Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN Hinh thanh va phat trien o HS cac ky nang su dungTieng Viet de hoc tap giao tiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài : Để thực hiện mục tiêu " Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) và để học tập, giao tiếp trong các môi trường và hoạt động của lứa tuổi". Môn Tiếng Việt bậc tiểu học lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Trong đó phân môn chính tả cũng dựa trên quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện, nội dung và phương pháp dạy học. Nhằm rèn luyện kỹ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ học chính tả nhiệm vụ của học sinh viết một đoạn văn và làm bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Nhưng thực tế qua việc dạy học nhiều năm ở lớp 2 tôi nhận thấy tình trạng viết chính tả của các em còn nhiều tồn tại, nhiều yếu kém. Những mặt yếu đó thể hiện ở nhiều em đọc bài rất tốt vậy mà viết chính tả sai rất nhiều lỗi, thậm chí nhiều em đọc một đường viết một nẻo. Nguyên nhân chính ở đây do các em chưa nắm vững âm, vần, qui tắc ngữ nghĩa của chữ quốc ngữ hoặc là do cách phát âm tiếng ở địa phương. Để tháo gỡ những vướng mắc trên tôi đã có áp dụng thực hiện một số phương pháp để nâng dần hiệu quả dạy và học phân môn chính tả lớp 2. 2) Mục đích đề tài : - Hình thành và phát triển cho các em kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. - Rèn kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe, viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi/1 bài trên dưới 50 chữ. - Kết hợp luyện tập chính tả rèn cách phát âm, củng cố nghĩa từ trao dồi ngữ pháp Tiếng Việt. 3) Phương pháp và phạm vi nghiên cứu : Đây là môt trong những nhiệm vụ trọng tâm của SGK đó là đổi mới phương pháp dạy và học, phương phạp têch cỉûc họa hoảt âäüng cuía HS. Trong âọ GV đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được bộc lộ mình và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng việt) + Hoạt động phân tích tổng hợp thực hành lý thuyết : cả hai loại hoạt động đều được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau : - Làm việc độc lập - Làm việc theo nhóm - Làm việc theo lớp Để dễ lôi cuốn HS tham gia các hoạt động học tập. GV cần chú ý đến tâm lý và nhu cầu của lứa tuổi HS lớp hai. 4) Kết cấu đề tài : Gồm có : Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần III : KẾT QUẢ Phần IV : BAÌI HỌC KINH NGHIỆM Phần V : KẾT LUẬN CHUNG Sau đây là phần trình bày đề tài B) ĐỀ TAÌI : I) ĐẶT VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết một trong những môn học mà chúng ta gặp nhiều khó khăn khi giảng dạy ở lớp 2 là môn Tiếng Viết. Mà đặc biệt hơn chính tả là một phân môn có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của Tiếng Việt là rèn luyện các kỹ năng nhìn, nghe, đọc, viết. Giúp HS phát triển năng lực thực hành tiếng mẹ đẻ. Nó là công cụ giúp HS học tập và giao tiếp. Viết đúng chính tả cũng là cách giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tuy nhiên qua thực tiễn viết chính tả trong phân môn chính tả và viết đúng chính tả trong các bài làm của HS còn bộc lộ nhiều yếu kém về chính tả. Những yếu kém đó là do các em không nắm vững âm, vần, qui tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương. Do vậy để khắc phục các hạn chế trên của HS nghe, viết, thực hiện theo hướng dẫn của SGK bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp các em có thể loại bỏ dần các lỗi viết sai. Nên tôi chon đề tài :"MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VAÌ HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2". II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Chương trình dạy chính tả lớp 2 có hai loại : Tập chép và nghe viết.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong quaï trçnh giaíng daûy, täi âaî aïp duûng trçnh tự chung như SHD giảng dạy phân môn chính ta lớp 2. Tuy nhiên riêng bước hướng dẫn viết từ khó, bước đọc cho HS viết và bước hướng dẫn làm bài tập chính tả tôi có những cải tiến sau đây : 1) Thực hiện bước hướng dẫn viết từ, tiếng khó : Trước đây, GV thường đọc các từ khó cho HS viết bảng con trước và nhận xét hướng dẫn HS viết bài sau. Quá trình thực hiện là vậy, tôi thấy trình tự như thế là chưa hướng dẫn các em yếu kém nhớ lại cách nhận dạng tiếng khó cũng như đánh vần mà đã yêu cầu các em viết nên các em thường viết sai. Đã sai có GV hướng dẫn bằng lời chứ không yêu cầu những em viết sai viết lại vì sợ tốn thời gian nên việc hướng dẫn chưa có tác dụng khắc sâu kiến thæc cho caïc em . Do đó tôi hướng dẫn viết từ khó như sau : Nêu những ngữ cảnh rồi mới rút ra tiếng khó . Yêu cầu học sinh yếu kém đánh vần tiếng khó , nếu tiếng khó có phụ âm đầu hoặc dấu thanh khó thì cần đánh vần tiếng đó , còn nếu tiếng có vần khó thì yêu cầu học sinh đánh vần phần vần trước khi đánh vần