Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu các biện pháp hạ giá thành sản phẩm gạch tuynel 2 lỗ tại nhà máy tuynel sơn trang thuộc tổng công ty hàm rồng thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.02 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, với đề tài “Nghiên cứu các biện pháp hạ
giá thành sản phẩm tại nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang thuộc Tổng cơng ty Hàm
Rồng Thanh Hố”, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo và
các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty. Nhân dịp này:
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh
trường Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo Th.s Bùi Thị Minh Nguyệt, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em làm khoá luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ của Tổng công ty cổ phần
Hàm Rồng Thanh Hố, và cán bộ cơng nhân viên của nhà máy gạch Tuynel Sơn
Trang đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Vì khoảng thời gian thực tập ngắn nên em vẫn chưa thể hiểu hết về thực tế
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy và trình độ cịn hạn chế, nên luận
văn của em cịn mang nặng tính lý thuyết và khơng tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để cuốn luận
văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà tây, ngày 6 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Vũ Thị Mỹ Quyên


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.................................... 3
1.1 Chi phí sản xuất .................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.................................................................................. 3
1.2
Giá thành sản phẩm ...................................................................................... 7


1.2.1
Khái niệm và vai trò của giá thành sản phẩm .............................................. 7
1.2.2
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ........................... 7
1.2.3 Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ............................................ 8
1.2.4 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ....................................... 9
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm ................. 11
1.3 Những cơng trình nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến tính giá
thành sản phẩm. ......................................................................................................... 15
PHẦN 2:ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL SƠN TRANG
THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HỐ….. .............. 17
2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Hàm Rồng Thanh Hố và
nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang. ............................................................................. 17
2.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội. .................................................................. 18
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên. ........................................................................................... 18
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. ................................................................................ 18
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại nhà máy gạch Tuynel ............... 18
2.3.1 Tình hình tổ chức lao động của nhà máy. ........................................................ 18
2.3.2 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý. .................................................................. 19
2.3.3 Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất ........................................................... 20
2.4 Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật ...................................................................... 21
2.5 Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang trong
3 năm qua. ................................................................................................................ 22
2.5.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch thơng qua chỉ tiêu hiện
vật…………………………………………………………………………………..22
2.5.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch thơng qua chỉ tiêu giá
trị……… ................................................................................................................... 25
2.6 Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy. ........................................................ 27
2.6.1 Những thuận lợi................................................................................................ 27
2.6.2 Những khó khăn: .............................................................................................. 28

2.7 Phương hướng phát triển của nhà máy. .............................................................. 29
PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY
TUYNEL SƠN TRANG ........................................................................................... 30
3.1 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhà máy gạch
Tuynel Sơn Trang. ..................................................................................................... 30


3.2 Tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của gạch
Tuynel 2 lỗ. ............................................................................................................... 31
3.3 Phân tích tình hình biến động của các khoản mục phí trong giá thành sản phẩm
gạch 2 lỗ của cơng ty. ................................................................................................ 33
3.3.1 Tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu chính trong giá thành gạch Tuynel
2 lỗ……. .................................................................................................................... 36
3.3.2 Tình hình chi phí nhiên liệu than trong giá thành sản phẩm gạch Tuynel 2
lỗ……… .................................................................................................................... 38
3.3.3 Tình hình biến động chi phí năng lượng điện trong giá thành gạch Tuynel 2
lỗ……… .................................................................................................................... 40
3.3.4 Tình hình biến động chi phí nhiên liệu dầu trong giá thành gạch Tuynel 2
lỗ……... ……………………………………………………………………………42
3.3.5 Tình hình biến động chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá thành gạch Tuynel 2
lỗ……… .................................................................................................................... 44
3.3.6 Tình hình biến động chi phí quản lý phân xưởng trong giá thành gạch Tuynel
2 lỗ……… ................................................................................................................. 46
3.3.7 Tình hình biến động chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành gạch Tuynel
2 lỗ……. .................................................................................................................... 48
3.3.8 Tình hình biến động chi phí bán hàng trong giá thành gạch Tuynel 2 lỗ. ....... 50
3.3.9 Tình hình biến động chi phí tài chính trong giá thành gạch Tuynel 2 lỗ. ........ 52
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH
TUYNEL 2 LỖ TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL SƠN TRANG......................... 54
4.1 Những nhận xét chung về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch

Tuynel Sơn Trang trong 3 năm qua. ......................................................................... 54
4.2 Những thành công và hạn chế của nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang. ................ 54
4.2.1. Những thành công ........................................................................................... 54
4.2.2. Những hạn chế ................................................................................................ 55
4.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm gạch Tuynel 2 lỗ của nhà
máy…………………………………………………………………………………55
4.3.1 Giảm mức tiêu hao các chi phí đầu vào. .......................................................... 56
4.3.2 Tăng khối lượng sản xuất để giảm chi phí cố định. ......................................... 61
4.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. ........................................................... 63
4.3.4 Xây dựng hệ thống thưởng phạt về tiết kiệm chi phí. ...................................... 63
4.4.5 Xây dựng thương hiệu sản phẩm. .................................................................... 64
4.4.6 Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất khác. ................................................. 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế trên thế giới hiện nay là một nền kinh tế thị trường, là sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các quốc gia nói chung, giữa các doanh nghiệp trong và ngồi
nước nói riêng. Từ khi, Việt Nam mở cửa hội nhập và là thành viên của WTO đã
đặt các ngành, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.
Cùng với xu thế quốc tế hố, tồn cầu hố, và hội nhập kinh tế địi hỏi mỗi ngành và
mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp yêu cầu thực
tế của thị trường để đạt hiệu quả cao nhất.
Để tồn tại, phát triển và đứng vững trong thị trường cạnh tranh, mỗi doanh
nghiệp đều phải theo đuổi mục tiêu của mình là chiếm lĩnh thị trường và thu lợi
nhuận tối đa. Hạ giá thành là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tốt việc
tiêu thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận. Không những thế, hạ giá thành là yếu tố để
doanh nghiệp mở rộng, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp làm như thế nào để giảm chi

phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu và những chiến lược kinh
doanh được quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Gạch Tuynel là một sản phẩm không thể thiếu được trong lĩnh vực xây dựng.
Nhận thấy nhu cầu thiết yếu của thị trường, Tổng công ty cổ phần Hàm Rồng đã
xây dựng thêm nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang. Tuy nhà máy mới được thành lập
cách đây năm năm, nhưng với những kế hoạch hợp lý trong sản xuất kinh doanh
nhà máy đã thu được những kết quả đáng kể và đứng vững trên thị trường. Được sự
đồng ý của nhà trường, của Tổng công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá và sự giúp
đỡ hướng dẫn tận tình của Th.S Bùi Thị Minh Nguyệt, nhận thấy vai trò quan trọng
trong việc hạ giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp, trong quá trình thực tập
tại Tổng cơng ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hố, em đã mạnh dạn chọn đề tài “
Nghiên cứu các biện pháp hạ giá thành sản phẩm gạch tuynel tại nhà máy gạch
Tuynel Sơn Trang thuộc Tổng công ty Hàm Rồng Thanh Hố”.
Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu một số ngun nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình biến động giá
thành. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp hạ giá thành sản phẩm gạch Tuynel
của nhà máy gạch Sơn Trang.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:


2
+ Đối tượng: nghiên cứu giá thành sản phẩm gạch Tuynel của nhà máy gạch
Tuynel Sơn Trang.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005-2007.
- Không gian nghiên cứu: Nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang thuộc Tổng cơng
ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hố.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu mà nhà máy cung cấp, thông qua các tài liệu báo cáo tài

chính, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết hàng hoá bán ra, thẻ hạch toán giá thành
sản phẩm…
- Phỏng vấn và quan sát các cán bộ công nhân viên của nhà máy, so sánh số
liệu và kết quả thu được với thực tế.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, thông qua các cơng
thức tốn học…
Đề tài gồm những nội dung sau:
- Những cơ sở lý luận cơ bản về giá thành sản phẩm.
- Kết quả nghiên cứu giá thành sản phẩm của nhà máy gạch trong 3 năm
- Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm.


3
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Chi phí sản xuất
1.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải sử dụng các yếu
tố đầu vào cho sản xuất là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động, kết
hợp chúng theo những tỷ lệ và những phương thức thích hợp. Trong q trình sản
xuất, các yếu tố nguồn lực bị tiêu hao để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhất định để đáp
ứng cho nhu cầu của con người.
Mức tiêu hao các chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu qủa sản
xuất của một doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí, là con đường cơ bản nhất để hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau. Việc nghiên cứu phân loại

một cách chính xác các loại chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác
quản lý doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích
và lập kế hoạch giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phân loại chi phí sản xuất
cịn giúp cho các doanh nghiệp có thể phát hiện những tiềm năng tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.
Sau đây là một số phương pháp phân loại chi phí chủ yếu:
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo yếu tố
Phân loại theo yếu tố là phương pháp phân loại chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào
nội dung kinh tế ban đầu của các chi phí mà không kể đến công dụng cụ thể và địa
điểm phát sinh của những chi phí đó. Phương pháp này chia các chi phí sản xuất
doanh nghiệp thành 8 yếu tố:
1. Ngun vật liệu chính mua ngồi: bao gồm các chi phí dùng để mua ngun
vật liệu chính từ ngồi vào, khơng kể đến việc vật liệu đó dùng vào mục đích gì,
dùng ở bộ phận nào.


4
2. Vật liệu phụ mua ngoài, bao gồm toàn bộ những chi phí dùng để mua vật liệu
phụ từ bên ngoài.
3. Nhiên liệu mua ngoài, bao gồm toàn bộ chi phí dùng để mua nhiên liệu từ bên
ngồi.
4. Năng lượng mua ngồi, bao gồm những chi phí để mua năng lượng từ bên
ngoài.
5. Tiền lương, bao gồm tất cả các khoản tiền dùng để trả lương, trả công cho tất
cả lực lượng lao động của doanh nghiệp, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
6. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn bao gồm tồn bộ các
khoản trích theo lương của trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ hiện
hành.
7. Khấu hao tài sản cố định, bao gồm tồn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của

tài sản cố định toàn doanh nghiệp.
8. Các chi phí khác bằng tiền, bao gồm tất cả các chi phí bằng tiền để phục vụ
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa được xếp vào 7
yếu tố trên.
Phương pháp này thường được dùng để lập dự tốn chi phí sản xuất của các bộ
phận và cho tồn doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục là phương pháp phân loại chi phí
căn cứ vào công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của các chi phí mà khơng xem
xét đến nội dung kinh tế ban đầu của các chi phí đó. Phương pháp này chia các chi
phí sản xuất thành các khoản mục sau:
1. Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về sử dụng
nguyên liệu chính vào việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
2. Nguyên vật liệu phụ vào sản xuất, bao gồm các chi phí về sử dụng vật liệu phụ
vào sản xuất ra sản phẩm.
3. Nhiên liệu dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về sử dụng nhiên liệu cho
việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
4. Năng lượng dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về năng lượng cho việc
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.


