Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái rừng tại vườn quốc gia bến en thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH
CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA
BẾN EN – THANH HÓA

NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: 301

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hạnh
Sinh viên thực hiện

: Lê Đình Sơn

Mã sinh viên

: 1453011264

Lớp

: K59B – Lâm sinh

Khóa

: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018



LỜI MỞ ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên và nhằm nâng cao kiến thức
cho sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng. Đƣợc sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Học và bộ môn Lâm Sinh tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái
rừng tại Vườn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa”. Để hồn thành tốt bài khóa
luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản thân, em cịn nhận đƣợc sự giúp
đỡ nhiệt tình từ các Thầy, cơ giáo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên tại Vƣờn
quốc gia.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của các Thầy, cơ giáo trong khoa Lâm Học. Đặc biệt là cô giáo ThS. Phạm
Thị Hạnh đã ln tận tình hƣớng dẫn , chỉ bảo cho em trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Vƣờn quốc gia Bến En – Thanh
Hóa.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhƣng do thời gian và trình độ cịn hạn chế
nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong
nhận đƣợc sự đóng góp của các Thầy, cơ giáo và các bạn đọc để bài khóa luận
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Đình Sơn

i



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. ........................................................................................................................... Trên thế giới.
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6
Chƣơng 2 MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – GIỚI HẠN – NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.............................. 13
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng........................... 13
2.3.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số nhân tố và tái sinh tự nhiên. ....... 13
2.3.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn đa
dạng sinh học tại Vƣờn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa. ............................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ................................................................. 13
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp .......................................... 14
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................... 24
3.1.1. Vị trí địa lý và các phân khu chức năng ................................................ 24
3.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 26
3.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 26
3.1.4. Địa chất thổ nhƣỡng .............................................................................. 28
ii


3


3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất rừng ................................. 29
3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội.......................................................... 31
3.2.1. Đặc điểm dân sinh ................................................................................. 31
3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
4.1. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao (trạng thái IIB và IIIA1) ............... 36
4.1.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ .................................................................. 36
4.1.2. Độ tàn che............................................................................................. 38
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ................................. 40
4.2.1. Tổ thành cây tái sinh ............................................................................. 40
4.2.2. Mật độ cây tái sinh ................................................................................ 42
4.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................................ 44
4.2.4. Mạng hình phân bố số cây tái sinh trên mặt đất ................................... 46
4.2.5. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh ................................................... 47
4.3. Mối quan hệ một nhân tố cấu trúc quần xã thực vật rừng với cây tái sinh
ở trạng thái IIB và IIIA1 .................................................................................... 53
4.3.1. Tầng cây cao ảnh hƣởng đến cây tái sinh ............................................. 53
4.3.2. Tầng cây bụi, thảm tƣơi đến cây tái sinh .............................................. 56
4.4.1. Trạng thái IIB ......................................................................................... 59
4.4.2. Trạng thái IIIA1 ...................................................................................... 60
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ................................ 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
D1.3

Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1.3m (cm)

Dt

Đƣờng kính tán cây (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

Hdc

Chiều cao dƣới cành (m)

Ntv

Số cây tái sinh triển vọng (cây)

ODB

Ơ dạng bản

OTC


Ơ tiêu chuẩn

CTTT

Cơng thức tổ thành

VQG

Vƣờn quốc gia

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

KLTN

Khóa luận tốt nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Điều tra tầng cây cao ...................................................................... 16
Bảng 2.2 Điều tra độ tàn che tầng cây cao ...................................................... 17
Bảng 2.3: Điều tra cây tái sinh ........................................................................ 18
Bảng 2.4 : Điều tra cây bụi thảm tƣơi ............................................................. 19
Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai VQG Bến En .................................................... 29
Bảng 3.2: Thống kê dân số trong khu vực VQG Bến En ............................... 31
Bảng 4.1 Công thức tổ thành theo chỉ số K của trạng thái IIB và IIIA1 ........... 37
Bảng 4.2 Độ tàn che lâm phần ........................................................................ 39

Bảng 4.3 Công thức tổ thành cây tái sinh trạng thái IIB và IIIA1..................... 41
Bảng 4.4 Mật độ cây tái sinh........................................................................... 43
Bảng 4.5 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao .......................................... 44
Bảng 4.6 Kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất ..... 46
Bảng 4.8 Mật độ cây tái sinh có triển vọng .................................................... 52
Bảng 4.10 Ảnh hƣởng của mật độ tầng cây cao đến cây tái sinh ................... 55
Bảng 4.11 Ảnh hƣởng của độ tàn che đến cây tái sinh ................................... 56
Bảng 4.12 Ảnh hƣởng của cây bụi thảm tƣơi đến cây tái sinh ....................... 57

