Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.96 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VŨ BĂNG TÂM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO
CỦA TỈNH ĐẮK NƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VŨ BĂNG TÂM

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO
••
CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS TRẦN ĐỨC HIỆP
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2021
PGS. TS TRẦN ĐỨC HIỆP

GS.TS. PHAN HUY DƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam kết đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự

giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS. TS TRẦN ĐỨC HIỆP. Số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
NGƯỜI VIẾT


MỤC LỤC


3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt


Nguyên Nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CLC

Chất lượng cao

CNH

Cơng nghiệp hóa

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNN

Phát triển nông nghiệp

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Bảng

Nội dung

Trang


Tổng hợp mẫu điều tra phỏng vấn của luận
1

Bảng 2.1

41

văn
Tổng hợp vùng sản xuất nông nghiệp chất

2

Bảng 3.1

56

3

Bảng 3.2

Bảng tổng hợp giống cây trông, vật nuôi mới

58

4

Bảng 3.3

Quốc gia và lĩnh vực hợp tác phát triển


60

lượng cao

Tổng hợp thái độ và kỳ vọng của hộ sản xuất
5

Bảng 3.4

với nông nghiệp chất lượng cao

64

Doanh nghiệp hoạt động ngành nông nghiệp
6

Bảng 3.5

của tỉnh Đắk Nông

65

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mơ
7

Bảng 3.6

hình tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh

71


Đắk Nông
Hiện trạng phát triển nơng nghiệp chất lượng
8

Bảng 3.7

cao theo bộ tiêu chí

78

Ma trận SWOT đối với q trình phát triển
9

Bảng 4.1

nơng nghiệp chất lượng cao của tỉnh Đắk
Nông

7

88


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Hình

1


Hình 2.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

38

2

Hình 3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nơng

46

Hình 3.2

Loại cây trồng chính hiện nay của hộ sản xuất

3
Hình 3.3

Những việc cần làm để tăng chất lượng và hiệu
63

quả trồng trọt
Hình 3.4

Trang


61

nơng nghiệp

4
5

Nội dung

Những việc cần làm để tăng chất lượng và hiệu
63

quả chăn nuôi

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Nơng là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên với diện tích tự nhiên
650.927 km2. Dân số của tỉnh 630.000 người, với 31 dân tộc, trong đó dân tộc
thiểu số chiếm trên 31%, có 80% dân cư sống ở nơng thơn; hạ tầng nơng thơn
cịn thấp, chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, đời sống nhân dân cịn nhiều khó
khăn, hộ nghèo chiếm 19,26%.
Đắk Nơng có nhiều thế mạnh về phát triển nơng nghiệp với những sản
phẩm nơng nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao như: cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều, cây ăn quả... Thời gian qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã có sự
phát triển khá ấn tượng, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng liên tục, sản lượng
hàng hóa xuất khẩu đạt tăng trưởng khá cao, thu nhập và đời sống người dân
nông thôn được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, nông nghiệp của Đắk Nông
phải đối diện với nhiều thách thức liên quan tới vấn đề chất lượng, thị trường,
phá rừng lấy đất trồng trọt, sự suy giảm chất lượng đất, những tác động của
biến đổi khí hậu nắng nóng, khơ hạn, mưa trái vụ gây thiệt hại tới năng suất cây
trồng và bệnh tật cho gia súc gây ra khó khăn khơng ít cho sản xuất nơng
nghiệp. Năng suất lao động còn thấp do sản xuất manh mún, chất lượng tăng
trưởng chưa cao; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh về sản phẩm
nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế và những nguy cơ tiềm ẩn gây thoái hóa đất, ơ
nhiễm mơi trường. Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ nơng nghiệp cịn
thấp; thiếu sự gắn kết trong chuỗi sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Công nghệ sản xuất nhiều sản phẩm nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế,
cơng nghệ chế biến cịn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất và chế biến thô,
chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho
xuất khẩu. Nông nghiệp Đắk Nông đang đặt ra nhu cầu cấp thiết phải thay đổi
mơ hình tăng trưởng từ số lượng chuyển sang phát triển theo chất lượng, hiệu
quả và bền vững nhằm phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của tỉnh trước những thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu
phát triển kinh tế của xã hội.
Xuất phát từ lý do đó, học viên đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nông
nghiệp chất lượng cao của tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu luận văn
9


thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn đóng góp thêm những cơ
sở lý luận và thực tiễn cho sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Đắk Nông thời
gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Tỉnh Đắk Nơng cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển nông
nghiệp chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.

Mục đích nghiên cứu

Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận chung và khái quát kinh nghiệm thực
tiễn trong việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao, luận văn đi sâu phân tích,
đánh giá thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển nơng
nghiệp chất lượng cao của tỉnh Đắk Nơng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải
pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh Đắk Nông
đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận chung và những kinh nghiệm thực tiễn về phát
triển nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn một tỉnh, xây dựng khung
phân tích của luận văn.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở
Đắk Nông giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, chỉ ra những kết quả
đạt được, những hạn chế tồn tại và các vấn đề cần giải quyết với việc
phát triển nông nghiệp chất lượng cao trong những năm tới.

