Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã phú kim thạch thất hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.14 KB, 60 trang )

Trường đại học lâm nghiệp
khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚ KIM, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 7620115

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thùy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Hoa
Lớp

: K59 - KTNN

Mã sinh viên

: 1454021792

Khóa học

: 2014 - 2018

Hà Nội – 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý thầy cô giáo trường
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, gia đình, bạn bè, cũng như nhiều cá nhân và
tổ chức. Qua đây, tơi xin phép bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến:
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Th.S. Nguyễn
Thị Thùy người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt q
trình thực tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam, các thầy cơ đã tận tình giảng dạy tơi trong suốt bốn năm
học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để hồn thiện khóa luận tốt
nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
Ủy ban nhân dân xã Phú Kim, Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân
Dân Huyện Thạch Thất, đặc biệt là các cô chú, các bác trong Ban Nông
Nghiệp Xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế và
các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tơi tiến hành điều tra thu tập số liệu để
nghiên cứu đề tài.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người
thân đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt bốn năm học vừa qua và q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung
đề tài này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ và bạn
bè giúp đỡ, góp ý để đề tài này được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!

Phú Kim, ngày… tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Phương Hoa
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Kết cấu khóa luận .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT LÚA .............................................................................................. 5
1.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh tế .............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ........................................... 5
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.................................................. 6
1.2. Lý luận chung về cây lúa ........................................................................... 7
1.2.1. Nguồn gốc và vai trò của cây lúa ........................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa ................................................................ 8
1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.......................................................... 11
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ................... 11
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ..................... 13
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ PHÚ KIM HUYỆN THẠCH THẤT - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 15

2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 15
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 15
2.1.2. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 15
2.1.3. Tài nguyên đất đai................................................................................. 16
ii


2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 17
2.2.1. Tình hình dân số và lao động ................................................................ 17
2.2.2. Văn hóa, giáo dục ................................................................................. 19
2.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng ........................................................ 20
2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 22
2.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 24
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 24
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚ KIM – HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI...... 26
3.1. Thực trạng sản xuất lúa và tiêu thụ trên địa bàn xã Phú Kim .................. 26
3.1.1. Kết quả sản xuất lúa tại xã Phú Kim .................................................... 26
3.1.2. Tình hình tiêu thụ lúa tại xã Phú Kim ................................................... 28
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Phú Kim........ 29
3.2.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra................................................ 29
3.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra .......................... 37
3.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 42
3.3.1. Thành tựu .............................................................................................. 42
3.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 43
3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ............ 44
3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên .................................................... 44
3.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội........................................................ 45
3.5. Định hướng và một số giải pháp .............................................................. 47

3.5.1. Định hướng............................................................................................ 47
3.5.2. Giải pháp ............................................................................................... 47
3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ............................................................ 50
3.2.6. Giải pháp diệt trừ chuột- phá hoại mùa màng ..................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Từ viết tắt

Giải thích

ATTP

An tồn thực phẩm

BQ

Bình qn

BQC

Bình qn chung

BVTV

Bảo vệ thực vật


CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HQSXKT

Hiệu quả sản xuất kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KH-KT


Khoa học - kỹ thuật



Lao động

LĐBQ

Lao động bình quân

QTSX

Quá trình sản xuất

TĐPTLH

Tốc độ phát triển liên hồn

TĐPTLHBQ

Tốc độ phát triển liên hồn bình quân

Tỷ.đ

Tỷ đồng

UBND

Ủy ban nhân dân


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phú Kim giai đoạn 20152017 ........................................................................................................... 17
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động xã năm 2017 .................................... 18
Bảng 2.3. Tình hình dân trí xã Phú Kim năm 2017 ........................................ 19
Bảng 2.4. Cơ sở vật chất xã Phú Kim năm 2017 ........................................... 22
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Phú Kim giai đoạn 2015 –
2017 ........................................................................................................... 23
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất lúa xuân của xã Phú Kim giai đoạn 2015-2017 ....... 27
Bảng 3.2. Giá lúa gạo biến động qua các năm của xã Phú Kim giai đoạn 2015
- 2017 ........................................................................................................ 29
Bảng 3.3. Nhân khẩu và lao động của các nơng hộ ........................................ 30
Bảng 3.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra................... 31
Bảng 3.5. Tình hình đất đai bình quân/hộ của các hộ điều tra........................ 32
Bảng 3.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ xn ( tính bình qn cho
1 sào) ......................................................................................................... 34
Bảng 3.7. Chi phí đầu tư cho sản xuất lúa vụ mùa của các hộ điều tra ( tính
bình quân cho 1 sào) ................................................................................. 36
Bảng 3.8. Diện tích sản xuất và năng suất sản lượng lúa BQ /hộ/vụ của các hộ
điều tra năm 2017 ...................................................................................... 37
Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ Xuân BQ/sào của các nông hộ
điều tra năm 2017 ...................................................................................... 38
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ Mùa BQ/sào của các nông hộ
điều tra năm 2017 ...................................................................................... 41
Bảng 3.11. Đánh giá của nông dân về giá cả và thông tin thị trường ............. 46