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao trạng thái IIB .............. 45
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao trạng thái IIIA1 ........... 45
Hình 4.3. Biểu đồ chất lƣợng cây tái sinh trạng thái IIB ................................. 49
Hình 4.4. Biểu đồ chất lƣợng cây tái sinh trạng thái IIIA1 .............................. 50

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Hàng năm,
trên thế giới mất đi hàng triệu ha rừng. Nguyên nhân của sự suy giảm này do
công nghiệp phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng gỗ của con ngƣời ngày càng
tăng. Tài nguyên rừng suy giảm gây ra nhiều hậu quả cho kinh tế, xã hội nhƣ:
khả năng cung cấp các nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho đời sống ngƣời
dân. Đặc biệt còn giảm đa dạng sinh học, gây xói mịn đất và gia tăng tần xuất
xuất hiện thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng là trách
nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.

Cây tái sinh là thế hệ thay thế, là tƣơng lai của rừng sau này. Vì vậy
vấn đề then chốt và sống cịn đối việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo tồn
tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng sinh thái bền vững, lâu dài và liên
tục là thực hiện tái sinh một cách có hiệu quả. Điều đó chỉ có thể giải quyết
thỏa đáng khi có những hiểu biết và kiến thức về tái sinh tự nhiên diễn ra dƣới
tán rừng. Đó là cơ sở khoa học cho những tác động lâm sinh hợp lý và việc
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng sẽ cho thấy tiềm
năng phát triển của rừng trong tƣơng lai và khả năng sử dụng không gian dinh
dƣỡng trên mặt đất rừng … Tái sinh rừng là một q trình phức tạp, nghiên
cứu nó là cần thiết, vừa có ý nghĩa cả về lý luận và cơ sở khoa học cho việc đề
xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh rừng theo hƣớng
sử dụng rừng bền vững.
Vƣờn quốc gia Bến En – Thanh Hóa là nơi có diện tích rừng tự nhiên
rất lớn. Trƣớc đây rừng có trữ lƣợng lớn với phần lớn là các cây bản địa có
giá trị cao. Do nhu cầu và sự phát triển của xã hội mà rừng đang bị tàn phá và
tác động ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đa số
rừng tự nhiên đều bị khai thác và tác động. Để phục hồi lại vốn rừng cần tiến
hành tái sinh có hiệu quả. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu các đặc điểm tái sinh

1


tự nhiên và những tác động của các yếu tố đến tái sinh tự nhiên là rất cần
thiết.
Nhằm góp phần đánh giá hiệu quả và nâng cao khả năng tái sinh tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của
một số trạng thái rừng tại Vườn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa”

2



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Trên thế giới.
Về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới,

M.Loeschau (1997) [13] đã đƣa ra một số đề nghị: để đánh giá 1 khu rừng có
tái sinh đạt yêu cầu hay không phải áp dụng phƣơng pháp điều tra rút mẫu
ngẫu nhiên, trừ trƣờng hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát
về mật độ tái sinh để xem xét lâm phần có xứng đáng đƣợc chăm sóc khơng?
Việc chăm sóc cấp bách đến mức nào? Cƣờng độ chăm sóc ra sao?
Về phân bố tái sinh của cây tái sinh ở rừng nhiệt đới, trong cuốn: “Rừng
mƣa nhiệt đới” của P.W>Richard (1965) [18] cho thấy các ơ dạng bản, cây tái
sinh có phân bố dạng cụm, một số khác phân bố Poisson.
Về các đặc điểm tái sinh rừng cũng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm,
đặc biệt là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hoặc khác biệt với tổ thành
cây cao. Các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: Richard ( 1944,
1949, 1965); Baur (1962) [2].
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ chỉ khả năng tự tái tạo, hay sự
hồi sinh từ mức độ tế bào đến một quần lạc sinh vật trong tự nhiên, các tác giả
nhƣ Jordan, Peter và Allan (1998) (dẫn theo Nguyễn Công Vũ,2013. KLTN)
[28] sử dụng thuật ngữ này để diễn tả sự lặp lại của quần xã sinh vật giống
nhƣ nó xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng ( Forestry regeneration) cũng
để mô tả sự tái tạo của lớp cây non dƣới tán rừng.
Về đặc điểm tái sinh, theo Van Steenis (1956) [19], đối với rừng nhiệt
đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh
vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm này khơng chỉ thấy ở rừng ngun sinh

mà cịn thấy ở cả rừng thứ sinh- một đối tƣợng rừng khá phổ biến ở nhiều
nƣớc nhiệt đới.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng
đƣợc xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây non, đặc
3


