Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Chu trình tế bào và phân bào ở Eukaryote docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.99 KB, 11 trang )


Chu trình tế bào và
phân bào ở Eukaryote


1. Chu trình tế bào
Các tế bào của sinh vật Eukaryote trải
qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau và kết
thúc bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới.
Toàn bộ quá trình từ tế bào đến tế bào
thế hệ kế tiếp được gọi là chu trình tế
bào, gồm 4 giai đoạn: M, G1, S và G2.
Sự phân chia tế bào chỉ chiếm một phần
của chu trình tế bào
- M (Mitose) là giai đoạn nguyên phân

- Giai đoạn G1 (Gap): kéo dài từ sau khi
tế bào phân chia đến bắt đầu sao chép vật
chất di truyền. Sự tích lũy vật chất nội
bào đến một lúc nào đó đạt điểm tới hạn
thì tế bào bắt đầu tổng hợp DNA

- S (Synthesis) là giai đoạn tổng hợp
DNA. Cuối giai đoạn này số lượng DNA
tăng gấp đôi

- G2 là giai đoạn được nối tiếp sau S đến
bắt đầu phân chia tế bào. Khoảng thời
gian gồm G1, S và G2 tế bào không
phân chia và được gọi chung là gián kỳ
hay kỳ trung gian (interphase). Trong kỳ


này tế bào thực hiện các hoạt động sống
chủ yếu khác và sao chép bộ máy di
truyền

2. Nguyên phân (Mitosis)

Sự phân bào ở sinh vật nhân thực
gồm 2 quá trình: chia nhân (mitosis)
và chia tế bào chất (cytokinesis) Nguyên
phân được chia thành 4 kì:
a. Kì trước (Prophase)

Các trung thể (centriole) chuyển động về
2 cực của nhân, các NST co lại thành
sợi. Mỗi NST gồm 2 sợi chromatid
gắn nhau nhờ tâm động (centromere).
Các sợi vô sắc tỏa ra từ tâm động và
trung thể. Màng nhân và hạch nhân biến
mất dần. Các tế bào thực vật khác với tế
bào động vật là không có trung thể và
thoi vô sắc.

b. Kì giữa (Metaphase)

Tâm động của mỗi NST đôi gắn với thoi
vô sắc và xếp ở mặt phẳng xích đạo của
tế bào. Kỳ giữa chấm dứt khi mỗi tâm
động của mỗi chromatid chị em bắt đầu
tách ra. Như vậy tâm động là điểm chia
cuối cùng của NST. Điều này có ý nghĩa

rất quan trọng, nhờ đó chất di truyền
được chia đều và đồng bộ cho các tế bào
con.

c. Kì sau (Anaphase)

Hai NST đơn tách nhau, mỗi cái
chuyển động về một cực tế bào. Các
sợi vô sắc co ngắn lại kéo các NST. Sự
phân chia tế bào chất thường bắt đầu ở kì
này

d. Kì cuối (Telophase)

Các NST di chuyển về các cực,
màng nhân và hạch nhân lại hình
thành, sự chia tế bào chất thực hiện xong,
các NST dãn ra và mãnh dần.

Sự phân chia tế bào chất: thường kèm
theo ngay sau giảm phân. Ở tế bào động
vật sự chia tế bào chất bắt đầu bằng nếp
nhăn phân cách (cleavage furrow) bao
vòng tế bào và mọc sâu dẫn đến chia tế
bào thành hai. Ở tế bào thực vật, phiến tế
bào (cell plate) hình thành ở trung tâm tế
bào chất và lan rộng dần đến cắt tế bào
thành hai.

Nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có số

lượng và chất lượng NST như tế bào mẹ.

×