tiếng . Ví dụ : Giáo viên nêu " lượn quanh " hãy đánh vần tiếng lượn cho cô. Học sinh đánh vần : " lờ - ươn lươn nặng lượn " Nếu em đó đánh vần sai thì mời em trung bình khác đánh vần và cho các em trước nhắc lại , cách đánh vần , rồi giáo viên ghi từ đó lên bảng lớp , cho cả lớp trực giác và gọi vài em đọc lại tương tự sang từ khác cũng vậy cho đến hết các từ khó mà cảm thấy lớp mắc phải . ( GV ghi lên bảng lớp ) . Sau đó cho cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh các từ khó đó trước khi xóa bảng , rồi cho học sinh viết bảng con một số từ trong nhóm các từ đó , không nhất thiết phải viết hết . Vậy ở bước nầy nên đàm thoại với những học sinh yếu chính tả trước , viết bảng con sau. Cho nên nó sẽ giảm bớt lỗi sai chính tả ở học sinh . 2) Bước đọc bài chính tả cho học sinh viết : ( Chính tả nghe viết ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Đối với giáo viên : Giáo viên phải đọc với giọng đọc chuẩn, phát âm chuẩn , không đọc tiếng địa phæång . Ở bước nầy giaó viên thường đọc cho học sinh viết , sau đó giáo viên đọc lại hoặc chỉ định một hai em nhắc lại câu vừa đọc cho cả lớp nghe . Ví dụ : Cô đọc :" Gió ở rất xa , rất rất xa " Vài ba giây sau đó em thứ nhất nhắc lại lần , khi các bạn viết gần xong em thứ hai nhắc lại lần hai . Tôi thấy giáo viên đọc lại hoặc việc chỉ định hai em nhắc lại như trên , đã gây tư tưởng ỷ lại cho các em không cần nghe cô đọc hết câu mà mới nghe nửa chừng vài chữ đã cắm cụi viết ngay , rồi sẽ có cô đọc hoặc hai bạn nhắc lại để viết tiếp , như thế học sinh ít có kỹ năng nghe và nhớ trọn vẹn một câu cô vừa nêu . Từ đó , tôi có bước cải tiến như sau : Giáo viên không nên chỉ định hai em nhắc lại như cách cũ , mà lần nầy gọi em nầy nhắc lại , lần sau gọi em khác nhắc lại . Quá trình nầy không lặp lại nhiều lần một em đọc mà em nào cũng được đọc . Nhờ thế mà học sinh phải có ý thức nghe cô đọc hết cụm từ hoặc câu ngắn rồi mới được viết , cách làm nầy rèn luyện kỹ năng nghe , nhớ trọn câu cho học sinh . Ví dụ : Giáo viên đọc " Gió ở rất xa , rất rất xa " vài giây sau gọi em A đọc to câu đó , tiếp tục gọi em B nhắc lại cả câu trên giáo viên đọc lại câu dố , bắt đàu sang câu mới cho đến hết bài Lần 1 : Giáo viên đọc cả dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm xuống dòng . . . Lần 2 : Giáo viên đọc trơn toàn bài . 3) Hươnïg dẫn chữa lỗi và làm bài tập sau khi học sinh viết chính tả : Thường khi học sinh viết chính tả xong , giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi , chữa bài tập và đánh giá việc viết bài của học sinh . Giáo viên đọc bài chính tả ( đọc thong thả , rõ ràng ) để học sinh chữa lỗi . Đến chỗ nào có tiếng khó viết giáo viên dừng lại và đánh vần hoặc viết lên bảng , tùy theo trình độ viết của học sinh từng thời điểm . Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau dùng bút gạch dưới những chữ viết sai chữa lỗi lại bằng bút chì ( em nào sai 1.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chữ hoặc nhiều chữ viết sai thì ghi những chữ sai đó một dòng dưới bài viết bằng bút chì ) phần nầy giáo viên hướng dẫn kỹ từ đầu năm học . Giáo viên chấm 1/3 số vở sau đó giáo viên tổng kết số lỗi và nhận xét cụ thể trước lớp để cả lớp rút kinh nghiệm học sinh mở vở baiì tập đẻ thực hành , một học sinh làm bảng lớp ( có màng che ) Giáo viên chữa bài tập cùng cả lớp nhận xét đối chiếu với bài tập của mình để nhận xét sửa sai . 4) Tổ chức trò chơi : Trò chơi là phương pháp thiết thực , tích cưcû nhất . "Học mà chơi , chơi mà học " là điều không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học . Để giúp học sinh thích thú cũng như nhớ lâu khắc sâu kiến thức chính tả , sau mỗi bài nên tổ chức học sinh chơi trò chơi để củng cố bài học . Tôi chọn những bài học mà học sinh có thể viết sai do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ như ( c/ k / q ; g / gh ; ng / ngh. . .) và một số từ do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương , Nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn . Ví dụ ; Phân biệt c , k , q . Xếp các từ ngữ sau đây vào các cột thuộc c , k ,q . ( Bánh kem , que tính , cặm cụi , quyển sách , cứu nước , khăn quàng ,cây cau , quả trứng . . . ) Hình thức chơi : Giáo viên ghi các từ trên mỗi từ ghi vào một tấm bìa nhỏ làm thành hai bộ bài giống nhau . Chia lớp thành 2 nhóm : Mỗi nhóm 1 bộ bài . Chia bảng làm thành 2 phần : Mỗi phần là 1 nhóm GV kẻ , ghi trên bảng cho mỗi phần c. k. q. * Cạc nhọm hoảt âäüng : Tìm từ trong bộ bài " Gắn đúng , gắn nhanh " vào các cột trên , nhóm nào thực hiện đúng và nhanh thì nhóm đó thắng cuộc Hoặc cho học sinh điền vào ô trống c, k , q ..... on dao ; kéo ....o , cái ....uyển truyện ; ..... im chè ; ...äng an ; ... ç laû ; .... ong queûo . + Điền vào chỗ trống ng hay ngh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> .....