5
5. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm số tiền để trả lương
chính và trả lương phụ cho những công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong
doanh nghiệp.
6. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn của cơng nhân sản xuất,
bao gồm số tiền trích theo lương theo chế độ hiện hành của công nhân trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm trong doanh nghiệp.
7. Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp dùng vào sản xuất, bao gồm tồn bộ
các chi phí phát sinh cho việc sử dụng hệ thống máy móc thiết bị vào mục đích

sản xuất của doanh nghiệp.
8. Chi phí quản lý phân xưởng, bao gồm tồn bộ các khoản chi phí phát sinh cho
hoạt động của bộ máy quản lý sản xuất ở cấp phân xưởng, đội sản xuất của doanh
nghiệp.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phụ vụ cho
hoạt động của bộ máy quản lý chung toàn doanh nghiệp.
10. Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất, bao gồm các khoản chi
phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng và những chi phí phát sinh do sản xuất bị
ngừng vì các lý do chủ quan hoặc khách quan.
11. Chi phí ngồi sản xuất, bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục thường được dùng để lập kế
hoạch giá thành đơn vị sản phẩm.
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm
Phân loại chi phí theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm là
phương pháp phân loại chi phí dựa vào đặc điểm tính tốn, tập hợp các chi phí đó
vào giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất được chia
làm 2 loại sau:
Chi phí trực tiếp:
Gồm các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất từng loại sản
phẩm cụ thể. Vì vậy, chúng có thể được tính tốn trực tiếp vào giá thành của từng
loại sản phẩm thông qua các định mức tiêu chuẩn.
Chi phí trực tiếp thường bao gồm các khoản sau:
- Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất.


6
- Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất.
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất.
- Năng lượng dùng vào sản xuất.

- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
-

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn của cơng nhân trực tiếp

sản xuất.
-

Chi phí sử dụng máy móc thiết bị.
Chi phí gián tiếp:
Gồm những chi phí phát sinh không liên quan trực tiếp đến một số loại sản

phẩm cụ thể nào, mà có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Vì thế, để tính tốn các chi phí này vào giá thành từng loại sản phẩm, người ta phải
tiến hành phân bổ theo những phương pháp thích hợp.
Chi phí gián tiếp thường bao gồm:
- Chi phí quản lý phân xưởng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các chi tiêu ngoài sản xuất.
1.1.2.4 Phân loại chi phí theo các mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng sản
phẩm
Đây là phương pháp phân loại chi phí dựa vào mối quan hệ của bản thân các
chi phí với mức sản lượng sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, các chi phí được chia làm 2 loại sau:
- Chi phí biến đổi:
Là những khoản chi phí mà tổng số của chúng thay đổi tỷ lệ với sự biến động
của sản lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp. Thơng thường
chi phí biến đổi bao gồm các khoản chi phí trực tiếp của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định:
Là những khoản chi phí mà tổng số của chúng không thay đổi hoặc thay đổi

chậm hơn so với sự thay đổi của sản lượng sản xuất ra của doanh nghiệp. Trong
doanh nghiệp, các chi phí cố định thường bao gồm các chi phí gián tiếp.
Cách phân loại chi phí sản xuất này cho biết tính hợp lý của các loại chi phí,
đồng thời cũng cho biết mức sản lượng tối thiểu để không bị lỗ vốn.


7
1.2 Giá thành sản phẩm
1.2.1 Khái niệm và vai trò của giá thành sản phẩm
a. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí đã chi ra
việc sản xuất và tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm được khái quát qua cơng thức sau:
Z = C+ V
Trong đó: Z : giá thành sản phẩm.
C : chi phí lao động vật hố.
V : chi phí lao động sống.
Giá thành được xác định cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và chỉ tính
tốn đối với những sản phẩm đã trở thành thành phẩm hoặc đã hoàn thành một giai
đoạn nhất định, có thể bán ra ngồi.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh chất lượng của
tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Vai trò.
Giá thành là thước đo mức hao phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn
cứ để xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để quyết định một sản
phẩm nào đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và
mức hao phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó. Trên cơ sở đó xác định được hiệu quả
kinh doanh của loại sản phẩm đó để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng
sản xuất nhằm tối đa hố lợi nhuận.
Giá thành là cơng cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm sốt q trình sản

xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp kỹ thuật. Thơng qua tình hình thực
hiện giá thành doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất, chi phí bỏ vào sản
xuất, tác động hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát
hiện và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến phát sinh những chi phí khơng hợp lý để
có biện pháp loại trừ.
Giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá
cả đối với từng loại sản phẩm.
1.2.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm


8
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của q trình sản
xuất: chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí, giá thành phản ánh phần kết quả sản
xuất.
Giá thành sản phẩm với chi phí sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Giá thành sản phẩm chính là những chi phí để sản xuất ra những sản phẩm đã hoàn
thành. Nghĩa là, giá thành sản phẩm cấu thành từ chi phí sản xuất. Tuy nhiên, khơng
phải tất cả chi phí sản xuất đều được tính vào giá thành, một số loại chi phí như: chi
phí sản xuất dở dang đầu kỳ, thiệt hại sản phẩm hỏng ngồi định mức khơng được
tính vào giá thành sản phẩm.Vì thế, giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất giống
nhau về tính chất nhưng khác nhau về lượng.
Tất cả các chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ và kỳ trước chuyển sang) và
chi phí trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành =

Chi phí SX dở +

Chi phí phát sinh


- Chi phí SX dở

SP

dang đầu kỳ

trong kỳ

dang cuối kỳ

1.2.3 Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1.2.3.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ cấu chi phí
Theo cơ cấu chi phí hình thành nên giá thành sản phẩm, người ta chia giá
thành sản phẩm thành 3 cấp chính sau:
- Giá thành phân xưởng: bao gồm tồn bộ các chi phí sản xuất ra sản phẩm phát
sinh trong cấp phân xưởng.
- Giá thành công xưởng, bao gồm giá thành phân xưởng cộng thêm chi phí quản
lý doanh nghiệp.
- Giá thành tồn bộ, bao gồm giá thành cơng xưởng cộng thêm các chi phí ngoài
sản xuất.
Mối quan hệ giữa các cấp giá thành sản xuất được mơ tả :
Chi phí trực Chi
tiếp

phí

sử Chi

dụng MMTB


Giá thành phân xưởng
Giá thành cơng xưởng

phí

QLPX
Chi phí QLDN
Chi phí ngồi SX


9
Giá thành toàn bộ
1.2.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo trình tự tính tốn
Theo trình tự tính tốn và thực hiện, người ta chia giá thành sản phẩm thành
các loại sau đây:
-

Giá thành dự toán: là giá thành sản phẩm được xây dựng và tính tốn dựa trên

tài liệu thiết kế kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến q trình
sản xuất sản phẩm.
-

Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở các định

mức kinh tế kỹ thuật có tính đến các biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhằm
tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
-

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính tốn dựa trên cơ sở các số


liệu thực tế về chi phí để sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ.

1.2.4 Đối tƣợng và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, án
thành phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định địi hỏi phải tính được giá thành đơn vị sản
phẩm.
Để xác định được giá thành sản phẩm, người ta thường căn cứ vào các vấn đề
sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành.
- Căn cứ vào quy trình cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
có quy trình cơng nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là loại sản
phẩm hồn thành ở cuối quy trình cơng nghệ. Nếu quy trình sản xuất phức tạp theo
kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn
và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp với điều kiện, đặc điểm
của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý giá thành hiệu qủa đáp


10
ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và đồng thời giúp doanh nghiệp lựa chọn
phương pháp tính giá thành phù hợp.
1.2.4.2 Phƣơng pháp tính giá thành
- Phương pháp trực tiếp
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, mặt hàng sản xuất ít, khối
lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng hạch toán là chi phí sản xuất
từng loại sản phẩm riêng biệt.


Giá thành
đơn vị SP

Tổng CP
sản xuất SP
=

+

Giá trị SP dở
dang đầu kỳ

-

Giá trị SP dở
dang cuối kỳ

Số lượng thành phẩm

- Phương pháp tổng cộng chi phí:
Áp dụng trong doanh nghiệp mà sản xuất sản phẩm ở nhiều công đoạn, nhiều
biện pháp sản xuất khác nhau. Đối tượng kế tốn chi phí sản xuất là các biện pháp,
chi tiết sản phẩm, trên giai đoạn công nghệ hay biện pháp sản xuất.
Zsp = Z1 + Z2 + Z3 + …+ Zn
- Phương pháp hệ số:
Áp dụng mà doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng
một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau, chi phí khơng tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Phương pháp này áp dụng hệ số quy đổi.
Trước hết, người ta căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại sản

phẩm để tính tốn và xác định cho mỗi loại một hệ số.

Giá thành đơn
vị SP từng loại
Giá thành đơn
vị SP từng loại
Tổng giá
thành SX của
các loại SP
Qo =

Qi x Hi

Tổng giá thành của tất cả các loại SP
=
=

=

Tổng số SP gốc đã quy đổi
Giá thành đơn
hệ số quy đổi
X
vị SP gốc
SP từng loại
CPSX dở
CPSX
CPSX dở
dang đầu
dang cuối

+ phát sinh kỳ
trong kỳ
kỳ
Trong đó: Qo: tổng số SP gốc đã quy đổi.
Qi: số lượng SP loại i.
Hi: Hệ số quy đổi SP loại i.


11
Ngồi ra, cịn có một số phương pháp tính giá thành khác như phương pháp
loại trừ giá trị sản phẩm phụ, phương pháp liên hợp…
1.2.5

Các nhân tố ảnh hƣởng và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm

1.2.5.1 Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm.
-

Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mơ sản xuất từ đó tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.

