Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xác định giá trị DNLN làm cơ sở cho việc chuyển đổi DNLN tại công ty lâm nghiệp yên lập phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.97 KB, 92 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... i
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... ii
Chương 1 ............................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 2
1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 3
Chương 2 ............................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 5
2.1. Ý nghĩa của việc xác định giá trị doanh nghiệp ........................................... 5
2.2. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp .................................. 5
2.3. Các phương pháp tính giá trị thực tế của doanh nghiệp............................... 5
2.3.1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản .......................... 6
2.3.1.1. Giá trị quyền sử dụng đất ....................................................................... 7
2.3.1.2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp .......................................... 8
2.3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu........ 9
Chương 3 .......................................................................................................... 11
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN LẬP - PHÚ THỌ .......... 11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 11
3.2. Đặc điểm cơ bản của Công ty lâm nghiệp Yên Lập................................... 12



3.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 12
3.2.2. Khí hậu thủy văn...................................................................................... 13
3.2.3. Giao thông vận tải.................................................................................... 13
3.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................... 14
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình tổ chức sản xuất của Cơng ty ........... 15
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty........................................................ 15
3.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất của Cơng ty .................................................. 18
3.4. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.......................... 23
Chương 4 .......................................................................................................... 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 25
4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Yên Lập 3
năm gần đây (2005 – 2007) ............................................................................... 25
4.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện bằng chỉ tiêu hiện vật ... 25
4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị .... 26
4.2. Thực tiễn về tính giá trị DNLN tại Cơng ty lâm nghiệp Yên Lập ............. 29
4.3. Đề xuất phương án xác định giá trị doanh nghiệp...................................... 32
4.3.1. Các căn cứ để xác định giá trị thực tế tại Công ty lâm nghiệp Yên Lập. 32
4.3.2. Cách tính.................................................................................................. 32
4.3.2.1. Xác định giá trị TSDH.......................................................................... 33
4.3.2.2. Xác định giá trị TSNH.......................................................................... 34
4.3.2.3. Xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty................................... 35
4.3.2.4. Xác định giá trị quyền sử dụng đất...................................................... 37
4.3.2.5. Xác định giá trị của rừng ...................................................................... 38
4.3.2.6. Xác định giá trị sản xuất nông nghiệp .................................................. 47
4.3.3. Tập hợp kết quả nghiên cứu .................................................................... 48
KẾT LUẬN....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 51


LỜI NÓI ĐẦU


Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong suốt khóa
học, đồng thời giúp sinh viên gắn liền kiến thức đã học với thực tiễn sản xuất.
Được sự nhất trí của trường ĐH Lâm nghiệp, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh
doanh tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về xác định giá trị DNLN làm cơ sở cho việc chuyển đổi DNLN tại Công
ty lâm nghiệp Yên Lập – Phú Thọ”.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Trần Hữu Dào. Sau thời
gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc đến nay khóa luận đã được hồn thành.
Trong q trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, tận
tình của các thầy cơ giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, cán bộ Công ty lâm
nghiệp Yên Lập và đặc biệt là thầy giáo: TS. Trần Hữu Dào người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những tập thể và cá
nhân đã giúp đỡ tơi trong thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do
thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và trình độ bản thân cịn nhiều hạn chế
nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cơ và các
bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà Tây, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Duy Hướng

