Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu CTy Thủy Sản An Giang - BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ Năm 2007 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.71 KB, 16 trang )

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
Năm 2007
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Hình thức sở hữu vốn : Cổ phần.
2. Lĩnh vực kinh doanh : Chế biến thủy sản.
3. Ngành nghề kinh doanh :
- Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản;
- Mua bán cá và thủy sản;
- Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều,…)
- Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả,… đông lạnh)
- Sản xuất bao bì;
- Mua bán các loại nguyên liệu, vật tư trong ngành bao bì;
- Chế biến thức ăn thủy sản;
- Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá, bột
xương thịt, vitamin);
- Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng;
- Chế biến thức ăn gia súc.
II. NĂM TÀI CHÍNH, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN
1. Năm tài chính
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 là năm tài chính đầu tiên kể từ khi Công ty
chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần.
Giai đoạn từ 01/01/2007 đến 30/04/2007 thuộc về Công ty TNHH XNK Thủy sản Cửu Long
An Giang. Giai đoạn từ 01/05/2007 đến 31/12/2007 thuộc về Công ty Cổ phần XNK Thủy sản
Cửu Long An Giang.
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
III. CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG


1. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam .
2. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung.
3. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam
Ban Tổng Giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập các báo cáo tài chính.
IV. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG
1. Cơ sở lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.
2. Tiền và tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và
các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua,
dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc
chuyển đổi.
3. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi
phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí
ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
4. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng
từ. Dự phòng phải thu khó đòi được lập dựa vào đánh giá về khả năng thu hồi của từng khoản
nợ.
5. Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố

định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận
ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi
ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên
được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất
kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước
tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định như sau:
Loại tài sản cố định Số năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 5-20
Máy móc và thiết bị 5 – 10
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 10
Thiết bị, dụng cụ quản lý 5 – 10

7. Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được vốn hóa khi có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục
đích định trước hoặc bán. Các chi phí đi vay khác được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Đối với các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang thì chi phí đi vay vốn hóa được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí
lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản đó.
Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả
trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích hình thành một tài sản cụ
thể.
8. Chi phí trả trước
Chi phí công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ xuất dùng được phân bổ không quá 01 năm.
Chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo công nhân phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất được phân bổ theo

phương pháp đường thẳng trong vòng 03 năm bắt đầu từ năm 2005.
9. Các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
Các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng
từ.
10. Chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn, trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm,...
Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng
hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.
Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định được căn cứ vào kế hoạch chi phí sửa chữa
tài sản cố định. Nếu chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế cao hơn số đã trích thì phần
chênh lệch được hạch toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí trong thời gian tối đa là 3
năm. Nếu chi phí sửa chữa lớn thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán
giảm chi phí trong kỳ.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc. Mức trích
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3 % quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được
hạch toán vào chi phí trong năm. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để
chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc trong kỳ thì phần chênh lệch thiếu được hạch
toán vào chi phí.
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 93/CN.UB ngày 26/12/2003 của UBND Tỉnh An
Giang, Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập
chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo.
Năm 2007 là năm tài chính thứ ba Công ty có thu nhập chịu thuế nên được giảm 50% số thuế
phải nộp.
12. Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp
vụ. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được qui đổi theo tỷ giá tại ngày cuối
kỳ.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ.
Tỷ giá quy đổi ngày 31/12/2007 : 16.114 VND/USD
13. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Khi bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố
không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng
hàng bán bị trả lại.
Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn
đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trường hợp dịch vụ được
thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn
cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày kết thúc năm tài chính.
Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty có khả năng
thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Tiền lãi
được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ. Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở
dồn tích phù hợp với hợp đồng. Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được
quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
V. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Số cuối kỳ Số đầu năm
Tiền mặt 264.709.341 337.434.694
Tiền gửi ngân hàng (*) 966.934.780 885.267.756
Tiền đang chuyển - -
Các khoản tương đương tiền - -
Cộng 1.231.644.121 1.222.702.450

(*) Số dư tiền gửi ngân hàng phù hợp với số liệu ghi sổ kế toán và Giấy báo số dư của các ngân
hàng vào ngày 31 tháng 12 năm 2007, chi tiết như sau:
Ngân hàng

Tiền gửi
VND
Tiền gửingoại
tệ
Cộng
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển – CN An
Giang
82.738.887 1.885.177 84.624.064
Ngân hàng Công thương VN – CN An
Giang
210.822.613 - 210.822.613
Ngân hàng Ngoại thương VN – CN An
Giang
8.269.522 248.476.107 256.745.629
Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang 327.689.558 20.349.404 348.038.962
Quỹ hỗ trợ phát triển An Giang 66.703.512 - 66.703.512
Cộng 696.224.092 270.710.688 966.934.780

2. Phải thu của khách hàng

Số cuối kỳ Số đầu năm
ABRRAMCZYK CO., LTD. 19.552.727.600 13.605.234.253
Atlantis Miami. Inc 17.971.970.949 -
Seiko Marine Products SDN.BHD 8.347.019.772 7.270.077.787
Clear Water Seafood Fzco 13.692.871.500 -
Four Season Food Distributiors INC - 3.132.736.625
AL-Kulaib Fisheries Co - 1.146.768.750
Magenta Fish and Seafood Supply LLC - 2.611.140.975
M/S Saudi Fisheries Company - 2.393.685.000
The Deep Seafood Co LLC 6.997.504.500 2.252.941.600

Pasapesca S.A 3.158.344.000 -
Pomona 6.528.103.680 -
Taitung Australia Ltd. 1.238.844.320 779.073.600
J.P.Klausen and Co.a/s - 1.124.997.557
Cty TNHH Thịnh Phước 1.099.708.100 -
Đinh Thị Thanh Kim Huệ - 1.085.365.573
Các khách hàng khác 19.654.005.848 10.535.676.394
Cộng 98.241.100.269 45.937.698.114


3. Trả trước cho người bán

Số cuối kỳ Số đầu năm
Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Chợ Mới 5.000.000.000 -
Đổ Hòang Kiệt 4.000.000.000 -
Đặng Thanh Nhàn 5.000.000.000 -
Cao Lương Tri 1.000.000.000 -
Cty CP Kỹ Thuật Thủy Sản 4.479.300.240 -
Cty XD Giao Thông Quyết Thắng 1.501.165.800
Cty TNHH Thiết Bị & Cách Nhiệt TST 2.464.588.423 -
Cty TNHH Tư Vấn Xây dựng –KT. 140.800.000
Cty TNHH Tân Huy Thành 378.200.000
Cty CP Bê Tông Ly Tâm An Giang 527.272.200
Công ty San Vik - 4.004.820.000
Trịnh Sơn Tòng 500.000.000 1.000.000.000
Cao Mạnh Hùng - 500.000.000
Công ty TNHH Kỹ thuật lạnh Recom - 321.521.200

×