-


Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp chất lượng
cao Đắk Nông đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động phát triển nông nghiệp
chất lượng cao trên địa bàn cấp tỉnh.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến phát triển nơng nghiệp chất lượng cao theo nghĩa hẹp gồm có trồng trọt,
10


chăn nuôi. Luận văn triển khai nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận liên ngành
trong đó chủ yếu là tiếp cận từ góc độ quản lý kinh tế; và chủ thể quản lý ở đây
là tỉnh Đắk Nông.
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển nông
nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được xác định từ năm 2010 đến
năm 2018, giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được chia làm 4
chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn cấp tỉnh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2010-2018

Chương
4: Định
hướng
và Đắk
giảiNơng
phápđến
phát
triển
nơng
chất lượng
2030
cao của
tỉnh
năm
2025,
tầmnghiệp
nhìn

11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CHẤT
LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1.

Những cơng trình nghiên cứu liên quan của học giả nước ngồi

Trước hết, tiếp cận từ vai trị của nơng nghiệp, đã có nhiều nghiên cứu của các
cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu “The Role of Agriculture in
Economic Development and Poverty Reduction: an empirical and conceptual
foundation” (Vai trị của nơng nghiệp trong phát triển kinh tế và giảm nghèo) của
Alexander Sarris đã coi nơng nghiệp chính là cơ sở, là tiền đề của q trình cơng
nghiệp hố. Tác giả cho rằng, việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh và năng
động sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp phát triển và đưa tới sự tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Theo các học giả, nơng nghiệp có 5 vai trò quan trọng:
1) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước; 2) Xuất khẩu nông sản để
thu ngoại tệ; 3) Tạo nguồn lao động cho khu vực công nghiệp; 4) Mở rộng thị trường
nội địa cho sản phẩm công nghiệp; 5) Tăng nguồn tiết kiệm để tạo vốn cho phát triển
công nghiệp (Sarris, 2001).
Ngân hàng Thế giới - World Bank trong cuốn “Báo cáo kinh tế Thế giới năm
2008: Tăng cường cho phát triển nông nghiệp” đã cho rằng PTNN là điều kiện sống
còn để đạt mục tiêu Thiên niên kỷ (Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo). Bởi
nơng nghiệp khi kết hợp với các ngành khác sẽ đưa đến nhiều lợi ích: Một là, nông
nghiệp tăng trưởng sẽ cung cấp cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo động lực
chính cho các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Hai là, nông
nghiệp là một sinh kế bởi ngành kinh tế này tạo việc làm cho 1,3 tỉ hộ tiểu nông. Sự
tăng trưởng nông nghiệp đã trở thành cơ sở để thực hiện nhiều mục tiêu KT- XH ở các
quốc gia. Ba là, thông qua thực tiễn SXNN sẽ phát triển các dịch vụ về mơi trường.
Bởi chính những hoạt động trong nông nghiệp là tác nhân không nhỏ làm ảnh hưởng

đến chất lượng môi trường như việc làm suy kiệt nguồn nước ngầm, ơ nhiễm hóa chất
nơng nghiệp, bạc màu đất và BĐKH toàn cầu. Đồng thời nông nghiệp cũng là ngành
trực tiếp chịu ảnh hưởng bất lợi từ những hiệu ứng không mong muốn mà môi trường
đưa đến (World Bank, 2008).


Đối với mảng kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, đáng chú ý là các nghiên
cứu của Csaba Csaki và Zvi Lerman trong tác phẩm “Structural change in the farming
sector in central and Eastern Europe-Lesson for EU Accession” (Thay đổi cơ cấu nông
nghiệp ở Trung và Đông Âu-Bài học cho các nước mới gia nhập Liên minh châu Âu)
đã làm rõ các nội dung: (1) Phát triển các cấu trúc trang trại và nâng cao năng lực cạnh
tranh trong nông nghiệp; (2) Luật đất đai và cơ chế quản lý thị trường đất đai và tái cơ
cấu nông trại; (3) Đẩy mạnh các dịch vụ nông nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nông sản... Từ thực tiễn kinh tế ở các nước Trung và Đông Âu, cuốn sách đã cung
cấp hàm ý chính sách trong quản lý nơng nghiệp đối với các nước và Việt Nam hồn
tồn có thể tham khảo, vận dụng (Csaba và Lerman, 1999).
Nghiên cứu “Agricultural Policy Choices in Developing Countries” (Lựa chọn
chính sách phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển) của tác giả Jonnathan
Brooks đã chỉ ra rằng quá trình tái cơ cấu nơng nghiệp làm tỷ trọng đóng góp của
ngành này vào GDP có xu hướng giảm nhưng lại tăng lên về mặt giá trị. Theo đó, cơ
cấu lao động trong nông nghiệp cũng thay đổi theo chiều hướng giảm nhưng thu nhập
đầu người tăng lên. Trên cơ sở nghiên cứu các mơ hình nơng nghiệp điển hình ở châu
Á, chẳng hạn ở Thái Lan, tác giả nhận định: Tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông
nghiệp là một quá trình được định hướng bởi thị trường và chính thị trường thúc đẩy
nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thể hiện ở các khía cạnh căn bản như: Đẩy
mạnh ứng dụng KHKT trong sản xuất; Thay đổi về tổ chức, quản lý. Dưới sự định
hướng của thị trường, các tác nhân tham gia chuỗi phải tìm cách điều chỉnh hành vi
kinh tế của mình sao cho hiệu quả nhất (Brooks, 2010).
Một nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations - FAO) là “Rapid growth of selected Asian