- Hạ giá thành sản phẩm còn là cơ sở để hạ giá bán sản phẩm, góp phần nâng cao
hiệu qủa kinh tế và mức sống của toàn xã hội.
- Hạ giá thành sản phẩm là giảm các chi phí cấu thành nên sản phẩm cả lao động
sống và lao động vật hoá trên một đơn vị sản phẩm. Nó tiết kiệm được nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước. Như vậy, hạ giá thành sản phẩm không những có
ý nghĩa với doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
Phấn đấu tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm là một trong những
điều kiện tiên quyết để tăng tích luỹ lao động xã hội, tăng tốc độ và quy mô phát

triển sản xuất và cải thiện đời sống.
Muốn thực hiện được điều đó, phải căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của
mỗi một doanh nghiệp để nghiên cứu các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
1.2.5.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất: đây là một trong những nhân
tố quan trọng nhất bởi vì việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện
đại sẽ tạo khả năng to lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc đổi mới
phải đi đôi và đồng bộ với các yếu tố sản xuất khác nhau như trình độ lao động, khả
năng đáp ứng nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm…
+ Nhân tố về tổ chức quản lý: có thể coi đây là nhân tố mang tính chất quyết
định bởi vì quản lý doanh nghiệp và quản lý sản xuất địi hỏi các nhà quản lý phải
tính toán sắp xếp các hoạt động trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng hợp lý,
kiểm tra giám sát thường xuyên chặt chẽ việc sử dụng các yếu tố sản xuất và chi phí
phát sinh, có các biện pháp hợp lý để khuyến khích người lao động tự giác sáng tạo
thực hiện tốt nhất công việc được giao.


12
+ Nhân tố về lao động: chất lượng lao động và ý thức của người lao động ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng cơng việc. Vì vậy, cũng ảnh hưởng trực
tiếp số lượng chi phí phát sinh và tới giá thành sản phẩm.
+ Đặc điểm về sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp: với mỗi doanh nghiệp
đặc điểm sản xuất khác nhau, tính chất và ngành nghề khác nhau thì có chi phí, kết
cấu chi phí khác nhau dẫn đến giá thành sản phầm cũng khác nhau. Vì vậy, địi hỏi
mỗi doanh nghiệp phải xác định đúng đối tượng tính tốn và tập hợp chi phí phù
hợp.
1.2.5.3 Các biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm.
a. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm.
+ Chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm bao gồm các loại chi phí: chi phí

nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng trực tiếp
vào sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong hạ giá thành sản
phẩm nhất là các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong
giá thành sản phẩm. Như ngành chế biến trong ngành lâm sản.
Các hướng biện pháp chính:
- Cải tiến, hồn thiện kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất.
- Thay thế nguyên vật liệu rẻ tiền hơn.
- Sử dụng triệt để các loại phế liệu, phế phẩm vào sản xuất.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, giảm tỷ lệ phế phẩm.
- Cải tiến công tác quản lý, bảo quản, cấp phát vật tư, giảm tiêu hao mất mát.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đồng thời áp dụng các biện pháp kích thích
với cơng nhân, tiết kiệm vật tư.

Pnvl x Dnvl
Hznvl

=

100
(100+G)(100+M)

Pnvl

=

100

- 100


Trong đó:
Hznvl : Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Dnvl : Tỷ trọng chi phí NVL trong giá thành đơn vị sản phẩm kỳ trước.


13
Pnvl : Tỷ lệ tiết kiệm chi phí NVL.
G : Tỷ lệ tăng giảm giá cả NVL kỳ kế hoạch so với kỳ trước.
M : Tỷ lệ tăng giảm mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
so với kỳ trước.
b. Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá
thành đơn vị sản phẩm.
Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng với những sản phẩm sử dụng nhiều lao
động sản xuất. Biện pháp cơ bản nhất là nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tốc
độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình qn của cơng nhân.
Các hướng biện pháp chính:
- Cải tiến và hồn thiện kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới,
tự động hố sản xuất.
- Hồn thiện công tác tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, hồn thiện cơng tác
định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động.
- Hợp lý hoá nơi làm việc, cải thiện các điều kiện làm việc cho công nhân.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân.
- Cải tiến công tác phục vụ sản xuất, chuẩn bị sản xuất.
- Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kích thích vật chất để nâng cao năng suất
lao động cho cơng nhân.

Hzlg

Plg x Dlg
=


100
100+lg

Plg
Trong đó:

=

x 100

- 100

100+w

Hzlg : tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do nâng cao năng suất lao động.
Dlg : Tỷ trọng chi phí nhân cơng trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm kỳ
trước.
Plg : Tỷ lệ tiết kiệm chi phí nhân cơng trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm.
lg : Tỷ lệ tăng giảm tiền lương bình qn và các khoản trích theo lương của
công nhân trực tiếp kỳ kế hoạch so với kỳ trước.


14
w : Tỷ lệ tăng giảm năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ trước của công
nhân sản xuất.
c. Tiết kiệm tƣơng đối chi phí cố định.
Chi phí cố định có tổng số khơng thay đổi hoặc thay đổi không cùng tỷ lệ với
khối lượng sản phẩm sản xuất. Có 2 hướng tiết kiệm chi phí cố định trong giá thành
sản phẩm:

+ Tăng quy mô sản xuất để tiết kiệm tương đối chi phí cố định.
+ Giảm bớt các khoản chi tiêu chung để tiết kiệm tuyệt đối chi phí cố định.