điểm phân bố. Sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nhƣ Mibbre-ad ( 1930), Richards (1965),
Baur G.N (1962) và Rollet ( 1969) (dẫn theo Nguyễn Công Hoan, 2008. Luận
văn thạc sỹ Khoa Học Nơng Nghiệp) [8].
Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến tái sinh và phục hồi rừng khơng
có sự can thiệp của con ngƣời (Baur G.N, 1962; Anden. S (1981) [2].
Theo Aubreville (1949) [1], trong các nhóm yếu tố sinh thái phát triển
quần thể thực vật, nhóm yếu tố khí hậu- thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo,
quyết định hình thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Nhóm khí hậuthủy văn gồm các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa, độ
ẩm, chế độ gió,..
Bechse, nhà lâm học ngƣời Đức cho rằng “ ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà
nhà lâm học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hƣớng có lợi về kinh
tế” (dẫn theo Lƣơng Văn Hà, 2013. Luận văn thạc sỹ Khoa Học Lâm Nghiệp)
[6].
Độ khép tán của quần thụ ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây non. Andel.S (1981) (dẫn theo Nguyễn Công Vũ, 2013. KLTN) [28],
chứng minh độ đầy tối ƣu cho sự phát triển bình thƣờng của cây gỗ là 0,6-0,7.
V.G.Karpov (1969) còn khẳng đinh “ độ khép tán của quần thụa nó hƣởng
trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con”. Ngoài những nhân tố sinh thái,
thì trong tái sinh rừng, các nhân tố nhƣ: Thảm tƣơi, cây bụi, động vật ăn hạt
cũng có ảnh hƣởng rõ rệt đến tái sinh tự nhiên (Xannikov (1976), Vipper
(1973), Mishra và Sharma (1994) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [23].
Khi nghiên cứu phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến tái

sinh tự nhiên. Trong đó nhân tố ánh sáng (thơng qua độ tàn che của rừng), độ
ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi đƣợc đề cập thƣờng xuyên.
Baur G.N (1962) [2] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh
hƣởng đến sự phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm, ảnh hƣởng này
thƣờng không rõ ràng.
4


Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến tái sinh và phục hồi rừng có sự
can thiệp của con ngƣời, các nhà lâm học nhƣ: Gorxenhin (1972,1976);
Beelop (1982) đã xây dựng thành công nhiều phƣơng thức tái sinh và phục
hồi rừng nghèo kiệt; đáng chú ý là 1 số công trình nghiên cứu của Maslacop
E.L (1981) về “ phục hồi rừng trên các khu khai thác”, Melekhop I.C (1966)
về “ ảnh hƣởng của cháy rừng tới quá trình tái sinh phục hồi rừng”,
Pabedinxkion (1966) về “ phƣơng pháp nghiên cứu quá trình phục hồi rừng”.
Myiawaki (1993), Yu cùng các cộng sự (1994), Goosem và Tucker (1995),
Sum và cộng sự (1995), Kooyman (1996) (dẫn theo Nguyễn Công Vũ, 2013.
KLTN) [28] cũng đã đƣa ra nhiều hƣớng tiếp cận nhằm phục hồi hệ sinh thái
rừng đã bị tác động ở vùng nhiệt đới. Kết quả ban đầu của những nghiên cứu
này đã tạo nên những khu rừng có cấu trúc và làm tăng mức độ đa dạng về
loài. Tuy nhiên, hạn chế của chúng là không thể áp dụng trên quy mô rộng,
bởi các yêu cầu về nhân công và nguồn lực khác trong quá trình thực hiện.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đƣợc thảo luận nhiều nhất là hiệu quả
của các phƣơng thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các lồi cây
mục đích ở các kiểu rừng. Từ kết quả nghiên cứu kiểu tái sinh các nhà lâm
sinh học đã xây dựng thành công nhiều phƣơng thức chặt tái sinh nhƣ: Cơng
trình của Bernard (1954, 1959 ), Wyatt Smith (1961, 1963) với phƣơng thức
kinh doanh rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Taylor
(1954), Jones(1960) phƣơng thức chặt dần tái sinh dƣới tán ở Nijeria và Gân;
Barnarji (1959) với phƣơng thức chặt dần nâng cao vòm La ở Andamann;

