Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty cổ phần đá mài hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.61 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ HỒN THIỆN CƠNG TÁC TỔ CHỨC
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐÁ MÀI HẢI DƯƠNG

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 401

Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Lê Đình Hải
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền
Khoá học

: 2004 – 2008

Hà Tây, 2008


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


PHẦN I: Cơ sở lí luận về tổ chức quản lý lao động tiền lương trong

4

doanh nghiệp
I. Tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp.

4

1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của công tác tổ chức quản lý lao động

4

trong doanh nghiệp.
2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp

5

3. Công tác định mức lao động

8

4. Công tác tuyển dụng và hợp đồng lao động

9

5. Năng suất lao động và biện pháp nhằm tăng năng suất lao động

9


6. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động trong doanh

11

nghiệp
II. Công tác tiền lương trong doanh nghiệp

13

1. Khái niệm và cơ cấu thù lao lao động

13

2. Công tác tiền lương trong doanh nghiệp

14

III. Một số văn bản quy định về công tác tổ chức quản lý lao động và

21

tiền lương trong doanh nghiệp
PHẦN II: Đặc điểm cơ bản và tình hình sản xuất kinh doanh của

24

cơng ty cổ phần Đá mài Hải Dương
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đá mài Hải

24


Dương
II. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực

24

III. Tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần Đá mài Hải

25

Dương
1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty

25


2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty

27

3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh của công ty trong

30

những năm tới
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

31

PHẦN III. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý lao động tiền lương


36

tại công ty cổ phần Đá mài Hải Dương
I. Tình hình cơng tác tổ chức quản lý lao động tại công ty

36

1. Phân tích tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động

36

trong 3 năm gần đây
2. Phân tích tình hình tổ chức lao động của cơng ty

39

3. Phân tích sự biến động năng suất lao động của công ty

47

II. Đánh giá công tác tổ chức quản lý tiền lương

49

1. Phân tích tình hình biến động tiền lương và tổng quỹ lương của cơng ty

49

2. Các hình thức trả lương của công ty


52

III. Những thành công và tồn tại trong công tác tổ chức quản lý lao

56

động tiền lương tại công ty
1. Những thành công

56

2. Những tồn tại

57

PHẦN IV: Các giải pháp đề xuất

59

KẾT LUẬN

61

Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ biểu


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU


Tên bảng biểu

Trang

Biểu 2.1: Tình hình về TSCĐ của công ty

26

Biểu 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật

32

Biểu 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng chỉ tiêu giá trị

35

Biểu 3.1: Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động

36

Biểu 3.2: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động của công ty

38

Biểu 3.3: Cơ cấu lao động của cơng ty trong 3 năm (2005÷2007)

40

Biểu 3.4: Bố trí sắp xếp lao động của cơng ty


43

Biểu 3.5: Chất lượng lao động của cơng ty

44

Biểu 3.6: Tình hình biến động của năng suất lao động

48

Biểu 3.7: Tình hình biến động tiền lương, tổng quỹ lương của công ty

51

Biểu 3.8a: Đơn giá tiền lương gia công đá mài cỡ lớn M- TB năm 2006

54

Biểu 3.8b: Đơn giá tiền lương ở bộ phận nung đá mài năm 2006

55


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1: Quy trình cơng nghệ sản xuất đá mài


27

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

28


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NSLĐ
TSCĐ
SXKD
BL ĐTBXH
MLTT
HTX
TĐPTBQ
MMTB
SX
HĐQT
CBCNV
LĐBQ
CNTTSX
ĐH- CĐ
BHXH
BHYT
KPCĐ
CNV
STT
NVQLPX

PX
NĐ- CP
TT
ĐV
BQ
CV
HĐLĐ
PVSX

Năng suất lao động
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Bộ lao động thương binh xã hội
Mức lương tối thiểu
Hợp tác xã
Tốc độ phát triển bình qn
Máy móc thiết bị
Sản xuất
Hội đồng quản trị
Cán bộ cơng nhân viên
Lao động bình qn
Cơng nhân trực tiếp sản xuất
Đại học – cao đẳng
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí cơng đồn
Cơng nhân viên
Số thứ tự
Nhân viên quản lý phân xưởng
Phân xưởng