v



ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là một cây lương thực quan trọng trên thế giới, chỉ sau lúa mỳ. Hơn
40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Đặc biệt là
các nước ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực
của thế giới lúa gạo chiếm tới 26,5% (lúa mỳ chiếm 30%, ngô chiếm 24%). Ở
Việt Nam, lúa là cây lương thực chính cung cấp cho toàn xã hội. Cây lúa là
một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong
việc giải quyết nhu cầu cây lương thực cho nhân dân. Lúa không chỉ đảm bảo
lương thực cho người dân mà nó cịn góp phần to lớn trong vai trị ổn định
chính trị xã hội.
Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng, sự nỗ
lực vươn lên của người dân, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ Trung
Ương đến địa phương về chỉ đạo dồn điền đổi thửa từ nhiều ô thửa nhỏ thành
một hoặc hai ô thửa lớn. Tạo điều kiện cho việc sản xuất cũng như áp dụng
máy móc vào sản xuất. Vì vậy cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp được cải tạo,
tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển thuận lợi.
Xã Phú Kim nằm ở phía Đơng Nam của huyện Thạch Thất và địa hình
mang đăc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Tuy nhiên, do gần các khu
công nghiệp (Như Cụm Công Nghiệp 72ha Quốc Oai, khu công nghệ Cao
Láng Hòa Lạc) và gần các làng nghề truyền thống (làng Gỗ Hữu Bằng, Tràng
Sơn) đã thu hút lượng lớn người lao động tham gia tại các nhà máy, xí nghiệp
tạo thu nhập cao, ổn định. Người dân không mặn mà với nông nghiệp do lợi
nhuận thu được từ sản xuất nơng nghiệp rất thấp.
Để phát huy vai trị và tiềm năng sản xuất lúa ở xã Kim Phú hiệu quả
cao hơn trong thời kỳ sự cạnh tranh với các ngành sản xuất khác, cần nắm rõ
tình hình thực trạng, khắc phục một số khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học

phù hợp vào sản xuất. Để ngành sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao,
1


góp phần ổn định an ninh lương thực cần phải tìm ra nguyên nhân, giải pháp
cụ thể. Vì vậy để nền nông nghiệp xã Phú Kim phát triển cho năng suất cao,
chất lượng tốt. Đáp ứng nhu cầu cho người dân trong vùng em đã chọn đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Kim - Thạch
Thất - Hà Nội” để nhằm tìm ra hướng đi thích hợp và đề xuất giải pháp nhằm
tìm ra hiệu quả sản xuất lúa là một việc làm thiết thực và quan trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Phú Kim,
huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại xã trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở ý thuyết về phân tích hiệu quả kinh tế trong sản
xuất lúa.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Phú Kim.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Phú Kim.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại xã
Phú Kim
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ
nông dân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất
lúa của một số nông hộ ở các thơn điển hình trên địa bàn xã Phú Kim- Thạch
Thất- Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ

năm 2015 đến năm 2017 và các số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Phú Kim huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội.
2


