Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam sành tại xã đồng yên huyện bắc quang tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.18 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo khóa học 2014 – 2018, đồng thời
đánh giá quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự
đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh Tế, tôi đã tiến
hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cam Sành tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”.
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn các
quý thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian theo học tại trường để tơi có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào quá trình thực tập và làm khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cơ Hồng Thị Dung đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tơi xin cảm ơn toàn bộ cán bộ, nhân viên của UBND xã
Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do hạn chế về mặt thời
gian, trình độ nên kính mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các
thầy cơ giáo cũng như những người quan tâm đến vấn đề này để khóa luận tốt
nghiệp được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Người thực hiện khóa luận
Sinh viên
Mạc Văn Bạo

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU SƠ ĐỒ ............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 3
5.2. Phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu................................................ 4
6. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................... 5
1.1.1. Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế ............................................. 5
1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế ........................................................................ 6
1.1.3. Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế ................................................. 8
1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ........................ 9
1.1.5. Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 10
1.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 13
1.2.1. Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất ..................................................... 13
1.2.2. Chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất và tiêu thụ Cam sành.................. 13
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ ĐỒNG YÊN, HUYỆN BẮC
QUANG, TỈNH HÀ GIANG .......................................................................... 14
2.1.Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 14
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 14
2.1.2. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 15

2.1.3. Tài nguyên đất và nước ......................................................................... 16
2.2. Điều kiện kinh tế ...................................................................................... 17
ii


2.3. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 19
2.3.1. Dân số và lao động ................................................................................ 19
2.3.2. Văn hóa, giáo dục, y tế .......................................................................... 20
2.3.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 20
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Đồng Yên,
huyện Bắc Quang ............................................................................................ 22
2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 22
2.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 23
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAM SÀNH TẠI
XÃ ĐỒNG YÊN, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG .................... 24
3.1. Đặc điểm chung của cây cam sành Hà Giang .......................................... 24
3.1.1. Nguồn gốc của các giống cam sành ...................................................... 24
3.1.2. Đặc điểm chung của cây cam sành ....................................................... 25
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cam sành Hà Giang ......... 27
3.1.4. Giá trị dinh dưỡng của cam đối với đời sống con người ...................... 31
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Sành tại xã Đồng Yên .................... 31
3.2.1. Diện tích cam Sành ............................................................................... 31
3.2.2. Năng suất và sản lượng ......................................................................... 33
3.3. Kết quả sản suất kinh doanh cam sành tại xã Đồng Yên ......................... 34
3.3.1. Kết quả sản xuất cam ............................................................................ 34
3.3.2. Kết quả kinh doanh cam tại xã .............................................................. 36
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cam sành tại xã Đồng Yên qua điều tra
nông hộ ............................................................................................................ 41
3.4.1. Thông tin chung về hộ điều tra ............................................................. 41
3.4.2. Chi phí cho cây cam sành của hộ .......................................................... 43

3.4.3. Kết quả sản xuất của các hộ gia đình trồng cam sành .......................... 44
3.5. Phân tích các hiệu quả trồng cây cam sành của hộ .................................. 46
3.5.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trồng cây cam sành của hộ ................................. 46
3.5.2. Đánh giá của người dân về trồng cây cam sành ................................... 47
3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của cây cam sành............................ 49
3.6.1 Một số thành tựu đạt được ..................................................................... 49
3.6.2. Một số mặt hạn chế ............................................................................... 51