Nghị định - chính phủ
Thơng tư
Đơn vị
Bình qn
Cơng việc
Hợp đồng lao động
Phục vụ sản xuất


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐTBXH (2005), Văn bản pháp quy về chế độ lương mới, NXB Thống kê.
2. Phạm Thị Gái (1997), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo
dục.
3. Trần Hữu Dào - Nguyễn Văn Tuấn (2002), Giáo trình quản lý doanh nghiệp
lâm nghiệp, NXB Nơng nghiệp.
4. Nguyễn Xn Đệ (2002), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp, NXB Thống kê.
5. Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực,
NXB Lao động - xã hội.
6. Một số khoá luận của trường Đại học lâm nghiệp.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hiện nay – thời kỳ hội nhập với nền kinh tế toàn cầu WTO
đã tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội, đồng thời các doanh nghiệp cũng
ln phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Để có thể thật sự đứng vững
và phát triển cùng với nền kinh tế hội nhập, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp
phải biết thích ứng để sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Trong đó phải kể đến đó là sử dụng các yếu tố nguồn nhân lực, bởi vì con

người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, quyết định sự thành bại của tổ chức. Do
đó việc tổ chức, quản lý tốt công tác nhân sự nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề
phải được quan tâm hàng đầu.
Để thực hiện được điều đó, địi hỏi những người làm công tác quản lý lao
động phải luôn nắm bắt được tình hình sử dụng lao động về mặt số lượng, thời
gian lao động hao phí, phải quan tâm đến lợi ích vật chất, tinh thần của người
lao động. Lợi ích vật chất biểu hiện bằng tiền lương, tiền công và các khoản
phúc lợi chi trả cho người lao động. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ
làm việc của người lao động, do đó mà ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thuộc tổng công ty Máy và thiết bị
công nghiệp - Bộ công nghiệp. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi
cổ phần hố, cơng ty đã dần mở rộng quy mơ sản xuất và ln có sự thay đổi
lớn về lao động. Vì vậy làm tốt cơng tác tổ chức, quản lý lao động sẽ giúp công
ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý lao động
tiền lương trong doanh nghiệp và được sự nhất trí cho phép của trường Đại học
Lâm nghiệp, khoa quản trị kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn Th.s Lê Đình
Hải tơi tiến hành thực hiện khố luận: “Nghiên cứu và hồn thiện cơng tác tổ
chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty cổ phần Đá mài Hải
Dương”.
1


- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Đánh giá được hiện trạng công tác tổ chức quản lý lao động tiền lương
tại công ty cổ phần Đá mài Hải Dương.
+ Đề xuất được một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức
quản lý lao động tiền lương tại công ty cổ phần Đá mài Hải Dương.- Nội dung nghiên cứu:

+ Cơ sở lý luận về công tác tổ chức quản lý lao động tiền lương trong
doanh nghiệp.
+ Những đặc điểm cơ bản và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần Đá mài Hải Dương.
+ Hiện trạng công tác tổ chức quản lý lao động tiền lương tại công ty cổ
phần Đá mài Hải Dương.
+ Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức quản lý lao
động tiền lương tại công ty cổ phần Đá mài Hải Dương.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu
có liên quan như: Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu thuộc chuyên ngành kinh tế,
trong đó đặc biệt quan tâm đến lao động tiền lương trong doanh nghiệp. Tìm
hiểu đọc, nghiên cứu các khố luận, chun đề đã có. Kế thừa các số liệu và
báo cáo về tình hình tổ chức lao động tiền lương của công ty cổ phần Đá mài
Hải Dương.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát thực tiễn sản xuất tại
công ty cổ phần Đá mài Hải Dương, bao gồm: Khảo sát tình hình tổ chức lao
động tại công ty: xuống phân xưởng quan sát người lao động làm việc ở các
2


dây chuyền, điều kiện làm việc của người lao động, cách bố trí phân cơng lao
động, thu thập số liệu từ các phòng ban.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý
về lĩnh vực lao động, bố trí lao động, chi trả tiền lương. Trao đổi ý kiến với
những người trực tiếp hoạt động trong công ty.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê phân tích kinh tế: Số
liệu thu thập được tổng hợp, xử lý và phân tích theo các phương pháp tính chỉ
số tốc độ phát triển bình qn và tốc độ phát triển liên hồn trong phân tích

hoạt động kinh doanh.