4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh tế trong sản
xuất lúa.
- Đặc điểm cơ bản của xã Phú Kim - huyện Thạch Thất - Thành phố
Hà Nội
- Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Phú Kim - huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại xã Phú
Kim
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp đựợc thu thập thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp 60 hộ nông dân tại 3 thôn của xã Phú Kim gồm thôn Thúy Lai,
thôn Phú Nghĩa và thôn Ngoại Kim. Mỗi thôn điều tra ngẫu nhiên 20 nông
hộ bằng phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Nội dung điều tra về tình hình
nhân khẩu và lao động, tình hình đất đai, tình hình trang bị tư liệu sản xuất,
tình hình đầu tư cho sản xuất, kết quả sản xuất,…
- Số liệu thứ cấp : Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến
sản xuất lúa tại UBND xã Phú Kim. Các số liệu về khí hậu, cơ cấu sử dụng
đất sản xuất lúa, số liệu về lao động, cơ cấu lao động, dân số, cơ sở vật chất
trang thiết bị, số liệu về máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất lúa, số liệu
về các giống lúa và giá lúa trên địa bàn xã Phú Kim.
 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được bằng điều tra và các tài liệu đã được công bố
sẽ được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng cơng cụ máy tính điện tử với các
chương trình thích hợp để phân bổ phù hợp cho việc xử dụng các con số tuyệt

đối, tương đối, số bình quân để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
 Phương pháp phân tích số liệu

3


- Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu sự biến đổi số lượng có
mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể, thông qua việc miêu tả
số liệu dưới dạng bảng biểu, sơ đồ. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính tốn để
mơ tả lao động, giống, giá bán, năng suất,… thơng qua đó để thấy được
HQSX lúa trên địa bàn xã.
- Phương pháp thống kê so sánh: Kết quả và HQKT được tính tốn
lượng hóa thơng qua các chỉ tiêu khác nhau như: Năng suất, tổng giá trị sản
xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian,… Dựa vào số liệu, thơng tin đã thu
thập và xử lý để so sánh. Có sự so sánh tình hình lao động, sản xuất của các
hộ qua các năm. Từ đó đánh giá mức độ sản xuất nhằm thấy được sự chênh
lệch, sự tăng lên hay giảm đi giữa năm và những thuận lợi, khó khăn trong
QTSX của địa phương.
6. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của xã Phú Kim - huyện Thạch
Thất - Thành phố Hà Nội
Chương 3: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Kim huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA


1.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế - là một phạm trù có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận
và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã
hội. Mọi lĩnh vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá
hoạt động sản xuất của mình. Vì hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và
khách quan nhất.
Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi
phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay là sinh lời
đồng vốn. Với các yếu tố đầu vào hay lượng tài ngân nhất định, để tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể có là mục tiêu chung của nhà sản xuất.
Hay nói cách khác, ở mức sản lượng nhất địnhlàm thế nào để đạt được mức
sản lượng ấy sao cho chi phí tài ngân và lao động là thấp nhất. Điều này cho
thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ cho thấy tính hiệu quả của
sản xuất.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính
là hao phí lao động xã hội. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa
hóa trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả
chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất, khái niệm hiệu
quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra.
5


Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những

quan điểm khác nhau nhưng thống nhất về bản chấtchung của nó. Nhà sản
xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như:
vốn, lao động, vật lực,.. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi
quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế.
Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả sản xuất.
Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng
của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu
cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất
định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời
phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã
hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh
giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội đã bỏ ra.
Thực chất, khái niệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, máy móc,… nhằm đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để tính được HQKT, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được chi
phí bỏ ra và kết quả thu về.
Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là của
tồn bộ sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập (V+m) hoặc có thể là thu
nhập thuần (MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), kết quả thu được
có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là
thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là (Pr),..
Trong khi phân tích hiệu quả kinh tế có những phương pháp sau:
6



