Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt tại huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.42 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hồn thành được khóa
luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cơ giáo
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS.Đặng Thị
Hoa đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ, chun viên phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã tạo
điều kiện cung cấp số liệu cần thiết cho báo cáo thực tập, giúp đỡ tận tình
trong quá trình tơi thực tập tại Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
của huyện.
Bên cạnh đó, cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các hộ gia đình
chăn ni gà tại xã Tiến Thắng, Đồng Tâm và Phồn Xương đã cung cấp cho
tôi những nguồn tư liệu hết sức q báu, giúp đỡ tơi nhiệt tình trong thời gian
làm việc tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hoài

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 4
6. Kết cấu khóa luận........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHĂN NUÔI GÀ VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ ........................................................................................................... 7
1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 7
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 8
1.1.3. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế .................... 10
1.2. Tổng quan về chăn ni gà ...................................................................... 10
1.2.1.Vai trị của ngành chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân .................. 10
1.2.2.Những nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi gà ........................................... 11
1.2.3.Phương thức chăn nuôi gà ..................................................................... 14
1.2.4.Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà ...................................................... 15
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
gà: .................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HUYỆN YÊN THẾ ....................... 18
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 18
2.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................. 18
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 18
ii



2.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 19
2.1.4. Tài nguyên đất đai ................................................................................. 20
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 21
2.2.1. Dân số, lao động.................................................................................... 21
2.2.2. Văn hóa, giáo dục .................................................................................. 22
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 23
2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương: ............................. 24
2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 25
2.3.1.Thuận lợi ................................................................................................ 25
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN THẾ ............................................................................... 27
3.1

Thực trạng chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế trong 3 năm ...... 27

3.1.1

Số lượng đàn gà của huyện................................................................. 27

3.1.2

Tình hình phân bố đàn gà của huyện .................................................. 29

3.1.3

Sản phầm từ gà của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ........................ 29


3.2

Thực trạng chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra tại huyện Yên Thế, tỉnh

Bắc Giang ........................................................................................................ 30
3.2.1

Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra .................................................. 30

3.2.2

Thực trạng chăn nuôi của các hộ điều tra .......................................... 31

3.2.3

Thực trạng tiêu thụ sản phẩm gà của các hộ điều tra ......................... 34

3.3

Kết quả chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra ........................................ 36

3.3.1

Giá trị sản xuất của hộ điều tra trong chăn ni gà ............................ 36

3.3.2

Chi phí chăn ni gà thịt của các hộ điều tra .................................... 38

3.4


Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra tại huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 42
3.4.1

Hiệu quả kinh tế tổng hợp .................................................................. 42

3.4.2

Hiệu quả sử dụng chi phí .................................................................... 44
iii


3.4.3
3.5

Hiệu quả sử dụng lao động ................................................................. 47
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế ............................................ 49

3.5.1

Tuổi và trình độ học vấn của các hộ chăn ni .................................. 49

3.5.2

Phương thức chăn nuôi gà của các hộ chăn nuôi ............................... 49

3.5.3


Giống .................................................................................................. 50

3.5.4

Thú y phòng bệnh và đầu tư vốn ........................................................ 50

3.5.5

Thức ăn cho chăn nuôi........................................................................ 51

3.6 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà .............. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất qua 3 năm 2015-2017 ................................ 20
Bảng 2.2 Dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015-2017 ...... 21
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thế giai đoạn 2015 – 2017 ........... 24
Bảng 3.1 : Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2015-2017 ........... 27
Bảng 3.2 Sản phẩm từ gà của huyện Yên Thế giai đoạn 2015 -2017 ............. 29
Bảng 3.3 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra theo quy mơ chăn ni ......... 30
Bảng 3.4 Tình hình chuồng trại của các hộ nghiên cứu.................................. 31
Bảng 3.5 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra ...................................... 32
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng thức ăn, thú ycủa các hộ điều tra....................... 33
Bảng 3.7 Giá trị sản xuất trong chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra xét theo
quy mô ............................................................................................................. 36