3


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của công tác tổ chức quản lý lao động
trong doanh nghiệp
a. Khái niệm
Tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp là q trình tuyển chọn, bố
trí và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực lao động trong doanh nghiệp.
b. Nhiệm vụ của công tác tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp
- Bảo đảm tăng năng suất lao động bình qn tồn doanh nghiệp một cách
thường xuyên trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và tổ chức sản xuất hợp lí.
- Không ngừng cải thiện điều kiện lao động bằng cách cơ giới hố q
trình sản xuất, nhất là đối với công việc nặng nhọc, cung cấp đầy đủ trang thiết
bị, bảo hộ lao động và giải quyết tốt chế độ sinh hoạt cho người lao động.
- Không ngừng nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần, trình độ văn hoá
kỹ thuật cho người lao động.
- Củng cố và tăng cường kỷ luật lao động nhằm sử dụng hợp lí thời gian
lao động và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
c. Ý nghĩa của cơng tác tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp
Quản lý lao động giữ vai trò trọng yếu trong tất cả các hoạt động của nhà
quản lý, nó giúp cho nhà quản lý thực hiện được mục tiêu thông qua sự nỗ lực
của người lao động.

4



Các nhà quản lý sẽ thất bại nếu tuyển dụng không đúng người, giao không
đúng việc và quan trọng là khơng biết khuyến khích mọi người để cùng mình
đạt được mục tiêu.
Quản lý lao động là bộ phận không thể thiếu của quản lý sản xuất kinh
doanh nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng, chất lượng lao động cần thiết
cho doanh nghiệp nhằm tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương
pháp để con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của doanh
nghiệp.
Quản lý lao động giúp cho nhà quản lý biết được cách giao tiếp với người
khác, biết cách động viên, biết được các nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh
giá nhân viên và biết lôi cuốn họ vào các hoạt động để say mê với công việc và
khắc phục được sai lầm trong quá trình tuyển dụng.
2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp
a. Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp gồm nhiều ngành nghề, nhiều loại
cơng việc, vì vậy bố trí hợp lý lực lượng lao động giữa các ngành nghề, giữa
các bộ phận có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động bình
quân trong doanh nghiệp.
Kết cấu lao động của doanh nghiệp biểu thị bằng tỷ trọng của công nhân
viên từng bộ phận so với công nhân trực tiếp sản xuất. Những tỷ trọng thường
được xem xét để phân tích kết cấu lao động gồm:
- Tỷ trọng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm trong tổng số cơng nhân
viên tồn doanh nghiệp.
- Tỷ trọng công nhân phục vụ sản xuất so với công nhân sản xuất.
- Tỷ trọng công nhân viên quản lý so với tổng số cơng nhân viên tồn
doanh nghiệp.

5



- Tỷ trọng nhân viên phục vụ đời sống so với tổng số cơng nhân viên tồn
doanh nghiệp.
b. Phân cơng lao động ở nơi làm việc
Để nâng cao năng suất lao động của công nhân viên, điều đầu tiên phải
phân công lao động hợp lý ngay ở nơi làm việc. Phân công lao động hợp lý
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phân công lao động phải phù hợp với sở trường của người lao động, phụ
thuộc vào ngành nghề được đào tạo, kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất, thâm
niên cơng tác trong nghề, trình độ thành thạo cơng việc thể hiện ở cấp bậc
lương cao hay thấp. Trong thực tế, ta có thể phân cơng cơng việc hơi cao hơn
so với khả năng của người lao động một chút, vì điều đó sẽ kích thích sự cố
gắng thúc đẩy họ nâng cao tay nghề và dễ hứng thú trong lao động của họ.
- Phân công chuyên môn công nhân: chun mơn cơng nhân là phân chia
q trình sản xuất thành những cơng việc nhỏ, sau đó bố trí mỗi người vào làm
một việc một cách ổn định. Phân cơng chun mơn hố lao động sẽ làm cho
người lao động mau chóng nắm được cơng việc, nâng cao trình độ thành thạo,
do đó nâng cao được năng suất lao động. Cơng việc phân chia càng nhỏ thì
trình độ chun mơn hố ngày càng cao, do đó năng suất lao động càng cao.
- Phân công rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người: phân chia cơng việc tỉ
mỉ địi hỏi phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người, tránh những
trường hợp làm việc chồng chéo, hoặc có cơng việc mà khơng có người phụ
trách. Từ đó tăng cường được tinh thần trách nhiệm củng cố kỷ luật lao động,
phối hợp tốt trong công tác, tận dụng đầy đủ năng lực sản xuất của máy móc
thiết bị và tránh được tai nạn trong sản xuất.
c. Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Nhiệm vụ cơ bản của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc là xoá bỏ
những hiện tượng ngừng việc trong ca, hợp lí hố các thao tác trong làm việc,