HQKT được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí
bỏ ra ( dạng thuần) hoặc ngược lại, lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được
(dạng nghịch). Ta có cơng thức sau:
Dạng thuận: H=Q/C và dạng nghịch: H=C/Q trong đó
Q: Kết quả thu được ( triệu đồng, nghìn đồng,…)
C: Chi phí bỏ ra ( triệu đồng, nghìn đồng,…)
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các
nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu
hoặc một đơn vị kết quả đạt được cần phải chi bao nhiêu đơn vị nguồn lực.
HQKT được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách
so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Ta có cơng thức sau:
Dạng thuận: hb = ∆q/∆c và dạng nghịch: hb = ∆c/∆q (trong đó, Hb:
Hiệu quả cận biên (lần); ∆q: Lượng tăng giảm của kết quả; ∆c: Lượng tăng
giảm của chi phí)
1.2. Lý luận chung về cây lúa
1.2.1. Nguồn gốc và vai trò của cây lúa
1.2.1.1. Nguồn gốc của cây lúa
Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại, được tiến hóa dần
dần từ chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.Cây lúa trồng có từ lâu đời và
gắn liền với lịch sử phát triển của loài người nhất là vùng châu Á.
Nguồn gốc của cây lúa đã được tranh luận trong thời gian dài và địa
điểm xác định cây lúa khó có thể tìm được. Qua các cơng trình nghiên cứu
của các tác giả ở nhiều nước như: Đinh Vĩnh (Trung Quốc), Sasato (Nhật
Bản), Đào Thế Tuấn (Việt Nam), Erughin (Liên Xô cũ)… đã thấy rõ nguồn
gốc của cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khác
nhau. Từ vùng nóng ẩm Đông Nam Á, cây lúa được phân bố đi khắp nơi với
sự xuất hiện của nghề trồng lúa lâu đời trong lịch sử lâu đời của lồi người,
nơng dân châu Á đã tích lũy được những kinh nghiệm trồng lúa phong phú
gắn liền với lịch sử các dân tộc ở những vùng này.

7


Hiện nay thế giới có hai lồi lúa trồng, lồi lúa Ozyra sativa thuần hóa
ở châu Á nên được gọi là lúa trồng châu Á.
Tất cả các dạng lúa trồng ngày nay đều xuất phát từ Ozyra sativa, đây là
cây trồng trong điều kiện ruộng nước. Trong quá trình sống và phát triển chịu
sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo… đã hình thành nên
nhiều loài lúa phù hợp với hoàn cảnh sinh thái khác nhau như: Lúa nước - lúa
cạn, lúa xuân - lúa mùa, có trà sớm - trà muộn…
1.2.1.2. Vai trị của cây lúa
Như chúng ta đã biết, lúa là một trong năm loại cây lương thực chính
của thế giới. Đối với Việt Nam ta, cây lúa không chỉ là một cây lương thực
quý là còn là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trị cực kỳ quan
trọng trong dinh dưỡng.
Về kinh tế: Lúa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp
nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp dược. Sản phẩm phụ của
cây lúa còn được làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, tạo điều kiện phát triển cho
chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người và phân bón cho trồng trọt.
Về dinh dưỡng: Gạo là thức ăn nhiều dinh dưỡng. So với lúa mỳ, gạo
có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn
do chứa nhiều chất béo hơn…
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
1.2.2.1. Kỹ thuật thâm canh lúa
Nơng nghiệp có thể được thực hiện bằng hai cách là quảng canh và
thâm canh.
Quảng canh là phương thức sản xuất dựa vào việc mở rộng diện tích
khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất tăng thêm nông sản phẩm. Phương
thức này được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phát triển ban đầu của nhân
loại. Phương pháp quảng canh có nhược điểm không thể thỏa mãn lương thực

cho xã hội khi mà dân số tăng ngày càng nhanh; không thể đáp ứng nhu cầu
sản phẩm trên thị trường: chất lượng, số lượng; và đất đai không được cải tạo,
ngày càng nghèo dinh dưỡng.
8


Vì vậy, trong xu thế phát triển hiện nay, quảng canh không thể là con
đường chủ yếu để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thâm canh là con đường phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều
sâu, dựa trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất. Đặc trưng của
thâm canh là không mở rộng về không gian mà tăng cường đầu tư các yếu tố
đầu vịa trên một đơn vị diện tích. Ở nước ta trong điều kiện đất đai chật hẹp,
dân số đông, tốc độ gia tăng dân số còn cao, năng suất lao động nơng nghiệp
cịn thấp thì u cầu đẩy mạnh thâm canh nơng nghiệp là có ý nghĩa vừa cấp
thiết vừa mang tính chiến lược lâu dài. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác
nhau khi bàn về khái niệm và bản chất kinh tế thâm canh.
Hiện nay ở nước ta, cây lúa đang được canh tác theo hai phương thức
chủ yếu là lúa cấy và lúa gieo thẳng. Thực tế, trên địa bàn xã Phú Kim, cây
lúa được trồng theo hình thức lúa cấy, bởi vậy trong phạm vi đề tài em chỉ
trình bày các kỹ thuật cơ bản thâm canh lúa cấy. Kỹ thuật thâm canh lúa cấy
được tiến hành theo các bước sau:
1.2.2.2. Kỹ thuật làm đất
Ruộng đất lúa cấy được cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, huyễn và sạch cỏ. Nếu
đất chua có thể bón vơi 15-20 kg/sào Bắc bộ. Bón lót 3-4 tạ phân chuồng, 710 kg supe lân, 2kg urê và 3kg kali/sào. Lên luống rộng 1,2 -1,m, có rãnh
thốt nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa
để dễ thoát nước.
1.2.2.3. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống


Chọn hạt giống


Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt, có
khả năng chống chịu sâu bệnh và vượt qua được biến động bất lợi của điều
kiện mơi trường từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao. Hạt giống
phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, khơng bị
lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, khơng có hạt lem,
lép và khơng bị dị dạng. Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt),
không mang mầm bệnh nguy hiểm. Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
9


Tuỳ theo mùa vụ và trọng lượng 1000 hạt của giống để tính lượng hạt
giống cần cấy (Trọng lượng 1000 hạt lớn, lượng hạt giống cần nhiều hơn hạt
giống có trọng lượng 1000 hạt thấp). Vụ xuân: 2- 2,5 kg hạt giống/ sào Bắc bộ
.Vụ mùa: 1,5- 2 kg hạt giống/ sào Bắc bộ.
 Ngâm ủ hạt giống
- Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6-8 giờ trong nắng nhẹ
(không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm
cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng
nảy mầm.Thử tỷ lệ nảy mầm. Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng nhiều
cách : Bằng quạt gió, sàng sảy hoặc trong q trình ngâm nước cần vớt hết
những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt).Xử lí hạt giống để tăng độ nảy
mầm.
- Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết.
Thời gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đơng
xn. Trong q trình ngâm, hạt hơ hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua,
cần phải thay nước mỗi ngày một lần.
- Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm.
Trong quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều.
- Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân

đối mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đơng xn cần có mầm
dài hơn.
1.2.2.4. Kỹ thuật gieo
 Mật độ và kỹ thuật gieo
Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn (tùy theo
giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đơng xn để
chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc (8-10 kg/sào).
 Chăm sóc và quản lý ruộng mạ
- Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm
để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh
10


trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào
rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất
mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.
- Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg
Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có
thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già khơng nên bón thúc
nhiều.
- Phịng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo
vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, khơng bón đạm
vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét.
- Phịng chống mạ già, mạ ống: Mạ đơng xn rất mẫn cảm với nhiệt
độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo
dài và tích ơn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới
mạ ống.
Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, cây trồng có
nhu cầu về điều kiện ngoại cảnh khác nhau đặc biệt là dinh dưỡng và kỹ thuật
chăm sóc. Vì vậy cần nằm vững những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học

trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng để từ đó áp dụng các biện pháp
chăm sóc phù hợp như: thời vụ gieo trồng, giống tốt, chế độ phân bón hợp lý,
mật độ gieo trồng hợp lý,…
1.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
- Chi phí trung gian (IC) trên 1 sào. Bao gồm chi phí vật chất và dịch
vụ được tiêu dùng trong q trình sản xuất (khơng tính khấu hao và chi phí
lao động của hộ nơng dân). Chi phí trung gian gồm:
+ Chi phí trực tiếp: Giống, phân bón, BVTV, nhiên liệu,…
+ Chi phí dịch vụ: Các khoản thanh tốn với các HTX như làm đất,
thủy lợi,…
IC được tính theo công thức như sau: IC = ∑Cj*Pj
11


( Trong đó, Cj: Chi phí đầu vào thứ j, Pj: Đơn giá đầu vào loại j)
- Tổng chi phí (TC): tổng các loại chi phí được tiêu dùng trong quá
trình sản xuất.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị
của tổng sản phẩm được sản xuất ra trong một năm.
GO được tính theo cơng thức sau: GO = ∑Qi*Pi
(Qi: Lượng sản phẩm loại I được sản xuất ra; Pi: Giá trị sản phẩm loại i)
- Tổng giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất được xác
định trên cơ sở lấy tổng thu trừ đi các khoản chi phí trung gian.
VA được tính theo cơng thức sau: VA = GO – IC
(trong đó, GO: giá trị sản xuất; IC: Chi phí trung gian)
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Phần thu nhập của người sản xuất gồm cả
công lao động của họ và lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ nhất định.
MI: được tính theo cơng thức sau: MI = VA – (A + Th + Lt)