economies lesson and implications for agriculture and food security China and India”
(Bài học tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế tiêu biểu ở châu Á và ý nghĩa đối với
SXNN và an ninh lương thực ở Trung Quốc và Ấn Độ), đã chỉ ra rằng việc phát triển
kinh tế của một quốc gia được bắt đầu với sự phát triển của ngành nông nghiệp, q
trình đó được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường. Một trong những nội dung quan trọng
của tái cơ cấu nơng nghiệp là vấn đề đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh trong
ngành để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường nói chung. Nghiên cứu đã đưa
ra các trường hợp cụ thể như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác ở châu Á để


minh chứng cho những phân tích đó (Mudbhary, 2006).
Theo hướng tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp chất
lượng cao, có một số nghiên cứu nổi bật như:
Nghiên cứu “Agricultural Value Chains in Developing Countries” (Các chuỗi
giá trị nông nghiệp ở các nước đang phát triển) của tác giả Jacques Trienekens đã nói
về thực trạng của chuỗi giá trị hàng nông sản ở các nước đang phát triển. Theo tác giả,
các nền nông nghiệp chất lượng cao phải từng bước tìm cách cải thiện vị trí của mình
trong chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu và tham gia vào những công đoạn tạo ra giá trị
gia tăng cao, cụ thể là các khâu nghiên cứu, phát triển, chế biến, phân phối và tiêu thụ
sản phẩm một cách hiệu quả trên cơ sở dựa vào sản phẩm đặc thù của từng vùng hay là
những sản phẩm có lợi thế so sánh (Trienekens, 2011).
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu “The strategic role of the private sector in
agriculture and rural development” (Vai trò chiến lược của khu vực tư nhân trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn) đã nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của các doanh
nghiệp tư nhân đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Nghiên cứu đã cho
rằng, khu vực tư nhân chính là trụ cột để có sự tăng trưởng và phát triển của nơng
nghiệp nói chung và nơng nghiệp chất lượng cao nói riêng. Từ đó, đưa ra các chính
sách cụ thể hỗ trợ hoạt động cho khu vực tư nhân, nâng cao hiệu quả và vai trò chiến
lược của khu vực này trong phát triển nông nghiệp và nơng thơn (Mitchell, 2016).
1.1.2.


Những cơng trình nghiên cứu liên quan của học giả trong nước

Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp đã được nhiều học giả trong nước quan
tâm, thúc đẩy từ lâu với nhiều cơng trình nghiên cứu đã được công bố. Chẳng hạn như:
Cuốn "Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng
XHCN" do tác giả Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, đã nêu bật những vấn đề lý luận cơ bản
về nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Các tác giả cho rằng, trong mọi
giai đoạn, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế không thể thay thế; CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại vẫn luôn phải được đặt
trọng tâm trong chiến lược CNH, HĐH đất nước. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa về
kinh tế mà cịn có ý nghĩa chính trị- xã hội sâu sắc. Với lợi thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới và tài nguyên sinh học đa dạng, khả năng xác lập vị thế của một số loại nông
sản trên thị trường trong nước và quốc tế, định hướng chung của ngành là phát triển
nơng nghiệp tồn diện, thâm canh theo hướng hiện đại với năng suất, chất lượng hiệu


quả, khả năng cạnh tranh cao và bảo đảm yêu cầu bền vững cả về kinh tế, xã hội và
môi trường (Nguyễn Kế Tuấn, 2015).
Nghiên cứu “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng
cho phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung đã đánh giá về tầm quan trọng của nông
nghiệp Việt Nam như tạo ra sinh kế cho 68,2% dân số, đóng góp 22% GDP và 23%
giá trị xuất khẩu của quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lao động tham gia vào
nông nghiệp và dân số tập trung ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhưng quỹ
đất cho nông nghiệp ngày càng giảm, năng lực cạnh tranh của nhiều nông sản cịn
thấp, lượng vốn đầu tư vào nơng nghiệp thấp. Thêm vào đó, những năm qua nơng
nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, sự chênh lệch giữa các
vùng và các nhóm cư dân ngày một tăng, kèm theo đó là sự tác động bất lợi của điều
kiện tự nhiên do BĐKH đang là những thách thức lớn đối với việc phát triển nông
nghiệp ở nước ta. Chính vì thế, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về quy hoạch,