iii


3.7. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây Cam tại
địa phương ....................................................................................................... 53
3.7.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền, chính sách của
nhà nước .......................................................................................................... 53
3.7.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng các quy
hoạch để hình thành các vùng sản xuất cam tập trung.................................... 54
3.7.3. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT và cơng nghệ trong trồng và
chăm sóc cam .................................................................................................. 54
3.7.4.Tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo vệ và phát triển thương hiệu
cam sành Hà Giang ......................................................................................... 55
3.7.5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát
triển cây cam sành ........................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực xã Đồng Yên....................... 16
Bảng 2.2 Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 18
Bảng 2.3 Tình hình dân số và lao động xã Đồng Yên .................................... 19
Bảng 3.1 Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lượng
một số loại cam ............................................................................................... 26
Bảng 3.2 Diện tích trồng mới cam sành qua 3 năm ........................................ 32
Bảng 3.3 Biến động năng suất và sản lượng cam quả qua các năm ............... 33
Bảng 3.4 Lượng phân bón cho cây cam sành ................................................. 35
Bảng 3.5: Tỷ trọng doanh thu các hộ trồng cam sành tại xã Đồng Yên ......... 38
năm 2017.......................................................................................................... 38
Bảng 3.6 Kênh tiêu thụ cam của xã Đồng Yên Năm 2017 ............................. 38
Bảng 3.7 Đặc điểm kênh phân phối cam quả.................................................. 40
Bảng 3.8 Đặc điểm các nhóm hộ được khảo sát ............................................. 41
Bảng 3.9 Năng suất và giá trị sản xuất bình quân 1 ha cam sành của hộ ....... 42
Bảng 3.10 Chi phí bình qn trồng cam sành của hộ ..................................... 43
Bảng 3.11 Kết quả sản xuất bình quân của hộ gia đình .................................. 45
Bảng 3.12 Hiệu quả trồng cây cam sành......................................................... 46
Bảng 3.13 Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng cây cam sành............. 48

v


DANH MỤC BIỂU SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biến động diện tích sản xuất cam sành tại xã Đồng Yên ............ 32
Biểu đồ 3.2 Giá bán cam bình quân qua các năm ........................................... 36
Biểu đồ 3.3 Doanh thu các hộ trồng cam sành (tính cho tồn xã) .................. 37
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ kênh phân phối cam sành ..................................................... 39

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang .................... 14


vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phậm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

GTVT

Giao thơng vận tải

HQKT


Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

MI

Thu nhập hỗn hợp

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ



Quyết định

SHTT

Sở hữu trí tuệ


THCS

Trung học cơ sở

TR

Doanh thu

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VH - TT – DL

Văn hóa - Thể thao – Du lịch

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở điểm cực Bắc Việt Nam, chịu nhiều
ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai hết sức đa dạng
và phân bố trên nhiều loại địa hình sinh thái. Những năm qua thực hiện các
mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Hà Giang coi nhiệm vụ
phát triển cây cam sành trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ cơ bản
trong chương trình phát triển kinh tế xã hội hằng năm. Cùng với Yên Bái,
Tuyên Quang, Hà Giang trở thành vùng trồng cam sành chủ chốt. Khoảng
những năm 1990 một số hộ dân thuộc huyện Bắc Quang đem giống cam sành
về trồng thử nghiệm, thời điểm ban đầu người dân trồng cam sành trong vườn
gần như chỉ sử dụng trong gia đình là chính mà chưa được thương mại hóa,
một số ít được đem ra chợ bán.
Nhờ khí hậu ơn hịa, thổ nhưỡng khơng giống bất kỳ vùng nào khác
trên cả nước, lượng mưa ở Bắc Quang rất đều đặn và lớn, được mệnh danh là
rốn mưa của cả nước do vậy cây cam sành dễ dàng thích ứng, sinh trưởng và
phát triển mạnh. Dựa trên lợi thế đó, các hộ gia đình nhân giống cam bằng
phương pháp chiết cành, một số gia đình ươm bầu. Khoảng thời điểm năm
1997 vùng trồng cam mạnh nhất Hà Giang là xã Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang,
phương pháp triết cành sử dụng phổ biến. Người dân nơi đây vốn tính cần cù
chịu khó, tận dụng đất hoang những người nông dân cần cù này đã phủ xanh
vùng đồi núi bằng những cây cam sành, đến đây du khách sẽ thực sự choáng
ngợp bởi trùng trùng, điệp điệp những cây cam xanh tốt. Tuy nhiên, cũng có
giai đoạn cam sành Hà Giang điêu đứng bởi bệnh vàng lá hay giá cả thất
thường của thị trường, người dân tưởng chừng như mất niềm tin vào cây cam.
Do đó diện tích cũng như hoạt động trồng cam sành bị ảnh hưởng. Để đẩy
mạnh hoạt động trồng và phát triển thương mại cây cam sành huyện Bắc
Quang đã xây dựng kế hoạch phát triển cây cam sành chất lượng cao theo
những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể lâu dài.
1



Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang đã tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng diện tích cam, tăng
cường các biện pháp chăm sóc cây cam theo hướng áp dụng khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất, xây dựng nhiều mô hình trang trại trồng cam với quy
mơ lớn theo hướng sản xuất hàng hóa để tạo thu nhập cho người dân góp
phần nâng cao đời sống hộ nơng dân.
Phát triển cây ăn qủa đặc biệt là cây cam một giống cây mũi nhọn của
tỉnh Hà Giang nói chung, xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang nói riêng là một
giải pháp tốt cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, phát triển sản xuất
một cách lâu dài và ổn định, phù hợp với nền nông nghiệp của vùng. Với
những vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiêm cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh
tế sản xuất cây cam Sành tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang” trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp hợp lý để phát triển sản xuất
cam cho người trồng cam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cam sành tại xã Đồng Yên, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm năng
cao hiệu quả kinh tế cây cam sành cho xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan hiệu quả kinh
tế cây cam sành tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: 2015 - 2017
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Đồng
Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế của quả cam
sành thương phẩm, nghiên cứu HQKT trong giai đoạn thứ hai (giai đoạnh
2



phát triển) của cây Cam (từ năm thứ sáu đến năm thứ mười) ở các điểm đã
được chọn trong đề tài do giai đoạn này cây cam có sức sinh trưởng, phát
triển mạnh và cho thu hoạch ở mức sản lượng cao nhất của chu kỳ.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả
kinh tế
- Những đặc điểm cơ bản của xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang.
- Thực trạng trồng và phát triển cây cam sành tại xã Đồng Yên, huyện
Bắc Quang, Hà Giang-Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam sành thông qua một
số chỉ tiêu cơ bản.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây cam
sành.
- Một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế cây cam sành
tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, Hà Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp
- Nghị quyết của ban thường vụ Đảng Ủy xã Đồng Yên: về tăng cường
sự lãnh đạo thực hiện chương trình phát triển cây cam sành đến năm 2020.
-Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã Đồng Yên từ năm
2015-2017.
-Báo cáo phát triển nông nghiệp xã Đồng Yên từ năm 2015-2017
* Số liệu sơ cấp
Là các phiếu điều tra từ các hộ, thơng tin cơ bản về hộ, tình hình sử
dụng đất đai, các phương pháp sản xuất chính, tình hình vốn, kết quả sản xuất,
tình hình thu chi của hộ…
Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ quá trình phỏng vấn

hộ trồng cam. Thực hiện phỏng vấn bằng bộ câu hỏi điều tra.
3


Chọn mẫu điều tra: Tồn xã có 8 thơn, để phản ánh một cách trung thực,
chính xác nhất tình hình phát triển của các hộ tại xã Đồng Yên. Tôi đã tiến hành
điều tra 90 hộ nông dân trồng cam và tiến hành khảo sát, nghiên cứu bao gồm
45 hộ trồng cam sành theo quy trình Vietgap; 45 hộ trồng cam sành theo
phương thức truyền thống. Phỏng vấn các hộ nông dân thông qua phiếu điều
tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là 3 thơn của xã. Từ đó có thể suy
rộng ra tồn xã.
- Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế phát triển, số hộ trồng cam nhiều nhất
xã (thơn Kè Nhạn).
- Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế, số hộ trồng cam thuộc loại trung bình
(thơn Đồng Mừng).
- Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế, số hộ trồng cam ít nhất x ã (thơn
Phố Cáo).
5.2. Phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu
Phương pháp sử dụng trong đề tài để phân tích số liệu là phương pháp
thống kê mơ tả. Trong đó đã vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương
đối, số bình qn, tốc độ phát triển liên hồn, tốc độ phát triển bình qn để
phân tích mức độ và xu hướng biến động về diện tích trồng cam cũng như
hiệu quả kinh tế của các tác nhân qua các năm giữa các nhóm hộ hoặc giữa
các tiêu thức nghiên cứu khác nhau.Thông tin sau khi thu thập được phân loại
và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau.Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý
trên máy tính bằng chương trình Excel.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần đặt vấn đề và kết luận-kiến nghị thì kết cấu khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