i


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

2

DNLN

Doanh nghiệp Lâm nghiệp

3

TSCĐ

Tài sản cố định

4

TSDH

Tài sản dài hạn


5

TSNH

Tài sản ngắn hạn

6

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

7

XDCB

Xây dựng cơ bản

8

SXKD

Sản xuất kinh doanh

9

ATK

An toàn khu


10

BHLĐ

Bảo hộ lao động

11

BHXH

Bảo hiểm xã hội

12

BHYT

Bảo hiểm y tế

13

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

14

CNVC

Cơng nhân viên chức


15

MMTB

Máy móc thiết bị

16

NVL

Nguyên vật liệu

17

UBND

Ủy ban nhân dân

18

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

19

CP

Chi phí


20

QLBV

Quản lý bảo vệ

ii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết
Ngày nay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương thức hoạt động của các doanh
nghiệp đó. Nhưng cách thức và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp
vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thật sự hợp lý. Do vậy, việc tìm kiếm các giải
pháp để đổi mới phương thức hoạt động của các doanh nghiệp là hết sức cần
thiết.
Một trong những hướng đi đúng đắn mà Nhà nước ta đã tiến hành đó là
việc thực hiện chuyển đổi các DNNN. Nhưng để q trình chuyển đổi thành
cơng thì cần phải xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác.
Tuy nhiên thực tế những năm qua cũng như hiện nay việc xác định giá trị
thực tế của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hợp lý và chính xác do vẫn cịn
tồn tại một số vướng mắc. Thơng thường giá trị của doanh nghiệp được định
giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó.
Ở nước ta hiện nay, việc xác định giá trị thực tế của các Công ty lâm
nghiệp (trước đây là các Lâm trường quốc doanh) ngày càng có ý nghĩa quan
trọng. Có rất nhiều cách tính giá trị thực tế như: tính giá trị thực tế theo phương
pháp tài sản, theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và nhiều phương pháp

khác. Tùy theo từng Công ty lâm nghiệp, từng lĩnh vực kinh doanh mà lựa chọn
cách tính nào cho phù hợp để đạt được giá trị chính xác nhất vì đây là điều kiện
để cho các Cơng ty lâm nghiệp có thể chuyển đổi thành cơng, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, được sự nhất trí của
Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Hữu
Dào tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về xác định giá trị DNLN làm cơ sở cho việc chuyển đổi DNLN tại Công
ty lâm nghiệp Yên Lập – Phú Thọ”.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp làm cơ sở
cho việc chuyển đổi DNLN.
- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu xác định giá trị của Công ty lâm nghiệp Yên Lập trước khi
chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý.
- Đề xuất phương án xác định giá trị doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính giá trị thực tế của Cơng ty lâm nghiệp Yên Lập - Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Công ty lâm nghiệp Yên Lập - Phú
Thọ.
- Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu chủ yếu trong 3 năm gần đây,
thời điểm định giá là ngày 31 tháng 12 năm 2007.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận.

- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực trạng phương án xác định giá trị Lâm trường quốc doanh khi
chuyển sang mơ hình Cơng ty lâm nghiệp.
- Một số ý kiến hoàn thiện phương án xác định giá trị doanh nghiệp làm
cơ sở cho việc chuyển đổi Công ty lâm nghiệp.
- Kết luận.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu và kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu: Các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến

2


chuyển đổi DNNN, Nghị định của Chính phủ và các bộ nghành liên quan; các
báo cáo, bài báo…
- Thu thập số liệu, tài liệu từ báo cáo thống kê, báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế tốn… của Cơng ty lâm nghiệp n Lập.
- Nghiên cứu, quan sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các
bộ phận chính trong Cơng ty.
- Phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ công nhân viên để
thu thập và chia sẻ thơng tin.
- Tổng hợp, chọn lọc và hồn thiện khóa luận
1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
* Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chuyển đổi
DNNN và xác định giá trị DNLN.
* Sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp, tính tốn các
số liệu:
- Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Doanh thu.

+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
+ Nộp ngân sách Nhà nước.
- Tính giá trị thực tế của rừng từ năm 2000 đến cuối năm 2007.
- Tính tốc độ phát triển liên hồn, tốc độ phát triển bình quân của các chỉ
tiêu nghiên cứu.
* Sử dụng các phương pháp phân tích để tổng hợp, đánh giá và nhận xét
các kết quả tính tốn…
Cụ thể: Việc xác định giá trị thực tế của Công ty được dựa trên cơ sở
của Nghị định số 109/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm
2007 và được xác định bằng cả 2 phương pháp là phương pháp tài sản và
phương pháp dòng tiền chiết khấu, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại
Cơng ty, giá trị của Công ty được xác định như sau:

3


Giá trị thực tế của Công ty = Giá trị TSDH + Giá trị TSNH + Giá trị lợi
thế kinh doanh (nếu có) + Giá trị quyền sử dụng đất + Giá trị rừng + Giá trị sản
xuất nông nghiệp (nếu có).
- Giá trị TSDH và giá trị TSNH được lấy từ bảng cân đối kế tốn của
Cơng ty.
- Để xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty ta căn cứ vào Thông
tư số 95/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ
Tài chính.
- Việc tính giá trị quyền sử dụng đất ta căn cứ vào Nghị định số
123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐCP của Chính phủ (ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 và sửa đổi ngày 27
tháng 7 năm 2007 quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất).
Trong Nghị định quy định giá đất rừng sản xuất đối với xã miền núi là:
500 (đồng/m2), giá đất XDCB ở miền núi là: 2.500 (đồng/m2), đất nông nghiệp

là: 1.000 (đồng/m2).
- Giá trị của rừng được tính theo cơng thức: V = Vo(1+ r)t, với rừng đã
đến tuổi khai thác ta tính theo giá trị khai thác còn rừng chưa đến tuổi khai thác
thì tính theo chi phí đầu tư.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp được căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí
đầu tư trồng chè của Cơng ty.