Bảng 3.8 Giá trị sản xuất trong chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra xét theo
phương thức chăn ni .................................................................................... 37
Bảng 3.9 Chi phí chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gà xét theo quy mơ ....... 39
Bảng 3.10 Chi phí chăn ni của các hộ chăn nuôi gà xét theo phương thức
chăn nuôi ......................................................................................................... 41
Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế tổng hợp theo quy mô chăn nuôi........................ 42
Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế tổng hợp theo phương thức chăn nuôi ............... 43
Bảng 3.13 Hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ điều tra ................................ 46
Bảng 3.14 Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ nghiên cứu ....................... 48

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

BCN

Bán công nghiệp

2

BQ


Bình qn

3

CC

Cơ cấu

4

CN

Cơng nghiệp

5

N -L -TS

Nơng-Lâm-Thủy sản

6

TM -DV

Thương mai - Dịch vụ

7

CN-XD


Cơng nghiệp - Xây dựng

8

ĐVT

Đơn vị tính

9

GDTX

Giáo dục thường xuyên

10

GPMB

Giải phóng mặt bằng

11

GT

Giá trị

12

HQKT


Hiệu quả kinh tế

13

KT-XH

Kinh tế - Xã Hội

14

N-L-TS

Nông-Lâm-Thủy sản

15

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

16

QML

Quy mô lớn

17

QMN


Quy mô nhỏ

18

QMV

Quy mô vừa

19

THCS

Trung học cơ sở

20

THPT

Trung học phổ thông

21

TSCĐ

Tài sản cố định

22

TT-TH


Truyền thanh - Truyền hình

23

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta
không ngừng phát triển, là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp
Việt Nam, và đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó ngành chăn ni
gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi về cả số lượng và
chất lượng sản phẩm. Chăn ni gia cầm là một loại hình chăn ni phổ biến
của nhiều hộ gia đình Việt Nam với các quy mơ từ nhỏ lẻ đến trang trại, xí
nghiệp, doanh nghiệp. Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống lâu đời có trong
các hộ gia đình ở nơng thơn. Với đặc điểm chu kỳ chăn ni gà ngắn nên nó
đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội. Ngành chăn
ni gà phát triển cịn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành
trồng trọt, và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến thực phẩm, xuất khẩu, đồng thời góp phần vào giải quyết một phần
số lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn.
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng trong
những năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn đặc biệc là công
tác giống. Nhà nước chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm gà
giống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu về khối lượng

chất lượng thịt, trứng của người tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tế, khối lượng
này vẫn cịn khiêm tốn so với nhu cầu thực phẩm khơng những về số lượng
mà còn phải đảm bảo chất lượng của người tiêu dùng và nhu cầu làm nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bởi lẽ một số trang trại, xí
nghiệp, doanh nghiệp cho ra những sản phẩm giống tốt nhưng quá trình sản
xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập.
Đối với một tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang, cơ sở vật chất còn
hạn chế, sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún và chưa hiệu quả thì chăn ni
cịn là nguồn sinh kế của nhiều hộ gia đình. Trong xu thế kinh tế hội nhập đầy
khó khăn thách thức như hiện nay, thì việc chăn nuôi đem lại hiệu quả cao với
1


người nơng dân trên cả nước nói chung và với người nơng dân bắc giang nói
riêng là rất cần thiết. Thực tế tại Bắc Giang chăn nuôi gà đã và đang mang lại
hiệu quả khá cao và mang tính đặc thù riêng của huyện Yên Thế.
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc
giang. Với đặc điểm đất đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi
gia cầm cũng như cây lâm nghiệp, công nghiệp, cây ăn quả: vải thiều Lục
Ngạn, Cam,… và lương thực có giá trị. Để phát huy lợi thế vùng, thực hiện
chương trình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, huyện n Thế đã tập trung
phát triển chăn ni, đặc biệt là chăn nuôi gà, xây dựng thương hiệu “ gà đồi
Yên Thế”. Do vậy, Yên Thế đã trở thành địa phương có tổng số đàn gà lớn
nhất miền Bắc với rất nhiều hộ chăn nuôi gà quy mô lớn từ 1000-5000con/lứa
và nhiều lứa trên năm. Sự phát triển chăn ni gà tại huyện khơng những đã
góp phần xóa đói giảm nghèo mà cịn góp phần làm cho n Thế trở thành
vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa.
Trong bối cảnh ngành chăn ni nói chung, chăn ni gà nói riêng chịu
nhiều ảnh hưởng của biến động kịnh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế là sự quan
tâm hàng đầu của người chăn ni gà. Chăn ni gà là hình thức chăn ni