giải pháp đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao và phát triển chuỗi giá trị, xây dựng
thương hiệu nông sản, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ mơi trường để ứng phó
kịp thời với biến đổi khí hậu... với mục đích phát triển nền nông nghiệp một cách bền
vững (Đỗ Kim Chung, 2013).
Nguyễn Minh Phong trong bài viết “Sáu đột phá phát triển nông nghiệp”- Viện
nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đã nêu lên sáu đột phá phát triển nông nghiệp
trong gian đoạn hiện nay, bao gồm: (1) Chính sách đất đai: về giá đất và thuế sử dụng
đất, thu hồi đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất... (2) chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp: nhằm mục đích phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. (3) Đào tạo
nguồn nhân lực cho nông nghiệp: tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng
nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nơng thơn. Đảm bảo trình độ tay nghề và trình độ
xã hội cho lao động ở nông thôn. (4) Xây dựng kết cấu hạ tầng và áp dụng KHCN: tạo
lập sự đồng bộ về hệ thống thuỷ lợi, giao thông, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin truyền thông, chợ, hệ thống chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm. (5) Xây
dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản: chú ý vào xây dựng và bảo vệ các thương hiệu
nông sản, phát triển các thể chế và tổ chức thương mại để điều tiết hoạt động mua bán,
xuất nhập khẩu thông suốt theo quy luật thị trường. (6) Chính sách tài chính - tín dụng:
Bỏ hoặc giảm các loại thuế nông nghiệp, ưu tiên vốn ngân sách và hỗ trợ tín dụng


nông thôn, thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho phát triển nông nghiệp, mở rộng thị
trường cho thuê tài chính nơng thơn. Đây là bài viết chun sâu về các giải pháp, mở
ra chiều hướng nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp (Nguyễn Minh Phong,
2011).
Đề cập đến các vấn đề thực tiễn nơng nghiệp, đã có một số học giả Việt Nam
bàn về mơ hình tăng trưởng mới cũng như xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp
trong bối cảnh lịch sử có nhiều thay đổi đưa đến cả những thuận lợi lẫn khó khăn,
thách thức. Nghiên cứu "Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong mơ hình tăng trưởng
kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên cho rằng: Trong
bối cảnh mới - bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với

nhiều nhân tố xuất hiện và nhiều vấn đề nảy sinh (khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí
hậu, an sinh xã hội khơng được đảm bảo...) thì cần nhìn nhận, đánh giá lại nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Trên cơ sở xác định vị trí, nhấn mạnh vai trị của tam
nơng, tác giả đã nêu lên cơ hội và thách thức, đồng thời đề xuất những chính sách giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong mơ hình tăng trưởng kinh tế mới
(Nguyễn Thị Tố Quyên, 2012). Với chủ đề phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại
trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế thì những nội dung trình bày trong cuốn sách
là những gợi ý giá trị đối với việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Về phát triển nông nghiệp chất lượng cao, để phát huy vai trò của các nhân tố
ảnh hưởng, tác giả Trần Đại Nghĩa trong “Liên kết nông dân doanh nghiệp trong sản
xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mơ lớn tại Việt Nam” từ việc phân tích xu
hướng phát triển của nơng nghiệp hiện nay là phát triển nông nghiệp chất lượng cao,
tập trung, quy mô lớn đã cho rằng việc liên kết nơng dân với doanh nghiệp trong các
khâu của q trình sản xuất là một yêu cầu mang tính tất yếu. Tác giả cũng đã phân
tích các hình thức liên kết, có lưu ý riêng cho một số trường hợp cụ thể, trên cơ sở đó
khẳng định rằng, mối liên kết này chắc chắn mang lại lợi ích cho cả hai bên, và hơn cả
là sẽ giúp cho việc sản xuất tiết kiệm được chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng, từ
đó ngành nơng nghiệp sẽ tăng giá trị, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững (Trần Đại
Nghĩa, 2012).
Tiếp cận từ khía cạnh liên kết kinh tế để phát triển nông nghiệp chất lượng cao,
nhiều nghiên cứu coi liên kết là một hình thức của quản trị thị trường; tối ưu hóa chi
phí giao dịch là động lực của liên kết kinh tế; chuỗi giá trị là hình thức cơ bản của liên


kết kinh tế và chú trọng nghiên cứu liên kết kinh tế trong lĩnh vực liên kết giữa doanh
nghiệp với nông dân và liên kết kinh tế vùng, liên kết kinh tế quốc tế đáng lưu ý là
nghiên cứu “Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với
nơng dân - mơ hình Hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác” (Trần Bảo Trung, 2012).
Bên cạnh đó, để phát triển nơng nghiệp chất lượng cao, các yếu tố về chính
sách, cơ chế cũng thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Tác giả Đoàn Xn Thủy