ười cha , con ... é ; suy ...ĩ ; .....on miệng Đối với các bài tập nầy để phân biệt được và điền đúng , giáo viên cần phải nhắc lại quy tắc viết chữ quốc ngữ để học sinh nắm chắc hơn . Viết đúng quy tắc như : c, k , g , gh , ng , ngh khi dùng k , gh , ngh đứng trước các nguyên âm : ( i , e , ê ) còn c , g , ng đứng trước các nguyên âm còn lại , tùy theo mỗi bài tập , mỗi lớp mà giáo viên chọn cho caïc em chåi caïc troì chåi khaïc nhau . Sau âoï , giaïo viãn cùng cả lớp nhận xét , tuyên dương . Cuối cùng giáo viên củng cố dặn dò tiết học . III/ KẾT QUẢ : Qua một thời gian thực hiện biện pháp đã nêu trên tôi nhận thấy kết quả học tập của lớp tôi trong hai năm , chất lượng viết sai lỗi chính tả giảm đi rất rõ rệt . Trong quá trình thực hiện đó tôi cảm thấy mãn nguyện với kinh nghiệm đã nêu cụ thể sau : Nàm hoüc 2006 - 2007 : Ở lớp tôi đang dạy có 24 em đầu năm có 9 em viết sai lỗi chính tả dưới mức trung bình . Cuối kỳ I : Có 6 em dưới trung bình Giữa kỳ II: Có 4 em dưới trung bình Cuối kỳ II : Có 2 em mắc lỗi dưới trung bình 3) Bảng thống kê kết quả thực hiện như sau : THC S. Nàm hoüc. 24. 20062007 20072008. 30. Số HS viết sai lỗi chính tả dưới trung bçnh Đầu năm Cuối kỳ I Cuối kỳ II SL TL SL TL SL TL 09 37,5 06 25% 02 8,33% % 10 33,3% 06 20%. IV) BAÌI HỌC KINH NGHIỆM : Trong quá trình trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy : cần nắm chắc từng đối tượng học sinh, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em yếu kém. Kết hợp với phụ huynh học sinh, động viên nhắc nhở các em trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cần nhận diện các loại lỗi chính tả khác nhau để từ đó các có cách thức và biện pháp xử lý tương ứng. Biết phối hợp đồng bộ các phương pháp Phương pháp tích cức chủ động có ý thức, trong phân môn chính tả thực hiện phương pháp luyện tập thæûc haình, phæång phaïp cuìng tham gia ... giaïo viãn cần loại tránh phương pháp tiêu cực vô thức. V) KẾT LUẬN CHUNG : Nói tóm lại phân môn chính tả rèn luyện các kỹ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ chính tả nhiệm vụ của HS là viết một đoạn văn (nhìn viết, nghe viết) và làm các bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kỹ năng sử dụng các ngôn ngữ. Các bài chính tả, còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống. Do vậy trong phân môn chính taí GV khäng nãn xem nheû mäüt kháu naìo trong quaï trçnh giảng dạy trên lớp. Viết đúng chính tả là một việc rất cần thiết, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Với những biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy các bước tôi đang dạy HS viết sai lỗi chính tả ngày một giảm dần. Có được thành quả hôm nay là nhờ sự quyết tâm nổ lực, tích cực dạy và học của cô trò trong 2 năm qua, bên cạnh đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo trường, cùng với sự đóng góp của anh chị em đồng nghiệp trong tổ chuyên môn./. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TAÌI: Trong nhiều năm tôi được phân công dạy lớp 5. Các phân môn tôi đều có những sáng kiến để giảng dạy tốt hơn giúp học sinh dễ tiếp thu bài và nhớ lâu. Năm nay tôi được tiếp tục phân công phụ trách lớp 5. Năm thứ hai được thay sách lớp 5. Đặc biệt có thay đổi nhiều về phương pháp giảng dạy. Riêng đối với phân môn Tập làm văn, chương trình có nhiều thay đổi so với chương trình cũ, có một số thể loại mới như: Làm báo cáo thống kê, làm biên bản, thuyết trình tranh luận, lập chương trình hành động hoặc viết đoạn đối thoại. Song văn miêu tả cũng rất quan trọng, cả năm có 26 tiết, riêng tả người có 12 tiết..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng vẫn còn nhiều em mất căn bản dẫn đến chất lượng không cao. Qua khảo sát chất lượng đầu năm tỉ lệ học sinh làm bài tập làm văn điểm yếu còn nhiều. Cụ thể lớp tôi có 26 học sinh có đến 14 học sinh điểm yếu. Tiếp đến những tuần đầu học kỳ I qua kiểm tra bài vở tôi nhận thấy học sinh làm văn tả cảnh cũng có nhiều hạn chế, vốn từ nghèo nàn. Dựa trên tình hình đó, bản thân tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu như vậy: + Tình hình đời sống ở nông thôn còn khó khăn nên việc đầu tư cho con cái học tập của phụ huynh chưa đúng mức, ngoài quyển sách giáo khoa Tiếng Việt không còn quyền nào khác để các em đọc, lớp có 26 em chỉ có 3 em có sách tham khảo môn Tập làm văn. + Việc học văn ở các lớp dưới các em nắm không vững dẫn đến: - Tích luỹ vốn từ nghèo nàn. - Chọn lựa từ ngữ để làm bài chưa sát với đối tượng miêu tả. - Viết câu nặng về kể, câu què, câu cụt, câu thiếu ý... Từ những nguyên nhân trên để giúp học sinh khắc phục những thiếu sót, đồng thời nâng cao chất lượng làm bài, tôi xin trình bày một số việc mà bản thân đã vận dụng đem lại hiệu quả chất lượng làm văn của các em với đề tài: "Giúp học sinh tích luỹ vốn từ để làm văn miêu tả người thông qua việc học tổ, nhóm ở