(A: Khấu hao tài sản cố định; Th: Các khoản thuế phải nộp; Lt: Chi phí
th mướn lao động bên ngồi)
- Năng suất lúa: N = Q/S, (trong đó N: Năng suất lúa; Q: Sản lượng;
S: Diện tích)
Do đặc điểm của ngành trồng trọt là sản xuất quy mô hộ nên em lựa chọn
các chỉ tiêu này để tính kết quả hiệu quả sản xuất kinh tế sản xuất lúa:
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian : GO/IC (Chỉ tiêu này
cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng chi phí sản
xuất).
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian: VA/IC (Chỉ tiêu cho biết một
đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng chi phí gia tăng).
- Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian: MI/IC (Chỉ tiêu cho biết
hiệu quả sử dụng vốn, một đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp).
12


- Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: MI/GO (Chỉ tiêu này cho
biết một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu thu nhập hỗn hợp).
- Giá trị sản xuất trên tổng chi phí: GO/TC (Chỉ tiêu này cho biết một
đồng chi phí tạo ra bao nhiêu trên giá trị sản xuất).
- Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí: MI/TC (Chỉ tiêu này cho biết
một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp).
- Giá trị gia tăng trên tổng chi phí: VA/TC (Chỉ tiêu này cho biết một
đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng).
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chúng ta đã sử dụng một lượng
nhất định về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết
hợp với nhau theo một kỹ thuật nhất định, với một không gian và thời gian cụ
thể. Hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố đầu

vào được huy động vào sản xuất. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa mới có thể nắm bắt được những tác
động trực tiếp hay gián tiếp, từ đó tìm ra cách thức biến đổi các nhân tố đó,
phát huy được hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của hoạt động
trồng lúa.
Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại nhưng chủ yếu được
nhìn nhận thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố thường phát sinh và tác động như
nhu cầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành sản xuất. Kết quả sản
xuất của mỗi nơng hộ có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như
thời tiết, khí hậu,…
Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu
phụ thuộc vào năng lực chủ quan của chủ thể sản xuất. Tức là khi xem xét
từng nhân tố, mức độ được huy động về số lượng và chất lượng theo các
hướng khác nhau, nhưng khi sử dụng hài hòa, hợp lý tỷ lệ tham gia của từng
yếu tố cịn phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất. Những nhân tố đó
13


như là lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác những nhân tố khách quan
của chủ thể sản xuất làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả sản xuất. Như vậy
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất gồm:
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm: Chi phí giống lúa, chi phí

phân bón (đạm, kali, NPK,…), chi phí thuốc BVTV ( thuốc trừ sâu, thuốc trừ
cỏ),…
-


Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng như diện tích đất trồng

lúá, các yếu tố thuộc về điều kiện tưu nhiên
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: năng suất lúa, chất lượng của

lúa, nguồn cung nhiều hay ít, thơng tin thị trường, kênh tiêu thụ...

14


CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ PHÚ KIM - HUYỆN THẠCH
THẤT - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Phú Kim nằm ở phía Bắc của huyện Thạch Thất, cách trung tâm
thành phố Hà Nội 30 km về phía tây Bắc, cách trung tâm huyện 1km về phía
đơng nam, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã xã Đại Đồng và huyện Phúc Thọ
+ Phía Nam giáp với thị trấn Liên Quan
+ Phía Đơng giáp với xã Hương Ngải
+ Phía Tây giáp xã Lại Thượng
Xã có 5 thơn: Thúy Lai, Phú Nghĩa, Nội Thơn, Ngoại Kim, Bách Kim.
Có hai đường tỉnh lộ 419 và 420 và trục đường liên huyện Phú Kim đi
Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) chạy qua trung tâm nên rất thuận lợi cho
việc đi lại và lưu thơng hàng hóa, sản phẩm của nơng dân làm ra.
Xã Phú Kim có diện tích 6,25km² tổng diện tích đất tự nhiên 622,5ha.