mang tính đặc thù của huyện nhưng cho đến nay các nghiên cứu về kinh tế xã hội để phát triển hơn nữa cịn chưa nhiều.Vì vậy, việc nghiên cứu, phân
tích thực trạng để định hướng và đưa ra giải pháp cho các nhóm, hộ chăn ni
gà để giải quyết những vấn đề mà họ thường gặp khó khăn có ý nghĩa thiết
thực
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” được
nghiên cứu nhằm góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả của các nhóm, hộ
chăn ni gà trên địa bàn huyện, tạo cơ sở để người dân có sự lựa chọn mơ
hình chăn ni phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc chăn nuôi gà tại huyện Yên
Thế, rồi đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả
kinh tế chăn ni gà thịt, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế của huyện và cả thiện chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn trên địa bàn huyện.
*Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và chăn nuôi gà
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Yên Thế.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
+Về thời gian:
- Các dữ liệu về thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt tại huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang thu thập từ năm 2015 – 2017, trong đó tập trung vào năm
2017 nhằm đưa ra định hướng và giải pháp cho những năm tới
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và chăn nuôi gà
- Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thế
- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Yên Thế
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà
thịt tại huyện Yên Thế.
3


5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Chọn điểm nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chọn các điểm có đặc trưng chung
nhất đại diện cho công tác khảo sát điều tra thu thập số liệu cơ cấp làm cơ sở
thực tiễn đối chiếu với các tài liệu đã công bố để phân tích sát với mục đích
của đề tài.
Điểm nghiên cứu là 3 xã Tiến Thắng, Phồn Xương, Đồng Tâm thuộc
huyện n Thế vì:
- Số lượng chăn ni gà của 3 xã trong giai đoạn 2015 -2017 tương đối
lớn. có nhiều hình thức, quy mơ ni tại các xã này.
- Là 3 xã có địa hình đa dạng khác nhau, đặc điểm tự nhiên phù hợp
với mơ hình phát triển chăn nuôi. Nếu như xã Tiến Thắng nuôi gà ở địa hình
đồi núi, có diện tích trồng rừng lớn thì các xã như Đồng Tâm, Phồn Xương
nuôi gà chủ yếu ở dạng địa hình đồng bằng, địa hình vườn chăn thả tương đối
lớn. Các điểm nghiên cứu này mang tính đại diện cho việc chăn nuôi của

huyện và đáp ứng được các mục tiêu, nôi dụng nghiên cứu của đề tài
Mẫu điều tra: Mỗi xã tiến hành thu thập thông tin của các hộ chăn nuôi
gà với quy mô khác nhau.
Cơ cấu các hộ chăn nuôi được phỏng vấn tại 3 xã
Điểm nghiên cứu

Số hộ phỏng vấn

Đồng Tâm

40

Tiến Thắng

40

Phồn Xương

40

- Xét theo quy mô chăn nuôi (Theo tiêu chuẩn của ban thú y huyện Yên Thế):
+ Quy mô nhỏ: Hộ nuôi 500 – 1000 con/lứa, mỗi năm nuôi từ 3 lứa,
tổng số gà 1500 – 3000 con xuất chuồng dưới 30 con/năm.
4


+ Quy mô vừa: Hộ nuôi từ 1000 - 2000 con/lứa, tổng số gà xuất chuồng
từ 3000 - 6000 con/năm.
+ Quy mô lớn: Hộ nuôi trên 2000 con một lứa, mỗi năm nuôi từ 3-4
lứa, tổng số gà xuất chuồng trên 6000 con/năm.

Chỉ tiêu

Số lượng (hộ)

Cơ cấu(%)

I. Chia theo quy mô chăn nuôi

120

100

- Quy mô lớn

40

33,33

- Quy mô vừa

40

33,33

- Quy mô nhỏ

40

33,33


II. Chia theo phương thức chăn nuôi

120

100

- Phương thức bán công nghiệp

60

50

- Phương thức công nghiệp

60

50

Nội dung câu hỏi điều tra
- Những thông tin cơ bản về hộ: tên chủ hộ, địa chỉ, trình độ chun
mơn, tình hình nhân khẩu và lao động của chủ hộ, tình hình sử dụng đất đai.
- Tình hình chăn ni gà của chủ hộ: số lượng con.
- Tình thình chi phí chăn ni, kết quả tiêu thụ thành phẩm thức ăn, thú
ý, công lao động, …
- Một số câu hỏi khác: Vay vốn, thu nhập khác
- Những khó khăn, rủi ro mà hộ gặp phải.
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: các tài liệu liên quan đến đề tài đã được thu thập tại
huyện Yên Thế, thư viện trường đại học Lâm Nghiệp, đề tài nghiên cứu, các
báo cáo, số liệu điều tra về chăn nuôi gà.