Chương 2: Đặc điểm cơ bản của xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam sành tại xã Đồng Yên,
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt đông kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi
nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc nâng cao HQKT
là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên là gì? Xuất phát từ các
giác độ nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả,
có thể khái quát thành các quan niệm sau:
Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên
cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế
hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Hay nói cách khác, với cách hiểu hiệu quả khi được xác định bằng nhịp độ
tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Quan niệm này đúng nhưng
chưa được thoả đáng, khơng đảm bảo u cầu có tính ngun tắc của Lênin, nên
chưa tạo ra “Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản”. Bởi lẽ với mục đích là
sản xuất ra giá trị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu
tố bên trong, bên ngoài của nền kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc
dân đó, như thế việc “tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và khơng được
xem xét là vấn đề “chính thể”. Như vậy hiệu quả là mục tiêu của mọi nền sản xuất
xã hội, là cơ sở đảm bảo tính ưu việt của một chế độ xã hội mới.

Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh.
Cơng thức: H  Q
C

Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế
Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu được
5


tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.
Quan điểm 3: Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu
số giữa giá trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết qủa sản xuất – Chi phí sản xuất
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ
hoặc phép trừ khơng có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho thấy khả năng
cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là khác nhau khi có
cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và
phần tăng thêm của chi phí.
Cơng thức: H = ∆Q/∆C
Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung
∆Q: Kết quả bổ sung
∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với
mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức tạp một
số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế, kết quả sản
xuất luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.

Quan điểm 4
Theo Samuelson Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là khơng lãng phí.
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này mà khơng làm giảm một
lượng hàng hóa khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó.
1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản
xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau
thì nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Do đó để nghiên cứu
6


HQKT cần phải hiểu phân loại hiệu quả.
* Phân loại theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:
- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí đầu vào hay
nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về
giá đầu vào và giá đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính hợp của cả
hai chỉ tiêu hiệu quả nêu trên.
* Theo mức độ khái quát chung ta có các loại hiệu quả sau:
- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh cơng
ích, phục vụ chung cho toàn xã hội. Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất
còn tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội như: tạo thêm công

ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nông dân, tăng ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ
những người mắc phải tệ nạn xã hội…
- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan tâm.
Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải khơng có ảnh
hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các
chỉ tiêu định tính như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, tăng độ
che phủ mặt đất…
- Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đầy đủ mối
quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả
kinh tế đạt được khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được lượng kết
quả đầu ra lớn nhất ở mức chi phí thấp nhất.
7


* Theo phạm vi nghiên cứu vi mô và vĩ mô:
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được phân chia như sau:
- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn bộ nền
kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem
xét đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem
xét đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như
ngành Nông nghiệp, Công nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong
Nông nghiệp có các ngành như trồng trọt, ngành chăn ni và các ngành cụ
thể như cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp….
HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sơng Hồng, hay phạm
vi tỉnh hoặc huyện.
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị doanh nghiệp và

chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế
HQKT sử dụng tài nguyên là một phạm trù kinh tế - xã hơi có quan hệ chặt
chẽ với các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù của hệ thống kinh tế - xã
hội. Đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp là một tài nguyên quý giá, do đó hiểu
các mối quan hệ này sẽ là cơ sở để nâng cao HQKT phát triển trồng bưởi một cách
tối ưu và phù hợp với yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên cứu.
* Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:
Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống,
tăng việc làm, giải quyết thoả đáng giữa các lợi ích trong xã hội, cải thiện mơi sinh, mơi
trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện tồn bộ chi phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong
hoạt động sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có mối quan
hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu
quả xã hội được dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc giải quyết tốt các
8