4


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Ý nghĩa của việc xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là cơ sở cho việc chuyển đổi
các DNNN để các doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hơn. Nếu định giá
chính xác giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiến tới quá
trình chuyển đổi nhanh hơn. Do vậy nó là tiền đề để chuyển đổi các DNNN nói
chung cũng như các Cơng ty lâm nghiệp nói riêng nhằm nâng cao tính độc lập,
tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Từ đó nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thương trường.
2.2. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
- Căn cứ vào số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh
nghiệp tại thời điểm định giá.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh
doanh của doanh nghiệp (nếu có).
2.3. Các phương pháp tính giá trị thực tế của doanh nghiệp
Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành và sửa đổi

ngày 26/6/2007 thì việc xác định giá trị doanh nghiệp được tính theo các
phương pháp sau:
- Phương pháp tài sản.
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
- Các phương pháp khác.

5


2.3.1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản: là phương pháp
xác định giá trị của 1 doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế của tồn bộ tài
sản hữu hình, vơ hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp.
- Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế sau
khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số
dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
- Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ
dài hạn và nợ khác của doanh nghiệp khơng bao gồm các khoản nợ có ngun
nhân từ phía chủ nợ như: chủ nợ đã giải thể, đã phá sản, đã chết, đã bỏ chốn
hoặc chủ nợ từ quyền đòi nợ.
* Đối tượng áp dụng:
Là các DNNN và các đơn vị phụ thuộc của DNNN hoạt động trong các
ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ những doanh nghiệp được định giá theo
phương pháp DCF.
* Thời điểm xác định:
Là thời điểm kết thúc quý trước ngày doanh nghiệp có quyết định thực
hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.
* Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:

Được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và đánh giá xác định
giá trị thực tế của toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản là giá đang mua,
bán trên thị trường cộng chi phí phát sinh đối với những tài sản là máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải có lưu thơng trên thị trường. Nếu là tài sản đặc thù
khơng có lưu thơng trên thị trường thì tính theo giá mua của những tài sản cùng
loại. Trường hợp khơng có tài sản tương đương thì tính theo giá trị tài sản ghi
trên sổ sách kế toán.

6


* Lưu ý: Các khoản sau đây khơng tính vào giá trị doanh nghiệp
Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh,
liên kết và các tài sản khác khơng phải của doanh nghiệp thì khơng tính vào giá
trị doanh nghiệp.
Đối với những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ
thanh lý: doanh nghiệp thanh lý nhượng bán, hoặc báo cáo cơ quan có thẩm
quyền để điều chuyển cho đơn vị khác theo quy định hiện hành.
Đối với những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo,
bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, phúc
lợi thì chuyển giao cho Cơng ty mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người
lao động trong doanh nghiệp.
Riêng đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở đầu tư bằng vốn
ngân sách Nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương
để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
Các khoản nợ phải thu khơng có khả năng thu hồi.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những cơng trình đã bị đình hỗn
trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì chuyển giao cho

doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.
2.3.1.1. Giá trị quyền sử dụng đất
Đối với diện tích đất doanh nghiệp đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng
trụ sở, văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, đất để sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (kể cả đất đã
được Nhà nước giao có thu hoặc khơng thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp
được quyền lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật
Đất đai.
- Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức th
đất thì phải hồn tất thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quyết định việc
chuyển đổi và cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chuyển đổi.