nhà". II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Cung cấp vốn từ và câu văn hay. Như tôi đã nói trên, do những nguyên nhân như vậy nên dẫn đến kết quả làm bài còn yếu. Vì kiến thức ở những lớp dưới bị mai mọt do vậy đòi hỏi các em cần phải nắm lại qua một số thao tác sau: a. Đối với học sinh: - Mỗi em có 1 quyển vở để ghi chép từ ngữ, câu vàn hay. - Phân công tổ, nhóm ở nhà, mỗi nhóm 5-6 em (theo địa bàn dân cư). Trong nhóm chọn cử nhóm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> trưởng và thư ký (Tiêu chuẩn học sinh khá hơn các em coìn laûi). - Giới thiệu sách Tiếng Việt lớp 2, 3, 4 để các em mượn hoặc sách còn lại ở nhà của anh chị đã học trước. b. Đối với giáo viên: Mượn sách Tiếng Việt từ lớp 2 -> lớp 4. Tìm những bài tập đọc học thuộc lòng có thể loại văn miêu tả người để giới thiệu cho tổ, nhóm học tập. Chọn thời gian vào cuối buổi học để đảm bảo thời gian và kế hoạch thực hiện đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, soạn trước cụ thể như sau: * Tiếng Việt lớp 2: Có một số bài và từ ngữ, cáu vàn taí ngoải hçnh vaì tênh tçnh sau: + Bài "CÔ GIÁO LỚP EM" (Tiếng Việt tập 1 trang 60). - Cô mỉm cười thật tươi. Những lời cô giáo giảng; ấm trang vở thơm tho. + Bài: "BAÌN TAY DỊU DAÌNG" (Tiếng Việt tập 1 trang 66) Sau đám tang bà - An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thầy nhẹ nhàng xoa đầu - Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. + Bài: "MẸ" (Tiếng Việt tập 1 trang 101) - Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru - Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. * Tiếng Việt lớp 3: + Bài: "KHI MẸ VẮNG NHAÌ" (Tiếng Việt tập 1 trang 15) Aïo mẹ mưa bạc màu - Đầu mẹ nắng cháy tóc. + Bài "QUẠT CHO BAÌ NGỦ" (Tiếng Việt tập 1 trang 23) Bàn tay bé nhỏ - Đôi mắt lim dim + Bài "ÔNG NGOẠI" (Tiếng Việt tập 1 trang 34) Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cõi, đèo tôi tới trường. Ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống - ông còn nhấc bổng tôi trên tay..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài: "CÁC EM NHỎ VAÌ BAÌ CỤ" (Tiếng Việt tập 1 trang 62) Trông cụ thật mệt mỏi - Cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. * Lớp 4: Bài "QUÊ HƯƠNG" (Tiếng Việt tập 1 trang 100) - Tiếng khóc đầu tiên, quả ngọt, trái sai thắm hồng da dẻ chị. - Aïnh nắng chiếu vào đôi mắt chị - Tắm mượt mái tóc - Phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa. Bài: "KHÚT HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ" (Tiếng Việt tập 2 trang 48) - Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi - Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối - Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. * Lớp 5: Bài "THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN" (Tiếng Việt tập 1 trang 153) - Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. - Ông ân cần chăm sóc. Bài "TIẾNG RAO ĐÊM" (Tiếng Việt tập 2 trang 30) - Bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy đến mặt mày đen nhẻm, thất thần. - Người anh mềm nhẽm. Còn những đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động ở mỗi tiết tôi cho học sinh đọc thật kỹ, thuộc các đoạn. Đồng thời tôi hướng dẫn rất kĩ từng chi tiết một để học sinh nắm vững và biết liên tưởng vận dụng. 2. Giới thiệu sách: Thông báo cho học sinh đến Thư viện trường mượn quyển tập làm văn lớp 5 tập 1 của tác giả Phan Quang Thơm và Bùi Quang Tiến của nhà xuất bản Giáo dục có phần "Từ ngữ thường dùng trong khi làm vàn miãu taí". 3. Phán cäng hoüc nhoïm: Sau khi hoàn thành việc tổ chức học nhóm, học tổ cũng như sự chuẩn bị nghiên cứu của GV. Đối với lớp có học 2 buổi/ngày vào những buổi chiều thứ 2, thứ 3, thứ 4. Từ điều kiện đó tôi phải phân như sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Chiều thứ 5: Các nhóm, tổ tìm từ ngữ, câu văn hay ở sách Tiếng Việt lớp 2, 3. Khi học mỗi thành viên trong nhóm học tập được kết quả như nhau sau khi thống nhất ở tổ, thư ký ghi vào phiếu kết quả học tập. - Sáng thứ 4 giáo viên nhận kết quả học tập ở thư ký mỗi tổ. Giáo viên kiểm tra những tổ nào chưa tìm đúng yêu cầu đề ra, giáo viên cần bổ sung thêm hoặc chỗ nào phải sửa. - Sáng thứ 6: Dành thời gian trong giờ sinh hoạt cuối tuần từ 5>10' nêu nhận xét kết quả học tập của mỗi tổ. Tuyên dương những tổ học tốt và động viên những tổ học tập chưa đạt yêu cầu và có thể bổ sung thêm những đề nghị thắc mắc của học sinh khi học tổ. - Chiều thứ 6: Các nhóm, tổ tìm từ, cụm từ, câu văn, đoạn văn hay trong sách Tiếng Việt lớp 4. - Sáng thứ 2: (Tuần tiếp theo) thư ký từng tổ nộp kết quả của tổ trong ngày thứ 6 vừa qua. - Cũng như trên giáo viên nhận xét kết quả học tập của mỗi tổ, nhóm về nhà kiểm tra và bổ sung những thiếu sót theo yêu cầu đề ra. - Sáng thứ 6: Dành thời gian cuối buổi để nhận xét và giao tiếp công việc học tổ tìm hiểu ở