vấn đề xã hội là một điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu
quả.
* Hiệu quả kinh tế trong quan hệ với phát triển bền vững:
Hiệu quả kinh tế với quan điểm phát triển bền vững là hiệu quả kinh tế
được tạo ra với những tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt
và đảm bảo những lợi ích về xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
Như vậy đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã
hội và phát triển bền vững sẽ giúp phát triển kinh tế một cách bền vững.
* VietGap:
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm

sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá
nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất
và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
sản xuất. Theo đó, Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã quy định 4 tiêu chí:
Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo
khơng có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ơ nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Thứ ba là tiêu chuẩn về mơi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc
lạm dụng sức lao động của nông dân.
Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định
được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
* Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
9


được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hao phí lao động của xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội. Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hàng ngày
tăng cả về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi
thành viên trong xã hội.Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm đáng
chú trong xã hội.
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lại

hiệu quả cao.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến. Đối
với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập
nhiều hơn, lãi nhiều hơn), cịn đối với người tiêu dùng thì làm tăng hiệu quả chính
là họ được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao và giá thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trị rất lớn, nó đóng vai trị
trung tâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến.
1.1.5. Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệu quả kinh
tế trong nơng nghiệp nói riêng là rất khó khăn. Nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế
của một hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh phải có một hệ
thống chỉ tiêu phù hợp. Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng chỉ phản ánh được một mặt
của một vấn đề, một hệ thống chỉ tiêu hồn chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể
đánh giá hồn chỉnh một hiện tượng kinh tế đó.
1.1.5.1. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4 cơng
thức cơ bản sau:
Cơng thức 1: H = Q/C
Trong đó: H: Hiệu quả
10


Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Cơng thức 2: H = Q – C
Công thức 3: H= ∆Q / ∆C.
Trong đó :
H: Hiệu quả
∆Q: Chênh lệch kết quả thu được
∆C: Chênh lệch chi phí bỏ ra

Cơng thức 4: H = ∆Q - ∆C
Mặc dù có 4 cơng thức tính nhưng mỗi cơng thức đều có ý nghĩa riêng. Cơng
thức so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa khi việc so sánh tương đối ổn định. Nó phản
ánh được quy mô của hiệu quả nhưng lại không cho biết hiệu quả, không phản ánh
được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Công thức so sánh tương đối được sử dụng phổ
biến hơn vì nó cho biết mức độ hiệu quả, giúp chúng ta so sánh rộng rãi. Tuy nhiên
nhược điểm của công thức này không phản ánh được quy mô của hiệu quả.
Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trên đều có
ưu và nhược điểm riêng của nó. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tế cần phải kết
hợp cả hai cơng thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng ưu điểm và hạn chế
nhược điểm.
1.1.5.2. Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau
* Kết quả có thể biểu hiện là:Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị gia tăng
(VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI.
* C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định
(FC), chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L), hoặc
mức đầu tư các yếu tố chi phí.
1.1.5.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA). Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thống tài khoản quốc gia SNA.
- Giá trị sản xuất (GO): là gí trị tính bằng tiền của tồn bộ các loại sản phẩm
11


của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.
GO = ∑(Qi*Pi)
Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại I
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì cơng thức tính là:
n


GO =  QiPi + qi pi .
i 1

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm của các loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i
qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i
pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i
Chi phí trung gian (IC): là tồn bộ khoản chi phí vật chất (khơng tính phần
khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ sản
xuất cố định.
IC = ∑Cj
Trong đó: Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hố được sản xuất và
chi phí ngun liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hố đó. Giá trị gia tăng bao gồm
phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành cộng thêm vào giá
thành của đầu ra.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu
nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế cần đóng góp cho nhà nước
- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mịn trong q
trình sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm.
- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳ sản xuất kinh
12


doanh.