trong cuốn “Chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay” đã phân
tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước
ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của
WTO; từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục hồn thiện chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp ở nước ta theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa
thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, hiện đại, tạo cơ sở bền vững cho
việc giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới (Đồn Xn Thủy,
2011).
Nghiên cứu “Phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đắk
Nông” của tác giả Phạm Văn Hải đã tập trung vào phân tích thực trạng phát triển nông
nghiệp của huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông trên năm khía cạnh: (1) Mở rộng quy mơ,
gia tăng các nguồn lực đầu vào; (2) Tổ chức sản xuất nông nghiệp; (3) Sự phát triển
của các ngành trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp; (4) Bảo đảm thị trường đầu ra; (5)
Gia tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng điểm
yếu trong phát triển nơng nghiệp của huyện Krơng Nơ nói riêng cũng như tỉnh Đắk
Nơng và khu vực Tây Ngun nói chung chính là: chất lượng lao động nơng nghiệp
hạn chế; chủ yếu chưa qua đào tạo, khơng có trình độ kỹ thuật; trình độ học vấn thấp
gây khó khăn, trở ngại trong việc chuyển giao, tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và ứng dụng vào sản xuất; mô hình sản xuất chủ yếu vẫn là hộ gia đình với tính tự
phát, thiếu quy hoạch, sử dụng giống khơng đảm bảo chất lượng, giống nhiễm sâu
bệnh, ... đã dẫn đến nguy cơ rất lớn về bệnh hại ảnh hưởng đến chất lượng nông sản
(Phạm Văn Hải, 2016). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để nâng
cao chất lượng nông sản và phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Nô, cũng
như các khu vực khác của tỉnh Đắk Nông.
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,
thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020,


định hướng đến năm 2030” do UBND tỉnh Đắk Nông nghiên cứu, xây dựng và ban
hành năm 2018 nhằm mục đích: Nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng nơng sản; nâng

cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm ngành hàng và tồn ngành nơng nghiệp tỉnh
Đắk Nơng. Đề án tập trung vào phân tích, xác định những khó khăn của từng khâu
trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, từ đó đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi tạo
sự cơng bằng và khuyến khích các chủ thể tham gia chuỗi, góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện nhanh đời sống nơng dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, đề
án cũng chỉ ra xu hướng tất yếu của phát triển triển nơng nghiệp theo hướng hiện đại
chính là phát triển nông nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường dựa vào
việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí
sản xuất (UBND tỉnh Đắk Nơng, 2018).
1.1.3.

Đánh giá khái qt kết quả các cơng trình đã công bố và vấn đề đặt ra

cần tiếp tục nghiên cứu của luận văn.
Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về phát triển nơng nghiệp nói
chung và phát triển nơng nghiệp chất lượng cao nói riêng đã làm sáng tỏ nhiều khía
cạnh liên quan đến phát triển nơng nghiệp, vai trị của phát triển nơng nghiệp trong
phát triển kinh tế của quốc gia cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp chất lượng cao. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu, luận giải một cách hệ thống về cơ sở lý luận của việc phát triển nông nghiệp chất
lượng cao, đồng thời, về mặt thực tiễn, cũng như nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề phát
triển nông nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Đắc Nơng. Vì vậy, theo hướng này, luận văn
tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung và những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn một tỉnh, xây dựng khung phân tích của luận
văn; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở Đắk Nông
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế
tồn tại và các vấn đề cần giải quyết với việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao
trong những năm tới; Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp chất
lượng cao Đắk Nông đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
1.2.


Cơ sở lý luận về phát triển nơng nghiệp chất lượng cao

1.2.1.

Một số khái niệm cơ bản

• Khái niệm nông nghiệp:

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nông nghiệp ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã


hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy sản” (Hồng Phê, 2003, tr 740).
Theo giáo trình Kinh tế nơng nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc dân:
“Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn ni và
ngành dịch vụ trong nơng nghiệp. Cịn nơng nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả
ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản” (Nguyễn Thế Nhã, 2013, tr.25).
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích khái niệm nơng nghiệp theo
nghĩa hẹp, tức là giới hạn trong lĩnh vực nơng nghiệp thuần.


Khái niệm chất lượng:
Chất lượng là tập hợp các thuộc tính của hàng hóa, tạo cho hàng hóa khả năng

thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn của người tiêu dùng (Hồng Phê, 2003, tr
144). Nó được tạo thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương án sản phẩm đến sản

xuất. Quá trình sản xuất là khâu quan trọng nhất tạo nên chất lượng và sau đó là trong
q trình lưu thơng, phân phối và sử dụng. Trong khi sử dụng, chất lượng sản phẩm
được đánh giá đầy đủ nhất. Điều đó có nghĩa là chất lượng mang tính tương đối vì sự
ưu thích của người sử dụng là khác nhau và mục đích sử dụng khác nhau.


Khái niệm nơng nghiệp chất lượng cao:
Nơng nghiệp chất lượng cao là nền nông nghiệp phát triển với những phương

thức sản xuất tiến bộ, đáp ứng với yêu cầu về quy mơ sản xuất mang tính hàng hóa, tập
trung, chuyên canh cao. Các phương thức tổ chức sản xuất thích hợp là trang trại, gia
trại... có quy mơ lớn; hoặc có thể là các nơng hộ được liên kết sản xuất nhằm hình
thành các vùng chuyên canh tập trung.


Khái niệm phát triển:

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi
lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.