Địa hình của xã mang đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, tương
đối bằng phẳng, ít đồi núi và dốc dần về phía Đơng Nam. Với địa hình như vậy
rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp.
2.1.2. Khí hậu, thủy văn
Xã Phú Kim - Thạch Thất - Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ,
có khí hậu, thời tiết của vùng đồng bằng Sơng Hồng - nhiệt đới gió mùa, ẩm
ướt, mùa đông lạnh và tương đối khô, mùa hè nóng và ẩm ướt. Khí hậu khu
vực nghiên cứu chia thành 4 mùa trong năm bao gồm hai mùa rõ rệt là mùa hè
và mùa đông, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu - cho phép phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng.
+ Mùa hè: từ tháng 5 tới tháng 8, trời nóng và có mưa rào.
15


+ Mùa thu: Từ tháng 9 tới tháng 11, thời tiết khô và mát mẻ.
+ Mùa đông: Từ tháng 11 tới tháng 1 năm tiếp theo, thời tiết lạnh và
hanh khô.
+ Mùa xuân: Từ tháng 2 tới tháng 4, thời tiết lạnh, mưa phùn và độ ẩm
cao. Khí hậu khu vực rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa mùa Đơng và
mùa Hè trong năm.
Nhiệt độ bình qn năm 23,4oC, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao
nhất là 28,0C (tháng 7), thấp nhất là 16,2oC (tháng 1). Nhiệt độ tối cao 3940oC, nhiệt độ tối thấp 2,7oC
Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000 mm, nhưng phân bố không
đều giữa các tháng, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 75%
tổng sản lượng mưa, những tháng cịn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng
lượng mưa), đặc biệt là tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.
Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày).
Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số
giờ nắng khoảng 70 - 80giờ.
2.1.3. Tài nguyên đất đai

Đất đai là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy
quy hoạch sử dụng đất hợp lý là rất cần thiết để mang lại hiệu quả cao cho sản
xuất nông nghiệp. Đất đai ở xã Phú Kim sử dụng khá hợp lý so với đặc thù
của địa phương chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp của xã trong những năm qua đã tăng lên từ năm 2015 là
365,5 ha đến năm 2017 là 399,6 ha. Tuy nhiên, do công tác dồn điền đổi thừa
vừa được diễn ra trên địa bàn xã Phú Kim nên người dân rất quan tâm đến
nơng nghiệp và diện tích đất nơng nghiệp đã tăng lên, đặc biệt là là diện tích
đất trồng cây khác, diện tích trồng lúa đã giảm đi từ 300 ha trồng lúa năm
2015 đến năm 2017 diện tích trồng lúa cịn 285,5 ha (bình qn giảm
2,45%/năm diện tích đất trồng lúa) và diện tích đất trồng cây khác tăng từ

16


65,5 ha năm 2015 lên 114,1 ha năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân là
131,99%.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phú Kim giai đoạn
2015-2017
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017
TĐPT
BQ
(%)

Loại Đất


Diện
tích
(ha)


cấu
(%)

Diện
tích
(ha)


cấu
(%)

TĐPT
LH
(%)

Diện
tích
(ha)


cấu
(%)

TĐP
TLH

(%)

Tổng diện tích
đất tự nhiên

622,55

100

622,55

100

100

622,55

100

100

100

I. Đất Nông
Nghiệp

365,5

58,71


365,5

58,71

100

399,6

64,19

109,33

104,56

300

48,19

285,5

45,86

95,17

285,5

45,86

100


97,55

65,5

10,52

80

12,85

122,14

114,1

18,33

142,63

131,99

74

12

69

11,08

93,24


50

8,03

72,46

82,2

152

24,4

159,7

25,65

105,07

160,3

25,75

100,34

102,68

31,05

4,9


28,35

4,9

91,3

12,65

2,03

44,62

63,83

1. Đất trồng lúa
2. Đất trồng cây
khác
II. Đất phi
nông nghiệp
III. Đất ở
IV. Đất chuyên
dụng

(Nguồn :Thống kê UBND xã Phú Kim, 2015-2017)
Xét về cơ cấu, đất nơng nghiệp có xu hướng tăng từ 58,71% năm 2015
lên 64,19% năm 2017; đất phi nơng nghiệp giảm đi từ 12% năm 2015 xuống
cịn 8,03% năm 2017; đất chuyên dụng cũng giảm dần từ 4,9% năm 2015
xuống cịn 2,03% năm 2017 và đất ở thì tăng từ 24,4% năm 2015 lên
25,75% năm 2017.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số của xã Phú Kim tính tới thời điểm ngày 31/12/2017 là 10.270
nhân khẩu, có 2.935 hộ. Trong đó, nam giới là 5.202 người chiếm 50,65% và nữ
giới là 5.068 chiếm 49,35% tổng dân số.