Pcđ x Dcđ
100+100


Hzcđ =
Pcđ

=

x 100

- 100

100+Q

Trong đó:
Hzcđ : tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do tiết kiệm tương đối chi phí cố định.
Dcđ : tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm năm trước.
Pcđ : tỷ lệ tiết kiệm tương đối chi phí cố định.
cđ : tỷ lệ tăng giảm tổng chi phí cố định định kỳ kế hoạch so với kỳ trước.
Q : tỷ lệ tăng giảm sản lượng sản phẩm kỳ kế hoạch so với kỳ trước.
d. Xác định ảnh hƣởng tổng hợp của các biện pháp đến giá thành sản phẩm.
- Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm kỳ kế hoạch so áp dụng các biện pháp
Hzc = Hznvl + Hzlg + Hzcđ
- Mức hạ giá thành sản phẩm do áp dụng các biện pháp:

Qkh x Zbc x Hzc

Mz

=

Trong đó:

100

Qkh : khối lượng sản xuất kỳ kế hoạch.
Zbc : giá thành đơn vị sản phẩm của kỳ trước.
Hzc: Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do áp dụng các biện pháp.
- Dự kiến giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch.
Dựa trên cơ sở tỷ lệ hạ giá thành vừa tính có thể dự kiến được mức giá thành
đơn vị sản phẩm của kỳ kế hoạch theo biểu thức sau đây:

Zbc x ( 100 + Hzc)
=

100


15

Zkh
Trong đó:
Zkh : mức giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.
1.3 Những cơng trình nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến tính
giá thành sản phẩm.
Trong thời gian thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp em đã tìm kiếm và tham
khảo một số tài liệu và luận văn, từ đó em đã kế thừa và chọn lọc những kiến thức

để xây dựng khoá luận của mình. Cụ thể:
Các sách tham khảo:
- T.S Phạm Quang đã xuất bản cuốn “Hạch toán kế toán trong doanh
nghiệp”,nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2005. Cuốn sách trình bày hệ
thống kiến thức cơ bản về cơng tác hạch tốn kế tốn theo từng phần hành kế tốn
cơ bản trong doanh nghiệp. Trong đó, tại chương 5, trang 123 tác giả đã đề cập đến
các phương pháp hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- T.S Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào đã xuất bản giáo trình “Quản lý
doanh nghiệp Lâm Nghiệp”, nhà xuất bản Nơng Nghiệp năm 2002. Giáo trình cung
cấp những kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ chính của việc quản trị kinh
doanh trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Lâm Nghiệp nói riêng.
Tại chương 9, trang 171 tác giả đề cập đến “quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp Lâm Nghiệp”.
- Th.s Nguyễn Văn Đệ đã xuất bản giáo trình “Phân Tích hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp”,nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2002. Giáo trình
cung cấp các kiến thức, cơng thức cơ bản sử dụng trong phân tích, và tác giả đưa ra
những ví dụ thực tiễn để độc giả có thể hiểu rõ hơn. Tại chương 4, trang 41 tác giả
đề cập đến” phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm”.
- Th.s Trần Ngọc Bình đã xuất bản giáo trình “Quản trị tài chính doanh
nghiệp”, nhà xuất bản Nơng Nghiệp năm 2002. Giáo trình được biên soạn theo
hướng chọn lọc, bổ sung kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh. Tại chương 3,
trang 87, tác giả đã đề cập tới “chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm”.
Các đề tài:
- Tác giả Đinh Th Hồn(2007), khố 48 thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực
trạng sản xuất và giá thành sản phẩm gạch Tuynel 2 lỗ tại nhà máy gạch Gia Thanh


16
Gia Viễn – Ninh Binh”. Khoá luận đưa ra những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, trên phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Và đưa ra một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, luận văn cịn một số
tồn tại sau:
+ Phần trình bày chưa đẹp, luận văn cịn để nhiều khoảng trống.
+ Phân tích các khoản mục chi phí cịn sơ sài, ngun nhân ảnh hưởng đến
tình hình biến động các chi phí của các năm chưa rõ ràng.
+ Biện pháp đề xuất còn nặng tính lý thuyết, chưa cụ thể, chưa đưa ra dự đoán
tỷ lệ hạ giá thành.
- Tác giả Mai Quý Long (2004), khoá 46 thực hiện đề tài “Một số biện pháp hạ giá
thành sản phẩm mành trang trí B404-00 tại Cơng ty TNHH mành trang trí thị xã
Sơn Tây – Hà Tây”. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh,
quy trình cơng nghệ của cơng ty. Vì vậy, tác giả đã chỉ ra được các nguyên nhân
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và đưa ra các biện pháp thiết thực góp phần hạ
giá thành sản phẩm mành trang trí. Tuy nhiên, đề tài cịn một số tồn tại sau:
+ Chưa đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng chỉ
tiêu hiện vật.
+ Chưa phân tích một số chỉ tiêu rất quan trọng trong bảng kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty bằng chỉ tiêu giá trị.
+ Chưa chỉ ra được nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành sản phẩm.
+ Chưa chỉ ra những thành công của công ty đã đạt được.
- Tác giả Hà Văn Triều(2004), khoá 46 thực hiện đề tài “Đề xuất một số biện pháp
nhằm hạ giá thành sản phẩm gạch Tuynel 2 lỗ của công ty vật liệu xây dựng Cẩm
Trướng – Thanh Hoá”. Khoá luận đã hệ thống cơ sở lý luận về hạ giá thành sản
phẩm, đặc điểm của cơ bản của công ty, chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm, từ đó đưa ra một số biện pháp làm hạ giá thành sản phẩm. Tuy
nhiên, khố luận cịn có một số tồn tại sau:
+ Chưa nêu rõ nội dung cụ thể của quy trình cơng nghệ.
+ Chưa chỉ ra nhân tố tác động lớn nhất đến giá thành sản phẩm.
+ Chưa dự tính tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm của nguyên vât liệu, nhiên liệu.