Donis và Maudouz (1951, 1954) với phƣơng thức đồng nhất hóa tầng ở
Java,… (dẫn theo Nguyễn Công Vũ, 2013. KLTN) [28].
Các phƣơng thức lâm sinh cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên có
hai dạng chính:
- Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên khơng đều tuổi bằng cách lợi dụng lớp
thảm thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lời về điều kiện tự nhiên để thực
hiện tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc trồng bổ sung. Ngoài ra
5


cịn có thể sử dụng phƣơng thức chặt chọn từng cây hay từng đám, phƣơng
thức cải thiện quần thể và chặt nuôi dƣỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có
cấu trúc gần với cấu trúc của rừng tự nhiên nguyên sinh.
- Tác động rừng theo hƣớng đều tuổi, có một hoặc một số loài cây
bằng phƣơng thức chủ yếu là cải biến tổ thành rừng tự nhiên, tạo lập rừng đều
tuổi bằng tái sinh tự nhiên đều tuổi, nhƣ các phƣơng thức chặt dần tái sinh
dƣới tán rừng nhiệt đới; phƣơng thức cải tạo rừng bằng chặt trắng trồng lại;
phƣơng thức trồng rừng kết hợp với nông nghiệp (Tungya).
1.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc Việt Nam, từ những năm 1962-1969, Viện điều tra quy
hoạch rừng đã tiến hành điều tra tình hình tái sinh tự nhiên cho các vừng kinh
tế trọng điểm nhƣ: Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1969), Quỳ Châu- sơng HiếuNghệ An (1962-1964); Quảng Bình (1969); Lạng Sơn (1969). Kết quả điều
tra đƣợc Vũ Đình Huề (1969-1975) [10] khái quát về tình hình tái sinh tự
nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam.
Phùng Tửu Bôi (1978) [3] khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Kon
Hà Nừng đã nhận xét: dƣới tán rừng thƣờng xanh loài cây phong phú, trên
100m2có 15-20 lồi, về cơ bản thành phần loài cây tái sinh dƣới tán rừng
trùng lặp với thành phần cây mẹ tầng trên, mặc dù cũng có sự khác biệt nhau
nhất định.
Nguyễn Duy Chuyên (1985) [5] khi nghiên cứu quy luật phân bố tái

sinh tự nhiên cho rằng trong các ơ đo đếm có 35% cây tái sinh có chiều cao
>2m, 47% cây tái sinh có chất lƣợng tốt, 37% cây tái sinh chất lƣợng trung
bình, cịn lại là xấu.
Trần Xuân Thiệp (1995) [24] cho rằng rừng tự nhiên miền Bắc có khả
năng tái sinh tự nhiên khá tốt về số lƣợng, có khả năng đảm bảo cho sự phục
hồi tự nhiên.

6


Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên, Vũ Tiến Hinh (1991) [7]
đề cập đến tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý nghĩa của nó trong kinh
doanh rừng.
Các cơng trình ghiên cứu trong và ngồi nƣớc của các tác giả về tái
sinh rừng nói trên đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng
Các kết qủa nghiên cứu đƣợc Nguyễn Vạn Thƣờng (1991) [25] tổng
kết về tình hình tái sinh tự nhiên của 1 số khu rừng ở miền Bắc Việt Nam;
hiện tƣợng tái sinh dƣới tán rừng của một số lồi cây gỗ đã tiếp diễn liên tục,
khơng mang tính chu kỳ, sự phân bố số cây tái sinh khơng đều tuổi, số cây mạ
có chiều cao <20 cm chiếm ƣu thế rõ rệt so với lớp cây ở kích thƣớc khác
nhau. Những loại gỗ mềm, ƣa sáng mọc nhanh và có khuynh hƣớng phát triển
mạnh và chiếm ƣu thế trong lớp cây tái sinh. Những loại cây gỗ cứng, sinh
trƣởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản mản.
Vũ Tiến Hinh (1991) [7], nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của
rừng tự nhiên ở Hữu Lũng( Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ ( Quảng Ninh) đã
nhận xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao
có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các lồi có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn
thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.