Pr = MI-∑(Li*Pi)
Trong đó: L: là số cơng lao động loại I đã sử dụng để sản xuất trong một chu
kỳ.
Pi: Giá thuê một công lao động loại i.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.1. Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất
- Trình độ của chủ hộ
- Số lượng lao động BQ/hộ
- Độ tuổi BQ của chủ hộ
- Diện tích BQ/hộ
1.2.2. Chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất và tiêu thụ Cam sành
- Năng suất, sản lượng
- Chỉ tiêu kết quả:
+ Tổng doang thu (DT)
Trong đó:

DT = ∑QiPi

Qi là khối lượng sản phẩm i
Pi là đơn giá sản phẩm i

+ Tổng chi phí (CP)
+ Tổng thu nhập (TN)

TN = DT - CP

- Chỉ tiêu về hiệu quả:
+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Doanh thu/chi phí
Thu nhập/chi phí

+ Hiệu quả sử dụng lao động:
Doanh thu/lao động
Lợi nhuận/lao động

13


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ ĐỒNG YÊN, HUYỆN
BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía đơng
giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh n Bái và Lào Cai, phía nam giáp
tỉnh Tuyên Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp Trung Quốc. Đồng Yên là
một xã thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, giáp tỉnh n Bái và huyện
Hồng Su Phì, Vị Xun được thể hiện qua hình sau:

(Nguồn: />
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Đồng Yên là một xã của huyện Bắc Quang bao gồm 8 thôn với tổng
diện tích đất tự nhiên 3387,2 ha. Địa hình phần lớn là đồi núi đá vôi xen kẽ
với những dải đồng bằng, có sơng Lơ chảy qua.
Về ranh giới:
- Phía đơng giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
14


- Phía nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
- Phía tây giáp với huyện Quang Bình

- Phía bắc giáp với huyện Vị Xuyên.
2.1.1.2. Địa hình
Xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức
tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang nói chung có thết chia thành 3 dạng địa
hình chính như sau:
- Địa hình, địa mạo - địa hình núi cao trung với độ cao từ 700 m đến
1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica.
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất cả
các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công
nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sơng
và suối sảo. Địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên
hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu.
2.1.2. Khí hậu, thủy văn
2.1.2.1. Khí hậu
Xã đồng yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5
đến 23°C. Nhưng do nằm sau trong lục địa nên chịu ảnh hưởng của mưa bão
trong mùa hè, gió mùa đông bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc
vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng
năm.
- Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa
khơ độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.
- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ảnh hưởng đến sản xuất
và sinh hoạt của người dân trong xã.

15


2.1.2.2. Thủy văn

Xã có diện tích đất sơng suối và mặt nước chuyên dùng không lớn,
nguồn nước chủ yếu là từ hệ thống khe suối nhỏ trên địa bàn và diện tích ao
hồ phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã. Đây cũng là nguồn cung cấp nước chủ
yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu nước sử dụng sinh hoạt cho
nhân dân.
2.1.3. Tài nguyên đất và nước
2.1.3.1. Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã, nguồn đất thích hợp phát triển cây cam là khá đa dạng,
chủ yếu là đất vườn tạp, đất màu đồi và một phần từ đất trồng cây cam quýt
và cây lâm nghiệp. Đất trong vùng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình
đến khá, gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, hiện
trạng sử dụng đất được thể hiện thông qua bảng 2.1:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực xã Đồng Yên

Loại đất

Năm 2015

Diện
tích (ha)
Tổng diện
tích đất tự
nhiên


cấu
(%)

Năm 2016


Diện
tích
(ha)

Năm 2017


cấu
(%)

Diện
tích (ha)


cấu
(%)

Tốc độ
phát
tiển
bình
qn
Cơ cấu
(%)

3.387,2

100

100


92,12 3.096,35

91,4

99,5

288,5

8,53

106,2

2,35

0,07

85,7

3.387,2

100

3.387,2

100

1 .Đất nơng
nghiệp


3.128

92,35

3.120,5

2. Đất phi
nơng nghiệp

256

7,56

264

7.8

3. Đất chưa
sử dụng

3,2

0,09

2,7

0,08

(Nguồn: Phịng địa chính UBND xã Đồng Yên)


