Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khó khăn và thách thức của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.68 KB, 6 trang )

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

44.

KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
ThS. Đào Đức Bùi*
Tóm tắt
Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng có vai trị quan trọng hàng đầu trong
đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2020 và 2 tháng đầu
năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu và kinh tế - xã hội Việt
Nam, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hoạt động tín dụng của
các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chủ động, linh hoạt thực hiện các nghị quyết của Chính phủ ứng
phó có hiệu quả với diễn biến bất thường. Các TCTD cũng đã nhạy bén, linh hoạt thích ứng với
tình hình, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, phát triển thanh
toán điện tử. Tuy nhiên, do diễn biến của đại dịch phức tạp và kéo dài nên vốn tín dụng cho nền
kinh tế cịn hết sức khó khăn. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, đưa ra nhận xét, làm rõ các
nội dung trên và đề xuất khuyến nghị hàm ý chính sách.
Từ khóa: Khó khăn, thách thức, hoạt động ngân hàng, COVID-19
1. GIỚI THIỆU
Đề cập đến khó khăn và thách thức của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế trong điều
kiện đại dịch COVID-19 là vấn đề có tính thời sự, cấp bách cần được phân tích một cách khoa
học. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bài báo khoa học hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào
có tính hệ thống, đầy đủ, chun sâu về chính sách tiền tệ, tín dụng đối với nền kinh tế trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 và cập nhật đến hết năm 2020 về những thời cơ, thách thức hoạt động
tín dụng ngân hàng thời gian tới.
Trong khuôn khổ và giới hạn của một bài viết, tác giả khơng có điều kiện xây dựng cơ sở lý


thuyết của nghiên cứu, làm rõ tổng quan và khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên
* Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

471


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

cứu và câu hỏi nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử
dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã cơng bố, tiến hành tổng hợp so sánh,
phân tích, đánh giá tập trung làm rõ các nội dung này và đưa ra khuyến nghị, giải pháp.
2. NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRƯỚC
DIỄN BIẾN PHỨC TẠP CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
Tính đến cuối năm 2020, tổng phương tiện thanh toán M2 trong nền kinh tế tăng 12,83% so
với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của
các TCTD vẫn đạt mức tăng trưởng cao, tăng khoảng trên 12% so với cuối năm 2019. Nếu như
tính đến hết tháng 9/2020, tăng trưởng dư nợ vốn tín dụng của hệ thống TCTD đối với nền kinh
tế mới chỉ đạt 6,09%, thì đến ngày 27/11/2020, đạt mức 8,46%, và đạt được mức hơn 10% vào
thời điểm 21/12/2020, tính đến hết năm 2020 đạt gần 11%, thấp hơn kế hoạch của NHNN đặt ra
cho năm 2020 (13% - 14%) và thấp nhất trong hơn 10 năm gần đây (SBV, 2020).
Tham khảo diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế của hệ thống
TCTD, lãi suất huy động vốn nội tệ kỳ hạn 12 tháng của 3 khối NHTM trong 3 năm gần đây để
thấy rõ những tác động của COVID-19 đối với tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế và vốn huy
động vào các NHTM.

Nguồn: SBV (2020); Bloomberg và SSI tổng hợp từ nguồn số liệu của NHNN

Cũng tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ cho vay và đầu tư của hệ thống TCTD đối với nền
kinh tế tăng khoảng 11% so với cuối năm 2019 (NHNN không công bố chính xác và chính thức
tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 12/2020) (SBV, 2020).

Tín dụng tăng tốc vào cuối năm không phải là diễn biến bất ngờ. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh,
siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và các gói ưu đãi lãi suất cho vay
gần đây đã thúc đẩy cầu tín dụng của nền kinh tế. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2021
khoảng 12% - 13% nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và nền
kinh tế (SBV, 2020).