Lê Đồng Tấn- Đỗ Hữu Thƣ (1998) [20] nghiên cứu thảm thực vật tái
sinh trên đất sau nƣơng rẫy tại Sơn La qua 3 gia đoạn phát triển: giao đoạn I (
tuổi từ 4 đến 5), giai đoạn II ( tuổi từ 9 đến 10), giai đoạn III ( tuổi từ 14 đến
15) và nhận xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nƣơng
rẫy có số lƣợng lồi đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn
phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nƣơng rẫy thể hiện một quá trình
thay thế tổ thành rất rõ ràng, lƣợng tăng trƣởng của thảm thực vật không cao.
Căn cứ vào nguồn giống, ngƣời ta phân chia ra 3 mức độ tái sinh: tái
sinh nhân tạo, tái sinh bán nhân tạo ( xúc tiến TSNT), tái sinh tự nhiên. Theo
7


Phùng Ngọc Lan (1984) [14], biểu hiện đặc trƣng của tái sinh rừng là sự xuất
hiện một thế hệ cây của những lồi cây ở những nơi cịn hồn cảnh rừng, còn
Trần Xuân Thiệp (1995) [24] cho rằng, nếu thành phần cây tái sinh giống nhƣ
thành phần cây đứng thì đó là q trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế
hệ cây khác.
Nhƣ vậy, đặc điểm cơ bản của q trình này là lớp cây non đều có
nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trƣờng hợp tái sinh nhân tạo.
Nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến tái sinh:
Một số tác giả trong nƣớc đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình và khả
năng tái sinh tự nhiên của thực vật: Ngô Quang Đê, Lê Văn Tốn, Phạm Xn
Hồn (1994) [9] nghiên cứu mật độ cá thể và số lƣợng loài cây phục hồi sau
nƣơng rẫy bỏ hóa tại Con Cng- Nghệ An; Lâm Phúc Cố (1996) nghiên cứu
ở Púng Luông- Yên Bái; Phùng Tửu Bôi- Trần Xuân Thiệp (1997) [4] nghiên
cứu ở vùng Bắc Trung Bộ.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng (1970) [27], một kiểu thảm thực vật
có xuất hiện hay không trƣớc hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều
kiện khí hậu thổ nhƣỡng thích hợp. Việc tái sinh phục hồi rừng trên đất chƣa
có rừng ngoài việc bị chi phối bởi khu hệ thực vật thì nó cịn chịu ảnh hƣởng

bởi khoảng cách từ nơi đó đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự
phát tán để gieo giống hoặc gieo giống nhờ gió, nhờ nƣớc, nhờ động vật. Tuy
vậy, phạm vi phát tán để gieo giống bằng bất cứ hình thức nào cũng không
phải là vô hạn, nên khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật
càng kém vì càng xa thì mật độ hạt giống đƣa đến càng thấp.
Phạm Ngọc Thƣờng (2002) [26] đã nghiên cứu mối liên quan giữa
khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu vực tái sinh trên đất sau canh
tác nƣơng rẫy và kết luận: “ khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung cấp
giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp”.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [16], khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh đã có nhận xét: “ rừng tự nhiên dƣới tác động
8


của con ngƣời khai thác hoặc làm nƣơng rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết
quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,
trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thơng qua q trình tái
sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dƣới dạng gần
giống rừng khí hậu ban đầu”.
Trần Ngũ Phƣơng (2000) [17], khi nghiên cứu các quy luật phát triển
rừng tự nhiên miền Bắc Việt nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh
của rừng tự nhiên nhƣ sau: “trƣờng hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trƣờng hợp nếu
chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và
sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung
gian xuất hiện thay thế, nhƣng về sau dƣới lớp thảm thực vật trung gian này
sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tƣơng lai và sẽ thay thế
thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ đƣợc phục hồi”.
Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các

trạng thái thực bì ở tình Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hƣng (2003) [12], nhận xét
trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ƣa
sáng cực đoan giảm nhƣờng chỗ cho nhiều lồi cây sáng sống định cƣ và có
đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện
một số lồi chịu bóng sống dƣới tán rừng nhƣ Bứa, Ngát. Sự có mặt với tần số
khá cao của một số loài ƣa sáng định cƣ và một số lồi chịu bóng là dấu hiệu
chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự
nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ
thối hóa của thảm thực vật, phƣơng thức tác động của con ngƣời và tổ thành
loài trong quần xã. Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình
với các lồi khá phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ
thối hóa chƣa cao có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng các hình thức tái