17

PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL SƠN TRANG
THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HỐ

2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Hàm Rồng Thanh
Hố và nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang.
Tổng cơng ty Hàm Rồng Thanh Hố tiền thân là nhà máy phân lân Hàm Rồng,
được thành lập vào năm 1962 đóng tại phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa
cách Hà Nội 156 km về phía nam. Tháng 7/1999, nhà máy phân lân Hàm rồng từ
một doanh nghiệp nhà nước đã đi đầu trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp và đổi
tên thành Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hố. Cùng với sự phát triển của cơng
ty, và nắm bắt nhu cầu của thị trường, công ty đã ngày càng mở rộng sản xuất đa
ngành, đa nghề, đa sản phẩm. Chỉ tính riêng năm 2002, cơng ty đã xây dựng 2 nhà
máy: nhà máy nước mắm Thiên Hương và nhà máy thức ăn chăn nuôi gia súc Đại
Phước. Năm 2003, công ty thành lập nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang. Tháng
11/2007 cơng ty đã chính thức đổi tên thành Tổng cơng ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hố.
Mặc dù, trong địa bàn tỉnh Thanh Hố có trên 20 nhà máy gạch Tuynel như xí
nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng,nhà máy gạch Đông Văn,…nhưng nhận thấy nhu
cầu về các sản phẩm gạch ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, cũng như đa dạng
hoá các mẫu mã sản phẩm mà các nhà máy, xí nghiệp khác chưa đáp ứng được.
Năm 2003, tổng cơng ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hố đã quyết định khởi công
xây dựng nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá-


18
Thanh Hóa. Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất gạch, ngói và kinh doanh vật
liệu xây dựng. Nhà máy được xây dựng và lắp đặt dây truyền công nghệ kỹ thuật
tiên tiến hiện đại với công suất là 40triệu viên/năm, và sản xuất 6 chủng loại sản

phẩm: như gạch 2 lỗ, gạch 3 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch đặc, gạch 6 lỗ rỗng, gạch 14 lỗ rỗng,
trong đó gạch 2 lỗ là sản phẩm sản xuất chính của nhà máy.
2.2 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội.
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên.
Nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang được xây dựng tại xã Hoằng Trung, huyện
Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Nhà máy nằm sát quốc lộ 1A, và cách thành phố
Thanh Hố 15km về phía Bắc, nên việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm rất thuận
lợi. Nhà máy có vị trí địa lý:
Phía Đơng giáp với xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hố.
Phía Tây giáp với xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hố.
Phía Bắc giáp với xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.
Phía Nam giáp với huyện Hà Trung.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hố là xã có 80% dân số làm nghề nơng. Vì
vậy, đời sống nhân dân vẫn đang cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cơ sở vật
chất ở đây tương đối đầy đủ và đạt chất lượng cao như xây dựng các trường học,
các trạm xá, giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện.Việc xây dựng nhà máy gạch
Tuynel Sơn Trang đã giảm sự thất nghiệp, tạo thêm việc làm cho người dân trong
xã.
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại nhà máy gạch Tuynel
2.3.1 Tình hình tổ chức lao động của nhà máy.
Nhà máy Tuynel Sơn Trang có tổng số lao động là 258 người, trong đó số lao
động nam là 138 người, và 120 lao động là nữ. Vì cơng việc của nhà máy gạch địi
hỏi những người phải có sức khoẻ tốt nên với tỷ lệ 53,5% là nam sẽ là một điều kiện
tốt trong việc sản xuất như tăng năng suất lao động. Mặc dù, với số lượng lao động
như vậy, song số người lao động có trình độ học vấn, và tay nghề lại rất ít. Số người
có trình độ đại học chiếm 5,15% tổng số lao động, 25,79% trình độ cao đẳng và
trung cấp. Đây cũng là một điều tất yếu đối với các nhà máy, xí nghiệp vì nguồn lao
động được lấy tại địa phương chưa được qua trường lớp đào tạo. Vì vậy, để đạt hiệu



19
quả cao trong sản xuất, một yêu đặt ra cho các nhà quản lý là ln nâng cao trình độ
học vấn, cũng như tay nghề cho lao động.

Biểu 2.1 : Cơ cấu lao động của nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang.
Tính chất cơng
Chỉ tiêu

Tổng

Giới tính
Nam

Nữ

việc

Trình độ

Trực

Gián

Đại

CĐ và Cơng

tiếp


tiếp

học

TH

nhân

Số lao động

258

138

120

223

35

13

65

180

Tỷ lệ (%)

100


53,5

46,5

86,4

13,6

5,03

74,73

69,7

2.3.2 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý.
Nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang quản lý theo mơ hình trực tuyến, kết hợp với
chức năng.
+ Giám đốc: là người có trọng trách cao nhất và là người đứng đầu điều hành
quản lý nhà máy. Mọi việc trong công ty từ các phịng ban chức năng đều thơng qua
giám đốc đồng ý và ký duyệt. Vì vậy, giám đốc là người chịu trách nhiệm về các
hoạt động của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Phịng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức quản lý lao
động ở các bộ phận, hồn thiện cơng tác hành chính, giải quyết các chế độ cho cơng
nhân viên, lao động, lập các thông báo, quyết định công văn, hợp đồng theo sự chỉ
đạo của giám đốc.
+ Phòng kế tốn có 2 người, trong đó có một kế tốn trưởng. Nhiệm vụ của kế
tốn là thực hiện tốt cơng tác kế toán trong doanh nghiệp theo đúng quy định của
pháp luật và chế độ chuẩn mực của kế toán nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật: nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm tra các kỹ thuật quy trình trong
sản xuất…