472


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

3. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
Về hoạt động hệ thống TCTD đến cuối tháng 10/2020 (chưa cố số liệu công bố của NHNN
đến hết năm 2020 và hết tháng 2/2021): tính chung trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản
của toàn hệ thống TCTD tăng 4,75%, đạt hơn 13,1 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng tài sản của nhóm
7 NHTM Nhà nước chỉ tăng 0,06% lên hơn 5,4 triệu tỷ đồng; nhóm ngân hàng TMCP tư nhân
lại tăng mạnh 7,68% lên 5,6 triệu tỷ; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngồi cũng tăng mạnh
10,26% lên gần 1,5 triệu tỷ đồng (SBV, 2020).
Trong khi nhiều ngân hàng TMCP tư nhân tăng được vốn điều lệ trong năm 2020 thì các
NHTM Nhà nước vẫn “giẫm chân tại chỗ”. Vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước chỉ tăng 0,06%
lên 155.248 tỷ đồng; trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP tư nhân tăng 5,39% lên
300.046 tỷ. Có thể thấy, trong khi tổng tài sản tương đương nhau, vốn điều lệ của nhóm ngân
hàng TMCP tư nhân đang cao hơn rất nhiều so với các NHTM Nhà nước (SBV, 2020).
Đến cuối tháng 10/2020, tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II (áp dụng theo Thông tư
41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016) của hệ thống ngân hàng là 11,65%, trong đó các NHTM
Nhà nước là 9,54%; các ngân hàng TMCP tư nhân là 10,83%; ngân hàng nước ngoài lên tới
19,36% (VNBA, 2020 - 2021).
Tổng vốn tự có của các ngân hàng TMCP tư nhân đến cuối tháng 10/2020 đạt hơn 432

nghìn tỷ đồng; trong khi các NHTM Nhà nước là hơn 214 nghìn tỷ đồng. Nền tảng vốn tự có
mỏng khiến cho mức trần tăng trưởng tín dụng của nhóm NHTM Nhà nước bị hạn chế rõ rệt
trong các năm trở lại đây. Đó là nguyên nhân khiến thị phần tín dụng của 3 NHTM Nhà nước
quy mô lớn gồm: VietinBank, BIDV, Vietcombank giảm 2,74% trong 2 năm qua. Trong khi
đó, ở chiều ngược lại, 4 ngân hàng TMCP tư nhân quy mô lớn là: Techcombank, VPBank,
MBBank, ACB có tăng trưởng mạnh mẽ, và giành thêm 1,58% thị phần tín dụng tồn ngành
Ngân hàng (SBV, 2020).
Hiện nay, VietinBank, BIDV, Vietcombank đang dần triển khai việc chia cổ tức bằng cổ phiếu
cũng như giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức cổ tức nào cũng
khơng cải thiện CAR. Những ngân hàng này vẫn cần sớm phát hành riêng lẻ để tăng hạn mức
tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 và xa hơn, hoặc việc mất thị phần sẽ tiếp diễn do các ngân
hàng TMCP tư nhân đang tăng trưởng mạnh.
Trong suốt 4 năm tái cơ cấu TCTD Việt Nam (2016 - 2019), cả 4 NHTM Nhà nước gồm:
BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank, mặc dù thị phần có giảm nhưng thực sự đã phát huy
vai trò chủ đạo, chủ lực về vốn tín dụng và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh
vực xuất khẩu, nơng nghiệp - nơng thơn. Theo đó, các ngân hàng này ln đi đầu trong việc thực
hiện chính sách tiền tệ, góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định tỷ giá, kéo giảm lãi suất. Đồng
thời, đầu tư phát triển cân đối các vùng miền, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trách nhiệm
với cộng đồng, cùng toàn ngành Ngân hàng phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Để tiếp tục tăng năng lực
tài chính, vốn điều lệ của 4 NHTM này đã được cải thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự cải
thiện về năng lực tài chính đó chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam vốn có tốc
độ tăng trưởng cao (VNBA, 2020 - 2021).

473


KỶ YẾU HỢI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Ví dụ, hiện nay vốn điều lệ tại BIDV đạt 40.200 tỷ đồng, lớn nhất hệ thống, nhưng hệ số an