6



đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, làm cho công nhân làm việc trong điều kiện vệ
sinh và sức khoẻ bình thường.
Nội dung của cơng việc phục vụ nơi làm việc bao gồm:
- Trang bị đầy đủ chúng loại và số lượng thiết bị, công cụ cho nơi làm
việc: dụng cụ sản xuất, phụ tùng sửa chữa và thay thế, dụng cụ phịng hộ lao
động.
- Sắp xếp hợp lí nơi làm việc: việc sắp xếp hợp lí nơi làm việc phải đáp
ứng 3 yêu cầu:
+ Một là: bố trí nơi làm việc phải phù hợp với thao tác của công nhân
nhằm giảm được thao tác thừa, bớt thời gian làm những công việc phụ, giảm
thời gian đi lại ở nơi làm việc.
+ Hai là: bố trí nơi làm việc phải phù hợp với yêu cầu công nghệ
+ Ba là: bố trí nơi làm việc phải đảm bảo an tồn lao động
- Phục vụ tốt nơi làm việc: chuẩn bị tốt cho sản xuất, cung cấp năng lượng
và nguyên vật liệu kịp thời cho nơi làm việc...
- Phục vụ tốt nơi làm việc sẽ giảm bớt thời gian ngừng việc, tăng giờ tác
nghiệp trong ca, do đó góp phần tăng năng suất lao động cho cơng nhân.
d. Các hình thức tổ chức lao động
Muốn nâng cao năng suất lao động phải có hình thức tổ chức lao động
hợp lí dựa trên cơ sở kết hợp hai yêu cầu: phân công chuyên môn và hợp tác
trong lao động.
- Phân công chuyên môn: là nhằm tạo điều kiện để cơng nhân mau chóng
nắm được cơng việc, nâng cao trình độ lành nghề, do đó mà nâng cao năng suất
lao động. Chun mơn hố càng cao thì càng địi hỏi phải phối hợp cơng tác
7


chặt chẽ, phải tăng khối lượng công việc kiểm tra nghiệm thu và phục vụ nơi

làm việc.Vì vậy chun mơn hố sản xuất phải đi đơi với hợp tác hố lao động.
- Hợp tác lao động: nhiều công nhân phối hợp thực hiện bước công việc
hay một số bước công việc nào đó. Hợp tác lao động nhằm phát huy tính ưu
việt của lao động tập thể, tạo điều kiện để công nhân giúp đỡ tương trợ nhau
trong sản xuất, do đó lợi dụng đầy đủ hơn năng lực sản xuất của máy móc thiết
bị và nâng cao năng suất lao động tổng hợp trong nhóm.
e. Cơng tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động gồm các công việc nghiên cứu và tổ chức thực
hiện những biện pháp về tổ chức và kĩ thuật, trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo
vệ sinh công nghiệp và kĩ thuật an toàn, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo hộ
lao động cho công nhân trong cơ sở sản xuất.
3. Công tác định mức lao động
Định mức lao động là công việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn về
mức sử dụng lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mức lao động là những tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng lao động đối với
công việc cụ thể của doanh nghiệp.
Trong thực tiễn có các loại mức lao động chính sau:
- Mức sản lượng (Ms): là số lượng sản phẩm hay khối lượng cơng việc ít
nhất được quy định mà cơng nhân phải hồn thành trong một đơn vị thời gian
trong những điều kiện tổ chức nhất định.
- Mức thời gian (Mt): là lượng thời gian lớn nhất quy định để hoàn thành
một sản phẩm hay một khối lượng công việc nhất định trong những điều kiện tổ
chức kĩ thuật cụ thể.