7


+ Đối với doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì khơng tính tiền
th đất vào giá trị doanh nghiệp.
+ Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho tồn bộ thời
gian th đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá thị trường
tại thời điểm định giá được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định và công bố.
- Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất (kể cả diện tích đất
Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh
doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng hoặc cho th) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh
nghiệp theo giá đất đã được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố.
2.3.1.2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: vị trí địa lý, giá trị
thương hiệu, tiềm năng phát triển, tính chất độc quyền, uy tín…

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền
quyết định chuyển đổi xem xét, quyết định nhưng không thấp hơn giá trị lợi thế
kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước khi
chuyển đổi và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời
điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
* Lưu ý: Khi tính tốn, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm liền kề trước khi chuyển đổi thấp hơn lãi
suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm
chuyển đổi thì xem như giá trị lợi thế bằng 0 và khơng tính vào giá trị của
doanh nghiệp.

8


2.3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF): là phương pháp xác định giá
trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai,
không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn Nhà
nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư
kinh phí sự nghiệp (nếu có).
* Đối tượng áp dụng:
Là các DNNN hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư
vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm tốn, Tin học và chuyển giao
cơng nghệ.
* Thời điểm xác định:
Là thời điểm kết thúc năm tài chính trước ngày doanh nghiệp có quyết định
thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp của tồn Tổng cơng ty theo
phương pháp này thì khả năng sinh lời của Tổng cơng ty được xác định trên cơ
sở lợi nhuận của Tổng công ty Nhà nước theo quy định tại quy chế tài chính
của Cơng ty Nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì lấy lợi
nhuận do việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác mang lại để xác định giá trị doanh
nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất trả tiền
một lần thì phải tính bổ sung giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giá trị
doanh nghiệp.
Như vậy từ 2 phương pháp trên ta có một số cơng thức xác định giá trị của
doanh nghiệp như sau:
Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp = Tổng giá trị thực tế của doanh
nghiệp sau khi đánh giá lại + Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

9


Giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán tại thời điểm
định giá = Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp - Nợ thực tế phải trả, số dư
Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và nguồn kinh phí sự nghiệp.

10


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN LẬP - PHÚ THỌ
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty lâm nghiệp Yên lập tiền thân là Lâm trường Phúc Khánh được

thành lập từ tháng 10 năm 1963 tại xã Phúc Khánh huyện Yên Lập trên cơ sở
sáp nhập 3 công trường khai thác là: Mỹ Lung, Đá Thờ và Mang Sơn. Được
Nhà nước giao quản lý trên 22.000 ha rừng và đất rừng nằm trên ranh giới 17
xã của huyện Yên Lập, 3 xã thuộc huyện Sông Thao và 3 xã thuộc huyện Hạ
Hòa với chiều dài gần 70 km.
Với điều kiện quản lý quá rộng nên tháng 11 năm 1983 UBND tỉnh Vĩnh
Phú (nay là tỉnh Vĩnh phúc và Phú Thọ) quyết định chia Lâm trường Phúc
Khánh thành Lâm trường Yên Lập và Lâm trường Sông Thao, lúc này Lâm
trường Yên Lập quản lý 12.000 ha đất lâm nghiệp, nằm rải rác trên 17 xã thuộc
phạm vi hành chính của huyện Yên Lập. Đến tháng 6 năm 1988 sau khi sắp sếp
lại tổ chức sản xuất, Lâm trường Yên Lập được UBND tỉnh quyết định tách
thành Lâm trường Yên Lập và Lâm trường Ami. Theo Quyết định số 575/QĐUB ngày 28/08/1990 giao cho Lâm trường quản lý 6.417 ha.
Tháng 10 năm 1993 UBND tỉnh ra Quyết định số: 920/QĐ-UB thu hẹp
diện tích, quy mơ sản xuất kinh doanh giao cho Lâm trường quản lý 4.420 ha.
Đến tháng 4 năm 1996 thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ thành lập Cơng ty Ngun liệu giấy Vĩnh Phú, Lâm trường
được UBND tỉnh quyết định chuyển sang Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú
thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam, lúc này Lâm trường quản lý 3.507 ha nằm
trên 6 xã phía Nam của huyện Yên Lập. Với chức năng - nhiệm vụ của Lâm
trường là trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác thu mua gỗ nguyên liệu
giấy và chế biến lâm sản.