sách Tiếng Việt lớp 5. - Thứ 2 tuần tiếp nữa nhận kết quả. - Thứ 6: Tổng kết cuối cùng học nhóm, tổ... Đối với kế hoạch trên, chỉ hơn hai tuần bản thân đã hướng dẫn học sinh hoàn thành được yêu cầu đề ra về tích luỹ vốn từ cũng như câu văn hay miêu tả người. Đây là bước đầu, muốn có kết quả học được trong làm bài bản thân đã giúp các em tiến thêm bước sau. 4. Chọn từ và sắp xếp từ theo từng phần định tả, đặt câu: Thầy cô chúng ta cũng đã biết rằng: Làm bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Nhưng ở đây tôi xin phép đi sâu vào giúp học sinh làm phần thân bài. - Gợi ý học sinh tả người phần thân bài đúng theo dàn bài chung có 2 phần chính đó là: . Taí ngoải hçnh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> . Taí tênh hçnh, hoảt âäüng. Nhưng đối với tả người đang làm việc thì trọng tâm của bài văn tả người hoạt động là chính. Như vậy tuỳ theo yêu cầu đề bài văn mà xác định phần nào là trọng tâm ta cần cả kỹ. Vê duû 1: Taí mäüt baûn hoüc cuía em hay taí mäüt người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị, em...) của em (Tiết 32 Tiếng Việt 5 tập 1). Troüng tám: Taí ngoải hçnh vaì tênh tçnh. Ví dụ 2: Em hãy tả một người thân đang làm việc. Ví dụ đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài (Tiết 36 - Tiếng Việt 5 tập 1). Trọng tâm: Những động tác làm việc và ngoại hình, tính tình thể hiện rõ tính chất công việc của người thân. Như vậy sau khi các em nắm được dàn bài làm văn tả người cũng như được sự giúp đỡ của bạn bè trong tổ học tập các em yếu cũng có được ít vốn từ nhất định. Nhưng để vận dụng vào bài văn được, bản thân tiếp tục cho học sinh học nhóm theo yêu cầu sau: Sắp xếp các từ ngữ, câu văn về tả ngoại hình, tính tình đúng theo lứa tuổi, công việc làm của đối tượng tả như: tả em bé, bạn bè, thầy cô giáo, cha meû, äng baì... - Giáo viên cũng kiểm tra phần chọn và sắp xếp từ tương tự như kế hoạch phần vốn từ, câu văn hay. - Từng nhóm nộp kết quả, giáo viên đem về nhà kiểm tra và bổ sung những thiếu sót. Ví dụ: - Tóc bạc phơ (dùng cho người già) - Tóc thẳng giống như những sợi tơ hồng (tả em bé) - Tóc ngã màu xám (chỉ người đã lớn tuổi). Sau khi kiểm tra nhận xét trước lớp, giáo viên trả lại kết quả cho từng tổ, tổ trưởng có nhiệm vụ tổ chức học tổ và trao đổi sự nhận xét đánh giá của giáo viên. Mỗi em thấy được những thiếu sót hoặc chừa đúng cần sửa chữa kịp thời. 5. Hiểu và dùng từ để làm văn:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sau khi các em có được một số vốn từ cũng như sắp xếp, phân loại theo từng đối tượng cần tả, nhưng việc dùng từ để áp dụng mô tả một bài văn không phải là dễ. Kinh nghiệm qua nhiều năm chấm chữa bài ở học sinh không ít các em dùng từ không phù hợp, thậm chí sai ý nghĩa diễn đạt tạo nên câu văn và nghĩa. Do vậy khi dùng từ các em cần phải suy nghĩ tả trong điều kiện nào, nhân vật nào mà mình phải dùng từ đó. Ví dụ: - Bài "Tiếng rao đêm" có từ "khập khiểng" có nghĩa là không thăng bằng, chân cao chân thấp. Ý ở đây tác giả tả anh thương binh đi một chân gỗ nên bước đi không đều. - Hoặc từ "nhăn nhó" chỉ nét "mặt" tỏ vẻ đau khổ, không vui, vì bị đau. Nhiều khi các em không hiểu cho rằng lúc nào cũng nhăn nhó thậm chí có em nhầm lẫn giữa từ "nhăn nhó" và từ "nhăn nheo". Vì "nhăn nheo" ý nói có nhiều nếp nhăn. Tóm lại: Qua một số bài tập đọc, học thuộc lòng từ lớp 2 đến lớp 5 được sự gợi ý của giáo viên, học sinh thấy được khi làm một bài văn tả người, tuỳ theo lứa tuổi công việc làm... Muốn làm tốt bài văn miêu tả người ta cần quan sát kỹ mới sử dụng vốn từ chính xác. 6. Vận dụng vào bài làm cũng như kết quả đạt được: Sau khi được sự chỉ dẫn của giáo viên cũng như sự giúp đỡ của các bạn trong tổ, nhóm hầu hết các em đều có một số vốn từ nhất định về làm văn tả người (ngoại hình, tính tình, hoạt động). - Việc lên lớp của thầy về phương pháp cũng như chuẩn bị nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu nhiều. Từ đó số lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài ngày càng nhiều mà trước đây các em nói quá ít. Việc sử dụng vốn từ cũng như trả lời cộc lốc được dần dần giảm đi. Khi đã làm được bài văn làm miệng, được sự góp ý của học sinh cũng như sự nhận xét bổ sung của giáo viên, các em đã bổ sung và chuẩn bị tốt trong tiết văn viết. Nên bài viết được nâng cao rõ rệt. Việc nâng dần chất lượng làm bài ở học sinh là một điều phấn khởi của giáo viên, nhưng mà cái vui.