9


sinh phong phú. Tuy nhiên, cây có triển vọng thuộc nhóm lồi ƣa sáng cịn
chiếm tỷ lệ cao trong quần xã này.
Hoàng Kim Ngũ và Bùi Thế Đồi (2002) (dẫn theo Hoàng Văn Thập,
2008. Luận văn thạc sỹ Khoa Học Lâm Nghiệp) [22] đƣa ra một số giải pháp
phục hồi rừng trên núi đá vôi:
+ Đối với kiểu phục thổ nhƣỡng kiệt nƣớc trên đất đá vơi xƣơng sẩu ít
bị tác động: khoanh nuôi bảo vệ và cải tạo rừng.
+ Kiểu phụ thứ tái sinh nhân tạo trên đá vôi xƣơng sẩu sau khai thác:
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung bằng gieo hạt thẳng.
+ Kiểu phụ tái sinh nhân tạo phục hồi sau khai thác: khoanh ni xúc
tiến tái sinh có trồng bổ sung và trồng rừng bằng cây con có bầu, khơng bầu
và gieo hạt thẳng.
Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vƣờn Quốc Gia Pù Mát, Nguyễn Thanh
Nhàn (dẫn theo Nguyễn Công Vũ, 2013. KLTN) [28] đã đƣa ra một số giải

pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi: Quản lý bảo vệ rừng, quản lý
vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.
Viện Điều Tra- Quy hoạch rừng (1965) (dẫn theo Nguyễn Công Vũ,
2013. KLTN) [28] cùng với Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Dƣợc
liệu,… đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công tác quản lý
bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa
phƣơng khác.
Nguyễn Vạn Thƣờng và đội Lâm học- Viện Điều tra Quy hoạch (Bộ
Lâm Nghiệp) (1967-1968) (dẫn theo Nguyễn Công Vũ, 2013. KLTN) [28]
thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà
Giang, Tun Quang, Hịa Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh. Kết quả điều tra đã
đƣa ra: sự biến đổi các đặc trƣng lâm học của các quần hệ rừng trên núi đá vơi
miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái
rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.

10


Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) [15] đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây nhƣ Nghiến, Mạy sao, Trai lý,
Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật,… trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao
Bằng, Bắc Cạn. Tác giả đã xác định đƣợc một số đặc điểm hình thái và đề
xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phƣơng trên. Từ năm 1999
tác giả tiến hành gây trồng thử nghiệm các lồi cây này trên đất đá vơi ở một
số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy
nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng
định ban đầu về khả năng thành công của các mơ hình phục hồi rừng, đặc biệt
là các mơ hình ở vùng Tây Bắc.
Hồng Văn Thập [22] cùng cộng sự: “Nghiên cứu các giải pháp phục
hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vƣờn Quốc gia Cát Bà”.

Nhóm nghiên cứu thuộc Vƣờn Quốc gia Cát Bà thực hiện từ năm 2007 đến
2010, đã đƣa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo
trên núi đá vôi tại vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). Với đối
tƣợng rừng tái sinh nghèo trên núi đá hiện trong tình trạng trơ trọi, cằn cỗi.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nƣớc về tái
sinh rừng nói trên đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài. Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu hoặc đề cập tới
vấn đề tái sinh rừng ở Bến En nhƣng chƣa có cơng trình nào đi sâu vào
nghiên cứu phản ánh đặc điểm cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái rừng
tại Vƣờn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái rừng ở khu vực là rất cần thiết.
Phạm Quốc Hùng (2005) [11] tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng tái
sinh phục hồi rừng vùng Đông bắc Việt Nam”. Đề tài đƣa ra các đặc điểm lâm
học và đặc điểm tái sinh dƣới tán rừng của các trạng thái rừng phục hồi.
Đề tài nghiên cứu tái sinh lỗ trống trạng thái IIIA1 của Vƣờn Quốc gia
Ba vì (2009) (dẫn theo Nguyễn Cơng Vũ, 2013. KLTN) [28], thì đặc điểm của
lớp cây tái sinh tại lỗ trống biến động theo kích thƣớc lỗ trống. Kích thƣớc lỗ
11


trống lớn thì số lồi cây tái sinh tăng. Nhiệt độ có quan hệ với số lồi cây tái
sinh tại lỗ trống, chiều cao lớp cây tái sinh tăng khi độ ẩm tăng. Độ che phủ
và chiều cao cây bụi thảm tƣơi tăng thì chiều cao cây tái sinh giảm.
Lƣơng Thị Thanh Huyền (2009) khi nghiên cứu đặc điểm và cấu trúc
và tái sinh tự nhiên trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại vùng
đầu nguồn Hồ Thác Bà, Tỉnh Yên Bái xác định mật độ cây tái sinh ở thảm
thực vật phục hồi sau nƣơng rẫy đều chủ yếu tập trung nhiều (2135-2985
cây/ha) ở cấp chiều cao I (0-20 cm) và giảm dần ở các cấp chiều cao cao hơn.
Mật độ cây tái sinh thấp nhất (612-875 cây/ha) ở cấp chiều cao V (101-130
cm) [21].