11


Theo Quyết định số 173/2003/QĐ-BCN ngày 27/10/2003 của Bộ công
nghiệp về việc sáp nhập Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú vào Công ty giấy
Bãi Bằng, lúc này Lâm trường trực thuộc Công ty giấy Bãi Bằng.
Theo Quyết định số 29/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng
chính phủ và Quyết định số 09/2005/QĐ-BCN ngày 04/3/2005 của Bộ công

nghiệp v/v chuyển Tổng công ty giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình
Cơng ty mẹ - cơng ty con.
Theo Quyết định số 447/QĐ-GVN.HN ngày 14/9/2007 của HĐQT của
Tổng công ty giấy Việt Nam đã quyết định chuyển đổi Lâm trường Yên Lập
thành Cơng ty lâm nghiệp n Lập hạch tốn phụ thuộc vào Tổng công ty giấy
Việt Nam (Hiệu lực từ ngày 01/10/2007). Ngày 04/10/2007 UBND tỉnh đã có
quyết định thu hồi 152 ha tại xã Minh Hòa chuyển sang rừng đặc dụng, lúc này
diện tích đất Cơng ty quản lý cịn: 3.355 ha.
Tên đơn vị: CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN LẬP.
Địa chỉ: Xã Đồng Thịnh, Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 0210 870 188

Fax: 0210 870 188

Số tài khoản giao dịch: 421 101 000 086
3.2. Đặc điểm cơ bản của Cơng ty lâm nghiệp n Lập
3.2.1. Vị trí địa lý
Cơng ty lâm nghiệp Yên Lập là một DNNN trực thuộc Tổng công ty giấy
Việt Nam. Được Nhà nước giao cho quản lý sử dụng: 3.355 ha đất lâm nghiệp
nằm trên địa bàn 7 xã, thị trấn phía Nam huyện Yên Lập.
* Tọa độ địa lý:
- X: 21o13–00 - 21o20–20 Vĩ Bắc.
- Y: 105o00 - 105o10 Kinh Đông.
Cách Thành phố Việt Trì 70 km và cách Nhà máy giấy Bãi Bằng 55 km về phía
Tây.

12


* Ranh giới:

- Phía Bắc: Giáp xã Hưng Long ( huyện Yên Lập ) và huyện Cẩm Khê.
- Phía Nam: Giáp huyện Thanh Sơn.
- Phía Đơng: Giáp huyện Cẩm Khê.
- Phía Tây: Giáp xã Thượng Long (huyện Yên lập) và xã Thư Ngạc (huyện
Tân Sơn).
3.2.2. Khí hậu thủy văn
- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang
nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc. Chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ cao nhất là : 38oC
Nhiệt độ thấp nhất là : 6oC
Nhiệt độ trung bình là : 22.5oC
Độ ẩm khơng khí trung bình là : 86%
Lượng mưa trung bình: 1.700 mm/năm. Tập trung chủ yếu vào mùa mưa
(chiếm 80%), những tháng có số ngày mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9.
Khu vực này thường chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là:
+ Gió mùa Đơng Bắc: xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
+ Gió Tây Nam (khơ, nóng): xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7.
- Về thủy văn: khu vực điều tra nằm trên hệ thống khe suối nhỏ, chảy tập
trung vào suối chính là Suối Cái. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho
đồng ruộng. Ngồi ra cịn có các ao, hồ nhỏ dự trữ nước và các cơng trình thủy
lợi khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Song vào mùa khô thường rất khan
hiếm, mùa mưa tạo ra lũ quét gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời
sống của nhân dân trong vùng.
3.2.3. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông chạy dọc qua Cơng ty gồm có: tỉnh lộ 313 đã trải
nhựa, nối liền quốc lộ 32C (Cẩm Khê) và quốc lộ 32A (Thanh Sơn). Ngoài ra