8


- Mức phục vụ (Mpv): là số lượng thiết bị ít nhất mà một người công nhân
phải phục vụ hoặc là số lượng công nhân tối đa được quy định để phục vụ cho
một đơn vị máy móc thiết bị.

4. Công tác tuyển dụng và hợp đồng lao động
a. Công tác tuyển dụng lao động
Công tác tuyển dụng lao động được tiến hành trên cơ sở đảm bảo về nhu
cầu lao động cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghịêp có thể
tìm người làm việc thơng qua các nguồn như: thông qua các trường đào tạo,
những người nộp đơn xin việc tại doanh nghiệp, từ các tổ chức trung tâm giới
thiệu việc làm, phương tiện thông tin đại chúng...
b. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người
sử dụng lao động về việc làm có trả lương trên cơ sở xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình sử dụng lao động.
Trong doanh nghiệp có các hình thức hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động dài hạn: thường dùng cho các công việc ổn định, lâu
dài, địi hỏi người lao động có trình độ cao.
- Hợp đồng có thời hạn: áp dụng cho các công việc thông thường trong
doanh nghiệp.
- Hợp đồng theo thời vụ hay theo công việc.
5. Năng suất lao động và các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động
a. Khái niệm năng suất lao động

9


NSLĐ là khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật hay bằng giá trị) sản
xuất được trong một đơn vị thời gian hoặc là số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Cơng thức tính:
W=

Q

T
hoặc W =
Q
T

Trong đó: W: Năng suất lao động
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất được trong thời gian T
b. Các biện pháp nhằm tăng NSLĐ:
Nâng cao NSLĐ có nghĩa là giảm mức tiêu hao lao động cho một đơn vị
sản phẩm hoặc là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian.
NSLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, trình độ
trang thiết bị kĩ thuật, trình độ tổ chức lao động, trình độ lành nghề và trình độ
quản lý của cán bộ
Để nâng cao NSLĐ thường áp dụng các biện pháp sau:
- Những biện pháp làm giảm lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất
một đơn vị sản phẩm.
- Những biện pháp làm tăng thời gian làm việc có ích trong ca của công
nhân: làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, làm tốt công tác cung cấp nguyên vật
liệu, nâng cao kỉ luật lao động.
- Biện pháp làm tăng số ngày làm việc có hiệu quả trong năm: tăng cường
bảo hộ lao động và an toàn kĩ thuật để giảm ngày nghỉ vì tai nạn lao động...
- Biện pháp giảm bớt công nhân phụ và phục vụ trên dây chuyền sản xuất.
10


6. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng lao động
- Kiểm tra giản đơn:
Cơng thức tính:

θT =

Tl
x100(% )
Tk

± ∆T = Tl − Tk

Trong đó : Tl, Tk: Số lượng lao động thực tế, kế hoạch
θT: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch lao động
±∆T: Chênh lệch về lao động giữa thực tế và kế hoạch
Phương pháp này mới chỉ cho ta nhận thức về số lượng lao động tăng
(giảm) tuyệt đối thực tế so với kế hoạch, chưa cho biết kết quả sử dụng lao
động là tiết kiệm hay lãng phí.
- Kiểm tra liên hệ với kết quả sản xuất:
Cơng thức tính:
θT =

Tl
x100
Ql
Tk x
Qk


Q
± ∆T =  Tl − Tk x l
Qk







Trong đó: Ql, Qk là sản lượng sản phẩm kì thực tế và kì kế hoạch

11


b. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu lao động
Kết cấu lao động phản ánh số lượng lao động của từng loại, từng bộ phận
chiếm trong tổng số lao động của doanh nghiệp.
Cơng thức tính:
di =

Ti
x100
ΣTi

Trong đó : di: Tỷ trọng lao động bộ phận i
Ti: Số lượng lao động thuộc bộ phận i
Chỉ tiêu này phản ánh đặc thù sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời nó
cũng phản ánh trình độ tổ chức lao động ở các doanh nghiệp
c. Chỉ tiêu phản ánh về tổ chức lao động
- Tình hình tham gia sản xuất:
Tcm
Tyc