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nhất là học sinh biết dùng từ, sử dụng từ hợp lý, hạn chế được việc chấm chữa bài cũng như các em vận dụng từ trong giáo tiếp. III. KẾT QUẢ: Qua các bước tiến hành thực hiện đề tài "Giúp học sinh tích luỹ vốn từ để vận dụng và làm bài văn miêu tả người thông qua việc học nhóm, tổ ở nhà" đã đem lại kết quả như sau: - Học sinh tích luỹ được thêm vốn từ để vận dụng vào làm văn miêu tả người. - Hiểu được ý nghĩa của từ cũng như phân loại được đối tượng mình tả mà vận dụng vào từng bài làm cụ thể. - So với trước đây, chất lượng bài làm của học sinh ngày một nâng cao. Đặc biệt số lượng học sinh giỏi, khá tăng nhiều. Ngoài ra còn tạo cho các em vận dụng từ trong giao tiếp. Nhưng một điều muốn nói ở đây: Đối với học sinh có năng khiếu, khi viết văn các em dùng từ khác hay hơn mà chính xác, chúng ta càng phát huy để các em khác được học thêm. Từ thực tiễn đó: Đối với cùng thể loại văn miên tả người tôi có so sánh với năm học 2005-2006 và năm hoüc 2006-2007 nhæ sau: Nàm hoüc 20052006 20062007 20072008. T S H S 26 29 26. Gioíi. Khaï. SL. TL. SL. TL. 02 06 07. 7,69 20,6 8 26,9 2. 04 07 08. 15,3 8 24,1 3 30,7 6. Trung bçnh SL TL. SL. TL. 08 10 09. 12 06 02. 46,1 5 20,6 8 7,69. 30,7 6 34,4 8 34,6 1. Yếu. IV. BAÌI HỌC KINH NGHIỆM: Để thực hiện thành công đề tài trên , bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Sau khi khảo sát chất lượng giáo viên phân loại đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. - Thành lập được nhóm học tập theo địa bàn dân cư, chọn nhóm trưởng, chọn địa điểm học (để.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> thuận lợi) và trao đổi với gia đình phụ huynh để gia đình tạo điều kiện giúp đỡ. - Sổ ghi chép tích luỹ vốn từ, làm văn hay. - Sử dụng thời gian hợp lý để giao việc cũng như kiểm tra, nhận xét, đánh giá động viên kịp thời tạo các em phấn khởi trong học tổ, nhóm. - Trên cơ sở làm bài văn trên lớp giáo viên phân loại được sự tiến bộ của từng em, cũng như thấy được những tồn tại cần giúp đỡ kịp thời. V. KẾT LUẬN: Để giúp học sinh còn lúng túng trên văn miêu tả người, bản thân đã vận dụng một số kinh nghiệm trên phần nào cũng tạo cho các em có sự tiến bộ rõ rệt trong bài làm cũng như giao tiếp. Song với khả năng cũng như điều kiện nghiên cứu và vận dụng không sao tránh được những thiếu sót. Vậy rất mong sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bản thân ngày càng rút kinh nghiệm dạy tốt hơn.. Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA MỘT SỐ BAÌI TẬP ĐƠN VỊ Người viết : Võ Thị Ngọc Lan Chức vụ : Phụ trách lớp 2A A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học là vấn đề mà nhiều cán bộ nghiên cứu và nhà giáo tâm huyết đã bỏ nhiều công sức đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm trong nước, giới thiệu thành tựu của cả nước, mục đích chính là để học sinh.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> cảm thụ tốt được tiếng mẹ để. Hiện nay, có nhiều phương pháp dạy học Tiếng Việt khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là hình thành năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cho hoüc sinh. Phân môn tập đọc ở tiểu học thường chia yêu cầu của bài tập đọc ra thành hai phần chính. 1. Luyện đọc 2. Hiểu và cảm thụ bài. Ở phần 1 chỉ yêu cầu học sinh ở mức độ đọc đúng và đọc diễn cảm. Nhưng qua phần 2 yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn là đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm. Chính vì vậy đọc hiểu ở tiểu học là nền tảng để học sinh cảm thụ được tiếng mẹ đẻ là cơ sở cho học sinh học tốt ở các phân môn khác của Tiếng Việt. Để học sinh tiểu học có năng lực, có kĩ năng đọc hiểu tốt phải dạy đọc hiểu một cách có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Tăng cường dạy học hiểu không chỉ là tăng thời gian luyện đọc trong giờ tập đọc mà phải coi trọng chất lượng đọc. Điều quan trọng là phải xác định đọc hiểu, kĩ năng đọc hiểu bao gồm những yếu tố gì? Ví dụ như hiểu nghĩa của từ, câu, tìm được từ khoá, câu khoá của bài, tóm tắt được nội dung của đoạn, của bài... Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số biện pháp để giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng đọc hiểu tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Tình hình thực tế: Nhìn lại hệ thống các câu hỏi, bài tập SGK Tiếng Việt 2 hiện nay chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện lại các chi tiết của bài tập đọc, ít câu hỏi yêu cầu học sinh suy luận, khái quát, làm rõ được đề tài, chủ đề của bài đọc. Nói cách khác, SGK yêu cầu học sinh đọc hiểu ở trình độ thấp, nặng về "đọc nhớ". Ví dụ 1 bài tập đọc có 4 câu thì có tới 3 câu là những câu hỏi, bài tập yêu cầu tái luận nhớ lại nội dung bài âoüc. * Ví dụ 1: Bài: Mẫu giấy vụn - Tiếng Việt 2 tập 1..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Mẫu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không? - Mẫu giấy vụn nằm ngay giữa cửa ra vào, rất dễ thấy. 2. Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? - Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe xem mẫu giấy noïi gç? 3. Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì? - Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói: "Các bạn ơi! Haîy boí täi vaìo soüt raïc!" 4. Em hiểu cô giáo muốn nhắc nhở em điều gì? - Ý cô giáo muốn nhắc nhở học sinh mình là phải biết giữ vệ sinh trường lớp, thấy giấy rác phải nhặt bỏ vào thùng. Có thể nói nhiều câu hỏi, bài tập còn mang tính áp đặt vì chỉ nêu ra cách hiểu, nhận xét của người soạn sách trước, học sinh chỉ còn là người minh hoạ cho những nhận xét. * Ví dụ 2: Bài: Lượm - Sách Tiếng Việt 2 tập 2 coï cáu hoíi. "Lượm dũng cảm như thế nào?" (Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn). Trong khi đọc cái đích đọc hiểu của bài "Lượm" là học sinh phải tự tìm ra kết luận là: Bài thơ cho thấy Lượm là cậu bé rất dũng cảm, chứ không phải là ngược lại như SGK, đó là kết luận có sẵn của người soạn sách cho học sinh chỉ việc chứng minh. * Ví dụ 3: Bài: Người mẹ hiền - Sách Tiếng Việt 2 tập 1 có câu hỏi cuối "Người mẹ hiền trong bài là ai" (Người mẹ hiền trong bài là cô giáo) chưa phát huy được trí lực cho học sinh về nội dung bài đọc bởi vì trong bài chỉ có một nhân vật nữ duy nhất là cô giáo. Mặt khác, hệ thống câu hỏi và bài tập SGK hiện nay yêu cầu học sinh một phương thức hành động phổ biến dùng lời. Điều này có những hạn chế là số lượng học sinh được làm việc trên lớp ít, bởi người nói phải có kẻ nghe, tại một thời điểm chỉ có một em có thể trả lời, tất cả học sinh trong lớp không thể cùng nói một lúc. Khi một em trả lời, những em khác sẽ làm gì? Giáo viên hầu như không kiểm soát được, chính vì thế giờ tập đọc không tích cực hoá được hoạt động của học sinh, không gây cho các em hứng thú làm việc. Đây là một trong những nguyên.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> nhân làm cho số lượng học sinh hoạt động tích cực trong giờ tập đọc thấp hơn các giờ khác. Một nhược điểm lớn trong nội dung chương trình Tập đọc lớp 2 là dạng bài tập trắc nghiệm kiểm tra nội dung đọc hiểu rất ít, chỉ được học sinh làm quen qua 4 tiết 4 ôn tập (giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II, cuối kỳ II), nhưng đây là dạng bài tập được ra trong các bài kiểm tra đọc hiểu, cuối mỗi học kỳ. Điều này khiến học sinh còn bỡ ngỡ lúng túng. II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Để khắc phục nhược điểm như đã nêu trên, trong quá trình dạy tập đọc phần tìm hiểu bài, tôi đã mạnh dạn thay đổi một số câu hỏi SGK thành một số dạng bài tập. Hay nói cách khác đó là việc chuyển hành động bằng lời của học sinh thành hành động vật chất (dùng các kí hiệu để vẽ, tô, nói, đánh dấu, viết câu trả lời ngắn...). Sau đây là một số hình thức chuyển đổi thành các dạng bài tập để phát triển kĩ năng đọc hiểu cho hoüc sinh. 1. Chuyển đổi các câu hỏi bằng lời thành các dạng bài tập trắc nghiệm: * Ví dụ 4: Bài mẹ (Sách Tiếng Việt 2 tập 1) có câu cuối: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời" là câu thơ có nhiều chất văn nhất, nếu giáo viên bình giảng câu này, diễn giảng về tình thương, sự chăm sóc của mẹ đối với con... thì sẽ không đọng lại gì trong tâm trí học sinh lớp 2. Ngược lại nếu yêu cầu học sinh giải thích câu thơ: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời như thế nào?" thì lại quá khó đối với học sinh lớp 2. Vì vậy tôi sẽ chuyển thành dạng trắc nghiệm. Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".  Mẹ ngồi quạt cho con suốt đời.  Sự chăm sóc, tình thương của mẹ theo con suốt đời.  Meû luïc naìo cuîng maït nhæ ngoün gioï. * Ví dụ 5: Bài "Cây xoài của ông em" (Tiếng Việt 2 tập 1) có câu hỏi "Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?". Với trình độ học.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> sinh lớp 2 thì ít em giải thích được bằng lời cho việc làm đó của mẹ là để tưởng nhớ ông, biết ơn ông đã trồng cây xoài cho con cháu ăn quả. Vì vậy nên chuyển thành dạy bài tập trắc nghiệm làm trên phiếu học tập. Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng nhất: "Mẹ chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ äng" vç:  Những quả xoài đầu mùa rất thơm ngon.  Để tưởng nhớ ông và biết ơn ông đã trồng cây xoaìi cho con chaïu àn quaí.  Vì lúc còn sống ông rất thích ăn xoài. Trở lại ví dụ 1: 3 câu hỏi đầu bài học. Mẫu giấy vụn chưa phát huy được cho học sinh khả năng suy luận, khái quát vấn đề. Vì vậy tôi sẽ thay cây hỏi 2 thành một bài tập. Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng: "Khi thấy mẫu giấy cô giáo đã làm gì?".  Yêu cầu bạn gái nhặt bỏ vào sọt rác.  