13



còn hệ thống đường liên xã đã trải cấp phối, chạy dọc từ thị trấn Yên Lập qua
phạm vi đất của Công ty sang huyện Thanh Sơn và hệ thống đường dân sinh
xương cá, nối liền với trục đường chính vào các khu vực đất sản xuất của Cơng
ty.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông vận tải của khu vực trong những
năm gần đây tương đối thuận lợi. Mặc dù là một huyện miền núi khó khăn, có
địa hình chia cắt phức tạp, nhưng huyện Yên Lập thường xuyên được Đảng và
Nhà nước quan tâm, đã từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thơng. Vì
vậy việc vận chuyển, lưu thơng hàng hóa và đi lại của nhân dân trong vùng đã
có nhiều thuận lợi, đời sống nhân dân ngày càng đựơc nâng cao.
3.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Kinh tế
Yên Lập là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ và của cả nước
(100% các xã, thị trấn trong huyện đều thuộc đối tượng 135 và xã ATK), sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu, các ngành cơng nghiệp – dịch vụ chậm phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người thấp (2,7 triệu đồng/năm), tỷ trọng nông- lâm
nghiệp chiếm 79% GDP của huyện. Có diện tích đất tự nhiên là: 43.349,69 ha,
trong đó:
- Đất nơng nghiệp là: 8.140,63 ha chiếm diện tích 18,78%
- Đất lâm nghiệp: 18.221,66 ha chiếm 42,03%
- Đất chuyên dùng: 11.288,01 ha chiếm 2,97%
- Đất ở: 558,15 ha chiếm 1,28%
- Đất chưa sử dụng: 14.066,59 ha chiếm 32,45%, cịn lại là đất khơng sử
dụng được.
Nhìn chung đây là huyện miền núi nghèo, đời sống của nhân dân trong
vùng cịn nhiều khó khăn. Do đó các cấp chính quyền cần tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các đơn vị trong vùng làm ăn có hiệu quả, đưa đời sống của người
dân trong vùng lên cao hơn.


14


b. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm
2006 thì tổng số dân trong huyện là: 82.000 nguời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là: 1,83%. Cơ cấu dân cư đa dạng phức tạp, gồm 14 dân tộc sinh sống đan xen
lẫn nhau trên 17 xã và thị trấn, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường
(chiếm 53%), dân tộc Kinh (chiếm 27%), Dao (12%), cịn lại các dân tộc khác
như: Mơng, Hoa, Mán…
Trình độ dân trí thấp. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60%. Trong
đó lao động nơng nghiệp chiếm 80%, lao động lâm nghiệp trước khi giao đất
chiếm 8 - 10 %, từ khi giao đất đến nay người dân yên tâm hơn vào đầu tư
mảnh đất được giao nên số lao động lâm nghiệp lên tới 15-20%.
Nhìn chung, Yên Lập là một huyện có dân số trong độ tuổi lao động
tương đối cao, do đó rất thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp cũng như phát triển
kinh tế xã hội trong vùng.
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình tổ chức sản xuất của Cơng ty
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Theo Quyết định số: 568/QĐ–TCHC ngày 08/10/2007 của Tổng giám
đốc Tổng công ty giấy Việt Nam v/v phê duyệt sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công
ty lâm nghiệp Yên Lập, được bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng gồm:
+ Ban giám đốc;
+ Phịng tổ chức hành chính;
+ Phịng tài chính kế tốn;
+ Phịng kế hoạch kỹ thuật.
Ngồi ra Cơng ty cịn có 5 đội sản xuất và 01 xưởng chế biến trực thuộc.
Mối quan hệ giữa các phòng ban, trạm đội được thể hiện ở sơ đồ sau:


15


Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty lâm nghiệp n Lập

GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC

PHỊNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

ĐỘI
II

ĐỘI
I

PHỊNG TÀI
CHÍNH KẾ TỐN

ĐỘI
III

ĐỘI
IV

PHỊNG KẾ
HOẠCH KỸ
THUẬT


ĐỘI
V

XƯỞNG
CHẾ
BIẾN

* Ghi chú :
Tham mưu giúp việc
Chỉ huy trực tuyến
Kiểm tra, phối hợp (Quan hệ gián tiếp giữa các phòng ban).
Sơ đồ thể hiện: Quyết định của ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp xuống các
đội sản xuất.
Mỗi đơn vị, phịng ban có tính độc lập tương đối song có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất của bộ máy quản lý.
Các phòng ban ngoài việc tham mưu giúp việc cho ban giám đốc cịn có
trách nhiệm điều hành ở các đội.
Mối quan hệ giữa các phòng ban với các đội sản xuất và xưởng chế biến
lâm sản là quan hệ ngang. Trong đó các phịng ban là cơ quan tham mưu, giúp
đỡ về lĩnh vực chuyên môn cho các đội (xưởng). Ngược lại các đội (xưởng)

16


thường xun báo cáo, trao đổi thơng tin về tình hình hoạt động của đơn vị
mình với các phịng liên quan để có giải pháp kịp thời.
Thực hiện nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ bộ máy quản lý thông qua chế
độ kiêm nghiệm: Giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc kiêm chủ tịch
cơng đồn…
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đội sản xuất và xưởng sản xuất