Khái niệm phát triển nơng nghiệp chất lượng cao

Theo Tổ chức Nơng lương Liên hiệp quốc (FAO) thì phát triển nông nghiệp chất
lượng cao được hiểu là “các hoạt động nhằm xây dựng một nền nông nghiệp dựa trên


phương pháp, cơng nghệ canh tác mới, góp phần cải thiện quy trình sản suất, tăng
năng suất và chất lượng nơng sản, kiểm sốt được nguồn gốc sản phẩm, bảo tồn và
nhân giống” (FAO, 2002). Trong những năm gần đây, q trình vận động của ngành

nơng nghiệp được chuyển đổi từ sản xuất thủ công là chủ yếu sang nền nơng nghiệp sử
dụng máy móc và cơng nghệ hiện đại; từ nền nơng nghiệp tự cung tự cấp là chính sang
nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi
giá trị nông sản tồn cầu; phát triển nhanh nơng nghiệp sạch, nơng nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao... hướng tới mục tiêu phát triển
nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, khi bàn về phát triển nông nghiệp chất lượng cao, có hai khuynh hướng
tiếp cận sau:
1) Theo các hoạt động của phát triển (công tác quy hoạch; tổ chức sản xuất; áp
dụng tiến bộ kỹ thuật; liên kết giữa các chủ thể; giám sát và đánh giá kết quả,
hiệu quả).
2) Theo kết quả của sự phát triển (sự gia tăng về lượng; hoàn thiện cơ cấu, chất
lượng sản phẩm...).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của luận văn, tác giả lựa chọn cách tiếp cận
theo hướng thứ nhất, tức là giải quyết vấn đề trên cơ sở đánh giá các hoạt động của sự
phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
1.2.2.

Nội dung của phát triển nông nghiệp chất lượng cao

1.2.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp chất lượng cao
Muốn đạt được sự phát triển như mong muốn thì phải có quy hoạch. Quy hoạch
phát triển chính là một q trình xây dựng ý tưởng mục tiêu, những biện pháp để đạt
được mục đích cuối cùng.
Để phát triển nơng nghiệp chất lượng cao mang lại lợi ích chung cho cộng đồng
thì cần có quy hoạch phát triển nơng nghiệp chất lượng cao. Quy hoạch phát triển
nông nghiệp chất lượng cao là sự sắp xếp cân nhắc tính tốn tìm ra giải pháp tối ưu để
nhằm đạt được kết quả cao (mục đích đã đặt ra) hay chính là một hệ thống các biện
pháp về tổ chức, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục
đích cuối cùng là nâng cao chất lượng nông sản, gia tăng giá trị sản phẩm nơng sản.

Có thể thấy, phát triển nông nghiệp chất lượng cao và quy hoạch phát triển nơng
nghiệp chất lượng cao là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau.


Muốn có sự phát triển lâu dài và bền vững thì phải có quy hoạch, trước khi lập quy
hoạch phải xây dựng mục tiêu cần đạt tới.
Để công tác quy hoạch đạt hiệu quả cần chú ý đến một số vấn đề: (i) Quy hoạch
phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành
tựu KHCN với sử dụng hiệu quả nguồn tài ngun đất, nước, thích ứng với BĐKH,
bảo vệ mơi trường sinh thái; (ii) Phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo
quản, chế biến; (iii) Quy hoạch phát triển SXNN phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao
động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư đáp ứng yêu cầu sản xuất; (iv)
Phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực trên cơ sở có sự hỗ
trợ của nhà nước.
1.2.2.2.

Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp chất lượng cao, con đường tất yếu là phải
dựa vào khoa học kỹ thuật. Đây chính là chìa khóa để nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững. Song, do điểm xuất phát của hầu hết các nền nông nghiệp là đều dựa
trên nền tảng kinh tế hộ tiểu nông phân tán thì việc ứng dụng KHCN sẽ trở nên hạn
chế. Với thực tế đó, yêu cầu trong SXNN là phải quy hoạch các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung có quy mô lớn, nhất là đối với những ngành hàng nông sản chủ lực để
tạo ra những sản phẩm chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện ứng dụng phổ biến
các thành tựu KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả và
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Trong công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, cần đặc
biệt chú ý đến quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, bởi
chính việc hình thành các khu công nghệ cao sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng

dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất nơng nghiệp theo một quy trình liên
hồn, khép kín. Về nội hàm, có thể hiểu, vùng nơng nghiệp chất lượng cao là nơi sản
xuất tập trung, ứng dụng các quy trình, cơng nghệ và kỹ thuật canh tác tiên tiến trong
nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng đảm
bảo đạt năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.
Với đặc điểm là các nguồn lực đầu tư ban đầu lớn và thực tế không phải địa bàn
nào cũng phù hợp với việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao cho nên không thể
phát triển mơ hình này một cách tràn lan, dàn trải mà cần xây dựng quy hoạch vùng
sản xuất nông nghiệp chất lượng cao một cách cụ thể và chặt chẽ.