Nhắc nhở học sinh không được vứt rác bừa bãi  Yêu cầu cả lớp lắng nghe mẫu giấy nói gì? Các bài tập được tôi chuẩn bị trước bằng phiếu học tập cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu bài, đến câu hỏi có nội dung đó thì tôi sẽ phát phiếu cho các em làm bài tập cá nhân rồi thu phiếu tổng kết. Với hình thức này, phần lớn học sinh đều đánh dấu được câu đúng của những câu hỏi khó, mang tính chất chốt lại nội dung bài học. Dạng bài tập này, nếu sử dụng nhiều trong tiết tập đọc sẽ phát huy rất tốt kỹ năng đọc hiểu học sinh. 2. Gạch chân dưới những từ ngữ trong bài thể hiện nội dung câu hỏi: * Ví dụ 6: Trong bài "Gấu trắng là chúa tò mò" (Sách Tiếng Việt 2 tập 2) có câu hỏi: "Hình dáng của gấu trắng như thế nào?" theo cách dạy thông thường thì giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, xung phong trả lời. Như vậy giáo viên chỉ có thể nghe được ý kiến của một học sinh. Vì vậy, giáo viên nên chuyển từ hoạt động hỏi đáp qua hoạt động làm việc cá nhân bằng cách nêu yêu cầu: "Gạch chân dưới những từ ngữ tả hình dáng của con gấu trắng". Với hình thức này yêu cầu tất cả học sinh trong lớp phải suy.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nghĩ làm việc và giáo viên dễ dàng kiểm tra kết quả làm việc của học sinh. Dạng bài tập gạch chân dưới dạng những từ ngữ trong bài thay thế được nhiều câu hỏi tìm hiểu bài của nhiều bài tập đọc. Ví dụ: "Gạch chân dưới tên các loài cây được trồng trước lăng Bác" Cây và hoa bên lăng Bác (Tiếng Việt 2 tập 2) gạch chân dưới tên các loại chim được kể trong bài: "Về chim, Tiếng Việt 2 tập 2) "Gạch chân dưới những từ ngữ cho biết cây đa sống rất lâu năm?" bài "Cây đa quê hương" (Tiếng Việt 2 tập 2)... Chuyển đổi các câu hỏi bằng lời thành dạng bài tập này là giáo viên đã thúc đẩy kĩ năng suy nghĩ độc lập của học sinh, từng bước giúp học sinh cảm thụ được bài tập. 3. Viết tiếp vào chỗ trống cho trọn câu thể hiện nội dung bài đọc: Trở lại ví dụ 2: Bài Lượm (STV2- TV2) có câu hỏi số 3 "Lượm dũng cảm như thế nào?" chưa phát huy trí lực học sinh thì tôi sẽ thay đổi vào đó 1 bài tập. Điền vào chỗ trống cho trọn câu "Qua bài thơ, em thấy Lượm là một cậu bé rất......." (dũng cảm). Trở lại ví dụ 3: Trong bài "Người mẹ hiền" (STV2T1) sau câu hỏi cuối bài "Người mẹ hiền trong bài là ai?" thì nên có thêm 1 bài tập kiểm tra KN hiểu bài của hoüc sinh nhæ: Điền vào chỗ chấm cho trọn câu "Cô giáo trong bài được ví như một người mẹ hiền vì..." (cô dịu daìng, thæång yãu hoüc troì). Dạng bài tập ít áp dụng ở một số bài tập đọc, sẽ phát huy kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh, nên cho học sinh kĩ năng trình bày những hiểu biết của mình về nội dung bài đọc. 4. Khái quát ý của đoạn văn, bài văn bằng hình thức lựa chọn: Dạng bài tập được sử dụng ở phần củng cố bài học, để khắc sâu nội dung bài học. * Ví dụ 7: Nối một ô bên trái với một ô bên phải cho phù hợp với nội dung bài tập đọc. Âoản 1 Âoản 2. Trê khän cuía Gaì rừng Chồn coi thường baûn Sæû àn nàng cuía Chồn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Âoản 3 Âoản 4 (Baìi: Mäüt trê khän hån tràm trê khän - TV2 T2) * Ví dụ 8: Bài: "Sáng kiến của bé Hà - TV2 - T1) Đánh dấu X vào câu phù hợp nhất với nội dung bài tập đọc.  Bé Hà là một cô bé có rất nhiều sáng kiến.  Ông bà rất yêu quý bé Hà.  Bé Hà rất quý kính trọng ông bà. Với hình thức củng cố bài như trên sẽ giúp cho học sinh hiểu được những tóm tắt của văn bản, rút ra được ý chính của nó, làm cơ sở cho việc tìm đại ý, chủ đề của một bài tập đọc ở các lớp trên. C. KẾT QUẢ: Trên đây là một số biện pháp tôi đã thường áp dụng trong phần tìm hiểu bài của các giờ tập đọc nhằm thay đổi hình thức dạy học thông thường, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh phát huy kĩ năng đọc hiểu tốt, qua thời gian thực tiễn, chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, điển hình một số em như: Hoài Bảo, Hà Thanh, Quốc Giang, Hoài Nam, Hồng Lãnh, Khánh Kiệt... Chất lượng bài kiểm tra đọc hiểu qua giữa học kỳ I và cuối kỳ có tăng rõ rệt. Giai âoản GK I HK I GK II. Điểm 4. Điểm 3. Điểm 2. Điểm 1. 15 20 25. 8 6 5. 6 4 -. 1 -. TSHS 30. D. BAÌI HỌC KINH NGHIỆM: Qua một sáng kiến nhỏ trong dạy học như đã nêu trên, tôi tự rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân. 1. Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học, con đường lĩnh hội trí thức của các em chủ yếu thông qua các hoạt động học tập. Vì vậy người giáo viên cần phải chuẩn bị trước nhiều hình thức tổ chức cho các hoạt động của nhiều tiết dạy..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Để học sinh cảm thụ tốt bài đọc, giáo viên cần tăng cường khâu chuẩn bị bài của học sinh qua phần dặn dò (đọc trước bài, tìm hiểu ý...) 3. Kiến thức của bài đọc được cung cấp dưới nhiều hình thức sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, têch cỉûc hoảt âäüng hån. 4. Qua các hoạt động học tập, giáo viên dễ kiểm tra được sự tiếp thu của học sinh hơn. Trên đây là một vài biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 2 mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua và đạt kết quả tốt. Kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu, đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn. Täi xin chán thaình caím ån. NGƯỜI VIẾT. Voî Thë Ngoüc Lan.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×