- Phịng tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về các
nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch lao động – tiền lương và phương án sắp xếp lao
động phù hợp với yêu cầu SXKD của Cơng ty.
+ Theo dõi tình hình lao động: đề xuất việc điều động, tuyển dụng lao
động; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ.
+ Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, công tác huấn luyện tự vệ,
chế độ hưu trí, BHLĐ và BHXH.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ CNVC; quản lý tài sản văn phịng Cơng ty.
+ Phụ trách khách tiết, tạp vụ văn phịng, tiếp khách đến quan hệ cơng tác…
- Phịng tài chính kế tốn:
+ Quản lý chặt chẽ tài sản; quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục
đích SXKD của Cơng ty và theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán kinh doanh, cân đối
và điều tiết nguồn vốn hợp lý cho hoạt động sản xuất của Công ty.
+ Chi trả lương, thanh quyết tốn tiền cơng lao động và các chi phí sản
xuất khác.
+ Lập báo cáo thống kê, báo cáo quyết tốn tài chính theo quy định…
- Phòng kế hoạch kỹ thuật:
+ Xây dựng các phương án sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm và theo từng giai đoạn.

17


+ Chỉ đạo sản xuất lâm sinh, khai thác theo quy trình kỹ thuật, theo đúng
tiến độ và kế hoạch của Công ty.
+ Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng. Tổ chức, chỉ đạo
công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Xây dựng quy chế khoán, định mức lao động và các hợp đồng kinh tế.

+ Nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất...
- Đội sản xuất:
+ Quản lý lao động và tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả theo
nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao hàng năm về: Trồng, chăm sóc, quản lý bảo
vệ và khai thác rừng.
+ Quản lý chặt chẽ tài sản, tài nguyên rừng và đất rừng thuộc đơn vị
mình phụ trách.
- Đối với xưởng chế biến lâm sản:
+ Quản lý lao động, MMTB và NVL phục vụ sản xuất.
+ Tổ chức sản xuất hàng hóa theo kế hoạch của Công ty và yêu cầu, nhu
cầu của khách hàng.
3.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất của Cơng ty
a. Tình hình sử dụng đất đai
Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và số liệu thực tế của Cơng ty thì tình
hình sử dụng đất đai của Công ty được thể hiện qua biểu 01.
Qua biểu 01 cho thấy tổng diện tích đất của tồn Cơng ty là: 3.355 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất lâm nghiệp là: 2.497,2ha chiếm 74,43% tổng diện tích đất
Cơng ty quản lý.
+ Diện tích đất có rừng là: 1.490ha chiếm 59,67% diện tích đất lâm nghiệp
và đều là đất rừng trồng. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là diện tích trồng keo
(chiếm 86,35%), rồi đến bạch đàn (chiếm 8,01%), tre + luồng (chiếm 5,64%)

