văn Sĩ Thơng qua thơng báo cảu Phòng GD-ĐT Vũng Liêm về việc tổ chức
hội nghị tồn thể CNVC triển khai đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp năm
1992 và luật đất đai. Đồng thời nêu mục đích yêu cầu trong hội nghị


II. Ơng Vạn Văn Thoảng Chủ tịch Cơng đồn trường thông qua 2 nội dung:


1. Nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992


2. Nội dung Dự thảo Luật đất đai ( sủa đổi)


III. Các ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật đất đai ( sủa
đổi)


Tại hội nghị, đã có 41 ý kiến góp ý vào hầu hết các chương của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992. Các GV CNV đều đánh giá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm
mới, nội dung của dự thảo đã cụ thể hóa được các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh chính
trị và văn kiện Đại hội Đảng XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, kế thừa những quy định của
Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn
đề thực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở, nhận
được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tơi cho rằng, lời nói đầu của Hiến pháp đã được sửa đổi ngắn gọn, súc tích hơn Hiến pháp năm
1992. Ở Chương I, Điều 5, nên thêm vào cụm từ: “Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài” bởi
hiện nay có hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống trên 100 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Họ
là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong khoản 3, Điều 13 cần ghi rõ:
“Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời một bài hát “Tiến quân ca” của
nhạc sĩ Văn Cao”. Đây là cách để ghi nhận và khẳng định bài “Tiến quân ca” là của nhạc sĩ Văn Cao
và bài “Tiến quân ca” của Văn Cao mới là quốc ca. Cần viết lại khoản 4, Điều 13: “Quốc khánh là
ngày 2-9-1945” thay vì “Ngày Quốc khánh là Ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945” bởi
trong lời nói đầu đã nêu: “Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc
lập”, trong các văn bản của Nhà nước cũng chỉ viết: “Ngày Quốc khánh 2-9-1945”.


2/ Ông võ Thanh Tuấn:


Nhiều từ, cụm từ cịn mang tính chung chung, chưa thật cụ thể. Chẳng hạn, ở Chương II, Điều
21 chỉ có 5 từ ngắn gọn “mọi người có quyền sống”, trong khi đó Điều 15 cùng chương lại nêu: “Ở


nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Vì vậy, tơi cho rằng, nên gộp 2 điều
này thành một. Trong bản dự thảo có điều dùng từ “theo pháp luật”, cũng có điều dùng “theo quy
định của pháp luật”. Cần thống nhất chung cụm từ là “theo quy định của pháp luật”...


3/ Bà Châu Ngọc Bích


Chương II, Điều 34, khoản 1 cần thêm cụm từ “ngành nghề mà pháp luật khơng cấm” bởi
khơng thể nói đến tự do kinh doanh chung, có thể tạo kẽ hở cho việc kinh doanh bất hợp pháp, làm
tổn hại đến nền kinh tế, an ninh của đất nước. Chương II, Điều 34, khoản 2 cần thêm cụm từ “Theo
quy định của pháp luật” bởi những ngành kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật mới được
Nhà nước bảo hộ. Chương II, Điều 42 cần thêm vào cụm từ: “Học tập suốt đời” bởi trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020 và 2 báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ XI đều có
nội dung: “Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi cơng dân được học tập suốt
đời”...


4/ Ơng Châu Văn Non


“Hiến pháp hiện hành quy định bậc tiểu học không phải đóng học phí nhưng lần này lại khơng
thể hiện. Trong khi muốn xã hội phát triển được thì học tập là hết sức hệ trọng, tôi đề nghị phải thể
hiện trong Hiến pháp sửa đổi, không chỉ học sinh tiểu học mà học sinh THCS cũng phải được miễn
học phí” .Theo tơi nên đưa vào chương 3 điều 66 khoảng 3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học
tập để phát triển tài năng. Người khuyết tật và những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hoá và học nghề phù hợp. khơng thu học phí đối bậc tiểu
học và thcs


5/ Ơng Đào Cơng Thiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng”. Đồng thời bỏ câu “và các dự án phát triển kinh


tế-xã hội” vì để nội dung này sẽ tạo kẽ hở gây nên tình trạng khiếu kiện về đất đai nhiều như hiện nay
6/ Ông Vặn Văn Thoảng


Đối với trường hợp cần quỹ đất cho nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... sinh
lợi trên đất thì phải có cơ chế thỏa thuận bồi thường thỏa đáng, phù hợp với sức mua của thị trường
và quy định giám sát của chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi nhân dân cũng như tổ chức, doanh
nghiệp. Trong điều kiện bất bình thường, chiến tranh, địch họa thì có cơ chế trưng thu có điều kiện
hồi tố bồi thường sau này, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.


Đối với trường hợp cần quỹ đất cho nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... sinh lợi
trên đất thì phải có cơ chế thỏa thuận bồi thường thỏa đáng, phù hợp với sức mua của thị trường và
quy định giám sát của chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi nhân dân cũng như tổ chức, doanh
nghiệp. Trong điều kiện bất bình thường, chiến tranh, địch họa thì có cơ chế trưng thu có điều kiện
hồi tố bồi thường sau này, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.


7/ Bà Phạm Thị Chúc


Dự thảo Luật nên xóa bỏ khái niệm đất thổ cư và đất vườn, đây là một khái niệm không rõ
nghĩa, ảnh hưởng đến người sở hữu quyền sử dụng đất của người dân.


8/ Ông Nguyễn Hữu Dững


Tơi có ý kiến là, người dân cần phải có ln cả quyền định đoạt về đất đai bên cạnh quyền sử
dụng. Dự thảo Luật cần bổ sung quy định này.


heo tôi tất cả các Dự án cần phải thu hồi đất thì Nhà nước nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1/ Tính tốn giá đất gần với giá thị thị trường. Vì nếu nếu giá đất thu hồi bằng (hoặc gần) với giá thị
trường thì sẽ tránh khiếu nại, khiếu kiện của người bị thu hồi đất và các doanh nghiệp, tổ chức được
giao đất sẽ tránh tình trạng bán dự án và để dự án treo.



2/ Nhà nước phải đứng ra làm công tác thu hồi, bồi thường không nên để doanh nghiệp tự thỏa
thuận. Vì nều doanh nghiệp tự thỏa thuận thì Nhà nước khó quản lý được giá bồi thường, thời gian,
quá trình, phương án bồi thường...


Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào 16 giờ 40, ngày 23 tháng 2 năm 2013
<b>THƯ KÝ </b>


<i>(Chữ ký)</i>


<b>CHÂU VĂN NON</b>


<b>CHỦ TỌA </b>
<i>(Chữ ký, dấu )</i>


<b>NGUYỄN VĂN SĨ</b>
<i><b>Nơi nhận:</b></i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×