H yc =


Trong đó: Hyc: Hệ số có mặt theo yêu cầu
Tcm, Tyc: Số lao động có mặt và số lao động theo u cầu
- Trình độ của cơng nhân:
H dn =

Bt
B yc

Trong đó: Hdn: Hệ số đảm nhiệm cơng việc
Bt: Bậc thợ bình qn thực tế sử dụng
Byc: Bậc thợ bình quân theo yêu cầu
12


d. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện làm việc của người lao động:
- Hệ số huy động thiết bị cho ca làm việc
Η TB =

KT
K yc

Trong đó: HTB: Hệ số huy động thiết bị cho ca làm việc
KT: Số thiết bị thực tế huy động
Kyc: Số thiết bị theo yêu cầu
- Hệ số đảm bảo vật tư (nguyên vật liệu) năng lượng cho ca làm việc
H VT =

MT
M yc


Trong đó: MT, Myc mức vật tư năng lượng thực tế sử dụng và theo yêu
cầu
II. Công tác tiền lương trong doanh nghiệp
1. Khái niệm và cơ cấu của thù lao lao động
Theo nghĩa hẹp, thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao động
nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Cơ cấu thù
lao lao động gồm ba thành phần: thù lao cơ bản, các khuyến khích, các phúc
lợi.
a. Thù lao cơ bản:
- Thù lao cơ bản là thành phần thù lao cố định mà người lao động nhận
được một cách thường kỳ dưới dạng tiền lương (theo tuần, theo tháng) hay là
tiền công theo giờ. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ
thể, mức độ thực hiện cơng việc, trình độ thâm niên của người lao động.
13


- Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời
gian làm việc thực tế (giờ, ngày) hay số sản phẩm được sản xuất ra hay tuỳ
thuộc vào khối lượng cơng việc đã hồn thành. Tiền công thường được trả cho
công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn
phòng.
- Tiền lương: là số tiền trả cho người lao độngmột cách cố định thường
xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được
trả cho các cán bộ quản lí và các nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
Tuy nhiên trong thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn để chỉ
phần thù lao cơ bản cố định mà người lao động được nhận trong tổ chức.
b. Các khuyến khích
Các khuyến khích là khoản thù lao ngồi tiền cơng hay tiền lương trả cho
người lao động thực hiện tốt công việc. Loại thù lao này gồm: tiền hoa hồng,
các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận.

c. Các phúc lợi
Các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc
sống của người lao động như : bảo hiểm sức khoẻ, bảo đảm xã hội, tiền lương
hưu, tiền trả cho ngày nghỉ và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm
việc hoặc là thành viên trong tổ chức.
2. Công tác tiền lương trong doanh nghiệp
Công tác tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng của các tổ chức
lao động. Tổ chức tiền lương đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao
động và nâng cao đời sống cho người lao động.
a. Chức năng và các nguyên tắc trả lương
- Chức năng của tiền lương:
14


+ Tiền lương phải đảm bảo bù đắp được lao động đã hao phí để tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động nhằm đảm bảo cho sản xuất
lâu dài và ngày càng phát triển.
+ Tiền lương phải phát huy tác dụng như đòn bẩy kinh tế để kích thích
tăng năng suất lao động.
- Các nguyên tắc trả lương:
+ Nguyên tắc phân phối theo lao động : tức là tiền lương trả cho người lao
động phải phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí. Thực
hiện nguyên tắc này sẽ làm cho ngưòi lao động quan tâm tới kết quả sản xuất
của mình, khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
+ Nguyên tắc bảo đảm tiền lương thực tế không ngừng tăng lên : không
phải tiền lương danh nghĩa mà tiền lương thực tế mới thể hiện khá đầy đủ mức
sống của người lao động:
Tiền lương danh nghĩa: là tổng số tiền mà người công nhân nhận được sau

khi hồn thành một cơng việc nhất định
Tiền lương thực tế: là số lượng hàng tiêu dùng và dịch vụ mà ngưịi lao
động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
+ Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ
tăng tiền lương.
Việc tăng lương phải trên cơ sở tăng NSLĐ. Thông thường tốc độ tăng lương
phải nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ vì như vậy mới có tích luỹ để phát triển sản xuất và
nâng cao mức sống một cách có hệ thống và lâu dài cho người lao động.

