Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dịch vụ MICE - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.2 KB, 4 trang )

1/4
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: DU LỊCH MICE
CHƢƠNG II: MÔI TRƢỜNG KINH DOANH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM
(2 tiết lý thuyết + 3 tiết thảo luận)
1. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE
Nhu cầu du lịch MICE của du khách ngày càng tăng trong ba năm gần đây. Dự
báo du lịch MICE tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trên cơ sở điều kiện cơ sở hạ tầng
du lịch của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Lượng khách đến Việt Nam thông
qua MICE, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển mạnh. Vì thế, việc khai thác du lịch
MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh
vực thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.
Cơ hội cho du lịch MICE đang mở ra, nhưng đặt ra nhiều thách thức cho ngành
du lịch. MICE là mảng thị trường rất quan trọng mà các nước trong khu vực như Xin-
ga-po, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc đang quan tâm, đầu tư phát triển, là chìa
khóa mở cửa phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp không khói. Kinh nghiệm từ hoạt
động du lịch MICE ở các nước này có thể giúp cho việc phát triển du lịch MICE tại
Việt Nam. Ðáp ứng lượng khách MICE ngày càng tăng, hàng không, khách sạn,
resort, nhân lực... cần phải có sự phát triển đồng bộ.
Thực tế là nhiều điểm đến phát triển về các cơ sở lưu trú, nhưng lượng chi tiêu
của khách MICE chưa nhiều vì thiếu các điểm mua sắm cao cấp. Vì thế, giải pháp để
thu hút và phát triển loại hình du lịch MICE của các địa phương là tập trung vào tăng
cường công tác quảng bá tiếp thị du lịch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ... Ðiều quan trọng là du lịch Việt Nam phải tăng cường quảng bá và
giới thiệu tiềm năng này cho du khách và các đối tác du lịch. Bên cạnh lượng khách


2/4
đến từ nước ngoài, các công ty du lịch cũng cần chú ý đến lượng khách MICE trong
nước. Việc khai thác và phát triển du lịch MICE đòi hỏi phải có sự liên kết giữa các
doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương nhằm
xây dựng thương hiệu phù hợp với nhiều yếu tố, từ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
cảnh quan đến các chương trình du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
2. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới
Loại hình du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp 6 lần loại hình du
lịch thông thường. Các đoàn khách MICE thường từ vài trăm đến hàng nghìn khách
với mức chi tiêu cao. Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu được
từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD và nó có mối quan hệ
với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD - chiếm hơn 10% GDP
thế giới.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến
sẽ đón khoảng 100 triệu lượt khách đến làm ăn kinh doanh, cũng như khách du lịch
MICE vào năm 2015, tăng hơn 40% so với năm 2002.
Cục Du lịch Singapore từ cuối năm 2003 đã đưa ra chiến dịch xúc tiến quảng bá
với 15 triệu SGD (8,6 triệu USD) nhằm hy vọng thu hút thị trường khách du lịch
doanh nhân và MICE, tăng doanh số từ lĩnh vực này lên mức 3 tỉ đôla trong năm
2005. Trung Quốc được xem là địa điểm cạnh tranh nhất khu vực, với nhiều trung tâm
hội nghị lớn; và Thượng Hải đang trở thành trung tâm hội nghị lớn của vùng Đông
Nam Á...
3. Cơ hội cho du lịch MICE Việt Nam phát triển
Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng, Việt
Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của
Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên
nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển
đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển... Các điểm đến như Singapore, Bangkok,
Jakarta, Kuala Lumpur... đã trở nên quá quen thuộc với đối tượng khách du lịch
MICE, nên họ muốn tìm đến những điểm mới lạ. Trong đó VN đang là một điểm đến