- Số liệu sơ cấp: Các thông tin về thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi gà của các hộ nuôi gà được thu thập tại ba xã thông qua phiếu điều tra.
Cách thu thập thông tin:
o Phỏng vấn trực tiếp
5


o Quan sát trực tiếp
5.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
*Xử lý số liệu:
- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn
huyện nghiên cứu và bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc chưa đầy đủ.
- Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu
phân tích.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu: thực hiện trên phần mềm phân tích số liệu phổ
biến excel
*Phương pháp phân tích số liệu
-Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá tổng quan đặc điểm cơ
bản của huyện Yên Thế, phản ánh tình hình chăn ni gà, tiêu thụ sản phẩm
từ gà của huyện
-Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu số lượng trong tổng
đàn, số lượng con trong từng giống gà qua các năm của huyện, giá trị sản
xuất, chi phí của các hộ chăn ni trong năm 2017.
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi các mục: đặt vấn đề, phụ lục, kết luận
Khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chăn nuôi gà và hiệu quả kinh tế
Chương 2: Đặc điểm cơ bản về huyện Yên Thế

Chương 3: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện
Yên Thế

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHĂN NUÔI GÀ
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng
của q trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với
chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh
nghiệp và của nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên người
ta phải khấu trừ đi chi phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư đó càng
lớn. Phần dư ra của kết quả sản xuất chính là lợi ích của người sản xuất,
doanh nghiệp, nhà nước. Hiệu quả kinh tế được nâng cao thì người sản xuất
càng thu được nhiều lợi nhuận, người tiêu dùng sẽ được cung cấp hàng hóa
dịch vụ với giá rẻ hơn và chất lượng hàng hóa cao hơn.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất, người tiêu
dùng và cả xã hội quan tâm. Vấn đề là cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế, đây là vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy
nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả kinh tế là đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất
về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Hiện nay do sự đa đạng và phong phú của các hoạt động kinh tế nên tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và có thể phân chia chúng thành
các quan điểm chủ yếu sau:
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả thu được với

chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này: H=Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chí phí bỏ ra
7


Đây là công thức chủ yếu để xác định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, công
thức này cho biết mức độ hiệu quả kinh tế nhưng không cho biết quy mô hiệu
quả. Nếu hiệu quả kinh tế rất cao như chỉ ở mức đầu tư rất nhỏ thì quá trình
sản xuất kinh doanh cũng ít có ý nghĩa.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa kết quả thu được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này : H=Q – C
Cơng thức này cho biết quy mô hiệu quả mà không cho biết mức độ hiệu
quả, không cho biết kết quả thu được trên một đồng chi phí.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách kết hợp của tỷ lệ và hiệu số
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Theo quan điểm này: H= Q/C và H= Q – C
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của
kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Theo quan điểm này: H = ∆Q/∆C
Trong đó: ∆Q là phần tăng thêm của kết quả
∆C là phần tăng thêm của chi phí
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa phần trăm tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Theo quan điểm này: H = ∆Q - ∆C
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng sự biến động tương đối của kết
quả và chi phí

Theo quan điểm này: H = % thay đổi tăng của Q/ % thay đổi tăng của C
Công thức này cho thấy khi đầu vào thay đổi 1% thì kết quả thu được
thay đổi bao nhiêu %.
1.1.2. Phân loại
*Phân loại HQKT theo nội dung và bản chất
HQKT có thể xem xét theo các góc độc lập tương đối như sau:

8


-HQKT nó được biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: bảo vệ mơi trường,
lợi ích cơng cộng, trật tự an tồn xã hội.
-HQKT nó thể hiện sự phát triển của cơng ty, của vùng lãnh thôi, của
một quốc gia, đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình hình đời
sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất
của cả vùng.
*Phân loại HQKT theo phạm vi và đối tượng xem xét
Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội
như các địa phương các ngành sản xuất từng cơ sở đơn vị sản xuất hay một
quyết định quản lý. Có thể phân loại phạm trù này như sau:
- HQKT quốc dân: là HQKT nói chung trong tồn bộ nền sản xuất xã hội.
- HQKT ngành: là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như
ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong nông nghiệp được chia
thành HQKT của cây nông nghiệp, HQKT của cây lương thực, HQKT chăn
nuôi gia súc gia cầm.
- HQKT theo vùng lãnh thổ: là tính riêng đối với từng vùng, từng khu
vực và từng địa phương.
- HQKT của quy mô sản xuất – kinh doanh như hộ gia đình, hợp tác xã,
nơng trường quốc doanh, cơng ty và tập đoàn sản xuất.

- HQKT của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào sản
xuất như biện pháp về giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật.
*Phân loại HQKT theo từng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng chi phí
- Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới

9


1.1.3. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
*Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hao phí lao động của xã hội
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội. Đó là việc làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày cả về vật chất
lẫn tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
*Ý nghĩa của việc nâng cao HQKT nói chung:
Nâng cao HQKT có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thành viên
trong xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có hai quan điểm đáng
chú ý nhất:
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang
lại hiệu quả cao
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến.
Đối với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận ( thu
nhập nhiều hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dùng thì làm tăng hiệu
quả chính là họ được sử dụng sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao và giá

thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trị rất lớn, nó đóng vai trò
trung tâm trong nền kinh tế và được xã hội quan tâm.
1.2. Tổng quan về chăn ni gà
1.2.1.Vai trị của ngành chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông
nghiệp. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có
tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nơng nghiệp. Chăn ni gia cầm nói chung,
chăn ni gà thịt nói riêng có ý nghĩa rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay,
đặc biệt chăn nuôi gà thịt rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân
nông thơn. Chăn ni gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình
10


cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25% trong tổng
sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30%. Chăn nuôi gà cung
cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, hàm lượng protein
của thịt gà và trứng gà rất cao. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành gia cầm
cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như: cơng nghệ thức
ăn chăn ni, cơng nghệ hóa học, công nghệsinh học trong nuôi dưỡng, nhân
giống vàấp trứng nhân tạo, công nghệ sản xuất thiết bị chuyên ngành, công
nghệ giết mổ và chế biến các sản phẩm gia cầm.
- Chăn ni gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.
Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại
phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác.
Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng
khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Ngồi ra, phân gà cịn làm thức ăn cho
các loại cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ… Đối với những hộ nông dân,
việc chăn nuôi gà không chỉ cung cấp thêm dinh dưỡng hàng ngày, chăn nuôi
gà làm tăng thu nhập cho gia đình, thơng qua chăn ni gà, người nơng dân

có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như
cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. Bên cạnh đó, chăn ni gà góp phần
khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, tận dụng được công lao
động trong thời gian nhàn rỗi và lao động phụcủa gia đình. Đối với xã hội,
chăn ni gà không chỉ đảm bảo nguồn thực phẩm cho xã hội mà cịn góp
phần quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.Những nhân tố ảnh hưởng tới chăn ni gà
* Nhóm các yếu tố khách quan:
- Các yếu tố tự nhiên:
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ
yếu là các cơ thể sống, vì thế chăn ni gà thịt chịu ảnh hưởng rất lớn của các
điều kiện tự nhiên. Các yếu tố khí tượng thủy văn như: độ ẩm, khơng khí,
nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa
11


trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, nhất
là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản.
- Thị trường:
Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự
tác động qua lại của cung cầu trên thị trường. Muốn được thị trường chấp
nhận cũng như tồn tại và phát triển địi hỏi người chăn ni gà phải quan tâm
đến nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào.
Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn ni tăng mức
đầu tư. Khi thị trường mất ổn định , giá cả bấp bênh, người chăn ni sẽ lo
lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang mang. Đối với
thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ
yên tâm hơn.
-Thức ăn:
Là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà thịt. Sự sinh trưởng

và phát triển của gà thịt phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt
và cụ thể là đầu tư thức ăn chăn ni. Thơng thường, chi phí thức ăn chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn ni gà thịt. Thức ăn cho gà thịt cũng
rất phong phú, đối với những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức
ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm
ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ ni bán
cơng nghiệp ngồi ra cịn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, bột ngô, thức ăn
này phần lớn là thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ăn
bên ngồi.
- Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn ni gà
thịt. Các giống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng
trọng cũng như tỉ lệ hao hụt khác nhau. Để chọn được giống tốt người ni
nên tìm đến những cơ sở giống uy tín cũng như chọn giống ni có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