1.2.2.3.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến

Khoa học cơng nghệ có vai trị tích cực trong sự tăng trưởng và phát triển của
nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Hiện nay, khi việc
canh tác theo lối truyền thống đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Hoạt động manh mún,
hiệu quả canh tác còn thấp, giá thành sản phẩm cao, phụ thuộc lớn vào thiên nhiên thì
KHCN càng được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những
bất cập này. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nông sản trong điều kiện
diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp thì khơng cịn cách nào khác là phải tăng
cường áp dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vì thế trở thành nhu cầu bức thiết, là cơ sở để
ngành nông nghiệp đổi mới kịp thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ứng
dụng KHCN vào SXNN thể hiện ở một số khâu đột phá, cơ bản gồm nghiên cứu, ứng
dụng giống mới và công nghệ mới vào sản xuất như: ICM (Chương trình quản lý cây
trồng tổng hợp), IPM (Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp), chế phẩm sinh học,
thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cơng nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học trong xử lý
môi trường nuôi; Ứng dụng các biện pháp an ninh sinh học trong chăn ni... góp

phần quan trọng để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, rút ngắn chu kỳ - ni
trồng, giảm thiểu dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường.
Bên cạnh đó, ứng dụng KHCN trong sản xuất, chế biến còn thể hiện ở việc đẩy
mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu. Kết quả của sự ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ không những giúp năng suất tăng lên, chất lượng sản phẩm được
cải tiến mà còn giúp người nông dân chủ động trong sản xuất, giảm giá thành sản
phẩm nhờ hạn chế được sự lãng phí tài ngun đất, nước do tính ưu việt của các cơng
nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự
động hóa sản xuất. Điều kiện để đưa công nghệ vào trong sản xuất nơng nghiệp chất
lượng cao là phải có quỹ đất, có doanh nghiệp tiên phong và sự ủng hộ, hợp tác của
người dân, sự hỗ trợ của chính quyền thì mới có thể thành cơng được.
1.2.2.4.

Đổi mới mơ hình tổ chức sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng

Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là sau khi có nghị quyết 10 khóa VI ngày
5/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đã xác định “hộ
nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, kinh tế hộ nông dân không ngừng phát triển và
ngày càng khẳng định vai trị, vị trí của mình trong phát triển KT- XH. Tuy vậy, do sự


giới hạn về khả năng, kinh nghiệm sản xuất nên bên cạnh những hộ nông dân vươn lên
mạnh mẽ vẫn cịn khơng ít hộ ở trong tình trạng khó khăn. Vì vậy, để phát triển nơng
nghiệp chất lượng cao thì nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải đổi mới quan hệ sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi mơ hình sản xuất nơng nghiệp quy mơ hộ
nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mơ hình sản xuất quy mơ lớn, tập trung dựa vào doanh
nghiệp, hợp tác xã và trang trại. Tất nhiên, q trình đó phải được thực hiện dựa trên
nguyên tắc của thị trường.
Trong nông nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều khâu có quan hệ
với nhau như: Cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất, thu mua vận chuyển, chế biến,

tiêu thụ. Như vậy, tổ chức sản xuất đại biểu cho nền nông nghiệp hiện đại phải có khả
năng cập nhật, ứng dụng nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,
sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cả về
số lượng, chất lượng, chủng loại, đồng thời có khả năng liên kết bình đẳng với các chủ
thể khác trong chuỗi giá trị nông sản và tham gia vào mạng sản xuất tồn cầu. Trong
điều kiện xuất phát điểm của nền nơng nghiệp cịn thấp, nơng thơn cịn mang đậm
những đặc trưng truyền thống thì trước mắt cần đẩy mạnh mơ hình các trang trại trên
cơ sở có sự liên kết của những hộ nông dân lớn, tiếp đến là ưu tiên cho mơ hình doanh
nghiệp nơng nghiệp tư nhân với những năng lực có thể đáp ứng tốt những yêu cầu trên
của nền nông nghiệp mới.
1.2.2.5.

Công tác phát triển thị trường nông nghiệp chất lượng cao

Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập với nhiều sự thay đổi: thuế
nhập khẩu bằng không; chuyển đổi thể chế, pháp luật và thương mại toàn cầu. Khi hội
nhập sâu mới thấy ngành nơng nghiệp nước ta có bước tiến mạnh nhưng chưa bền
vững, nước nơng nghiệp nhưng chưa có nghề nơng đúng nghĩa. Trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gay gắt, người ta thấy vai trò của việc phát triển thị trường càng trở
nên cấp thiết. Người nông dân Việt Nam đã có lịch sử nghìn năm canh tác nhưng lại
chỉ mới có vài chục năm kinh nghiệm thị trường vì vậy sự thua thiệt trên thị trường là
điều khơng khó lý giải. Nơng dân chúng ta có thể sản xuất hầu hết mọi nông sản
nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì khơng có thị trường đầu ra, ngun nhân
chính là do họ vẫn cịn đơn độc trong sản xuất, hoạt động tự phát theo kiểu mạnh gì
làm nấy, sản xuất theo phong trào. Vậy nên, trong thời gian gần đây đã có những cuộc
giải cứu nơng sản mang tính giải pháp tình thế cho thấy nền SXNN nước ta đang thiếu


sự kết nối với thị trường. Đây cũng không hẳn là trách nhiệm của người nơng dân mà
phải nói đến năng lực tổ chức sản xuất, năng lực dự báo, định hướng thị trường của

