Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Hoạch định chiến lược Thương hiệu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.26 KB, 2 trang )

Hoạch định chiến lược
Thương hiệu ngày nay được hiểu không đơn thuần là dấu hiệu để nhận
biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,
mà cao hơn nhiều, là tài sản rất có giá, là uy tín của doanh nghiệp và thể
hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký
cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt động để tạo ra cho được một "hình ảnh
rõ ràng và khác biệt" cho riêng mình. Nói như giáo sư David A. Aaker, tác
giả cuốn Xây dựng những thương hiệu mạnh (Building Strong Brand - The
Free Press 1996) thì "Các công ty nên xem thương hiệu của mình
không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là cả một tổ
chức, con người cụ thể hoặc một biểu tượng. Thương hiệu phải chú
trọng đến những mối liên kết của những cá nhân trong công ty, tính
văn hoá, các chương trình hoạt động... Người ta có thể dễ dàng sao
chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt chước mô hình của một tổ
chức".
Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường vốn rất nghiệt ngã, thiết
nghĩ các doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược thương
hiệu.
Nội dung chính của chuyên mục này tập trung vào các vấn đề đầu
tiên khi xây dựng chiến lược thương hiệu:
1. Nghiên cứu Thị trường mục tiêu.
Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường khi muốn xác định nhu
cầu về số lượng của các sản phẩm hiện tại hoặc dự đoán nhu cầu tiềm
năng của các sản phẩm mới.
Vậy, khi nào bạn cần thực hiện các nghiên cứu về thương hiệu? Đó là khi,
bạn muốn biết khách hàng có nắm bắt được các thông tin về công ty của
bạn hay không? Tại sao họ lại chọn sản phẩm mang thương hiệu của bạn
chứ không phải của các đối thủ cạnh tranh? Làm thế nào để bạn có thể tạo
dựng hình ảnh thương hiệu một cách thống nhất và sinh động trên các
phương tiện thông tin đại chúng?


2. Các quan điểm trong việc xây dựng chiến lược
Không chỉ có giới kinh doanh, mà cả xã hội đều…bàn về thương hiệu, đến
mức từ “thương hiệu” đã vượt ra khỏi giới hạn của những cuộc họp công
ty và đi vào đời sống. Một diễn viên, vận động viên, nhà báo hay nhà hoạt
động xã hội khi bắt đầu có uy tín với công chúng, người ta nói: “Ông ấy
(hay cô ấy) đã có thương hiệu rồi”. Có những thương hiệu mới ra đời
nhưng đã kịp gặt hái thành công như Trung Nguyên, Thái Tuấn.... Để thu
được kết quả đó, các công ty đã phải xây dựng thương hiệu không chỉ là
nhãn mác đẹp, bắt mắt, mà đằng sau đó là một chính sách tổng thể và
nghiêm túc để quản trị, bảo vệ và phát triển thương hiệu.
3. Phát ngôn Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
Tầm nhìn của một tổ chức là khả năng Tổ chức cho thấy tương lai. Nói
một cách khác, Tầm nhìn mô tả Tổ chức sẽ phát triển thế nào trong
tương lai xa. Tầm nhìn thể hiện hiện thực mà Tổ chức tin tưởng với niềm
say mê và tin tưởng rằng nó sẽ truyền cảm hứng cho những người
khác. Đồng thời, tầm nhìn của một Doanh nghiệp cũng nên tập trung vào
‘mảng kinh doanh nòng cốt’ của doanh nghiệp đó.

×