12


Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh. Dịch bệnh và
các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố
thời tiết và khí hậu. Sự phát triển và tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh
như vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, nấm… quan hệ mật thiết với các yếu tố khí
hậu, thời tiết. Do đó để giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú
y để kiểm sốt, khống chế dịch bệnh ởgà.
-Thể chế, chính sách :
Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có
tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi gà thịt, đặc biệt
là các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng…
* Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi
gà thịt:

-Quy mô nuôi: Trong chăn ni quy mơ có ảnh hưởng quan trọng đến
sản lượng thu được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của
các hộ chăn nuôi. Nuôi với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa địi hỏi người
ni phải xem xét nhiều yếu tố: kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình
hình dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mơ ni
hợp lý.
-Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến q trình chăn nuôi, là điều kiện để
chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại
và công nghiệp đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là yếu tố đầu vào cho
q trình chăn ni như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuồng trại…
-Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi:
Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Những người có kinh nghiệm, kiến thức ni họ
sẽ áp dụng kỹthuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi
những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn
biến giá cả đầu ra và đầu vào, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được
13


những căn bệnh cũng như triệu chứng của gà để phòng và chữa bệnh một
cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết đẻ điều chỉnh mức nhiệt
độ thích hợp cho gà… điều này làm giảm tỉ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa
lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại lợi nhuận tối đa.
-Đất đai:
Là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà thịt, trước hết là để xây
dựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất.
1.2.3.Phương thức chăn nuôi gà
- Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT): Đây là phương thức chăn
ni có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp vùng thôn quê Việt

Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban đầu ít, đàn
gà được thả rơng, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự ấp và nuôi con;
chuồng trại đơn giản, vườn thả khơng có hàng rào bao che; thời gian ni kéo
dài (đối với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới đạt khối lượng để giết thịt).
Tuy vậy, phương thức chăn ni này có những ưu điểm nhất định như phù
hợp với các giống gà địa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư
khơng địi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban đầu).
- Phương thức chăn nuôi công nghiệp (CN), là phương thức chăn nuôi
dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống gà cho
năng suất, chất lượng tốt. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là yêu
cầu vốn đầu tư lớn, chuồng trại phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cơ giới hố
các khâu trong quy trình chăn ni, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy
trình cơng nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian của một chu kỳ chăn
nuôi ngắn phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn.
- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN): Đây là phương thức
chăn ni có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm nuôi gà truyền
thống và kỹ thuật ni dưỡng tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chế độ dinh
dưỡng và q trình phịng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn. Mục tiêu
của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ khơng thuần túy là sản
14


xuất tự cung tự cấp. Gà được nuôi theo từng lứa, mỗi lứa 200, 500 đến 1000
con. Để áp dụng phương thức chăn ni này, ngồi u cầu phải có vườn rộng
(tối thiểu 100-200m2, tùy thuộc quy mô đàn gà) được bao bọc bởi hàng rào
tre, nứa hoặc lưới mắt cáo để thả gà lúc thời tiết đẹp thì cần phải đầu tư xây
dựng và mua sắm chuồng trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống và hệ thống
sưởi ấm cho đàn gà úm. Ngồi lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun,
dế, sâu bọ, rau, cỏ mà đàn gà tự kiếm ăn được, thì lượng thức ăn do người
chăn ni cung cấp là rất quan trọng. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian

nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn gà.
1.2.4.Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà
1.2.4.1 Nội dung hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà
- Hiệu quả kinh tế trong chăn ni gà của hộ.
- Tình hình đầu tư chi phí của hộ trong chăn nuôi gà theo quy mô chăn
nuôi và phương thức chăn nuôi.
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn của hộ, tức là khi bỏ ra một đồng vốn sản
xuất thì thu được bao nhiêu đồng về thu nhập hỗn hợp.
- Hiệu quả sử dụng lao động của hộ chăn nuôi gà, tức là khi bỏ ra một
công lao động thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm và bao nhiêu
đồng thu nhập hỗn hợp.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật
trong chăn nuôi gà của hộ.
- Hiệu quả xã hội thể hiện ở sự tăng việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ
nơng dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ
+ Diện tích canh tác bình qn/hộ.
+ Chỉ tiêu về mức độ kỹ thuật và đầu tư vốn.
+ Trình độ văn hóa của chủ hộ.
+ Lao động bình quân/hộ.
15


- Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi
+ Tổng số vốn dành cho chăn ni gà.
+ Diện tích chuồng gà bình quân/hộ.
+ Số gà/lứa/năm.
+ Bình quân lượng thịt gà hơi xuất chuồng/hộ/năm.
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu quả kinh tế trong chăn

ni gà:
*Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản
phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
n

GO =

Q P
i

i

i 1

Trong đó: Qi là khối lượng của sản phẩm i
Pi là giá cả của từng sản phẩm i
- Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là tồn bộ những chi phí
phục vụ q trình sản xuất của hộ (khơng bao gồm trong đó giá trị lao động,
thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong phạm vi nghiên cứu, chi phí trung
gian bao gồm các khoản chi phí ngun nhiên vật liệu như: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, thu hoạch, chế biến, hệ thống
cung cấp nước…
n

IC =

C

j


j 1

Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất
- Tổng chi phí sản xuất (TC): là tổng hao phí tính bằng tiền của các
nguồn lực, tài ngun tham gia vào q trình sản xuất.
Cơng thức tính: TC = FC + VC
Trong đó:
FC là chi phí cố định, chi phí này khơng thay đổi theo mức sản lượng.
VC: Chi phí biến đổi, chi phí này thay đổi theo mức sản lượng. Đó là các
chi phí vềcây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, thuê lao động…
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ
khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
16


Cơng thức tính: VA = GO - IC
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia
tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động
sống vào quá trình sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có
thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo
cơng thức sau:
MI = VA – A
Trong đó:

A là giá trị khấu hao tài sản cố định

- Thu nhập (thực lãi):TN = GO – TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí
- Các chỉ tiêu bình qn như: thu nhập bình qn, diện tích bình qn,
nhân khẩu bình qn, độ tuổi bình qn...
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế :
- Tỷ suất giá trị sản phẩm theo chi phí là tỷ số giá trị sản xuất GO của
sản phẩm với chi phí trung gian IC
TGO = GO/IC (lần)
- Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí : là tỷ số giữa giá trị tăng thêm với chi
phí trung gian
TVA = VA/IC ( lần)
-Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian : là tỷ số giữa thu nhập
hỗn hợp với chi phí trung gian
TMI = MI/IC (lần)
HQKT tính theo cơng lao động gia đình (L)
-GO/L : tỷ suất giá trị sản xuất theo cơng lao động gia đình
-VA/L : tỷ suất giá trị gia tăng theo cơng lao động gia đình
-MI/L : tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình

17


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HUYỆN YÊN THẾ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có
vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đơng Bắc giáp huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Đơng Nam giáp huyện Lạng Giang
+ Phía Tây Bắc giáp với huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh

Thái Nguyên
+ Phía Nam giáp huyện Tân n.
Tồn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn
Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng.Trung tâm
huyện là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà
Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ
17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Xuân Lương- Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ
242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn); tuyến đường tỉnh
lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã
ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú
Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các
tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới
đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thơng trong và ngồi huyện.
2.1.2. Địa hình
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sơng suối, độ chia cắt địa
hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Có thể phân ra
3 dạng địa hình chính như sau:
+ Địa hình vùng núi
+ Địa hình đồi thấp
+ Địa hình đồng bằng

18


2.1.3. Khí hậu, thủy văn
n Thế nằm trong vịng cung Đơng Triều, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4oC. Nhiệt độ trung bình
cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có
nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng

12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 10C).
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên
Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố
không đều trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa
tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa
hình thấp, tuy thời gian ngập khơng kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc
xốy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc
hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu khơng có hệ thống tưới. Lượng
bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm, tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các
tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều.
* Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm là 81%, cao
nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).
* Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đơng Bắc thịnh
hành trong mùa khơ, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa,
hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4
m/s. Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đơng ít mưa, lạnh và khơ. Có lượng
mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là
những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm
nhiều vụ trong năm.
*Thủy văn: Yên Thế có 2 con sơng lớn (sơng Thương chảy qua ranh
giới phía Đơng huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc
19


×