15


b. Các hình thức trả lương
- Trả lương theo thời gian:
Tiền lương trả theo thời gian là tiền lương được xác định theo trình độ kỹ
thuật của người cơng nhân (thể hiện bằng cấp bậc lương) và thời gian làm việc
thực tế của họ.
Cơng thức tính:
L tcni =

Lo
x (K cni + ΣK p )xTi (đồng/tháng)
Tlv

Trong đó: Ltcni: tiền lương theo thời gian của công nhân i
Lo : Mức tiền lương tối thiểu một tháng
Kcni: Hệ số tiền lương hiện hưởng của công nhân i
∑Kp: Tổng các hệ số phụ cấp mà công nhân i được hưởng
Ti: Số ngày làm việc của cơng nhân i
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản, dễ tính nhưng có nhược điểm:

vì ở đây số lượng lao động hao phí được đo bằng thời gian chứ không phải
bằng kết quả lao động, nên không chính xác. Hình thức này thường áp dụng
cho các đối tượng lao động là các cán bộ quản lý vì cơng việc của họ khó xây
dựng được định mức và khó thống kê được kết quả lao động cụ thể của từng
người.
- Trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động dựa trên
đơn giá sản và số sản phẩm mà họ đã hoàn thành được nghiệm thu.

16


Cơng thức tính:
Lsp = ∑(Spi x Đgi)
Trong đó : Lsp : Lương sản phẩm trả cho công nhân
Spi : Số lượng sản phẩm i do cơng nhân hồn thành được
nghiệm thu
Đgi : Đơn giá thống nhất tính cho một đơn vị sản phẩm i
D gi =

Lo
x (K cvi + ΣK p )xM ti (đồng/tháng)
Tlv

Trong đó : Kcvi: Hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i
Mti : Định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm i
Hình thức trả lương theo sản phẩm đã căn cứ vào khối lượng sản phẩm
nghiệm thu thể hiện được khối lượng lao động hao phí, và căn cứ vào hệ số cấp
bậc công việc thể hiện được chất lượng lao động hao phí nên nó kích thích nâng
cao tay nghề, tăng NSLĐ. Tuy nhiên nó có nhược điểm dễ làm cho người công

nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà bỏ qua chất lượng, thiếu sự hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau trong quá trình lao động và đặc biệt là khó khăn trong việc chia lương.
+ Tiền lương sản phẩm cá nhân: Là tiền lương tính trả trực tiếp cho từng
công nhân theo số lượng sản phẩm đã được nghiệm thu của họ.
+ Tiền lương sản phẩm tập thể: Là tiền lương sản phẩm tính cho cả tập thể
công nhân trên cơ sở số lượng sản phẩm mà tổ đã hồn thành và được nghiệm
thu.
Cơng thức tính:
Lgsto = ∑(Spti x Đgthi)
Lgsto : Lương sản phẩm trả cho cả tổ công nhân
17


Spti : Số lượng sản phẩm i do cả tổ cơng nhân hồn thành được
nghiệm thu
Đgthi : Đơn giá tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm
Đơn giá tiền lương thống nhất trả cho sản phẩm i được xác định:
D gt =

Lo
x (K cvi + ΣK p )xM tthi (đồng/sản phẩm)
Tlv

Trong đó : Kcvi :hệ số lương cấp bậc công việc quy định cho sản phẩm i
Mti ; định mức thời gian tổng hợp của tổ cho một đơn vị sản
phẩm i
Khi trả lương sản phẩm tập thể, vấn đề chia lương là hết sức quan trọng.
Vì chính tiền lương mà mỗi công nhân nhận được phải tương ứng với số lượng
và chất lượng lao động mà họ đã hao phí thì tác dụng kích thích tăng năng suất
lao động của chế độ tiền lương mới được phát huy.

* Một số phương pháp chia lương thường được áp dụng trong các doanh
nghiệp:
- Chia lương theo thời gian làm việc thực tế:
L cni =

L sto
xTi
ΣTi

Trong đó : Lcni: Tiền lương sản phẩm chia cho công nhân i
Lsto : Tổng số tiền lương sản phẩm của cả tổ
Ti : Thời gian làm việc của công nhân i
∑Ti : Thời gian làm việc thực tế của cả tổ
- Chia lương theo hệ số thời gian :

18


×