17


Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động xã năm 2017
Chỉ số
1.Tổng số hộ
- Hộ nông nghiệp
- Hộ phi nông nghiệp
2.Tổng số dân
-

Nam

Đơn vị

Tổng số

Hộ
Hộ
Hộ
Người
Người

2.935
1.027

1.908
10.270
5.202

Cơ cấu
(%)
100
35
65
50,65

Người
5.068
49,35
- Nữ
Người
6.501
100
3. Tổng số lao động chính
- Lao động nơng nghiệp
Người
4226
65,01
- Lao động phi nơng nghiệp
Người
2275
34,99
4. Một số chỉ tiêu bình qn
- Bình qn khẩu/hộ
Khẩu

3,5
- Bình quân lao động/hộ
Người/hộ
2,21
- Bình quân đất canh tác /hộ
Ha/hộ
0,14
(Nguồn :Thống kê UBND xã Phú Kim năm 2017)
Số người trong độ tuổi lao động của xã là 6.501 người chiếm 63,3% dân số,
trong đó:
Số người lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp có 4.226 người chiếm
65% tổng lao động.
Số người lao động trong lĩnh vực lao động công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp- xây dựng là 1414 người chiếm 21,75% tổng lao động.
Số người lao động trong lĩnh vực lao động trong lĩnh vực thương mại –
dịch vụ- hành chính là 861 người chiếm 13,25% tổng lao động.
Số người trong độ tuổi lao động qua đào tạo 2.102 người chiếm 32,33%
Số người lao động chưa qua đào tạo là 4.399 người chiếm 67,67%
Qua bảng trên ta thấy, người dân Phú Kim sinh sống bằng rất nhiều
nghành nghề khác nhau nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Số lao động nơng nghiệp chính chiếm khoảng 60% trong tổng số lao động
chính của địa phương. Cũng chính vì điều này mà trong mấy năm gần đây
18


trong sản xuất nơng nghiệp Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn luôn quan
tâm, chỉ đạo sát sao, đem các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao vào
sản xuất tại địa phương thay thế dần các giống cây trồng dài ngày và chất
lượng không cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người lao động và cung
cấp nguồn lương thực thị trường địi hỏi.

2.2.2. Văn hóa, giáo dục
Văn hóa giáo dục ngày càng được chú trọng và nâng cao hơn. Các hoạt
động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao được duy trì, tổ chức thể thao nhân
dịp lễ tết, các phong trào xã hội hóa được nhân dân trong xã hưởng ứng nhiệt
tình tham gia. Bên cạnh đó, xã Phú Kim cịn tham gia tích cực các hoạt dộng,
hội thi do huyện, thành phố tổ chức và đạt được một số giải nhất định.
Xã Phú Kim là một xã có nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngồi nhiều
nhất trong tồn huyện Thạch Thất chính vì vậy việc phổ cập trung học phổ thơng
được người dân đặc biệt chú trọng nên trình độ dân trí ở mức tương đối.
Qua bảng 2.3 ta thấy, số người qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, trong đó số
người được đi học trên trung học phổ thông chiếm 20,46%, số người đang học
trung học phổ thông chiếm 11,22%, số người học phổ thông và phổ cập giáo
dục chiếm tỷ lệ cao là 42,83%, tỷ lệ số người chưa đi học chiếm tỷ lệ thấp
(4,21%) của toàn xã và đặc biệt, tồn xã khơng có người mù chữ.
Bảng 2.3. Tình hình dân trí xã Phú Kim năm 2017
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Số lượng
(người)

Trình độ


Tỷ lệ
(%)

Đại học
486
4,73
Cao đẳng
532
5,18
Trung cấp
1.084
10,55
Đang học cấp 3
1.152
11,22
Đang học mẫu giáo, cấp 1, cấp 2
2.185
21,28
Phổ thông và phổ cập giáo dục
4.399
42,83
Chưa đi học
432
4,21
10.270
100
Tổng
(Nguồn :báo cáo UBND xã Phú Kim năm 2017)

19



×