Nhà nước cho nơng dân cịn tồn tại nhiều hạn chế.
Chính vì thế, để thực hiện q trình cấu trúc lại nền nơng nghiệp truyền thống
sang nền nông nghiệp thương mại hiện đại với các mục tiêu lớn: nâng cao thu nhập
của nông dân lên mức khá; Bảo đảm an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm, môi
trường; Tăng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu để có xuất siêu lớn..., đã có nhiều giải
pháp được đề cập tới nhưng thiết nghĩ việc nghiên cứu thị trường bài bản và quy hoạch
lại nền nông nghiệp hàng hóa một cách hệ thống là vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện
nay. Ở các địa phương, các tỉnh thì cần xác định mặt hàng có lợi thế để tập trung đầu
tư nguồn lực sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ vùng chuyên canh cho đến
các cụm công nghiệp và thương mại hỗ trợ, cuối cùng là đưa ra thị trường. Nhà nước
cần có những giải pháp hạn chế thấp nhất những thua thiệt, thất bại của nơng dân trong
q trình kinh tế.
1.2.2.6.

Thực hiện liên kết giữa các chủ thể theo chuỗi giá trị

Để có thể phát triển nơng nghiệp chất lượng cao thì nền nơng nghiệp đó phải đi
theo con đường liên kết, bằng cách tự giác tổ chức sự liên kết đó. Cụ thể:
Thứ nhất, các hộ nông dân phải liên kết với nhau dưới hình thức như tổ hợp tác,
hợp tác xã, các hiệp hội... khi đó mới có điều kiện để xóa hiện trạng nhỏ lẻ, manh mún
của hàng vạn hộ nông dân. Có được sự liên kết này mới mở đường cho các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tiến hành sản xuất hàng hóa lớn. Và từ q trình đó,
mỗi tổ chức liên kết của nơng dân sẽ đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của hàng
chục, hàng trăm hộ ký kết các hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp, với các cơ quan
hoặc các nhà khoa học.
Thứ hai, sự liên kết các hộ nông dân để đi lên sản xuất hàng hóa lớn là một tất
yếu kinh tế nên dẫu muốn hay khơng nó vẫn diễn ra. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ: nếu để
quá trình này diễn ra tự phát thì sự liên kết sẽ diễn ra chậm chạp, ngược lại nếu tổ chức
sự liên kết một cách tự giác thì sẽ rút ngắn được thời gian.
Thứ ba, liên kết các hộ nông dân với nhau để có cơ sở tổ chức kinh tế cho liên

kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước). Liên kết đó phải dựa
trên hai cơ sở: Lợi ích và pháp lý, với sự phân định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng


“nhà”. Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính, trong đó, doanh nghiệp là đầu
tàu, giữ vai trị quan trọng liên kết “3 nhà” cịn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản
xuất; Hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; Từng bước tiến tới xây dựng
thương hiệu sản phẩm nông sản. Các hộ nông dân chỉ tham gia các tổ chức liên kết
như tổ hợp tác, hội, hợp tác xã kiểu mới... và chỉ khi ở trong các tổ chức đó họ mới có
được lợi ích lớn hơn, chắc chắn hơn.
Xây dựng mối liên kết này, về bản chất là nhằm hình thành một kênh tiêu thụ
mới trong chuỗi giá trị nông sản thông qua việc loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa
sản xuất và kinh doanh, rút ngắn độ dài kênh tiêu thụ, góp phần trực tiếp nâng cao đời
sống cho bà con nông dân. Người nông dân Việt Nam sẽ từ nông dân sản xuất nhỏ lên
nông dân hiện đại; chuyển từ phương thức canh tác lạc hậu sang phương thức canh tác
mới với chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
1.2.2.7.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nông nghiệp chất lượng cao

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch là rất cần thiết, đảm bảo quy hoạch
được thực hiện đúng, chấn chỉnh kịp thời một số vi phạm trong quản lý, thực hiện quy
hoạch, nhanh chóng sửa đổi, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để quy hoạch sát với thực
tiễn hơn.
Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch nông nghiệp
chất lượng cao sẽ giúp hạn chế tình trạng người dân chạy theo thị trường, chạy theo số
đông dẫn đến phá vỡ quy hoạch về phát triển nông nghiệp chất lượng cao, hệ quả là
gây ra tình trạng thị trường thừa /thiếu nơng sản.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn thực hiện quy hoạch phát triển nơng nghiệp chất
lượng cao, có thể nảy sinh một số vấn đề làm quy hoạch không sát với thực tiễn dẫn

đến nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các
nguồn lực, lợi thế, vấn đề chuyển dịch cơ cấu và đổi mới hình thức sản xuất cũng
chậm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nông nghiệp chất
lượng cao giúp nhanh chóng phát hiện, điều chỉnh, sửa đổi các vấn đề về quy hoạch,
cải thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch.
1.2.3.

Các tiêu chí phản ánh q trình phát triển nơng nghiệp chất lượng

cao
Có nhiều tiêu chí phản ánh q trình phát triển nơng nghiệp chất lượng cao, trong


×