toàn vốn (CAR) mới chỉ đạt chuẩn an tồn theo Basel II. Vì vậy, Chính phủ cũng như các bộ,
ngành, NHNN cho phép BIDV được tăng vốn điều lệ bằng việc chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ
phiếu. Tương tự, tăng vốn điều lệ cho Agribank và các ngân hàng TMCP của Nhà nước cho thời
gian 5 năm để tránh bị động, đáp ứng được nhu cầu hoạt động.
4. CƠ CẤU LẠI TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DO KHĨ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ
Trong năm 2020, nền kinh tế gặp phải hai khó khăn đột xuất lớn nhất, đó là đại dịch COVID-19
và lũ lụt lịch sử tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Do đó, bên cạnh việc giảm lãi suất cho
vay, các TCTD còn phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng
bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các TCTD đã tiến hành đồng bộ các nội dung hỗ trợ theo
quy định. Tính đến cuối năm 2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.183 khách hàng,
với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các TCTD trong cả nước cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất
cho 552.725 khách hàng với dư nợ 931.018 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay mới lãi suất ưu đãi với
doanh số lũy kế trong năm 2020 đạt 2.017.761 tỷ đồng cho 356.385 khách hàng. Riêng Ngân hàng
Chính sách xã hội (khơng thuộc đối tượng của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN), cũng đã thực
hiện gia hạn nợ cho 166.709 khách hàng với dư nợ 4.163 tỷ đồng, cho vay mới đối với 1.834.877
khách hàng với số tiền 66.773 tỷ đồng (SBV, 2020).
Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các TCTD cũng đã chủ động triển khai các
biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Các TCTD nhanh chóng rà soát
khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ miền Trung và Tây Nguyên đợt tháng 10 - 11/2020. Theo đó, các
TCTD đã khẩn trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vốn vay cho khách hàng bằng nhiều hình thức
sát thực tiễn. Các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 1.360 khách hàng với dư nợ gần 109
tỷ đồng. Đồng thời, miễn giảm lãi vay cho 13.458 khách hàng, với dư nợ được miễn, giảm lãi
là 6.941 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cho vay mới để khơi phục sản xuất đối với 2.545 khách hàng với
doanh số cho vay đạt 774 tỷ đồng. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện khoanh
nợ cho 2.087 khách hàng với dư nợ 85,93 tỷ đồng, xóa nợ cho 23 khách hàng số tiền 470 triệu
đồng (SBV, 2020).
5. CHO VỐN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO HƯỚNG TỚI XUẤT KHẨU
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu
lực, tạo nhiều thuận lợi nhưng cũng mở ra nhiều thách thức cho hàng hóa nói chung của Việt

Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông
- lâm - thủy hải sản, là cơ hội cho các TCTD đầu tư vốn. Với những đòi hỏi khắt khe của thị
trường EU, một mình doanh nghiệp hay nơng dân Việt Nam khó có thể tiến vào thị trường khó
tính này, địi hỏi một mối liên kết giữa ngân hàng - doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị
là con đường tất yếu chinh phục thị trường. Các NHTM Việt Nam đang chủ động tham gia vào
chuỗi giá trị này.
Thời gian qua, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dịng vốn tín dụng
vào lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu nông - lâm - thủy hải sản

474


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

nói riêng, có sự cạnh tranh cho vay đơng đảo của các loại hình TCTD khác nhau. Đến nay, đã có
trên 80 TCTD và 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nơng nghiệp, nông thôn với địa
bàn rộng khắp cả nước. Nhiều NHTM đã tham gia các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp sạch,
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng nơng sản cho xuất khẩu (VNBA, 2020 - 2021).
Tính bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn đạt 19,83%, cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế. Đối với riêng
năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu,
hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, dịch tả lợn châu Phi, song tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp,
nơng thơn vẫn có tăng trưởng khá. Đến cuối năm 2020, tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp,
nơng thôn đạt trên 2,16 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2019, chiếm gần 25% tổng dư
nợ tín dụng nền kinh tế; trong đó có 27.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao,
5.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị (VNBA, 2020 - 2021).
Trong năm 2020, nhất là trong các đợt bị tác động mạnh của đại dịch COVID-19, sản xuất
nơng nghiệp Việt Nam được xác định có vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế bởi sản xuất nông nghiệp

đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước, có trách nhiệm với quốc tế; đóng góp hiệu
quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước; phát huy lợi thế so sánh quốc gia. Từ đầu tháng 2/2020 đến
nay, nền kinh tế bị tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19, nhưng sản xuất nơng nghiệp đóng
góp quan trọng vào tăng trưởng GDP và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời là yếu tố
nền tảng, ổn định để hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của
các FTAs.
Ngành sản xuất nơng nghiệp trong thời gian vừa qua cũng tích cực phát triển hợp tác, liên
kết sản xuất theo chuỗi. Đây là một nền tảng góp phần tạo điều kiện cho mở rộng tín dụng nơng
nghiệp - nơng thơn của các NHTM đảm bảo an toàn và hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó, hình
thành các chuỗi cũng tạo điều kiện đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu nông sản đến các thị trường
có tiêu chuẩn khắt khe. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến
tháng 10/2020, cả nước đã phát triển được 1.636 mơ hình chuỗi, bao gồm 2.346 sản phẩm và
2.991 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi; có sự tham gia mạnh mẽ của hơn 13.038
doanh nghiệp, 16.000 hợp tác xã, trong đó nhiều tập đồn sản xuất nông nghiệp lớn. Từ ngày
01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính
thức có hiệu lực. Theo đó, ngay khi có hiệu lực, EVFTA loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu
của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đối
với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, EVFTA cũng sẽ loại bỏ 71% thuế kể từ
ngày 01/8/2020, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm. Đây là thuận lợi cho
xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nơng sản nói riêng cũng như mở rộng tín dụng hiệu quả của các
NHTM (VNBA, 2020 - 2021).
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong thời gian tới, vốn tín dụng cho nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn để tăng trưởng, mở
rộng, song lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn đang có nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn. Tuy nhiên,
việc phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nơng nghiệp cũng cịn nhiều hạn chế, tồn
tại như: chính sách ứng dụng cơng nghệ cao chưa được cụ thể hóa và chưa được nhất quán thực

475



KỶ YẾU HỢI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

hiện, vì vậy, chưa thu hút được nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này nói chung, đặc biệt là tham
gia đầu tư vốn của các NHTM.
Do đó, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xây dựng và hồn thiện hệ
thống các kênh thơng tin dự báo về thị trường, giá cả nông sản nhằm giúp nông dân và doanh
nghiệp có định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp ổn định. Để các chính sách tín
dụng đối với nông nghiệp, nông thôn phát huy hiệu quả, dịng vốn chảy vào lĩnh vực này, cần
có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương như: đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ giải pháp
được giao tại các Nghị định của Chính phủ thúc đẩy phát triển nơng nghiệp.
Muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, phải chấp nhận cuộc chơi là có sản phẩm chất
lượng tốt, ứng dụng khoa học công nghệ cao. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng quy
mô kinh doanh lớn, bền vững thì phải có nguồn vốn để đầu tư lớn. Việc phát triển ứng dụng công
nghệ cao, liên kết trong nông nghiệp được coi là một xu hướng tất yếu và là một trong những
giải pháp then chốt trọng tâm, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới
sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, mặc dù
tín dụng của các NHTM đầu tư cho nơng nghiệp - nơng thơn tăng trưởng tích cực, nhưng đầu tư
tín dụng với các mơ hình liên kết cịn hết sức khiêm tốn. Điều này địi hỏi nỗ lực của chính các
doanh nghiệp, sự làm việc hiệu quả và cụ thể, thiết thực của các cơ quan chức năng và sự năng
động hơn nữa của chính các NHTM.
NHNN cần xem xét bỏ công cụ điều hành trực tiếp, công cụ hành chính, đó là giao chỉ tiêu
tăng trưởng tín dụng theo cơ chế “xin - cho” đối với các NHTM, nhất là các NHTM Nhà nước,
các NHTM đã đáp ứng đủ tiêu chí an tồn của Basel II và theo quy định của NHNN.
NHNN cũng cần linh hoạt hơn nữa trong điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ; tiếp tục
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các kỳ hạn tiền gửi nội tệ, có tác động trực tiếp giảm lãi
suất cho vay trong nền kinh tế. Lý do là bởi vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc gần như được coi là một loại
thuế, làm tăng chi phí đầu vào hoạt động tín dụng của NHTM. Giảm lãi suất cho vay là mục tiêu
theo định hướng của Chính phủ và cũng là yêu cầu bức thiết của nền kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHNN (2020 - 2021), Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, ban hành tháng 11/2020

và tháng 1/2021.
2. NHTM Việt Nam (2015 - 2020), Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM hàng quý; Báo cáo
tài chính hàng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2015 - 2020;
Thơng tin về lãi suất, tín dụng, thanh tốn; cơng bố trên trang web của một số NHTM Việt
Nam các năm 2015 - 2020, truy cập từ ngày 20/12/2020 đến ngày 04/01/2021, Hà Nội, 2020.
3. SBV (2020), NHNN Việt Nam, truy cập tại www.sbv.gov.vn, các mục có liên quan, truy cập
từ ngày 01/3/2021 đến ngày 10/3/2021.
4. VNBA (2020 - 2021), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại www.vnba.org.vn, các mục
có liên quan, thời gian tuy cập từ ngày 01/3/2021 đến ngày 10/3/2021.

476



×