16


Thơng qua bảng 2.1 ta nhận thấy tình hình đất đai của xã được chia làm
3 loại chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Rõ ràng nhận thấy xã
Đồng n có tỷ trọng đất nơng nghiệp cao, chiếm 92,35% (2015) trong tổng
quỹ đất của xã, tuy nhiên tỷ trọng đất nông nghiệp giảm dần xuống 91,4%
(2017). Điều này dễ hiểu do xã Đồng Yên thuộc huyện Bắc Quang Hà Giang
có địa hình đồi núi hiểm trở, đất dốc, do vậy không thuận lợi cho canh tác nên
đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần từ
256 ha lên 288,5 ha (2015- 2017), bình qn tăng 6,2%, bên cạnh đó, tài
ngun đất của xã cịn có các loại đất ni trồng thủy sản, đất trụ sở cơ quan
cơng trình sự nghiệp... Các loại đất khác, đất chưa sử dụng diện tích có xu
hướng giảm 3,2% năm (2015) xuống 2,35% năm (2017). Bình qn giảm
14,3%. Với địa hình có độ dốc lớn nên đất bị sói mịn, rửa trơi bạc màu và
nghèo dinh dưỡng, cần có biện pháp cải tạo đất, phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc để nâng cao độ phì nhiêu của đất và góp phần cải tạo mơi trường.
2.1.3.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước ngầm: Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đánh giá chính
thức về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã nhưng qua thực tế cho thấy nước
mạch nông lưu lượng nhỏ, chất lượng khá tốt.
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được lấy từ diện tích đất thuỷ lợi và diện
tích ao, suối, khe... Như vậy nguồn tài nguyên nước của xã là rất hạn chế, gây
khó khăn cho việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân trong xã.
2.2. Điều kiện kinh tế
Với sự tập trung lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, sự
phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ xã xuống thôn; sự nỗ lực phấn đấu
của cán bộ và nhân dân trong xã, tình hình kinh tế xã hội của xã đã mang lại
kết quả khá tốt và có xu hướng phát triển qua các năm, rút ngắn được khoảng
cách giữa vùng núi và đồng bằng.


17


Bảng 2.2 Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(ĐVT: tỷ đồng)

Tốc độ phát triển (%)
Chỉ Tiêu

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017
2016/201
5

2017/201
6

Bình
quân

Giá trị sản
xuất


229,2

254,4

262,9

111

103,3

107,1

Nơng
nghiệp

117,4

127,2

132,8

108,3

104,4

106,4

Cơng
nghiệp


10,7

12,7

12,8

118,7

100,8

109,4

Thương
mại và
dịch vụ

101,1

114,5

117,3

113,3

102,4

107,7

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2015, 2016, 2017)


Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có những tiến bộ trong
nhiều mặt, là ngành có đóng góp lớn nhất trong 3 ngành nơng nghiệp-cơng
nghiệp- thương mại và dịch vụ cho nền kinh tế của xã. Tốc độ tăng trưởng của
ngành có xu hướng tăng và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 107.1 %
tăng 7,1% trung bình trong 3 năm.
Về cơng nghiệp, do địa hình chủ yếu là đồi núi và thung lũng nên không
thuận tiện cho việc phát triển ngành công nghiệp. Để phát triển được ngành
công nghiệp xã cần giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thơng, quy
hoạch đất đai,..chính vì những khó khăn đó nên giá trị ngành chỉ đạt 10,7 tỷ
đồng vào năm 2015, năm 2016 đạt 12,7 tỷ đồng tăng 18,7% so với năm 2015,
năm 2017 đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2016, tuy nhiên tăng không
đáng kể.
Giá trị ngành thương mại có xu hướng tăng trong năm 2015, 2017.
Năm 2015 đạt 101,1 tỷ đồng, năm 2016 tăng 13,3% so với năm 2015 tương
18


×