Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dịch vụ MICE - Chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.17 KB, 7 trang )

1/7
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: DU LỊCH MICE
CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE
(1 tiết lý thuyết + 4 tiết thảo luận)
1. Tình hình và xu hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc
Theo các nhà kinh doanh du lịch MICE, VN sẽ là điểm mới của du lịch MICE
quốc tế. Uy tín về tổ chức, phục vụ khách MICE của VN đã được quốc tế đánh giá
cao. VN cần có chiến lược phát triển thị trường này, đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là các
trung tâm triển lãm và hội nghị tại các TP lớn. Mặt khác phải gấp rút đào tạo đội ngũ
quản lý, phục vụ khách MICE có trình độ dưới sự tham vấn của các chuyên gia giỏi
quốc tế...
Những năm gần đây, du lịch MICE đang có những bước phát triển khá mạnh
mẽ ở Việt Nam bởi Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và thân thiện,
điểm đầu tư hấp dẫn. Những khu du lịch nổi tiếng được lựa chọn nhiều nhất trong các
chương trình du lịch MICE như Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Huế,
Nha Trang, Hà Nội...
2. Tình hình chính trị hòa bình ổn định
Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia đã chú trọng chỉ đạo nâng cao chất
lượng công tác nắm tình hình, nhất là nắm tình hình từ xa; nắm chắc âm mưu, kế
hoạch chống phá của các thế lực thù địch; chủ động, kịp thời tham mưu cho Đảng,
Nhà nước các chủ trương, giải pháp về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án đảm bảo an ninh tại các địa
bàn trọng điểm, kết hợp với việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp tập trung
giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
2/7


Lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã có
nhiều chủ động hơn. Nhiều vụ án lớn về tội phạm hình sự, về tham nhũng, buôn lậu,
ma tuý, tội phạm có tổ chức v.v... được kịp thời đấu tranh, khám phá, ngăn chặn.
Đảng uỷ Công an Trung ương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự;
công tác pháp chế, đối ngoại, hậu cần, khoa học, kỹ thuật đáp ứng kịp thời các yêu cầu
công tác.
3. Điều kiện về con ngƣời
Ngành du lịch đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng
hiện ngành du lịch đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động lành nghề. Nhận thức về
đào tạo ngành du lịch của nhiều cấp ngành chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng chưa có
định hướng chung và giải pháp cụ thể cho việc đầu tư cơ sở vật chất, con người và bồi
dưỡng nhân lực du lịch.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế, cần quan tâm đặc biệt công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho du
lịch; Tăng cường triển khai các văn bản của Nhà nước về đào tạo du lịch; Các cơ sở
đào tạo cần coi trọng phương pháp phân tích nghề trong chương trình đào tạo nhằm
xây dựng tiêu chuẩn các môn học chuyên ngành du lịch phù hợp với yêu cầu thực tế;
Phối hợp giữa địa phương với các cơ sở đào tạo du lịch trong việc xây dựng chương
trình khung về quản trị đào tạo; Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp…
Yếu tố con người là hết sức quan trọng trong việc tạo ấn tượng, lôi cuốn khách
du lịch, quảng bá trong cộng đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng đã từng bước được đẩy mạnh với nhiều hình
thức. Cơ quan quản lý du lịch và một số doanh nghiệp khách sạn phải tổ chức nhiều
lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ
nhân viên dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách du
lịch.
Giai đoạn 2011 - 2015, sẽ đẩy mạnh tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo
nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội; Xây dựng chuẩn trong đó chú trọngvào

chuẩn kỹ năng nghề. Để tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế, ngành sẽ thực hiện chuẩn
3/7
hóa nhân lực du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; Phát triển mạng
lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phân bố vùng, miền hợp lý phù hợp với
chiến lược phát triển du lịch quốc gia; Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn các
trường đào tạo, bồi dưỡng du lịch …
4. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân
tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. Tài
nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên
du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt
Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử,
di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,
khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế
cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn
và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
* Đặc điểm:
Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm
hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này. Tài nguyên du lịch có những
đặc điểm chính sau:
- Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là
cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ
nghỉ ngơi, du lịch.
- Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng khách.
- Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ

sở hạ tầng va dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.
4/7
- Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép
xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội
cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định
về sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ
chung. Muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tổng hợp nhiều chi thức của các
lĩnh vực khoa học: sinh lý học, tâm lý học, thuỷ lý học, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế,
lịch sử văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc và đô thị, kế hoạch hoá lãnh thổ và kinh tế du
lịch. Khía cạnh lãnh thổ của các đánh giá tài nguyên du lịch là nhiệm vụ của địa lí du
lịch.
* Phân loại:
Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình.
+ Khí hậu.
+ Nguồn nước.
+ Sinh vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc.
+ Các lễ hội.
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
+ Các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác.
5. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển
du lịch.
 Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng
hàng đầu.
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ

thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du
lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông
5/7
qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện
tượng phổ biến trong xã hội.
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo
điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền
nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút
ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể
kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có
một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng
được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du
lịch.
 Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước
và quốc tế.
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông
vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận
chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu
giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung,
cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.
 Các công trình cung cấp điện, nước
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi
lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được
diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan
trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là
tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du
lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×