18


Biểu 01: Tình hình sử dụng đất của Cơng ty

TT


Hạng mục

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

Tổng diện tích đất của Cơng ty

3.355,0

100

I

Đất lâm nghiệp

2.497,2

74,43

1

Đất có rừng

1.490,0


59,67

-

Bồ đề

-

Keo

-

Bạch đàn

-

Tre + Luồng

-

0,0

0

1.286,6

86,35

119,4


8,01

84,0

5,64

Hỗn giao

0,0

0

2

Đất trống

1.007,2

40,33

-

Có thể trồng rừng

239,4

23,77

-


Khơng thể trồng rừng

767,8

76,23

II

Đất ngồi lâm nghiệp

857,8

25,57

1

Đất chun dùng + đường LN

8,9

1,04

2

Đất nông nghiệp

19,6

2,28


3

Đất XDCB

11,0

1,28

4

Đất khác

818,3

95,40

-

Đất bị tranh chấp

300,0

36,66

-

Đất bị xâm lấn

518,3


63,34

19


còn bồ đề hiện nay đã khai thác hết và khơng trồng nữa vì năng suất của loại
cây trồng này khơng cao mà Cơng ty đang mở rộng diện tích trồng keo và tre +
luồng.
+ Diện tích đất trống là: 1.007,2ha chiếm 40,33% diện tích đất lâm
nghiệp, trong đó diện tích đất có thể trồng rừng chiếm tỷ lệ 23,77% cịn đất
khơng thể trồng rừng được chiếm tỷ lệ cao 76,23%.
- Đất ngoài lâm nghiệp là: 857,8ha chiếm 25,57% trong đó chủ yếu là đất
cho thuê, mượn khó thu hồi, đất bị tranh chấp, xâm lấn (chiếm 95,40%) còn đất
chuyên dùng + đường LN, đất nông nghiệp và đất XDCB chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Nguyên nhân bị tranh chấp, xâm lấn là do phạm vi quản lý rộng mà
lực lượng bảo vệ lại quá mỏng. Mặt khác do nhu cầu đất ở, đất sản xuất của
nhân dân địa phương ngày càng lớn và trên địa bàn huyện có nhiều chương
trình đầu tư phát triển lâm nghiệp đan xen, chồng chéo nhau…
Do vậy, vấn đề quản lý chặt chẽ diện tích đất được giao và nâng cao hệ
số sử dụng đất là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Công ty lâm
nghiệp Yên Lập. Đồng thời Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi, xử lý diện
tích đất mà dân trong vùng lấn chiếm và kiến nghị UBND huyện cùng với các
cơ quan chức năng giải quyết thu hồi lại để trồng rừng. Cịn phần diện tích bị
tranh chấp đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp bù vào quỹ đất lâm nghiệp của
địa phương để bổ sung quỹ đất sản xuất cho Cơng ty.
b. Tình hình sử dụng tài sản cố định tại Công ty
Đặc điểm và cơ cấu TSCĐ của Công ty được thể hiện qua biểu 02
Nhìn vào biểu 02 ta thấy giá trị TSCĐ của Cơng ty cịn lại là: 818.534.537
đồng, chiếm 39,23% so với giá trị ban đầu. Như vậy ta thấy TSCĐ của Công ty

đã khấu hao rất nhiều: Nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị, dụng cụ quản lý đa phần đã cũ. Trong đó khấu hao lớn nhất là dụng cụ
quản lý (giá trị còn lại chỉ chiếm 25,72%); Cơng trình cơng cộng cịn đang
trong tình trạng chưa khấu hao hết, giá trị cịn lại chiếm 63,22% như vậy vẫn
còn tương đối mới.

20


Biểu 02: Tình hình TSCĐ của Cơng ty

Ngun giá
STT

Hạng mục

Giá trị còn lại

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

(đồng)

(%)


(đồng)

(%)

1.185.956.870

56,84

458.100.483

38,63

I

Nhà cửa vật kiến trúc

1

Nhà văn phòng

522.982.542

44,10

256.727.052

49,09

2


Nhà tập thể

142.255.823

12,00

54.232.421

38,12

3

Nhà phân xưởng sx

209.726.505

17,68

94.818.586

45,21

4

Vật kiến trúc

310.992.000

26,22


52.322.424

16,82

II

Phương tiện vận tải

511.987.946

24,54

178.182.448

34,80

1

Ơ tơ ta (7 chỗ)

136.867.000

26,73

0

2

Ơ tơ Mazdam3 (4 chỗ)


375.120.946

73,27

178.182.448

47,50

Máy móc thiết bị

197.783.495

9,48

92.751.924

46,90

8.470.120

4,28

0

22.857.143

11,56

9.523.809


41,67

166.456.232

84,16

83.228.115

50

Thiết bị dụng cụ quản lý

82.703.640

3,96

21.270.000

25,72

1

Máy vi tính phịng hành chính

15.028.500

18,17

0


0

2

Máy vi tính phịng tài vụ

20.302.140

24,55

0

0

3

Máy điều hòa phòng giám đốc

13.051.500

15,78

0

0

4

Máy điều hòa phòng tài vụ


13.051.500

15,78

0

0

5

Máy vi tính sách tay

21.270.000

25,72

21.270.000

100

V

Cơng trình cơng cộng

107.920.000

5,17

68.229.682


63,22

1

Đường điện trạm biến áp

100.000.000

92,66

65.690.481

65,69

2

Trường học Phúc Khánh

7.920.000

7,34

2.539.201

32,06

2.086.351.951

100


818.534.537

39,23

III
1

Cưa đĩa xưởng mộc

2

MMTB xưởng xẻ

3

Dây chuyền sx chiếu

IV

Tổng

21

0

0


×