đầy triển vọng của loại hình du lịch này trong khu vực ASEAN. Hơn nữa, trong bối
cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu
3/4
vực, dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách, thì VN được thế giới công nhận như
là một điểm đến thân thiện và an toàn trong khu vực. Ông Tom Hulton, Hiệp hội các
Hội nghị và Hội thảo Quốc tế (ICCA) khẳng định: “VN trở thành một điểm đến mới
và hấp dẫn du khách quốc tế trong tình hình quốc tế như hiện nay. Hơn nữa, VN lại
nổi lên như một chọn lựa rất hấp dẫn để tổ chức trong khu vực” và Hà Nội, TPHCM
có nhiều tiềm năng và lợi thế để khai thác loại hình du lịch này.
Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa điểm có khả năng khai
thác thế mạnh này khá hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh, du lịch MICE được xác
định là một trong bốn loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương
lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Lần đầu tiên ngành
du lịch thành phố có gian hàng giới thiệu tiềm năng du lịch MICE tại hội chợ IMEX
2010, hội chợ chuyên về MICE tại Phrăng-phuốc (Ðức) vào tháng 5 vừa qua. Còn Thủ
đô Hà Nội được bình chọn là một trong năm thành phố tốt nhất châu Á. Thời gian qua,
Hà Nội luôn được chọn để tổ chức sự kiện lớn của khu vực và quốc tế, gắn kết với
nhiều chương trình du lịch. Trong hơn chín tháng năm 2010, Hà Nội đã đón khoảng
chín triệu lượt khách nội địa (tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước) và 960
nghìn lượt khách quốc tế (tăng 15%). Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội,
dự kiến Hà Nội sẽ đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế và 11 triệu lượt khách nội địa.
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng du lịch khá phát triển (khách sạn
cao cấp, các trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống giao thông thuận tiện...),
thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
MICE. Minh chứng cho sự thu hút khách quốc tế đến Nha Trang có thể thấy qua
những sự kiện văn hóa như Festival biển, các cuộc thi hoa hậu trong nước, quốc tế.
Bên cạnh đó, số lượng tour MICE được các hãng lữ hành trong nước và quốc tế cũng
đưa về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và thành phố hoa Ðà Lạt ngày càng
tăng, mở ra triển vọng mới về thu hút khách du lịch những điểm đến này. Các chuyên
gia nhận định, du lịch miền trung hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện lớn.

Ngoài phong cảnh, biển, văn hóa đặc trưng... du lịch miền trung còn có cơ sở hạ tầng
là các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE. Ðây là điểm đến thích
hợp các hoạt động rèn luyện làm việc theo nhóm (team building), tiệc ngoài trời, nghỉ
4/4
dưỡng sau khi khách đã tham dự hội thảo, hội chợ thương mại tại các thành phố lớn ở
Việt Nam.
4. Tình hình kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam
Giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD
và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD -
chiếm hơn 10% GDP thế giới.
Các Cty Du lịch Việt Nam đã nhìn ra nguồn lợi này, nhưng vẫn chưa tìm ra
những biện pháp khai thác xứng tầm giá trị.
Lượng khách MICE chiếm tới 60% tổng số lượng khách tham gia du lịch. Hầu
hết các công ty, các tập đoàn không chỉ đơn thuần đi du lịch thuần túy mà kết hợp tổ
chức hội nghị, hội thảo, xây dựng đội ngũ phát triển ý tưởng sáng tạo theo nhóm
(team building). Trong chín tháng qua, số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 3,7
triệu lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng đối với Vietravel, lượng khách
quốc tế trong chín tháng 2010 đạt hơn 22.000 lượt, trong đó khách Nhật Bản chiếm
khoảng 17.000 lượt, còn lại là khách từ các thị trường như Ðức, Pháp, Nga, Malaixia,
Thái Lan, Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a.
Các chuyên gia trong ngành MICE đã nhận định rằng, để VN khai thác hiệu quả
loại hình du lịch MICE thì nên thành lập một tổ chức xúc tiến phát triển MICE, nắm
chắc thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá rộng rãi trong nước
và đặc biệt là nước ngoài; xây dựng các chiến lược marketing cụ thể và nhất là cần
phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong
lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, cần cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ khách MICE như hệ
thống sân bay, giao thông, hệ thống khách sạn, trong đó vị trí của các trung tâm hội
chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng, nó phải gần với sân bay, khách sạn và tạo thuận
tiện nhất cho khách.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×