+ Phịng thị trường: chuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường, các đối thủ cạnh
tranh, đề ra các chiến lược nhằm tiêu thụ được sản phẩm…


20
SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL SƠN TRANG

Giám Đốc

Phịng thị
trường

Tổ chế
biến
tạo
hình

Phịng
TC-HC

Tổ v/c
thu,
phơi,
đảo

Tổ
nghiền
than

Phịng

TC-KT

Tổ
xếp
gng

Phịng kỹ
thuật

Tổ lị
nung
sản
phẩm

Tổ
xuống
gng

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu giúp việc.
Quan hệ kiểm tra giám sát
2.3.3 Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất
Nguyên liệu đất được đưa vào thùng nạp liệu,thái nhỏ đất và theo băng truyền
vào máy cán thô. Tại đây, đất được pha trộn với than theo tỷ lệ quy định. Sau đó,
được đưa vào máy cán mịn làm cho hỗn hợp đất than đánh mịn, tiếp đó được vào
máy nhào đùn liên hợp để các nguyên liệu được trộn đều và nhuyễn. Nguyên liệu
hỗn hợp đưa vào máy cắt tự động tạo nên hình dáng sản phẩm. Sau đó, vận chuyển
đưa chúng vào nhà kính phơi mộc, tại đây gạch được phơi đảo, rồi đưa vào lò sấy
Tuynel trong vòng 12 tiếng, rồi được chuyển sang lò nung Tuynel ở nhiệt độ 2201050 độ. Gạch chín tạo ra sản phẩm gạch Tuynel có màu gạch hồng.



21
SƠ ĐỒ 2.2 : QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT

Ngun
liệu đất

Thùng nạp
liệu

Nhà kính phơi
gạch mộc

Lị sấy
Tuynel

Máy cán
thơ

Máy cắt tự
động

Máy cán
mịn

Máy nhào
đùn liên hợp

Lò nung

Tuynel

Kho thành
phẩm
2.4 Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật
Nhìn vào bảng biểu 2.2 ta thấy: tổng tài sản cố định của nhà máy là
16.085.152.356 đồng, trong đó nhà của kiến trúc chiếm tỷ lệ 45,94%, bao gồm khu
nhà làm việc của các cán bộ nhân viên, các nhà máy phân xưởng, nhà cáng kính…
Máy móc thiết bị, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định 47,96%,
điều này chứng tỏ nhà máy rất chú trọng đến việc đầu tư các thiết bị công nghệ vào
sản xuất. Vì vậy, là nhà máy đầu tiên trong tỉnh đạt gần tối đa công suất và sau 5
năm nhà máy đi vào hoạt động sản xuất giá trị còn lại hiện nay chiếm 48,66% trong
tổng giá trị còn lại.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm một cách liên
tục và đều đặn, nhà máy đã đầu tư mua 4 xe ôtô tải dùng để vận chuyển.
Qua đó ta thấy được, cơ cấu tài sản của nhà máy tương đối hợp lý, và phù hợp
với mơ hình sản xuất kinh doanh hiện nay.


22
Biểu 2.2: cơ sở vật chất kỹ thuật
Stt

1

2

3

4


Tên TSCĐ
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc thiết
bị
Phương tiện vận
tải
Thiết bị, dụng
cụ quản lý
Tổng

Nguyên giá

Tỷ
trọng%

Giá trị cịn lại

Tỷ
trọng%

7.388.793.396

45,94

4.499.507.590

47,11


7.714.021.135

47,96

4.650.325.176

48,69

897.213.458

5,58

358.054.327

3,75

85.124.367

0,52

42.534.641

0,45

16.085.152.356

100

9.550.421.734


100

2.5 Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang
trong 3 năm qua
2.5.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch thông qua chỉ tiêu hiện
vật
Nhà máy gạch Tuynel Sơn Trang mới được thành lập từ năm 2003, song là
một trong những nhà máy đầu tiên tận dụng được công suất lớn nhất so với các nhà
máy gạch khác trong tỉnh. Với công suất tối đa của nhà máy là 40triệu viên/năm,
trong 3 năm qua, nhà máy không ngừng tăng sản lượng với mức tăng bình quân là
5,1%. Năm 2006, số lượng gạch sản xuất là 33.361.872 viên, tăng 4,9% so với năm
2005. Sang năm 2007, sản xuất tăng hơn so với năm 2006 là 5,3%, với số lượng
gạch là 35.145.347 viên. Điều này chứng tỏ, nhà máy gạch luôn thực hiện mục tiêu
tận dụng tối đa công suất, để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nhà
máy sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm gạch như: gạch 2 lỗ, gạch 3 lỗ, gạch
đặc…song sản phẩm chủ lực của nhà máy là gạch Tuynel 2 lỗ chiếm 92% trong
tổng số gạch sản xuất.
Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy: sản lượng gạch 2 lỗ tăng dần đều trong 3 năm qua,
với tốc độ tăng bình quân là 4,4%. Với năm 2006 tăng 4,8% so với năm


×