12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – GIỚI HẠN – NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc đặc điểm cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái
rừng tại khu vực nghiên cứu nhằm đề xuất đƣợc các giải pháp phục hồi, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Vƣờn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa.
2.2. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu trạng thái rừng IIB và IIIA1thuộc phân khu phục hồi sinh
thái tại Vƣờn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
- Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao
- Mật độ tầng cây cao
- Độ tàn che tầng cây cao
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng
- Đặc điểm tổ thành thành loài cây tái sinh dƣới tán rừng.
- Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
- Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
- Mạng hình phân bố cây tái sinh trên mặt đất
- Chất lƣợng cây tái sinh
- Nguồn gốc cây tái sinh
2.3.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số nhân tố và tái sinh tự nhiên.
- Ảnh hƣởng của tầng cây cao đến tái sinh tự nhiên
- Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên
2.3.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển

nguồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Bến En – Thanh Hóa.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
13


Đề tài kế thừa một số tài liệu:
- Những tài liều về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng.
- Những tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, thành
phần dân tộc, tập quán canh tác.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến tái sinh rừng tự nhiên.
- Các loại bản đồ và các nghiên cứu khoa học đã đƣợc thực hiện trƣớc
đó tại địa bàn.
- Các tài liệu tham khảo về vấn đề nghiên cứu của đồng nghiệp hoặc
các tác giả trong và ngoài nƣớc.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra sơ thám
Sử dụng bản đồ địa hình và địa bàn cầm tay tiến hành điều tra sơ thám
toàn bộ khu vực nghiên cứu, xác định vị trí các đối tƣợng nghiên cứu trên bản
đồ và ghi chép các thông tin hiện trạng của rừng
2.4.2.2. Điều tra tỷ mỉ
a. Điều tra tầng cây cao.
- Trong phạm vi nghiên cứu đề tài tiến hành thu thấp số liệu trên các ô
tiêu chuẩn điển hình tạm thời, mỗi ơ có diện tích 1000 m2 (25x40m). Các ô
tiêu chuẩn đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp điển hình, có tính đại diện cao
cho khu vực nghiên cứu và cho trạng thái rừng điều tra.
- Kỹ thuật lập ô tiêu chuẩn: Sử dụng bản đồ, thƣớc dây, địa bàn cầm tay
để xác định vị trí ơ tiêu chuẩn, diện tích ơ tiêu chuẩn là 1000m2. Các góc
vng đƣợc xác định theo phƣơng pháp Pitago, chiều dài song song đƣờng

đồng mức, chiều rộng vng góc với đƣờng đồng mức. Sai số khép góc cho
phép là < 1/200 chu vi ô tiêu chuẩn.
- Lập OTC: lập 6 OTC điển hình tạm thời mỗi trạng thái lập 3 OTC với
diện tích là 1000m2 (25x40).

14


Tiến hành điều tra trong ô tiêu chuẩn các chỉ tiêu sau:
- Xác định tên các lồi cây có mặt trong ơ tiêu chuẩn
- Đo đƣờng kính ngang ngực D1.3 tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn
bằng thƣớc kẹp kính theo hai chiều Đơng Tây - Nam Bắc rồi lấy trị số trung
bình với độ chính xác đến cm.
- Đo chiều cao vút ngọn Hvn tất cả các cây trong ơ tiêu chuẩn bằng
thƣớc đo cao Blumeleiss. Độ chính xác đến dm.
- Đo đƣờng kính tán Dt bằng thƣớc dây theo hai chiều vng góc sau
đó lấy giá trị trung bình.
- Chất lƣợng cây đƣợc đánh giá theo 3 cấp A, B, C.
- Trong đó: Cây chất lƣợng A là cây có một đỉnh sinh trƣởng, cành phát
triển đều, thân thẳng tròn, chiều cao dƣới cành bằng hoặc lớn hơn nửa chiều
cao cây.
+ Cây chất lƣợng B là cây có chiều cao dƣới cành giống cây loại A
nhƣng bị cong, khuyết tật nhƣng không ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ lợi dụng gỗ.
+ Cây chất lƣợng C là cây có chiều cao dƣới cành cong, khuyết tật, ảnh
hƣởng đến chất lƣợng gỗ dẫn tới tỉ lệ lợi dụng gỗ thấp.
- Để tránh bỏ qua hay đo lặp lại, trong q trình điều tra, tơi tiến hành đánh số
thứ tự của các cây trong ô tiêu chuẩn. Tất cả số liệu đƣợc ghi vào mẫu biểu
sau:

15



Bảng 2.1: Điều tra tầng cây cao
Vị trí:

Ngày điều tra:

Hƣớng dốc:

Ngƣời điểu tra:

Độ dốc:

Số hiệu OTC:

Trạng thái rừng:

Tên

STT

Hvn

D1,3(cm)

loài

(m)
DT


NB

TB

Phẩm
Dt(m)

Hdc
(m)

ĐT

NB

Chất
TB

(A,B,C)

 Điều tra độ tàn che tầng cây cao
Theo phƣơng pháp cho điểm.
Trên mỗi OTC lập 9 tuyến điều tra song song, cách đều và xác định
100 điểm dàn đều trên 9 tuyến điều tra.
Phƣơng pháp cho điểm trên tuyến điều tra: Dùng ống tre hoặc 1 tờ giấy
A4, cuộn tròn với đƣờng kính 3cm. Dùng băng dính chặt 2 đầu sao cho đƣờng
kính của ống giấy cuộn khơng bị thay đổi. Tại mỗi điểm trên tuyến điều tra,
ngƣời điều tra dùng ống giấy ngắm thẳng góc lên trên và cho điểm:
Nếu tán cây chiếm trên 50% diện tích đƣờng kính của ống giấy thì cho
1 điểm
Nếu tán giấy chiếm dƣới 50% diện tích đƣờng kính của ống giấy thì

cho 0,5 điểm
Nếu khơng nhìn thấy tán cây thì cho 0 điểm.
Kết quả thu đƣợc ghi vào biểu sau:
16


Bảng 2.2 Điều tra độ tàn che tầng cây cao
Vị trí:

Ngày điều tra:

Hƣớng dốc:

Ngƣời điểu tra:

Độ dốc:

Số hiệu OTC:

Trạng thái rừng:

STT

Giá trị điểm

STT

Giá trị điểm

1

2
b,Điều tra cây tái sinh.
- Diện tích điều tra cây tái sinh bằng 5-10%Sotc
Lập 25 ODB để điều tra cây tái sinh: Diện tích mỗi ODB là 4m2 (2m x
2m).
Trong OTC lập 5 tuyến điều tra song song và cách đều nhau, mỗi tuyến
lập 5ODB .
Nội dung điều tra gồm:
- Xác định tên loài cây, điều tra theo cấp chiều cao, cây mục đích hay
phi mục đích, cây tái sinh triển vọng.
- Nguồn gốc cây tái sinh: Tái sinh hạt hay tái sinh chồi đƣợc xác định
bằng trực quan khi thu thập ngoài thực địa.
- Chất lƣợng cây tái sinh đƣợc phân theo 3 cấp:
+ Cây tốt (A): là những cây có tán lá phát triển đều, trịn, thân trịn thẳng,
khơng bị khuyết tật, khơng bị sâu bệnh.
+ Cây trung bình (B): là những cây sinh trƣởng kém hơn cây tốt, không
cong queo sâu bệnh, cụt ngọn, ít khuyết tật.
+ Cây xấu (C): là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh
trƣởng kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh.
Kết quả đƣợc ghi vào biểu mẫu sau:

17


Bảng 2.3: Điều tra cây tái sinh
Phẩm
Chất

Cấp Chiều Cao


STT STT Loài
ODB Cây Cây
<0,5 0,5-1

1-1,5

1,5-2

2-2,5

Nguồn
Gốc

>2,5 T TB X Hạt Chồi

c, Điều tra cây bụi thảm tươi
Trong mỗi OTC lập 5ODB có diện tích bằng 25m2 (5m x 5m). Các ơ
dạng bản đƣợc bố trí tại 4 góc của OTC và 1 ô ở giữa. Trong mỗi ODB xác
định loài cây chủ yếu , chiều cao trung bình, độ che phủ mặt đất và tình hình
sinh trƣởng của cây bụi, thảm tƣơi.
Điều tra tầng cây bụi: Cây bụi là cây thân gỗ thuộc tầng thấp. Chỉ tiêu
xác định là: Tên loài, số lƣợng, Hvn đƣợc đo bằng thƣớc mét, độ che phủ
bình quân đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng
Điều tra tầng thảm tƣơi: Thảm tƣơi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất
rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên lồi, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ
che phủ chung đƣợc xác định bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng.
40m

25m


18


×